Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN 2

24/05/201318:16(Xem: 6707)
PHẦN 2


ĐẠT MA HUYỀN TRANG

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA

---o0o---

PHẦN 2

Bốn Phép Quán Hạnh Của Bồ Đề Đạt Ma

Lời dẫn nhập: Cao Tăng Truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên có chép:

-- “Bồ Đề Đạt Ma còn lưu lại nhiều bút tích, nhiều danh ngôn”

Trong bản văn đáng tin cậy, có một văn kiện rất ngắn. Đó là: Luận về Pháp An Tâm.Có nơi chép là Bốn Phép Quán Hạnh.

Bốn phép quán hạnh được xem là ngón tuyệt kỷ của tổ Đạt Ma (Suzuki), có huyền học đưa thẳng ta vào trung tâm điểm của thiền pháp.

Xét về hành văn, hiện có hai bản: Một ở Cao Tăng Truyện, một của Truyền Đăng Lục. Có một số điểm bất đồng. Theo niên biểu: Truyệnra đời trước Lục,Saovẫn là Sao lụcnhững tài liệt từ trước. Thành thử khó mà quyết định mức độ đáng tin cậy của bản văn nào cho chắc chắn.

Tài liệu sau nầy rút theo Truyền Đăng Lục D. T. Suzuki giải thích:

- Truyền Đăng Lục, xét về văn chương, gần với nguyên tắc hơn. Còn ở Cao Tăng Truyện, bản văn do Đạo Tuyên tự ý nhuận sắc. Vì vậy, lời văn đẹp hơn, cô động hơn, sắc bén hơn, chải chuốc hơn.

Bốn Phép Quán Hạnh

Lý nhập và Hạnh nhập:Theo Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên: Phàm vào đạo có nhiều đường. Nhưng xét cho tận cùng, không ngoài hai đường chính:

Lý nhập:Lý nhập là nương theo giáo (tức kinh điển)để ngộ vào tông (tức yếu chỉ). Tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả chúng sanh đều có cùng một chơn tánh.Nhưng chỉ vì: Khách trần ở ngoài và vọng tưởng ở bên trong chơn tánh bị che lấp, không hiển lột được.

Nếu khi bỏ Vọng theo Chơn, tinh thần con người sẽ ngưng tụ trong cái định. Bích quán thì không còn thấy: TaNgười.Thánhhay Phàmcùng đều là một bậc như nhau. Như vậy, nếu cứ kiên cố, không chuyển, nhất quyết không lệ thuộc vào văn giáo: Khi đã hợp với lý, hết ý tưởng phân biệt.

Hạnh nhập:Hạnh nhập bao gồm bốn hạnh. Tất cả các hạnh khác cũng đều thuộc về bốn hạnh. Vậy bốn hạnh là gì?

1.- Trước hết là Báo Oán Hạnh,

2.- Thứ đến là Tùy Duyên Hạnh,

3.- Thứ ba là Vô Sở Cầu Hạnh,

4.- Sau cùng là Xứng Pháp Hạnh.

1.- Báo Oán Hạnh là gì?

Người tu hành, phàm khi gạp cảnh khốn khổ, nên tự nghĩ rằng: Từ bao nhiêu kiếp trước, ta không buông lung, không học, bỏ gốc mà theo ngọn. Đua đòi theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây tai hại không cùng.

Tuy rằng, đời nay không phạm lỗi lầm, nhưng, nghiệp dữ đã gieo từ trước, đến nay đã chín muồi. Điều nầy, không do trời, cũng không do người khác tạo ra. Vì vậy, ta đành phải nhẫn nhục, chịu đựng, chớ nên oán trách. Lời kinh dạy:

- “Gặp cơn khổ, không nên buồn khổ”.

Tại sao vậy? Chính ta đã quán triệt Luật Nhơn Quả.Khi mà tâm niệm ấy đã đuợc phat1 ra, đó là thích hợp với Lý.Mượn Oán mà hành đạo, gọi là Báo Oán Hạnh.

2.- Tùy Duyên Hạnh là gì?

Tất cả chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển hóa thành. Chẳng phải do cái tôi. Tất cả mọi nỗi khổ vui đều do nhơn duyên sanh. Nếu như nay được gặp quả báo tốt, hưởng đủ vinh quang, phú quý, chính là do Nhơnlành từ thuở trước đã tạo ra, đã từng vun trồng nên mới được như vậy.

Hễ duyên hết, thì lại hoàn không. Không nên mừng vui. Được hay mất, cũng tùy theo duyên; nhưng, tâm con người không vì vậy mà thêm hay bớt, không mất gì.

Nếu quán triệt được như vậy, gió thổi mà chẳng động, lặng lẻ mà thuận đạo. Đó là Tùy Duyên Hạnh.

3.- Vô Sở Cầu Hạnh là gì?

Con người trên đời nầy thường hay đắm mê việc gì trước cũng bắt đầu bằng cái tham, nên gọi là Cầu.

Bậc trí ngộ lẽ chơn, đảo ngược thế tục, nên an tâm trụ vào vô vi, thân tâm tùy nghi mà vận chuyển.

Vạn vật đều là không. Có gì vui mà Cầuđược. Hễ có công đức, thì liền ngay tùy duyên mà hồi hướng, có hắc ám thì đuổi theo mà dứt trừ. Ở lâu trong ba cõi, thì có khổ, thi chẳng khác gì ở trong nhà lửa. Hễ có thêm, thì có khổ, được gì mà vui vẻ? Một khi thông suốt như vậy, thì buông thả hết mọi việc. Như vậy là dứt tưởng, chẳng cầu.

Lời kinh dạy:

- “Hễ còn cầu thì còn khổ. Dứt hết cầu thì mới an vui.”.

Vì vậy, khi nhận thấy không nên cầu, thì mới thực sự đạt được đạo hạnh. Đó là Vô Sở Cầu Hạnh.

4.- Xứng Pháp Hạnh là gì?

Pháp là cái gì thanh tịnh của tự tánh. Đã tìm hiểu cái nghĩa lý đó, mọi hình tướng đuề hóa thành không. Không nhiễm. Không trước. Không bỉ. Không thử.

Lời kinh dạy:

- “Pháp không có chúng sanh, hãy xa lìa chúng sanh cấu. Pháp không có tướng ngã, hãy xa lìa ngã cấu.”.

Bậc thức giả, vì am hiểu được như vậy, gọi là Xứng Pháp Hạnh. Bản chất của pháp vốn không tham lận. Vì vậy, dù đem thân mạng của cải ra bố thí, vẫn không hối tiếc.

Trước đã quán triệt được ba cái không, thì sẽ không còn ỹ lại, không chấp trước. Chỉ cần: Gạn trừ trần cấu, tùy nghi để giaó hóa chúng sanh, nhưng không mác phải hình tướng. Như vậy, tức là tự hành, đã giúp cho người mà lại còn trang nghiêm đạo Vô thượng Bồ đề.

Bố thì đã vậy, thì năm độ khác cũng thế.

Dứt trừ vọng tưởng, hành pháp tu theo sáu độ, nhưng thật không có gì là hành cả. Đó là: Xứng Pháp Hạnh.

(Truyền Đăng Lục quyển 30 của Đạo Nguyên)

Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất

Sáu cửa:

Thiếu thất Lục Hòa là Sáu Pháp Môn đi vào đạo. Sáu cửa ấy gồm có:

1.- Tâm kinh tụng (Bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật),

2.- Phá tướng luận (Luận về phá tướng),

3.- Nhị chủng luận (Hai nẻo đường đi vào đạo),

4.- An tâm pháp môn (Phép an tâm),

5.- Ngộ tánh luận (Thấy được bản tánh, thì thành Phật),

6.- Huyết mạch luận (Mạch máu của đạo).

Thiếu thất có hai lối giải:

1.- Thiếu thất:Tên một ngọn n1ui thuộc dãy Tung Nhạc, ở về phía tây tỉnh Hà Nam, huyện Đăng Phong. Nhìn chung dãy Tung Nhạc có 36 ngọn núi. Phía đông gọi là Đại thất. Phía tây gọi là Thiếu thất (thất tức là căn nhà, là hang động, nơi các vị tu thiền đến để tu luyện, hành trì).Núi Thiếu thất cao 860 trượng. Vào đời Hậu Ngụy (Thế kỷ thứ tư)vua Hiến Văn sai dựng tại đây một ngôi chùa dành cho các thiền sư Phật Đà Thiên Trúc sang để hành đạo và truyền đạo. Đây là ngôi chùa lớn, sau đã trở thành môn phái Thiếu Lâm (Cũng như Hoành Sơn, Tương Sơn, Không Động, Ma Hy).Hành giả rất giỏi về kinh luận và võ nghệ. Năm 520, ngài Bồ Đề Đạt Ma đến đây tọa thiền, bích quán.

2.- Thiếu thất:Là tên riêng của tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tác giả là ai? Có hai giả thuyết khác nhau:

2.1.- Những giaó lý căn bản trong Thiếu Thất lục môn phản ảnh chân thành thiền học của tổ sư Đạt Ma. Thiền học nầy, qua sáu pháp, phù hợp với thiền sư Truyền Đăng Lục.

2.2.- Không phải của ngài Bồ Đề Đạt Ma. Hoặc giả là chỉ một vài phẩm. Căn cứ vào câu:

- Thiếu thất cửu niên vô nhất ngữ.

(Chín năm ở Thiếu Thất không nói một lời).

Có giả thuyết cho rằng: Tác giả các vị tổ đời Đường. Họ nhân danh tổ sư Đạt Ma đã đưa ra cơ bản yếu lý để soạn lại. Suốt 200 trăm năm sau khi tổ Đạt Ma viên tịch, thì thiền tông được Năm vị kế thừa, gây một uy tín vững chắc về công năng tu trì. Cũng từ đó, tên tuổi Bồ Đề Đạt Ma, bậc khai sáng thiền tông ở Trung Hoa càng ngày càng sáng chói. Cần có một yếu lý. Vì đó, Thiếu Thất Lục Môn ra đời.

Tuy là sáu lối đi, nhưng tựu trung cũng chỉ là một. Hay là: Chỉ cần dò theo một lối đi, cũng tìm ra được một con đường giác ngộ, giải thoát. Tất cả chỉ nhắm vào việc phá tướng để chỉ thẳng vào tánh Phật. Phép an tâm. Phật là Tâm. Tâm là Phật. Bản thể tuyệt đối, xét cho cùng chỉ là Tâm. An tâm là Kiến tánh. Không văn tự, không hình tướng, không phương pháp lý luận nào.

a.- Tâm Kinh Tụng:

Mở đầu luận về Tâm. Tất cả thế giới được nghỉ trong Tâm. Tâm là Phật. Không có Phật nào ở ngoài tâm. Vì ngoài thực tại của tâm, tất cả chỉ là huyễn tướng cả. Trong thế gian nầy, chẳng có nhơn, chẳng có duyên. Chẳng có lý do. Chẳng có kết quả. Chỉ có hành động duy nhất: Đó là tư tưởng của Tâm.

