Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 2: Sự phát đạt của A Tỳ Đạt Ma

05/01/201202:25(Xem: 4771)
Tiết 2: Sự phát đạt của A Tỳ Đạt Ma

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm- Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG VI
GIÁO NGHĨA CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ HỮU BỘ

TIẾT II. SỰ PHÁT ĐẠT CỦA A TỲ ĐẠT MA

???

Thậm chí Ma Đát Lí Ca, theo các sách xưa cho là có hai loại tính chất:

1. Tỳ Nại Da (luật) như kinh Tỳ Ni Mẫu, và Tỳ Ni tụng của Thập Tụng Luật v.v... Nó còn là cương mục của qui chế Tăng già.

2. Là thuộc Đạt ma (pháp); như Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo v.v... có hạng mục liên quan đến việc tu trì thánh đạo.

Về sau có sự biến cải từ từ mới có sự xuất hiện ba loại hình về Ma Đát Lí Ca.

1. Ma Đát Lí Ca của Đồng Diệp Bộ, Bộ này chia Ma Đát Lí Ca thành luận mẫu và kinh mẫu. Luận mẫu gồm tam tánh và tam thọ v.v... có đến một trăm hai mươi hai môn. Kinh mẫu thì có Minh phân pháp và Vô minh phân pháp v.v... có đến bốn mươi hai môn.

2. Kinh Bộ không tin A Tỳ Đạt ma là do Phật thuyết, mà đặc biệt chỉ nói riêng về Ma Đát Lí Ca; theo Kinh Bộ, thì tất cả khế kinh đều là Phật thuyết, để làm sáng tỏ tông yếu Phật pháp một cách quyết định nên mới nói Ma Đát Lí Ca là thuộc về khế kinh.

3. Ma Đát Lý Ca đối với học giả Đại thừa Du già như ngài Thế Thân Bồ tát v.v... thì trước nhất nó nêu lên tông chỉ của luận và rồi theo đó giải thích Luận thư. Tông chỉ này của Thế Thân được thấy trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà Đề Xá, cùng với Kim Cang Bát Nhã Kinh Luận v.v... của Vô Trước đều thuộc thể tài này.

Xin nói thêm, A Tỳ Đạt Ma lúc khởi sơ là chỉ chung cho cách dùng để xưng tán pháp trong kinh Phật. Do đó, luật Ma Ha Tăng Kỳ của Đại Chúng Bộ có lần đề cập đến “cửu bộ Tu Đa La, gọi tên là A Tỳ Đàm”(6). “A Tì Đàm là gì? Là chín bộ kinh”(7), hay “A Tỳ Đàm là gì? Là chín bộ Tu Đa La”(8). Đấy chính là do sự phát đạt không ngừng của Ma Đát Lí Ca. Đồng thời áo nghĩa của A Tỳ, các luận sư cũng có nhiều cách giải thích. Trong đó có Luật Thiện Kiến - quyển một - của Giác Âm (Buddhaghosa) thuộc Đồng Diệp Bộ(9). Ngài Giác Âm dùng năm nghĩa để giải thích A Tỳ:

1. Ý - đây là nghĩa tăng thượng.

2. Thức - là nghĩa đặc tính.

3. Tán thán - là nghĩa tôn kính.

4. Đoạn tài - là nghĩa khu biệt.

5. Trường - là nghĩa siêu thắng.

Ngài Giác Âm còn đưa ra tám áo nghĩa trong luận Đại Tỳ Bà Sa để giải thích. Ngài Thế Hữu (Vasumitra) nói là có sáu nghĩa, và ngài Hiếp Tôn Giả (Pàrsva) thì cho là có bốn nghĩa(10)

Pháp sư Ấn Thuận qui nạp ý của các nhà, và toát ra ý chủ yếu của A Tỳ Đạt Ma là:

1. Minh liễu phân biệt;

2. Quán diện tưởng trình, cũng phải nói rằng phương pháp tu chứng trong Phật học, và tu chứng theo thứ lớp v.v... là nhờ vào sự truyền thừa, phân biệt thành danh và cú đó là luận thư. Người học Phật dựa vào luận thư để có sự hiểu biết rõ ràng mạch lạc, và chính là phải trải qua công phu văn tư tu, có vậy mới tiến sâu vào cảnh giới thực chứng - rồi rừ chứng mà đưa ra sự giáo hóa, và nhân vào giáo mà tu chứng, khi ấy mới là sự bao quát tất cả của A Tỳ Đạt ma.