Sự an nghỉ của Tâm, chính là Niết bàn.Tâm có thể sinh Phật, nên Phật theo Tâm mà sinh;nhưng, Phật chưa hề sinh ra Tâm bao giờ.(Chương nầy là nguyên lý căn bản của thiền tông. Cách đặt đúng vấn đề.).

b.- Phá Tướng Luận:

Chương nầy nói về ý thức của người hành đạo.

a.- Phật nói: Xây dựng chùa chiềntức là trừ ba độc, tịnh sáu căn.

b.- Phật nói: Đúc tạng hình tượngtức là tu theo các giới hạnh của Như Lai.

c.- Phật nói: Đốt nhangtức là xông lên các thứ dơ xấu để diệt trừ.

d.- Phật nói: Chong đèn sáng tức là làm sáng tỏ tâm chơn chánh.

e.- Phật nói: Phải đủ sáu giờ hành đạotức là luôn luôn tu theo các giáo hạnh.

g.- Phật nói: Nhiễu tháp hành đạo tức là tu theo giác hạnh, xét tâm không ngừng.

h.- Phật nói: Trì traitức là theo pháp mà hộ trì, tránh sáu căn, trừ ba độc.

i.- Phật nói: Lễ báitức là trong phải rõ lý, ngoài phải quyền nghi.

Tóm lại, Phật dùng hình thức hữu vi để nói đến pháp vô vi.

c.- Nhị Chủng Thập:

Chương nầy nói về hai con đường đi về chánh đạo. Đó là Lý nhập và Hạnh nhập (Xem phần đầu của bài Bốn Quán Hạnh đã có)

d.- An Tâm Pháp Môn

Chương nầy nói về pháp an tâm.

Sách chép:

Khi Huệ Khả đến cầu đạo với tổ Đạt Ma, thì có bạch với ngài:

- Tâm con không an, xin ngài an tâm,

Ngài Đạt Ma bảo:

- Ngươi đưa tâm đây để ta an cho.

Huệ Khả thưa:

- Con tìm mãi, không thấy tâm đâu.

Tổ Đạt Ma nói:

- Vậy tâm của ngươi đã được an rồi.

e.- Ngộ Tánh Luận

Chương nầy nói về pháp: Thấy tánh, thành Phật.

Muốn tìm Phật thì phải kiến tánh (nhìn thấy cái bản tánh của mình, nghĩa là sống đúng bản lai diện mục thật của mình.)Bởi vì, bản tánh nầy chính là Phật. Nếu không chịu nhìn vào bản tánh của chính mình, thì như việc: tưởng Phật, đọc kinh, nhịn đói, giữ giới chẳng có ích gì. Khi đi tìm Phật chính là xa Phật vậy. Thành thử ra, nếu không thể hiểu được rõ ràng: cái bản tánh (tức ngộ được tánh)của mình, thì phải tìm một vị thầy tài đức để học, để thấu triệt gốc rễ của sự sinh tử. Kẻ nào chưa nhìn vào bản tánh của chính mình, thì lẻ ấy không thể gọi là bậc thầy tài đức được.

f.- Huyết Mạch Luận

Chương nầy nói về huyết mạch của đạo Phật. Nhưng Phật là gì? Phật ở trong tâm mỗi người. Là Phật, nghĩa là thấy Phật tánh nơi chính mình, nơi tâm của mình. Kẻ nào lãnh hội được Phật tánh, thì không còn tạo nghiệp nữa, dù cho làm bất cứ một hành động nào. Bởi vì kẻ ấy đã giác ngộ.

Phật, là vị đã thực hành được chơn lý và không giữ lại những gì đã thực hiện. Tất cả chư Phật thuyết giảng hư không. Tại sao vậy?

Tại vì: Chư Phật muốn phá hủy những ý tưởng cụ thể của những môn đệ.

Quan điểm của Suzuki về Thiếu Thật Lục Môn:

“Ở Nhật Bản, cũng có một bộ sách, nhan đề là Thiếu Thất Lục Môn:

- Thiếu Thất là tên riêng của tổ Đạt Ma(khi tọa thiền ở núi Thiếu Thất, chùa Thiếu Lâm thuộc dãy Tung Sơn.)

- Thiếu Thất Lục Môn gồm có sáu bài luận(Tâm kinh, Luận về phá tướng, Nhị chủng thập, Phép an tâm, Ngộ tánh luận và Huyết mạch luận.)

Có một bài thuyết, chắc là do tổ nói pháp. Kỳ dư, đều không phải của tổ. Có lẽ được soạn ra sau nầy, vào đời Đường. Khi có thiền tông bắt đầu gieo ảnh hưởng sâu rộng hơn trong hàng Phật Tử Trung Hoa.

Nhưng tinh thần quán xuyến toàn bộ sách vẫn là chơn phong, thuần túy của thiền đạo.

Một trong các thiền luận thuyết có phần Huyết Mạch Luận. Nội dung bàn về Kiến Tánh. Tác giả quan niệm rằng:Đây là Cốt Tủy của Thiền.”

Bài Thuyết Pháp Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma Cho Vua Lương Võ Đế

Tài liệu:Bài thuyết pháp nầy được khai quật và ấn hành trong “Historie des Croyances Religieuses et des Opinions Philosopiques en Chine” (Depuis l’Origine jusqu’a nos jours – Tác giả P.Lelon Wieger – 1922).

Phần thứ nhất: Bản chất của tâm,

Phần thứ hai: Phương thức,

Phần thứ ba: Phật tánh,

Phần thứ tư: Pháp thân,

Phần thứ năm: Tĩnh tâm,

Phần thứ sáu: Thiền luận,

Phần thứ bảy: Vô minh,

Phần thứ tám: Giác ngộ,

Phần thứ chín: Phật là gì?

Chú thích:Bài nầy chính là phần cơ bản của Đạt Ma Huyết Mạch Luận, cũng là bài giảng lần đầu tiên khi ngài đặt chân đến Trung Hoa. Vì bài giảng tại triều đình, nên tập trung thành phần trí thức nhà Lương, do đó ngài đã đặt lại những quan điểm phá tướng, an tâm, pháp thân và nguyên lý của thiền luận.

Có thể xem đoạn nầy là yếu chỉ của thiền luận.

Lý luận quá mạnh bạo. Vì vậy vua Lương, dù là một người rất mến và tôn sùng đạo, cũng không lãnh hội nổi những ý chính.

Ngài đành ra đi, mang tâm trạng của một kẻ cô đơn lạ lùng. Thay bằng thuyết pháp, ngài bích quán; phần để chiêm nghiệm, phần để giải minh cho huyết mạch luận.

Phần thứ nhất: Bản Chất Của Tâm

Cả thế giới được nghỉ trong tâm.

Tất cả chư Phật, quá khứ và vị lai, đã và sẽ được tạo thành từ trong tâm. Sự hiểu biết được truyền từ Tâm sang Tâm, nhờ lời nói. Vậy thì, tất cả những kinh sách có lợi ích gì? Tâm của mỗi người đồng điệu, tương ứng với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi.

Tâm là Phật. Không có Phật ở ngoài Tâm. Xem sự Giác Ngộ và Niết Bàn như là những sự vật ở ngoài Tâm, đó là điều sai lầm. Không có sự Giác Ngộ nào tâm linh động. Không có nơi nào là nơi chốn của những lẻ đến Niết Bàn.

Ngoài thực tại của Tâm, thì tất cả chỉ là huyễn tượng. Chẳng có nhơn, chẳng có duyên. Chẳng có lý do. Chẳng có kết quả. Chỉ có hành động duy nhất, đó là: Tư tưởng của Tâm và sự an nghĩ của Tâm,chính là Niết Bàn.

Đi tìm một sự vật ngoài tâm mình, là muốn bắt lấy sự trống không. Tâm là Phật. Phật chính là Tâm. Tưởng tượng Phật ở ngoài Tâm, hình dung Phật ở bên ngoài chính là sự mê sảng.

Phần thứ hai: Phương Thức

Vậy thì, phải tìm vào trong, chứ không nhìn bân ngoài. Phải tự lắng mình vào mình và tự nhìn thấy Phật Tánh ở nơi chính mình.

Tất cả chúng sinh đều là Phật như mình. Vậy thì: Mình chẳng cứu ai cả. Không có vị Phật nào hơn tôi, vậy tôi không phải van xin, phải nguyện cầu ai cả. Không có vị Phật nào hiểu hơn tôi, vậy tôi không cần bắt buộc phải học hỏi trong những kinh sách của các vị ấy.

Một vị Phật không bị kềm hãm bởi một luật pháp nào cả. Một vị Phật không thể nào sa ngã. Vậy tôi không phải sợ phạm tội.

Không có thiện, không có ác, mà chỉ có động tác của tâm. Mà Tâm là Phật. Vì thế, Tự Tánh không thể nào lầm lẫn được.

Có ích gì sự cúng kính, sự hoằng pháp, nhiệt thành, giữ giới, bố thí, cầu kinh, và tất cả những thứ khác. Chỉ cần một điều duy nhất: Nhìn thấy Phật ở nơi mình. Sự nhìn thấy ấy sẽ đưa đến Giải Thoát....và là Niết Bàn.

Phần thứ ba: Phật Tánh

Không có bất cứ một cuốn kinh nào, hay bất cứ sự tu khổ hạnh nào có thể đưa ta ra khỏi luân hồi. Sự học kinh và tu khổ hạnh hoàn toàn vô ích, phù phiếm.

Không có quyển sách nào đáng cho ta mở ra để đọc.

Trong sự an tĩnh, vô vi hoàn toàn, hãy kiến tánh ở nơi mình, chính mình. Đó mới đúng là Phật. Chỉ học để nhìn thấy Phật Tánh mà thôi, đó là điều duy nhất đáng học. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mờ và ảo ảnh. Hãy nhìn Phật nơi mình, đó mới là sự nhìn thấy chơn thật, duy nhất mà thôi. Phật Tánh đều ở nơi mỗi người và đều giống nhau trong tất cả mọi người. Khi nào đã quên hết tất cả mọi sự, để chỉ giữ lại thực tại duy nhất ấy, thì đó mới là thoát khỏi bánh xe luân hồi và đưa đến Niết Bàn. Tất cả nhửng kẻ thuyết lý đều là trợ thủ của Maya, và đưa con người đến chỗ huyễn tưởng. Tất cả những hệ thống triết học đều hoàn toàn sai lầm và lường gạt. Khi nói đến sự tẩy uế, đến những thiện nghiệp, chuyên tâm và tiến bộ. Đó là phỉnh lừa thiên hạ.

Mỗi người là mỗi vị Phật của chính mình và tất cả, ta đều phải làm cho tới cùng, là nhận rằng: Mỗi người đều tiềm tàng thực tại và chơn lý duy nhất ấy.

Không có tội lỗi, hay đúng hơn, chỉ có một tội duy nhất,đó là: TộiVô Minh, tội không nhận thấy ra được Phật Tánh ở nơi chính mình.

Tội lỗi nầy rất nặng, vì nó giữ ta trong cõi vô thường. Thân xác là phù du. Cuộc đời trôi nhanh, trong thời gian ngắn ngủi nầy, ta phải tự giải thoát, bằng cách: Tự khám phá lại hình bóng mình.

Trong giấc mộng, ta có thể thấy được thực chất của mình. Trong giấc mộng, chính Pháp Thân tự hé mở trong bản thể. Đó là thực tế.

Phần thứ tư: Pháp Thân

Pháp Thân nầy đã có vĩnh cữu.

Trải qua những luân hồi, thăng trầm của những kiếp, pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không ừ, không không...

Pháp thân không một, mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm.

Pháp thân đi vào tất cả và không có gì ngăn cản, trở ngại. Pháp thân thung dung trong những kiếp liên tiếp, trong giòng sanh tử. Tất cả chúng sinh, tất cả vận mạng của chúng sinh đều quy về Pháp Thân. Chính pháp thân nầy mà ta phải lại nơi chính mình. Ta phải di động và hành động trong ánh sáng của tâm.

Pháp Thân bao trùm tất cả chúng sinh như sông Hằng giữ trong nước vô số nguyên tử của đất màu. Ta không thể diễn tả pháp thân được và cũng không thể giải thích pháp thân bằng những lời nói.

Mọi người hãy tự chiêm ngưỡng, lãnh hội pháp thân cho chính mình. Ngoài những tên khác, ta còn gọi pháp thân là thánh thể. Lãnh hội được pháp thân là sự giải thoát giác ngộ và sẽ đưa ta ra khỏi sự xao động của thế lực mà Đức Thích Ca Mâu Nigọi là cuồng loại vĩ đại, chính sự giác ngộ đưa về an nghĩ trong hư không. Người ta phải khám phá Phật Tánh ở mức độ mà ta không còn được lời nói và tư tưởng.

Pháp thân vô minh, bất biến và không thể nào hủy diệt được. Chẳng có Phật nào khác, ngoài pháp thân, vì rằng: Phật Thân ở nơi tất cả chư Phật. Pháp Thân cũng ở trong tất cả mọi người.

Phần thứ năm: Tĩnh Tâm

Cũng vì những lẻ ấy, nhắc lại rằng: Chẳng cần kinh kệ, chẳng cần phải tìm cái gì ở ngoài mình, bởi vì mình coi tất cả đều có ở nơi mình.

Tất cả những sự vật bên ngoài chỉ là hư ảo, giả tạm. Chẳng có gì thật ngoài ra Pháp Thân. Vô ích nguyện cầu những gì mà chính mình. Chỉ nên làm sao cho sự yên lặng, sự Tĩnh Tâm mà thôi. Chính những cái ấy giúp ta thấy pháp thân nơi mình, tức là Phật.

Tất cả những biểu tượng giả tưởng, tất cả những biểu tượng vật chất, đều là sự sai lầm. Và cũng chính sự sai lầm ấy, sẽ giữ ta lại, hoặc đưa ta vào vòng luân hồi, tái sinh. Ta không nên sùng bái những hình tượng thoát thai từ nơi mình, bởi vì, những hình tượng ấy thuộc về pháp thân.

Ta chỉ nên sùng bái những ý tưởng, thoát ra từ Phật Tánh. Vậy thì, tất cả những giả tưởng về thần thánh, linh thiêng đều đem bỏ đi, vì đó chính là những ảo tưởng, phù phiếm.

Ta không nên thờ phượng những vật giả tướng ấy. Cũng đừng nên sợ hãi những vật ấy. Đồng thời, ta cũng nên ném bỏ tất cả những ảo ảnh về chư Phật. Tất cả những ảo ảnh đều là ảo tưởng phù phiếm.

Phần thứ sáu: Thiền Luận

Không có gì hơn những ý tưởng vô hình của tâm, thoát ra từ Phật Tánh.Chỉ có một điều ta thấy thật sự là: Pháp Thân ở nơi ta.

Phật là một tiếng Ấn Độ, chứ không phải tên một người, và có ý nghĩa là Giác Ngộhay Linh Giácmà mọi người có thể đạt đến được.

Sự giác ngộ nầy chính là Thiền,mà chúng ta hứng vọng. Những kẻ đối nghịch với chúng ta không thể hiểu được giá trị mà ta đem vào danh từ Thiền.

Thiền không có nghĩa là tham thiền, suy tưởng gì cả. Đối với ta, chỉ đạt đến thiền là: Khi ta thấy được Phật Tánh, mà không Kiến Tánh, thì chỉ là một kẻ phàm tục, tầm thường.

Đạo lý ta khó hiểu đối với mọi người, bởi vì: Những tiếng không đủ khả năng để diễn tả được kết quả của nó, chỉ có kẻ nào đạt đến được, thì mới hiểu nổi mà thôi.

Ta có thể nói với những môn đồ của ta như thế nầy: “Các người phải đạt đến Phật Tánh nơi các người, tức là Pháp Thân, là Thánh Thể ở nơi chính các người.”

Làm thế nào để có thể diễn tả được bằng lời nói của pháp thân giản dị và trong sạch, không pha trộn, không hợp thành?

Không thể nào diễn tả được... và bởi vì, không thể nói ra được; cho nên, tất cả những kinh luận đều là vô ích. Đó chỉ là những câu chuyện phù phiếm đi quanh vấn đề. Kiến tánh là một hành động giản dị và bởi vì sự kiến tánh không gồm những thành phần một. Sự kiến tánh cũng giống như một món đồ ăn, cũng giản dị và lập tức như thế, người ta không bao giờ thuyết lý viễn vông chung quanh sự nuốt đồ ăn ấy. Ta biết nuốt hay không biết nuốt đồ ăn mà thôi.

Kẻ nào tưởng tượng một thực tại nào khác ngoài Phật Tánh bên trong và tìm cách xác định thực tại ấy, kẻ ấy sai vào lỗi lầm.

Tất cả những ý tưởng ngoài ra ý tưởng về Phật Tánh nội tại, tất cả những ý tưởng ấy chỉ là một bóng ma phù phiếm.

Chính con tim đã sinh ra những bóng ma, những sai lầm và đã giữ người trong bánh xe luân hồi.

Con người sẽ được giải thoát, khi nào, họ đã phủ nhận tất cả những bóng ma và những sai lầm ấy, khi họ chỉ gắn liền với Phật Tánh ở nơi họ.

Giây phút giác ngộ nầy, giây phút giải thoát nầy, mỗi người hãy tự đi đến với chính mình. Giáo lý chỉ có thể giúp đỡ khi ngưởi ta chuẩn bị. Giáo lý không thể tạo ra sự giác ngộ. Mộng không thể học được. Chết không thể học được. Lãnh hội được Phật Tánh nơi chính mình, lại cũng không thể học được. Pháp Thân rất giản dị. Ta không thể tạo ra được, ta chỉ lãnh hội được.

Đối với kẻ nào lãnh hội được pháp thân, thì không cần đến thiên đàng hay cũng không còn sợ vào địa ngục; không còn có mình, không còn có kẻ khác, không còn gì cả ở bên ngoài.

Vậy thì, việc lãnh hội Pháp Thânlà một việc của Đức Tintuyệt đối. Không còn bị pha lẫn bóng tối của ngờ vực.

Khi người ta mộng, người ta không bao giờ nghi ngờ, bởi vì: Người ta thấy Thật Tánh của mình. Trong khi thức, ta cũng phải tin tưởng vững chắc như vậy. Mặc dù bị ràng buộc những ảo tưởng của giác quan, và kẻ đó, là những kẻ đã bị sai lầm của trí tưởng tượng.

Phần thứ bảy: Vô Minh

Đối với kẻ nào đã khám phá lại bóng hình mình và không còn bị trói buộc bởi bất cứ một hệ lụy nào, thì bất cứ một hành động nào của thể xác vật chất, cũng không thể làm cho ô uế pháp thân.

Đối với loại người nầy, không có bất cứ sự khổ đau hay khoái lạc nào mà có thể ảnh hưởng đến pháp thân.

Một kẻ phàm tục có gia đình và làm nghề đồ tể cũng có thể là một vị Phật. Kẻ nào lãnh hội được Phật Tánh thì không còn tạo nghiệp nữa, dù làm bất cứ một hành động nào, bởi vì kẻ ấy đã được giác ngộ.

Nghiệp chỉ theo đuổi những kẻ nào chưa giác ngộ, vì kẻ ấy đang còn ở trong vòng ngu tối, u minh. Chính sự ngu muội nầy, đã tạo ra dòng đầu thai luân hồi ở địa ngục, làm thú và làm người.

Tất cả nợ tinh thần chấm dứt, vừa khi sự giác ngộ phá vở màng vô minh. Bậc giác ngộ không làm nên tội lỗi nữa và cũng không phạm tội nữa. Tâm của kẻ ấy đã được ấn dấu, như hai mươi bảy vị tổ sư trước ta Đã Nói.

Phần thứ tám: Giác Ngộ

Ta phải giảm bớt dần những ấn tượng, làm nhẹ bớt đi những tham vọng, tập trung và an trí: Đó là sự chuẩn bị.

Những kinh kệ, những sự tu khổ hạnh, những công trình nghiên cứu học hành, chẳng có lợi ích gì cả. Còn việc Kiến Tánh,ta không thể nào học được. Tại sao có người đã chuẩn bị đàng hoàng, và có thành tâm đứng đắn, thế mà vẫn không đạt đến được? Bởi vì: Nghiệp của họ chống đối lại.

Sự hôn mê mù quáng, sự sai lầm, sự chai cứng, sự bất lực của họ là những hình phạt, về những tội lỗi của họ trong quá khứ. Họ chưa trả hết nợ. Họ chưa đủ trong sạch, để đến giác ngộ. Và, trường hợp nầy có thể xảy ra, đối với bậc tu hành. Trong khi đó, ngay cả đến những kẻ phàm tục có gia đình, lại có thể đạt đến sự giác ngộ. Đây là nợ tinh thần và nổ lực cá nhân, chứ không phải do địa vị xã hội.

Phần thứ chín: Phật Là Gì?

Ta đến Trung Hoa nầy để truyền bá Tâm Ấn, đạo lý mới lạ ở đây mà chưa ai biết được. Phật ở trong tâm mỗi người. Giữ giới luật, tu khổ hạnh, cầu kinh, học vấn nghĩa lý, tất cả những thứ nầy chẳng dùng được việc gì cả. Mục đích duy nhất mà mỗi người cần phải đạt đến là: Sự Giác Ngộ.

Khi nào đã đến sự giác ngộ, là một vị Phật. Một vị Phật với tất cả chư Phật, dù cho kẻ ấy không đọc được một chữ nào hết.

Là Phật, nghĩa là: Thấy được Phật Tánh nơi chính mình, nơi tâm mình, nơi tâm của tâm mình, bản thể vô hình và không thể rờ mó được, mong manh như hư không. Tâm ấy mọi người đều mang trong mình.

Tâm ơi! Hởi tâm! Mi lớn đến nổi bao trùm cả thế giới. Mi nhỏ đến nổi mũi kim không thể xuyên qua được. Hởi tâm của ta! Mi là Phật. Mi chính là mi, ta phải qua Trung Hoa để giảng truyền đạo lý.