- Hệ Luận Thư của hai Bộ lớn.

Sự phát đạt của A Tỳ Đạt Ma đến nay vẫn còn lưu truyền là thuộc hệ Thượng Tọa Bộ. Phát đạt nhất là Đồng Diệp Bộ thuộc Phân Biệt Thuyết của Nam truyền và Tân Tước thuộc hệ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ của Bắc truyền. Các Bộ khác tuy cũng có phát triển nhưng không nhiều, đặc biệt là luận thư của Đại Chúng Bộ, trong quá khứ chưa thấy có bản Hán dịch nào chú thích bộ luận tạng này. Chỉ có bộ luận Phân Biệt Công Đức được chú thích mà thôi.

Vả lại, Đại Chúng Bộ không phải là không có luận thư, chẳng hạn như thời gian lưu học tại Ấn Độ của Pháp Hiển tại chùa Ba Liên Phất Ba (Pàtaliputra), một ngôi chùa Đại Thừa Phật giáo, ông có đọc được bộ Ma Ha Tăng Kỳ A Tỳ Đàm của Đại Chúng Bộ; thời gian lưu học ở Ấn Độ, ngài Huyền Trang cũng đã dành nhiều tháng để học tập Căn Bản A Tỳ Đạt Ma của Đại Chúng Bộ ở nước Đà Na Yết Kiệt Ca (Danakataka) thuộc nam Ấn, và khi hồi hương, Huyền Trang mang về Tung Quốc nhiều luận thư Phạn văn, trong đó có luận thư của Đại Chúng Bộ, tiếc là thời ấy chúng chưa được dịch ra Hán văn.

Luận thư căn bản của Đại Chúng Bộ, quyển hai của luận thư Đại Trí Độ(11) do Long Thọ tạo nói: “Ngài Ma Ha Ca Chiên Diên, khi Phật còn tại thế, để nhằm giải rõ những lời Phật dạy Ngài có “Tác Côn Lặc” - làm ra luận - (chữ Côn Lặc người Tần gọi là Khiếp Tạng. Đó là do hệ này dịch và chú thích) đến nay còn lưu hành tại nam Thiên Trúc”. Luận Đại Trí Độ quyển mười tám(12) lại nói: “Nếu người nào đi vào cửa Côn Lặc (luận), thì nghị luận ắt không cùng”. Khi Phật tại thế, trong mười vị đại đệ tử Phật, ngài Ca Chiên Diên là người nghị luận đệ nhất. Còn Lặc (luận) do ngài tạo trở thành luận thư căn bản của Đại Chúng Bộ, và gây ảnh hưởng vô cùng to lớn. Nhân đấy tại Miến Điện có tương truyền rằng ngài Đại Ca Chiên Diên tạo ra bộ Petakopadesa. Nhưng trong tiếng Phạn đọc là Petaka - Khiếp Tạng, dịch âm theo Hán ngữ đọc là Côn Lặc.

Nói thêm về luận thư của Thượng Tọa Bộ. Do giữa các Bộ phái có bất đồng, nên mỗi Bộ phải có sự suy trọng luận thư khác nhau. Đại loại có thể chia thành ba loại.

- Nam truyền có bảy bộ A Tỳ Đạt Ma được Đồng Diệp Bộ truyền tại Tích Lan (Srilanka).

- Tại phương bắc nước Kế Tân cũng có bảy bộ luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ.

- Độc Tử Bộ cũng có luận thư căn bản, theo Luận Đại Trí Độ quyển hai(13) thì: “khi Phật còn tại thế, do muốn giải rõ lời dạy của Phật nên ngài Xá Lợi Phất tạo ra A Tỳ Đàm. Về sau những người như Độc Tử đạo nhân mới đọc tụng A Tỳ Đàm, và cho mãi đến nay gọi Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm là do Độc Tử Bộ phân chia thành bốn bộ, như Chánh Lượng Bộ chẳng hạn cũng lấy Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm làm luận thư căn bản. Thâm chí có thể nói, trong hệ Thượng Tọa Bộ, ngoài việc các bộ đều có bảy luận thư, thì Bộ nào cũng có luận thư riêng của Bộ mình, và đều lấy Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm làm luận gốc. Bộ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm đã dịch sang Hán văn, nhưng diện mạo nguyên thỉ của nó không còn, điều này chẳng có gì phải nghi.