Chú thích:Bài thuyết pháp của Bồ Đề Đạt Ma bao gồm những vấn đề cơ bản về Phật Tánh, Pháp Thân, và Giác Ngộ.

Tuy vậy, lập luận và lời lẻ phát minh của Bồ Đề Đạt Ma quá mãnh liệt, quá hùng dũng, và quá cách mạng.

Lương Võ Đế không chấp nhận, không quán triệt, cũng không lãnh hội được chiều sâu huyền diệu, uyên náo ấy trong tư tưởng của tổ Đạt Ma. Vì vậy, Bồ Đề Đạt Ma nhất quyết lên đường, bỏ ra đi vào đất Ngụy; cuối cùng Bích quán chín năm

Bài Thuyết Pháp Cơ Bản Của Bồ Đề Đạt Ma

Phần thứ nhất: Kiến Tánh,

Phần thứ hai: Tâm là Phật,

Phần thứ ba: Thiền là gì?

Phần thứ tư: Nghiên cứu Kinh Điển.

Chú thích:

1.- Xuất xứ:Trích trong thiên khảo luận Kechi Myakuron. Bài thuyết pháp nầy xuất hiện vào khoảng 521 (theo Watts)cho các môn đệ (có tài liệu cho rằng thuyết pháp cho Lương Võ Đế.)

2.- Tài liệu:Các bản dịch đều theo Zen for the West của Sohako Ogata (1959).

3.- Nội dung:Bài nầy nêu bốn vấn đề chính: An Tâm, Kiến Tánh, Kinh Điển, và Thiền. Chủ yếu là An Tâm, tất cả dựa theo trên cách hành trình nầy.

4.- Ý nghĩa:Theo nhận xét của Suzuki và Wieger, bài thuyết pháp nầy đập tan cả quan điểm lầm lạc của các thuật sĩ đam mê và tôn thờ hình tướng, tôn thờ phương pháp luận.

Phần thứ nhất: Kiến Tánh

Nếu ngươi muốn tìm Phật, ngươi phải Kiến Tánh (nhìn thấy bản tánh của mình). Bởi vì: Bản tánh nầy chính là Phật.

Nếu ngươi không nhìn vào bản tánh của ngươi, vậy thì có ích gì những việc tư tưởng nhớ đến Phật, đọc kinh, nhịn đói, hay giữ giới luật?

Khi nghĩ đến Phật, nhân của ngươi sẽ tạo ra quả tốt. Khi đọc những kinh sách, trí thông minh của ngươi có thể phát triển rực rỡ. Khi giữ giới luật, ngươi có thể được sinh trên cõi thiên. Khi làm việc phước thiện, ngươi có thể được thưởng dồi dào. Nhưng về việc đi tìm Phậtchính ngươi đã đi xa lìa đức Phật. Nếu ngươi không thể hiểu được rõ ràng bản chất của mình thì ngươi phải đi tìm một vị thầy tài đức và hãy lãnh hội tận gốc rễ của sự sinh tử. Kẻ nào chưa nhìn bào bản chất của chính mình, kẻ ấy chưa thật sự được giải thoát, chưa thể đáng được gọi là một vị thầy tài đức vẹn toàn.

Phần thứ hai:Tâm là Phật

Khi người ta không kiến tánh, thì người ta không thể thoát được vòng sinh tử, luân hồi, dù có làu thông tất cả những kinh điển đi chăng nữa cũng thế. Kẻ ấy sẽ không bao giờ thoát khỏi những sự đau khổ trong ba thế giới (ba cõi.)

Ngày xưa một vị tỳ kheo tên Zensho, có thể thuộc làu những kinh điển, thế mà ông cũng không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi. Bởi vì ông không nhìn thấy bản tánh của mính.

Đối với Zensho còn là thế, huống chi những kẻ hậu sinh nầy, chỉ có thể bình luận vài ba kinh điển, mà lại tự xem mình như là những kẻ thuyết lý Phật Giáo ư? Quả thực họ là những kẻ quá chất phác.

Khi ta hiểu được Tâmthì việc đọc tụng văn chương phù phiếm có nghĩa lý gì? Nếu người muốn tìm Phật, người hãy nhìn vào bản chất của mình: Đó là Phật đấy!

Phật là một con người tự do, một người không phải làm việc, không phải thành tựu. Thay vì nhìn vào bản chất của mình, nếu người quay mặt đi, và đi tìm Phật ở nơi ngoại vật, thì người sẽ không bao giờ gặp Phật được.

“Phật chính là Tâm của ngươi, đừng lầm lẫn cái cúi lạy những ngoại vật. Phật là một tiếng Tây Thiên, và có nghĩa là: Bản Tánh được Giác Ngộ.”

Giác Ngộ có nghĩa là: Được Giác Ngộ về mặt tâm linh. Chính bản tính tâm linh của mình, trong sự Giác Ngộ ấy, phản ứng lại ngoại giới, giao tiếp với sự vật; ngẩng mày, nheo mắt và cử động chân tay. Bản tánh nầy là Tâm và Tâm là Phật. Phật là Đạo. Đạo là Thiền. (bản dịch của D.T. Suzuki và Sohaku Ogata: This nature is the Mind anh the Mind is the Buddha, anh the Buddha is the Way and the Way is the Zen.)

Phần thứ ba:Thin Là Gì?

Danh từ Thiền (Zen)là một tiếng giản dị, nhưng lại vượt lên trên hết thảy sự hiểu biết của những kẻ khôn và kẻ dại.

Nhìn thẳng vào tính bản lai của mình: Đó là Thiền. Dù cho ngươi thông hiểu hằng trăm kinh điển đi chăng nữa, ngươi vẫn còn là một thằng ngu ngốc về Phật Giáo nếu mà ngươi chưa tìm thấy bản tánh của ngươi. Đạo lý Phật không phải ở nơi nghiên cứu học tập. Chơn lý cao nhất thì sâu sắc, đến nổi không thế nào dò được. Chơn lý ấy phải là đối tượng cho sự nói chuyện hay bàn luận. Và ngay đến những kinh điển cũng không thể đem chơn lý trong tầm tay ta. Hãy nhìn thấy bản tánh thực thụ của mình, rồi dù dốt nát, không biết chữ nào đi nữa ta cũng đạt được chơn lý.

Phần thứ tư:Nghiên Cứu Kinh Điển

Người ta có thể học kinh điển, tưởng nhớ đến Phật, cố công học tập, làm việc cần mẫn, thực hành đạo lý suốt ngày, ngồi tham thiền thật lâu không bao giờ chịu nằm ngủ và thông thái uyên bác vô cùng; nhưng, khi người ta chưa kiến tánh, người ta lại ngỡ rằng: Tất cả những thứ ấy là Phật Giáo.

Nhưng chư Phật ở bao nhiêu thời đại liên tiếp, cũng chỉ nói đến Kiến Tánh. Tất cả sự vật đều là vô thường.

Đừng nói rằng: Tôi đã được trí tuệ viên mãn, chỉ trừ ra khi nào tìm thấy bản tánh của mình. Đức Ananda, một trong mười môn đệ vĩ đại của đức Phật, là một kẻ rất nổi tiếng học rộng, nhưng không nhìn thấy được Phật Tánh, bởi vì chỉ quá chăm lo tìm hiểu. (Theo bản dịch Zen for the West – Rider – London – 1959).

Luận Lý Căn Bản Của Bồ Đề Đạt Ma

1.- Bản ThểTuyệtĐối Là Gì? Niết Bàn Là Gì?

Môn đệ:

Bạch thầy: - Bản thể tuyệt đối là gì?

Sơ tổ:

- “Bản thể tuyệt đối chính là tâm của ngươi. Khi nào ngươi xem thực thể bản chất của nó, ngươi có thể gọi nó là thực chất của tuyệt đối. Khi nào ngươi xem bản tính bất biến của nó, ngươi có thể gọi nó là pháp thân (Darmakaya).Pháp thân không thuộc về đâu cả. Vì thế, ta gọi là giải thoát. Pháp thân vận chuyển dễ dãi và tự do, không bị quấy rầy bởi những thứ khác. Vậy thì ta gọi: Đó là Chánh Đạo. Pháp thân không sinh, vậy Pháp thân không diệt. Vì thế, ta gọi đó là: Niết Bàn.

2.- Phật Pháp Tăng Là Gì?

Môn đệ:

- Bạch thầy, Như Lai (Tathagata)là gì?

Sơ tổ:

- “Như Lai là bậc biết rằng mình không do đâu lại, mà cũng không đi về đâu.”

Môn đệ:

- Bạch thầy, Phật là gì?

Sơ tổ:

- “Phật là bậc đã thực hiện chơn lý không giữ lại những gì đã thực hiện.”

Môn đệ:

- Bạch thầy, Pháp (Dharma)là gì?

Sơ tổ:

- “Pháp không bao giờ thêm và sẽ không bao giờ bớt. Vì thế, gọi đó là pháp nguyên tắc vũ trụ.”

Môn đệ:

- Bạch thầy, Tăng (Sangha)là gì?

Sơ tổ:

- “Gọi thế là vì tính đẹp đẽ của sự hòa hợp.”

3.- Thiền Là Gì? Phật Tánh Là Gì?

Môn đệ:

- Bạch thầy, Tham thiền trong hư không là gì?

Sơ tổ:

- “Ta quan sát những vật trên thế giới hiện tượng, mà ta vẫn ở trong hư không. Đó là tham thiền trong hư không.”

Môn đệ:

- Bạch thầy, làm thế nào để ở trong pháp?

Sơ tổ:

- “Ta không nên ở trong pháp, mà cũng không nên ở ngoài pháp. Ta phải sống tự nhiên ở trong pháp. Đó là trong pháp.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Một người đàn ông có thể sống như một người không đàn ông và người đàn bà như là không đàn bà?

Sơ tổ:

- “Đứng về phương diện Phật Tánh thì chẳng có sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà; cũng chẳng có bản ngã giữa đàn ông hoặc đàn bà. Vật sinh cỏ cây cũng như sinh con người. Để so sánh, người gọi “Cỏ”hay “Cây”.Người gọi đủ loại tên cho những ảo tưởng, thì kẻ ấy có thể sống trên một phạm vi cao hơn phạm vi của kẻ tầm thường.”

4.- Niết Bàn Là Gì? Giác Ngộ Là Gì?

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu kẻ nào đã đạt Niết Bàn của bậc A La Hán, kẻ ấy đã đạt đến thiền chưa?

Sơ tổ:

- “Chỉ là mộng thôi, cũng giống như ngươi vậy.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu kẻ nào đã thừa hành sáu phép Ba La Mật, đã trải qua mười bậc thang để dẫn đến Bồ Tát và đã có được mười ngàn đức hạnh, kẻ ấy phải biết rằng những sự vật không sinh, vậy thì không diệt. Sự liễu ngộ ấy không phải là trực giác mà cũng không phải là tri thức. Kẻ ấy không phải nhận gì và cũng không có gì có thể nhận kẻ ấy. Vậy kẻ ấy có phải đã liễu ngộ được thiền?

Sơ tổ:

- “Kẻ ấy chỉ đang ở trong mộng thôi, cũng như ngươi vậy.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu một người có mười quyền lực, bốn tính dũng và nắm được mười tám hệ thống giáo lý, kẻ ấy đã giống Phật, đã liễu ngộ dưới cây Bồ Đề. Kẻ ấy có thể cứu vớt tất cả những chúng sinh, rồi đi vào Niết Bàn. Vậy kẻ ấy có phải thực là Phật không?

Sơ tổ:

- “Kẻ ấy cũng đang ở trong mộng, giống như ngươi vậy.”

Môn đệ:

- Con đã nghe rằng tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều dạy một pháp và vô số chúng sinh đã được giải thoát khỏi đau khổ, có thật như thế không?

Sơ tổ:

- “Ngươi có nghe người ta nói về những giấc chiêm bao, bây giờ ngươi cũng đang ở trong chiêm bao (mộng).Tất cả những gì ngươi tưởng tượng bằng tâm trí mà nguyện không bao giờ có thể biểu tượng thực sự được thực thể của tâm trí. Vậy thì, ta gọi ngươi là kẻ đang mộng, đang chiêm bao. Giấc mộng là một điều, nhưng sự khôn ngoan trong giấc mộng không phải là trí tuệ không ngoan thực sự. Kẻ nào đạt đến chân lý thì không biết mình nữa. Chư Phật ở trong quá khứ, hiện tại và vị lai ở ngoài thế giới tri thức. Nếu ngươi ngừng trí suy nghĩ, nếu ngươi ngăn chận lại tâm trí của ngươi, ngươi sẽ đi vào một lãnh vực khác. Còn chưa đi đến đó, dù ngươi nghĩ gì đi nữa, dù ngươi có nói gì đi nữa, dù ngươi có làm gì đi nữa, đó cũng chỉ là sự ngu muội trong thế giới mộng mị.

5.- Thế Nào Là Ảo Tưởng?

Môn đệ:

- Bạch thầy: Để thoát khỏi những ảo tưởng thì phải làm thế nào?

Sơ tổ:

- “Nếu ngươi nhìn kỷ những ảo tưởng của ngươi thì ngươi thấy rằng những ảo tưởng ấy không có nền tảng, cơ sở, rằng ta không thể xây cất trên những ảo tưởng ấy. Vì thế, người phá hủy mọi hỗn loạn và ngờ vực. Đó là trí tuệ khôn ngoan.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Những ảo tưởng nào sẽ tiêu tan nơi thiền?

Sơ tổ:

- “Tất cả ảo tưởng về sự tầm thường thiển trí, một triết gia, về một Cravaka, về một Cratyeka Bounddha, về một Bồ Tát.”

Môn đệ:

- Có sự khác nhau giữa cuộc sống hoàn bích của một hiền nhân và đời sống thường nhật của những kẻ tầm thường?

Sơ tổ:

- “Sự khác nhau mong manh như dây tơ hồng mà nhiều người lầm tưởng là sương mù, nhưng thật ra đó chỉ là những dây tơ nhện bay lênh đênh trong không khí. Một kẻ tầm thường nhìn đời sống của hiền nhân và cho rằng đời sống ấy cũng giống như đời sống thường nhật của hắn ta; trong khi đó, kẻ đã liễu ngộ chơn lý thì tìm thấy rằng trong những kinh điển, tất cả chư Phật đều thuyết pháp cho hai hạng người ấy.

Ngươi thấy rằng trong các kinh điển, tất cả chư Phật đều thuyết pháp cho hai hạng người:

* Hạng người tầm thường thiển trí,

* Hạng người hiền nhơn.

Với quan niệm thiền, đời sống hiền nhơn là một đời sống tầm thường, thiển trí và đời sống tầm thường thiển trí thì giống đời sống hiền nhơn. Nếu ngươi còn đeo bám bất cứ hình thức nào đó, thì hãy vứt bỏ đi. Nếu ngươi thấy bản ngã linh hồn, sự sinh, sự tử, thì hãy vứt bỏ những thứ ấy.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nguyên nhơn nào và cách nào để vứt bỏ những thứ ấy đi?

Sơ tổ:

- “Khi ngươi liễu ngộ thiền, ngươi không phải thấy gì cả.”

Đạo Đức Kinh của Lão Tử có viết: “Những người có đức độ vững chắc, tuồng như là những kẻ lôi thôi cẩu thả nhất.”

6.- Trí Tuệ Mỗi Người

Môn đệ:

- Bạch thầy: Trí tham muốn là gì?

Sơ tổ:

- “Đó là trí ngu muội.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Trí vô cá tính là gì?

Sơ tổ:

- “Đó là trí bậc hiền nhơn. Tuy không tiếp xúc với đạo lý Phật, thế mà tự mình tìm thấy chơn lý của sự vô cá tính.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Trí không có sự hiểu biết đặc biệt và cũng aó ảo tưởng, lao khổ: Đó là gì?

Sơ tổ:

- “Đó là trí của bậc Bồ Tát.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Còn trí không có gì để biết, không có gì để thực hiện, đó là trí gì?

Sơ tổ:

- (Bồ Đề Đạt Ma không trả lời.)

7.- Tu Hành Thế Nào?

Môn đệ:

- Bạch thầy: Làm sao có một phương pháp nhanh chóng và một phương pháp tiệm tiến để vững bước trên đường tu hành?

Sơ tổ:

- “Kẻ nào thấy rằng: Thời gian không giới hạn là tâm trí và cố sức đạt đến mục đích đó, kẻ ấy tiến rất chậm. Còn kẻ ngu dại là tự làm đường đi ở ngoài tâm trí của họ. Kẻ ấy không biết rằng: Chính tâm trí là đường đi.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Vì sao lại có nhiều người đạt đến mục đích nhanh chóng?

Sơ tổ:

- “Lý do là vì: Tâm trí là vật thể của đường đi, cho nên tới nhanh chóng. Những kẻ ngu ngốc thì để ý thời gian, khởi hành theo tiêu chuẩn nầy. Vì thế, chỉ có thể chọn mục đích, phụ thuộc vào ảo giác của chính mình.”.

8.- Quan Điểm Tu Hành

Môn đệ:

- Bạch thầy: Trên đường tu hành, phần nào của tâm trí chính là vật thể của đường đi?

Sơ tổ:

- “Tâm trí cũng giống như gỗ, như đá, khi đem ra điêu khắc một hình tượng. Nếu đem chạm trỗ một con rồng, một con cọp, và thấy rằng con rồng, con cọp bỗng đâm ra hoãng sợ thì có khác gì kẻ hoãng sợ địa ngục mà do nó đã tạo ra trong tâm trí.

Nếu đâm ra hoãng sợ những thứ ấy, thì tư tưởng phù phiếm sẽ tiêu tan mất đi. Một phần tâm trí tạo ra thị giác, âm thanh, mùi vị và xúc giác. Do đó, mới có sự ham muốn, sự giận dữ, sự ngu muội (Tham, Sân và Si)với tất cả lòng yêu ghét đi theo sau. Thế là đã gieo hạt giống, tạo ra đau khổ lớn lao.

Nếu kẻ nào đã hiểu ngay từ đầu rằng: Không có những cái gì đó, thì kẻ ấy biết rằng bản thể của tâm trí không được tạo thành. Vì vậy, những hình ảnh nầy chỉ là những ảo tưởng. Một khi người ấy nhận ra sự kiện ấy, thì được giải thoát ngay.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Tâm trí đơn giản và tâm trí phức tạp giả tạo là gì?

Sơ tổ:

- “Những chữ, những lời là thoát ra từ tâm trí giả tạo, phức tạp. Trong thế giới hữu tình, cũng như trong thế giới vô hình, một người đi và đến, nằm hay ngồi, cử động một cách hồn nhiên hay bằng tâm trí tự nhiên và giản dị. Khi nào kẻ ấy chưa nhiễm bởi sự khoái lạc hay đau khổ, có thể gọi là: Tâm trí tự nhiên đơn giản.”

Môn đệ:

- Bạch thầy: Thiện là gì? Ác là gì?

Sơ tổ:

- “Thiện là phân biệt bằng vô tâm. Ác là phân biệt bằng tâm trí. Kẻ nào vượt lên trên thiện ác mới thực là đạt đến chơn lý. Trong kinh đức Phật dạy: - Kẻ nào đã đi trên đường chơn lý, thì kẻ ấy không còn phân biệt rằng cái nầy thiện, cái kia ác.

9.- Các Loại Phật Tử

Môn đệ:

- Bạch thầy: Môn đệ minh mẫn là gì? Môn đệ thiển trí là gì?

Sơ tổ:

- “Môn đệ minh mẫn:Kẻ nầy không tin mù quáng vào lời nói của thầy, nhưng, lại dùng kinh nghiệm của bản thân mình để thực hiện chơn lý.

Môn đệ thiển trí:Kẻ nầy cho rằng sẽ hiểu biết tuần tự, là nhờ giáo lý của thầy. Thầy có hai loại môn đệ:

Loại một:Nghe lời thầy dạy mà không đeo bám vào sự hữu hình hay vô hình, không bám víu vào hình thức hay không nhìn hình thức; không nghĩ đến những vật linh động, cũng không nghĩ đến vật bất động. Đó là hạng môn đệ minh mẫn.

Loại hai:Hạng người nầy thì tham lam tìm hiểu, chồng chất lên không biết bao nhiêu lời giải thích, hòa trộn tốt xấu. Đó là hạng môn đệ thiển trí.

* Môn đệ minh mẫn:Hiểu ngay lập tức, ở nơi kẻ ấy, khi nghe giảng giáo lý trí óc hạ thấp, không thể len lỏi vào được. Kẻ ấy không theo đuổi tâm trí của bậc hiền nhơn. Kẻ ấy vượt lên cả trí khôn ngoan lẫn cả ngu muội.

Ngay đối với kẻ nào nghe giảng giáo lý, không theo đuổi những lòng tham muốn phàm tục, không thương yêu Phật và chơn đạo; nhưng khi kẻ ấy phải chọn một trong hai sự vật, thì thích sự im lặng, thanh tịnh hơn là hỗn loạn, thích trí khôn ngoan hơn là ngu muội; thích vô vi hơn là hữu vi, đeo bám vào cái nầy, cái kia, kẻ ấy vẫn là môn đệ thiển trí.

Còn kẻ nào không ham muốn đạo lý, không hoang phí cả đời để tham thiền chính đáng, không ham muốn để trở thành Pratye Kabddha hay Bồ Tát (Bodhi Suttra)mà vượt lên trên cả sự khôn ngoan và sự ngu muội, kẻ ấy mới chính là môn đệ minh mẫn.”.

10.- Chơn Lý TốiThượng

(Theo Pense Bouddhisme 1954, bản dịch của bà S. Lepreux-Notes de disciples de Bodhidharma.)

- Pháp thân (DharmaKaya)là gì?

- Pháp (Dharma)là gì?

- Bát Nhã (Pralna)là gì?