Ở đây chỉ tham khảo “luận thư chủ yếu của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ và các luận sư nghiên cứu của bốn Bộ” của pháp sư Ấn Thuận (xin đọc phần “tự luận” trang 21) của pháp sư Ấn Thuận đem luận thư căn bản, cũng như mối quan hệ của hai hệ lớn liệt thành biểu đồ sau.

 

lichsuphatgiaoando-06-03

- Nam Phương Bảy Luận và Bắc Phương Bảy Luận.

Ngoài Côn Lặc của Đại Chúng Bộ và Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm của hệ Độc Tử Bộ, việc trọng yếu là nghiên cứu của luận thư. Đó là bảy luận của Nam phương và bảy luận của Bắc phương.

I. BẢY LUẬN CỦA NAM PHƯƠNG ĐƯỢC TRUYỀN BỞI ĐỒNG DIỆP BỘ.

1. Pháp Tập Luận (Dhamasangani Đạt Ma Tăng Già).

2. Phân Biệt Luận (Vibhangappakarrana - Tỳ Băng Già).

3. Giới Luận (Dhàtukathà - Đà Suất Ca Tha).

4. Nhân Thi Thiết Luận (Pugglapanõnõatili - Bức Già La Bộn Na).

5. Song Luận (Yamaka - Da Ma Ca).

6. Phát Thú Luận (Patthana - Bát Xoa).

7. Luận Sự (Kathàvatthu - Ca tha Bạt Luận

Sáu Bộ trước được cho là do đức Phật thuyết riêng Bộ thứ bảy - Luận Sự tương truyền vào thời vua A Dục ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu căn cứ lời Phật dạy, mà tạo thành.

II. BẢY LUẬN ĐƯỢC TRUYỀN BỞI THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ.

1. Pháp Uẩn Túc Luận:

Gồm mười hai quyển, ngài Mục Kiền Liên tạo, ngài Huyền Trang dịch và truyền; Cu Xá Luận Thích của Xứng Hữu, được cho là do ngài Xá Lợi Phất sáng tác. Nó là một bộ luận tối cổ trong số sáu bộ Túc luận, cộng có hai mươi mốt phẩm. Mỗi phẩm được dùng để thích nghĩa một kinh. Luận này cùng tên với Pháp Tập luận của Nam truyền.

2. Tập Dị Môn Túc Luận:

Với hai mươi quyển, ngài Huyền Trang truyền, dùng luận này để giải thích Tập Dị Môn Kinh của kinh Trường A Hàm, và do ngài Xá Lợi Phất kết tập - tức cho rằng Xá Lợi Phất là người tạo luận này; trong khi Xứng Hữu thì nói luận này là do ngài Câu Hi La tạo. Đây là bộ luận mà văn nghĩa rõ ràng, trong sáng, về sau Đại thừa từ luận này mà diễn thành Nội Minh của Văn Sở Thành Địa trong luận Du Già Sư Địa.

3. Thi Thiết Túc Luận:

Gồm bảy quyển, luận do ngài Ca Chiên Diên tạo, Huyền Trang truyền. Luận Đại Trí Độ và ngài Xứng Hữu thì cho rằng luận này do ngài Mục Kiền Liên tạo. Luận Đại Trí Độ được cho là lấy từ kinh Lâu Thán (tức kinh Khởi Thế Nhân Bản, hay còn có tên là kinh Khởi Thế) trong kinh Trường A Hàm. “Trường Bộ” của tạng Ba Lị không có kinh Khởi Thế. Do đó, có người nghi là kinh Khởi Thế ra đời sau thời đại vua A Dục.

4. Luận Thức Thân Túc:

Có mười sáu quyển, do ngài Đề Bà Thiết Ma tạo. Nội dung của luận là khảo sát bối cảnh thời đại sau Phật nhập diệt ba thế kỷ.

5. Luận Phẩm Loại Túc:

Có mười tám quyển, gồm có tám phẩn, bốn phẩm là do Thế Hữu tạo, bốn phẩm còn lại do luận sư của Ca Thấp Di La tạo. Thế Hữu sinh sau Phật Niết bàn năm thế kỷ. Cho thấy luận này ra đời rất muộn.

6. Luận Phát Trí:

Có ba quyển, do Huyền Trang truyền, và nói là của Thế Hữu tạo, nhưng Cu Xá Luận Thích của Xứng Hữu thì nói là Viên Mãn tạo.