* Pháp thân không có hình tướng. Vì thế, ta thấy pháp thân mà vẫn không thấy.

* Pháp không có tiến. Vì thế, ta nghe pháp mà như là không nghe.

* Bát Nhã không có gì có thể biết được. Vì thế, ta hiểu Bát Nhã mà chính là không thể hiểu.

* Kẻ nào hiểu rằng mình đang thấy, thì kẻ ấy chưa thấy trọn.

* Kẻ nào tưởng rằng mình biết, thì kẻ ấy chưa biết trọn.

* Kẻ nào không biết rằng mình biết, thì kẻ ấy mới biết hoàn toàn.

* Kẻ nào không biết như trên, thì không thể liễu ngộ được chơn thức.

* Kẻ nào nghĩ rằng mình tiến bộ, thì kẻ ấy chưa thể tiến bộ trọn vẹn.

* Khi nào kẻ ấy đã đạt đến được sự không tiến bộ, thì kẻ ấy mới được tất cả mọi sự.

* Kẻ nào nghĩ rằng mình là chính trực, thì sự chính trực ấy không thể hoàn toàn được.

Nhưng, kẻ nào vượt lên trên thiện và ác, tốt và xấu thì nhơn đức của người ấy mới thành tựu. Sự liễu ngộ chơn lý nầy, chính là chìa khóa mở ra được cả trăm ngàn cửa chính, đưa vào chơn lý tối thượng.

Bồ Đề Đạt Ma Luận Về Vô Tâm

Vấn đề 1: Lý Cao Nhất Là gì?

Vấn đề 2: Ai Nhận Ra Vô Tâm?

Vấn đề 3: Thấy, Nghe, Nhớ và Biết

Vấn đề 4: Làm Thế Nào để Biết Vô Tâm?

Vấn đề 5: Tại Sao Đầu Thai Trong Lục Đạo?

Vấn đề 6: Sức Tác Động Của Sáu Giác Quan.

Vấn đề 7: Xấu Xa, Giác Ngộ, Sống Chết, Niết Bàn.

Vấn đề 8: Giác Ngộ Là Gì?

Vấn đề 9: Gỗ Đá Phải Là Sinh Vật Hữu Tình?

Vấn đề 10: Huấn Luyện Tâm Trí Thế Nào?

Chú thích: Lời dẫn nhập của tổ Đạt Ma:

-- “Lý cao sâu thì không có lời, không có tiếng. Nhưng, muốn diễn tả nó, người ta phải mượn lời, mượn tiếng.”.

-- “Đạo lớn thì không có hình thể. Nhưng, để có thể đi đến với những hạ nhơn, đạo tự thể hiện bằng hình thể.”.

-- “Bây giờ ta thử tưởng tượng về Vô Tâm.”

(Vô Tâm, D. T. Suzuki dịch sát nghĩa là No-Mind, dịch thoát nghĩa là Unconcious. Jean Hébert dịch ra Pháp văn là: Non-Esprit và L’Inconscient)

Luận Về Phá Tướng

Môn đệ:

- Bạch thầy: Lý cao nhất là Ý thức hay là Vô tâm?

(D. T. Suzuki dịch la Conscious và và Unconscious).

Sơ tổ:

- “Vô thức”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu Vô thức, vậy thì ai thấy, nghe, nhớ hay nhận biết? Vậy thì ai nhận ra Vô tâm?

Sơ tổ:

- Làm sao Vô tâm có thể thấy, nghe, nhớ hay nhận biết. Vô tâm không thể làm những việc ấy. Mặc dù ta thuộc về Vô tâm, nhưng ta có thể thấy, nghe, nhớ và nhận biết”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu thầy thấy, nghe, nhớ và nhận biết, thì thầy không thể thuộc về Vô tâm. Thầy phải là một hữu thể ý thức.

(Chú thích: Hữu thể Ý thức, Suzuki dịch là: A Conscious Being – Jean Hébert dịch là: Un Être Conscient)

Sơ tổ:

- Thấy, nghe, nhớ và nhận viết, những cái nầy là những hành vi của Vô tâm. Ở ngoài những điều thấy, nghe, nhớ và nhận biết, thì không có Vô tâm. Ta ngại rằng ngươi không lãnh hội được và ta cố gắng giải thích vấn đề từng bước một., để ngươi có thể dẫn đến nhìn thấy chơn lý.

Thí dụ:Khi sự nhìn thấy được thực hiện, người ta nói rằng: Có sự nhìn thấy.Bởi vì đó là có sự không nhìn thấy. (The Not-Seeing hay Une Nonn-Vision theo bản dịch).Vậy thì sự nhìn thấy thuộc về Vô tâm.

Khi một công việc được làm, người ta nói rằng: Có sự làm việc. Sự làm việc thuộc về Vô tâm. Vì thế, chúng ta nói rằng: Sự thấy, nghe, nhớ và nhận biết, tất cả những cái nầy đều thuộc về Vô tâm.”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Làm thế nào ta biết rằng: Đây thuộc về của Vô tâm?

Sơ tổ:

- “Ngươi hãy khảo xét vấn đề cho tinh tường hơn. Và hãy nói cho ta nghe: Tâm có hình thể nào có thể nhận biết được? Nếu ngươi nói rằng Tâm có hình thể nhận biết được, đó không phải thực là Tâm. Tâm được xem là ở trong? Hay ở ngoài? Hay ở chính giữa? Người ta không thể xác định được vị trí của Tâm ở ba điểm nầy. Ta cũng không thể nhận rằng Tâm ở bất cứ nơi nào khác. Vi thế, gọi là Vô tâm.”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu Vô tâm thống ngự mọi nơi, thì như vậy còn gọi là tội lỗ? Đâu còn là công trạng? Vậy thì tại sao tất cả chúng sanh phải đầu thai trong lục đạo, mãi mãi nằm trong vòng sanh tử?

Sơ tổ:

- “Lý do tất cả chúng sanh đều có đầu óc hỗn loạn, đến nỗi nuôi một lý tưởng không thực rằng: Có một thực tại riêng lẻ nơi vô tâm, và vì tạo ra đủ loại hành động và sai lầm bám chặt lấy cái ý niệm rằng: Thực sự có một tâm trí ý thức. (Tâm trí ý thức Suzuki dịch là: A Conscious mind và Jean Hébert thì dịch: Un Esprit Conscient).

Cũng vì lẻ đó, cho nên họ cũng phải đầu thai trong lục đạo, và đi mãi trong vòng sanh tử luân hồi. Việc ấy cũng giống như một người thấy trongbóng tối một bàm tay hay một sợi dây thừng. Rồi họ tưởng rằng: Đó là hồn ma, một con rắn. Họ đâm ra hoãng sợ, vì do sức tưởng tượng của chính họ.

Thì cũng giống như thế, tất cả những chuýng sanh đều mang ảo tưởng, bám chặt lấy nhữngảnh hưởng không do chính họ tạo ra. Ở đâu có Vô tâm, thì họ lại mang ảo tưởng rằng: Đó là thực tại của một tâm trí thức.

Vì thế, họ đã hành động bao nhiêu lần, rồi cũng đầu thai trong lục đạo. Với những kẻ ấy, thì nên tìm một người bạn có tài đức; hãy thiền định, đẻ có thể thực hiện đến Vô tâm. Một khi đã làm được như vậy, tất cả những nghiệp chướng sẽ lùi mất. Dây sanh tử sẽ cắt dứt. Cũng như khi ánh thaí dương chiếu vào nơi tăm tối, sẽ làm mất màng u tối. Tất cả mọi tội lỗi của họ sẽ được phá hủy, khi họ nhận ra Vô tâm”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Vì kẻ ngu dốt, tâm trí con chưa hiểu đưọc sức tác động của sáu giác quan, khi các giác quan ấy phản ứng với những kích động ở khắp nơi.

Sơ tổ:

- “Đó chính là những tiếng, những lời đeo đuổi nhiều kỳ xảo”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Tham lam xấu xa đối với sự giác ngộ; sống chết đối với niết bàn, có phải những cái nầy thuộc về Vô tâm không?”.

Sơ tổ:

- “Đúng rồi. Những cái ấy thuộc về Vô tâm. Lý do là vì tất cả chúng sanh đều mang ảo tưởng, cứ ý thức rằng có một tâm trí ý thức, cho nên, mới xảy ra tất cả các loại Tam muốn, Xấu xa, Luân hồi, Sanh tử, Giác ngộ và Niết bàn.

Nếu như học được tĩnh thức nới Vô tâm, thì không còn sự tham muốn xấu xa, không còn luân hồi, không có niết bàn. Vi vậy, muốn giúp cho những kẻ nào nghĩ rằng có một tâm trí ý thức; cho nên, đức Như Lai mới nói về sanh từ, và, sự giac1 ngộ đối lại với những sự thèm muốn, xấu xa; niết bàn đối với sanh tử. Khi đã đến Vô tâm, thì không còn những sự thèm muốn, xấu xa. Không còn sự giác ngộ, không còn sanh tử và cũng không có niết bàn”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Nếu nói rằng: Không có giác ngộ, không có niết bàn,vậy thì làm thế nào ta có thể cắt nghĩa Sự Giác Ngộ mà người ta thường nói: Chư Phật ở quá khứ đã đạt đến sự Giác ngộ?”.

Sơ tổ:

- “Sở dĩ phải nói như vậy là vì: Phải dùng danh từ, án pháp, công thức, khi nào nói đến Chân lý tuyệt đối, thì không thể nào dùng các thứ ấy nữa.

Trong kinh Duy Ma Cật có chép:

- “Không có thân xác nào mà thực hiện được sự giác ngộ. Cũng không có trí óc nào, mà nhờ đó, ta thực hiện được sự giác ngộ”.

Kinh Kim Cang cũng có dạy:

- “Không có một sự vật, không có một thực tại nào, người ta có thể nói là đã được sự thực hiện giác ngộ của chư Phật. Thực ra, đó là sự không thực hiện sự giác ngộ.”

Vì thế ta phải hiểu rằng: Mọi vật xuất hiện, khi ta nhận thấy có một tâm trí ý thức. Khi ta nhận ra Vô tâm, tất cả mọi vật đều biến mất.”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Thầy dạy rằng: Vô tâm ở khắp nơi? Vậy GỗĐácũng thuộc về Vô tâm?Như thế có phải: Tất cả mọi sinh vật hữu tình cũng giống như Gỗ và Đá hay sao?

Sơ tổ:

- “Vô tâm được nhận ra trong tâm trí ý thức của ta không phải Vô tâm của Gỗ và Đá. Tại sao vậy? Vô tâm cũng giống như caí trống trời. Khi nằm im, tạo ra đủ mọi âm thanh du dương một cách tự nhiên, và không cố gắng ý thức gì cả. Làm thế để mà đạy và đào luyện tất cả cháng sanh.

Vô tâm cũng giống như hòn ngọc. Thực hiện những ước nguyện, không cần cố gắng ý thức gì cả, mà có thể sáng tạo mọi hình dạng một cách tự nhiên. Cũng vì thế, Vô tâm tác động qua Tâm trí Ý thức của ta,làm cho nó lãnh hội bản tánh thật sự của thực tại.Nó được trí tuệ siêu việt thực sự. Nó là chủ trương một tâm thân. Nó hành động một cách tự do hoàn toàn.

Vì thế, trong kinh Bảo Tích (Ratnakuta)dạy:

- “Tâm trí hành động nhờ Vô tâm, mà không ý thức Vô tâm.”.

Như vậy, làm sao ta lại có thể giống như Gỗ Đáđược. Vô tâm là Tâm thực sự. Tâm thực sự là Vô tâm.”.

Môn đệ:

- Bạch thầy: Làm thế nào ta tự huấn luyện được cái trí tương đối nầy?

Sơ tổ:

- “Ta hãy tĩnh thức nơi Vô tâm trong tất cà sự vật, hay tất cả việc làm của ta. Đó là con đường huấn luyện. Ngoài ra, khgông có con đường nào khác. Rồi sau, chúng ta sẽ hiểu rằng: Khi đã nhận được Vô tâm, tất cả mọi sự không còn quấy rầy nữa.”.

Luận Về Phá Tướng

Đức Phật dạy:

- “Kinh dùng vô số phương tiện, nhằm vào tất cả chúng sanh căn trí còn lụt, ươn hèn, không đủ sức lãnh hội nghĩa sâu xa nên mượn pháp hữu vi, làm tỉ dụ cho pháp vô vi. Nếu vẫn không tu nội hạnh, mà chỉ cầu ngoài, mong làm thánh, cầu được phước, không tìm đâu có đuợc.”.

Xây Chùa:

Nói Già lam, ấy là nói theo người Tây Thiên Trúc nói. Ở đây nói là Thanh Tịnh địa, tức là đất trong sạch, là chùa chiền vậy. Nếu vĩnh viễn trừ ba độc, tịnh sáu căn, tah6n tâm an lạc, trong ngoài ngưng lặng, đó gọi là xây chùa chiền.

Đúc Tượng:

Nói đến vấn đề đúc, tạc hình tượng tức là: Tất cả chúng sanh cầu Phật đạo, cần tu các giác hạnh, phỏng theo chơn dung diệu tướng của đức Như Lai, há phải đâu chỉ là đúc vàng, tác đồng tầm thường vậy thôi hay sao?

Bởi vậy, người cầu đạo giải thoát, phải lấy thân mình làm lò, lấy ba giới tu tịnh, suá ba la mật làm khuôn phép, nấu chảy và rèn đúc chất Chơn Như Tánh Phậtở trong thân cho thâm nhập khắp tất cả hình thức giới luật.

Dựa theo lời dạy đó mà vâng làm, mọi viêc không thiếu sót, thì tự nhiên, thành tựu hình tượng của chơn dung.

Hình tướng đó, đích thực là hình tướng của Pháp thân Thường trụ Vi diệuvà cùng tột, hà phải đâu là pháp hữu vi hư đốn sao?

Người cầu đạo mà không hiểu nghĩa việc đúc tượng chơn dung như vậy, thì còn dựa vào đâu để mở miệng nói công đức?

Đốt Nhang:

Còn việc đốt nhang, đâu phải là nhang hình tướng của thế gian! Đó là nhang của pháp vô vi vậy. Khi xông lên, tất cả các thứ dơ xấu khiến cho các nghiệp dữ của vô minh đều được tiêu tan mất. Hương nhang chánh pháp ấy có năm thứ:

1.- Là Hương Giới:Sở dĩ gọi thế là vì nó có thể dứt mọi điều dữ, tu theo mọi điều lành.

2.- Là Hương Định:Sở dĩ gọi như thế là vì nó tin sâu vào phép Đại thừa, lòng mình không bao giờ chán nản, chùn bước.

3.- Là Hương Huệ:Sở dĩ gọi như thế là vì lúc nào ở bên trong, cũng lấy tự tâm để quán xét.

4.- Là Hương Giải Thoát:Sở dĩ gọi thế là vì nó có thể đoạn trừ tất cả nhữg mê mờ, tăm tối.

5.- Là Hương Giải Thoát Tri Kiến:Sở dĩ gọi thế là vì lúc nào cũng quán chiếu náh sáng soi thông suốt vô ngại.

Đó là Năm Thứ Nhang,gọi là thứ nhang tối thượng. Thế giới không thể nào sánh kịp.

Khi còn tại thế, đức Phật thường răn dạy đệ tử:

- “Lấy lửa Trí tuệ, để đốt thứ nhang báu ấy, mà cúng dường thập phương chư Phật.”.

Chúng sanh ngày nay không hiểu rõ nghĩa chơn thật của đức Như Lai, chỉ đem lửa ngoài, đốt gỗ trầm của thế tục, xông lên thứ nhang vật chất; như thế, học rồi lại để đi cầu phước, cầu thánh, như vậy làm sao được!

Dâng Hoa - Rắc Hoa:

Việc dâng hoa, rắc hoa cúng dường Phật, ý nghĩa cũng như vậy. Ấy là diễn nói theo chánh pháp. Hoa công đức ấy gây nhiều lợi ích đến cho chúng hữu tình. Gieo rắc thấm nhuần tất cả, đến tận nơi chơn tánh, bố thí cùng khắp, khiến cho tất cả đều trang nghiêm.

Thứ hoa công đức mà đức Phật thường xưng tán ấy sẽ không bao giờ khô héo, rơi rụng. Rốt ráo thường trụ. Ái rắc thứ hoa ấy, được phước đức không cùng. Còn như kẻ nào nói: Đức Như Lai bảo chúng sanh chặt cành, bứt nhánh, lấy hoa để cúng Phật đèu làm thương tổn đến loài cây cỏ. Điều ấy không có nghĩa như thế.

Vì sao vậy? Là vì khi đã giữ tịnh giới, thì muôn tượng um tùm trong trời đất, đều chẳng nên đụng chạm đến. Nếu làm chạm phải, đã mắc tội nặng rồi. Huống hồ bây giờ lại còn cố ý phá hủy tịnh giới đi, gây hại cho muôn vật, để mưu cầu phước báo. Khi muốn được thêm cho mình, hóa ra lại mất bớt đi. Vậy có thể muốn như vậy hay sao?

Đốt Đèn Nến:

Nói chung, đèn nến phải đốt sáng trưng mãi, đó là: Tâm chánh giác của con người. Sức sáng tỏ của chánh giác cũng giống như ngọn đèn nến.

Vì vậy cho nên, người cầu đạo giải thoát thì: Phải lấy thân mình làm thân đèn, lấy tâm mình làm tim đèn, lấy Giới hạnh để làm dầu đốt sáng đèn. Trí tuệ sáng tỏ cũng giống như ngọn đèn đang cháy sáng.

Đó chính là ngọn đèn chánh pháp.. Ngọn đèn cháy sáng và phá tan tất cả màng đen tối, si mê, và, có thể dùng pháp luân ấy để trao truyền và khai sáng cho nhau. Đó là ngọn đèn mối, dùng để châm vào hàng trăm ngàn ngọn đèn khác. Các ngọn đèn thật vô cùng tận, vì vậy gọi là chưng đèn sáng mãi.

Trong lịch sử quá khứ, có đức Phật danh hiệu là Nhiên Đăng. Nhiên Đăng có nghĩa là đốt đèn. Chúng sanh thường mê muội, họ không hiểu lời nói, cũng như phương tiện của đức Như Lai. Họ chuyên làm những điều lừa dối, mê chấp của pháp hữu vi. Họ đốt lên những ngọn đèn dầu của thế gian, soi vào căn nhà trống không. Thế mà lại tự xưng: Đã y theo lời Phật dạy.Như vậy thật quá sai lầm. Tại làm sao? Đức Phật phóng một đạo hào quang giữa đôi mi, chiếu sáng tám vạn, bốn ngàn thế giới, há là đèn dầu hư giả, mà lại được nhiều lợi ích như vậy? Xét cho kỷ, lẻ ấy tự nhiên không thể được.

Sáu Giờ Hành Đạo:

Sáu giờ hành đạo ngụ ý nói:

- Do nơi sáu căn, bất cứ lúc nào cũng đi con đường của đức Phật. Lúc nào cũng tu theo Giác hạnh. Lúc nào cũng phải ngăn ngừa Lục căn. Không lúc nào ngừng nghỉ. Tất cả đó, túc là Sáu Giờ Hành Đạo.

Nhiễu Tháp Hành Đạo:

Danh từ Thápở đây có nghĩa là Thânvậy. Như vậy, cần phải tu giác hạnh. Phải xét quanh thân tâm. Niệm niệm chẳng ngừng. Đó gọi là nhiễu tháp hành đạo.

Thuở trước, chính các bậc thánh nhơn cũng chỉ đi theo con đường ấy. Đi cho đến lúc nào đạt được chốn niết bàn. Thế mà người thời nay, chẳng có lẽ ấy.

Trong thì chẳng hành. Ngoài thì lại chấp cầu. Họ lại đem thân chấp ra mà nhiều tháp hành đạo, nên suốt cả đêm ngày cứ loanh quanh, chuốt lấy cái nhọc nhằn, vô ích. Như vậy, không đem lại lợi ích gì cho nhơn tánh cả.

Trì Trai (Ăn Chay):

Cần phải hiểu rõ trì trai. Nếu không thông đạt, là uổng công lao tu hành.

Nói Trailà chay. Tức là tề. Là sắp xếp.Phải sắp xếp thân tâm, sao cho ngay thẳng (Nguyên văn là: Tề chánh).Đừng nên quanh co, rối loạn.

Còn nói Trì tức là giữ.Có nghĩa là hộ. Là giúp đỡ.Phàm ở nơi giới hạnh, cứ theo pháp mà hộ trì. Luôn luôn một lòng là: Ngoài cấm ngăn về lục tình, trong thì ngăn ngừa về ba độc: tham, sân và si. Phải chuyên tâm tinh xét.

Thân tâm thanh tịnh. Hiểu như vậy, mới đúng nghĩa Trì trai.

Nghĩa Trì trai có Năm thứ:

1.- Là ăn những thức ăn vui của Pháp(tức là pháp hỷ thực).Đó, tức là y giữ chánh pháp. Vui mừng vâng theo mà làm.

2.- Là ăn những thức ăn ngon của Thiền(tức là thuyền duyệt thực).Đó, tức là trong ngoài lọc sạch, thân tâm vui vẻ, đẹp đễ.

3.- Là ăn những thức ăn của Niệm(tức là pháp niệm thực).Đó, là thường niệm chư Phật, tâm và khẩu hợp với nhau.

4.- Là ăn những thức ăn của Nguyện(tức là pháp nguyện thực).Đó, tức là lúc đi, đứng, nằm, ngồi luôn luôn phải ở trong nguyện lành.

5.- Là ăn những thức ăn Giải thoát(tức là giải thoát thực).Đó, tâm thường thanh tịnh, chẳng để cho nhuốm bụi trần.

Nguồn Ảnh Hưởng Đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Khai Sáng Thiền Tông

Các nhà nghiên cứu Phật Học Sử (Watts, Hébert, Suzuki)đều thống nhất một quan điểm:

- Bồ Đề Đạt Ma là vị khai sáng Thiền tông(Thiền tông đúng nghĩa).

Đúng ra, chính đức Phật là vị đầu tiên thực hiện và chỉ ra phép thiền, cũng như các pháp môn của các tông phái khác. Đó là sự giác ngộ tối cao, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác(A nậu đa la tam miệu tam bồ đề).Cuốn Manual of Zen Buddhism có đưa ra nhận định:

- Sự Giác ngộ, nếu thật không có ý nghĩa nào, đối với sự khai triển nầy, thì Thiền tông không đóng góp gì đến Phật giáo. Hay nói cách khác, đó là một tôn giáo kỳ dị của Bồ Đề Đạt Ma đặt ra, khi Ngài sang Trung Hoa, vào thế kỷ thứ sáu – 89).

Xét cho cùng, thiền là trực hệ truyền thống Phật giáo kề thừa từ Giác Tâm Đức của Phật.

Niêm Hoa Vi Tiếu:

Trong lĩch sử thiền học có giai thoại:

- Đức Thế Tôn Niêm Hoa, Ca Diếp Vi Tiếu(nghĩa là đức Phật đưa cành hoa lên, ngài Ca Diếp mĩm cười).

Truyền thuyết chép rằng:

Thiền được đức Phật Tâm Truyền cho vị đệ tử cao nhất là ngài Ca Diếp. Khi đức Phật đưa lên một cành hoa sen trước chúng hội, hầu hết đều không hiểu. Cả Đại chúng đều ngẩn ngơ, duy chỉ có ngài Ca Diếp nhận ra thâm ý, đáp lời thầy bằng một nụ cười.

Đức Phật chỉ dụng công khổ hạnh tham thiền, nhằm để thoát ly sanh tử, luân hồi. Ngài đã kinh qua nhiều con đường. Cũng như các triết gia thời bấy giờ, họ cũng tìm cách giải thoát bằng nhiều công năng: Tu khổ hạnh, đào sâu triết lý, diệt dục, giữ tinh khiết,...Mỗi phương tiện đều có sở trường. Nếu nghiêm trì từng pháp môn, họ có thể đắc chánh quả.

Tâm nguyện của Phật là tự chứng. Ngài dùng đạo nhãn phóng vào thực tại. Ngài không tìm các khái niệm, một lý luận, một phương pháp luận nào. Ngài thoát ra ngoài mọi triết lý, điều mà Ngài gọi là Kiến chấp(hay Ngôn thuyết).

Ảnh Hưởng Lão Tử:

Đứng về phương diện hành trì, các nhà nghiên cứu thường nhận định:

- Thiền tông là Lão Trang hòa lẫn với Phật Giáo.

Nói cách khác:

- Sống như Lão Trang (Thanh btĩnh vô vi)mà nội dung bản chất chính là Phật Giáo.

Trong cuốn Japanese Bud dhism, S. Charles Eliot đã đưa ra nhận xét:

- Giáo lý của Bồ Đề Đạt Ma là Ấn Độ, nhưng, dã hòa hợp một cách lạ thường với Lão Giáo.

Hòa hợp bằng lối sống, bằng thái độ và bằng tu trì. Trong History of Eastern and Western, giáo sư S. Dutt lại khai thác thêm:

- Có hai ảnh hưởng: Giáo lý của Bồ Đề Đạt Ma hòa hợp với đạo đức kinh về tinh thần thần bi; ảnh hưởng của Lão Tử (Nam Hoa kinh) về những cách nghị luận, các lời cay chua, nửa thực, nửa hu.

Thật ra đây chỉ là cách chỉ tẳng, cách hội nhập, các xác quyết, không như lý luận thông thường.

Nói và biết là hai phạm trù khác nhau theo như sở đác của Lão Tử. Đạo Đức kinh, Lão Tử, vị tổ huyền học Trung Hoa thường dạy môn đệ:

- Người biết thì không nói,

- Người nói thì không biêt.

Trong Pháp Bảo Đàn kinh cũng có chép khi các môn đệ hỏi Lục tổ Huệ Năng (637 – 713):

- Tại sao ngôi vị Sư tổ lại truyèn lại cho Ngài?(Chỉ ngài Hoằng Nhận).

Ngài Lục tổ trả lời:

- “Vì ta chẳng hiểu Phật Pháp”.(1)

Huệ Năng chỉ hiểu đạo, chứ không hiểu Phật pháp.

Lão Tử cũng đã từng dẫn:

- Đạo khả đạo phi thường đạo.

Danh khả danh phi thường danh.

Trong cuốn Zenga (triết lý thiền), nhà học giả người Đức, Kurt Brach cũng tìm thấy:

- Bồ Đề Đạt Ma đã hòa trộn quan điểm Phật Giáo thièn tông với Lão Giaó cổ Trung Hoa.

Về Danh Từ:

a.- Trong những bài thuyết pháp về phần an tâm, về pháp thân, về phát tướng cho Lương Võ Đế và các môn đệ ở Thiếu Lâm, tổ Đạt Ma thường dùng các từ ngữ Hữu vi, Vô vi, Đạo, ...

b.- Một bài thuyết pháp khác (về pháp an tâm),ngài có nhắc đến Đạo Đức kinh của Lão Tử và xem đó như là một trường hợp khai sáng một lề lối giải thoát.

c.- Một đoạn khác, bàn về nếp sống, Tổ Đạt Ma nêu lên cái phong cách kiến thức, nhu nhược. Ngài đề cập:

- “Thói thường, những kẻ đức độ vững vàng (cao đức),thường có vẻ như là những kẻ lôi thôi, cẩu thả.”.

Chú thích (1): Nam Truyền Lục có chép như sau:

- “Môn đồ của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn có năm trăm vị. Trừ ngài Huệ Năng ra, ai cũng đều thông hiểu Phật pháp. Ngài Huệ Năng quả là một vị Cư sĩ kỳ đặc, có một không hai. Vì ngài Huệ Năng chẳng hiểu Phật pháp, Huệ Năng chỉ hiểu đạo, ngoài ra không còn hiểu gì khác nữa.

Huệ Năng là vị Tổ cuối cùng nhận lãnh áo pháp truyền lại từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau, thiền chỉ truyền tâm, chứ không truyền áo (Y Bát).

Ảnh Hưởng Của Ngài Long Thọ

Học giả P. C. Bagchi trong cuốn India Influence on Chinese Thought có nói:

- Tư tưởng triết học của Bồ Đề Đạt Ma thuyết giảng chiỏ là một lề lối giải thích mới và hệ thống triết học của ngài Long Thọ (Nagarjuna).

Sukumar Dutt trong The Ten Schools of Chinese Budhism viết:

- Bồ Đề Đạt Ma là một môn đệ của thuyết Chơn không (Suya-Vaolin)trong nên Phật giaó Đại thừa do ngài Long Thọ lập thuyết.

Ảnh hưởng của ngài Long Thọ lên tư tưởng tổ Đạt Ma trong hai lãnh vực:

-- Cách lập thuyết,

-- Dòng tư tưởng.

Ngài Long Thọ, tổ sư thứ nhất của Tam Luận Tông (Sarvasunyavada), Cưu Ma La Thập (Kumarajiva)là môn đệ mấy đời sau của ngài Long Thọ.

Câu chuyện sở đắc của môn dệ của ngài Bồ Đề Đạt Ma là: Đạo Phó, Ni Tổng Trì, Đạo Dục và Huệ Khả cho ta thấy:

Khi Đạo Phó trả lời:

- Đạo chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự.

Thì Tổ đáp:

- “Ngươi được phần Dacủa ta.”.

Khi Ni Tổng Trì trả lời:

- Chỗ nhận thức của con ví như ngài Khánh Hỷ (A-Nan), chỉ thấy cõi nước của Phật A Súc một lần.

Thì Tổ đáp:

- “Ngươi được phần Thịt của ta.”.

Khi Đạo Dục thiền sư trả lời:

- Tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, chỗ con thấy thì không một pháp gì để được.

Tổ đáp:

- Ngươi được phần Xương của ta.”.

Đến khi Huệ Khả bước ra đảnh lễ ba lạy, rồi lặng lẻ trở về đứng yên chỗ cũ, không nói lên một tiếng nào.

Tổ đáp:

- “Ngươi được phẩn Tủy(tinh túy)của ta.”.

Nói ra, Bổ Đề Đạt Ma truyền Y-Bátcho ngài Huệ Khả.

Nội dung câu chuyện cho ta thấy: Lập luận như ngài Long Thọ:

- Đức Hạnh là Da,

- Thiền Định là Thịt,

- Sự Không Hiểu Cao Sâu là Xương,

- Tâm Thiện Diệu là Tủy.

Thiện diệu chính là Vô ngôn. Đó là thái độ im lặng của Huệ Khả vậy.

Sách Tham Khảo Của Phần Bồ Đề Đạt Ma

1.- Tổ Đạt Ma - Hương Đạo xuất bản,

2.- Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, của Phạm Công Thiện - Ý Thức xuất bản.

3.- Cao Tăng Truyện, của Nam Sơn Đạo Tuyên - Đài Trung Phật Học Viện xuất bản.

4.- Tổ Thiền Tông, của Thích Thanh Từ - Phật Học Viên Quốc Tế xuất bản,

5.- Thiền Học Việt Nam, của Nguyễn Đăng Thục - Lá Bối xuất bản.

6.- Truyền Đăng Lục, của Đạo Nguyên - Đài Trung Phật Học Viện xuất bản.

7.- Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, của Bồ Đề Đạt Ma - Lá Bối xuất bản.

8.- Kinh Lăng Già, của Trần Trọng Kim dịch và chú giải - Tân Việt xuất bản.

9.- Trung Quốc Triêt Học Sử, của Phùng Hữu Lan - Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản.

10.- Trung Quốc Sử Lược, của Phùng Khoang - Khai Trí xuất bản.

11.- Một Nghệ Thuật Sống, của Lâm Ngữ Đường - Nguyễn Hiến Lê xuất bản.

12.- Trung Quốc Thiền Tông Sử của ngài Ấn Thuận.

13.- Trà Đạo – Lá Bối xuất bản.

14.- Thiền Căn Bản, của Thích Thanh Từ - PHV Quốc Tế xuất bản.

15.- Thuyền Uyển Truyền Đăng Tập Lục - Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản.

16.- Phật Giáo Trung Hoa, của Thích Thanh Kiểm – Sen Vàng xuất bản.

17.- Triết Học Zen 1+2, của Đoàn Văn An – Sen Vàng xuất bản.

18.- Ancient Indian Aducation 2ndEdition của R. K. Mookerji – London xuất bản.

19.- Indian Logic: Edawal School, của S. C. Viya Bhushan.

20.- China – A Short Cultural Hostory của C. F. Chandra Das.

21.- Indian Bandits in the Land of Snow của Sarat Chandra Das.

22.- Le Bouddhisme, của Przuluski- Paris xuất bản.

23.- Indian Buddhsim, của A. K. Warder – Delhi xuất bản.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]