7. Luận Phát Trí:

Có hai mươi quyển, ngài Ca Chien Diên Ni Tử tạo luận này tại địa phương Na Bộc Để thuộc bắc Ấn Độ, thời gian sau Phật diệt độ là ba trăm năm.

Có người lấy luận Phát Trí làm trung tâm của các luận. Sáu luận còn lại chỉ “trợ giúp” và gọi tên chung của bảy luận là Lục Túc Phát Trí. Đây là luận điển cơ sở của Nhất Thiết Hữu Bộ. Sáu phần (túc) lấy luận Phát Trí làm sở tông. Thực ra mà nói, về mặt thời đại Lục Túc luận chưa hẳn xuất hiện trước luận Pháp Trí. Nhân vì luận Phát Trí trước kia có quá nhiều thuyết, chưa nói là có thêm sự lựa chọn lấy bỏ; do đó, sự xuất hiện Pháp Trí Luận đã làm cho tư tưởng của Hữu Bộ tiến triển vượt bậc.

Trong số Tỳ Đàm bộ, ngoài bản Hán dịch còn có ba quyển “Tam Di Để Bộ Luận” và ba mươi quyển “Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm” của Chánh Lượng Bộ, theo truyền thuyết thì Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm là thuộc của Độc Tử Bộ, hoặc của Chánh Lượng Bộ. Nhưng theo nghiên cứu thì Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm là bộ luận có ý tối cổ trong số các bộ luận của Thượng Tọa Bộ. Ngay cả luận Pháp Uẩn Túc là bộ luận tối cổ nhưng vẫn lấy ý từ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm, và đại bộ phận tương đồng với Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm về vấn phần và phi vấn phần; tuy nguyên bản Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm không còn, nhưng từ rất sớm, Thượng Tọa Bộ cũng đồng nhất tôn vinh Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm. Do đó, về nguyên tắc hệ Thượng Tọa Bộ thuộc hệ Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm (xem Ấn Độ Phật Giáo của pháp sư Ấn Thuận, chương bảy, tiết 2).

- Sự phân kỳ của A Tỳ Đạt Ma.

Mộc thôn Thái Hiền lấy sự phát đạt mà A Tỳ Đàm Đạt Ma đã kinh qua để chia thành bốn thời kỳ:

1. Hình thái thuộc thời kỳ khế kinh:

Đây là thời kỳ mà giữa Kinh và Luận chưa có sự phân định rạch ròi. Thời kỳ này luận thư còn mang tính Thánh điển, và người ta cũng đặt tên kinh cho cả luận điển. Về nội dung mà nói, chẳng hạn như “Chúng Tập Kinh”, được xếp vào Trường Bộ (Trường A Hàm Kinh); hoặc”Ma Ha Phệ Đà La Tư Tha”, “Cu Lạp Việt Đà La Tư Tha” v.v... được xếp vào Trung Bộ (Trung A Hàm Kinh), đấy đều là những luận điển cực kỳ nổi bật.

2. Thời kỳ giải thích Kinh:

Đây là thời kỳ đảm trách công tác định nghĩa, phân loại và phân biệt các kinh đã được thuyết giảng. Trước khi A Tỳ Đạt Ma chưa xuất hiện, thì chức vụ của thời kỳ này là đảm nhiệm từ hình thái quá độ của khế kinh tiến tới giai đoạn luận thư độc lập. Chẳng hạn như trong Thánh điển phương nam được đưa vào “Tiểu Bộ” như: Vô Ngại Đạo Luận, Ni Luật Sa, (Nghĩa thích) v.v... ngaòi bốn kinh A Hàm Tiểu Bộ (Tạp Tạng) cũng có được địa vị đại biểu. Trong sáu Túc Luận. Hán dịch chỉ có Pháp Túc Uẩn Luận và Tập Dị Môn Túc Luận, bởi dường như hai luận vừa nêu cùng là tính chất của thời kỳ này.

3. Thời kỳ Luận thư độc lập:

Đây là thời mà các luận thư tách khỏi kinh và mang tính độc lập, dù vẫn lấy các kinh làm chủ đề, nó phân loại một cách tường tận, chu đáo và hàm chứa một thứ chủ trương đặc hữu của luận thư, đồng thời cũng tùy vào các Bộ phái mà A Tỳ Đạt Ma được sáng tác. Việc đánh dấu niên đại xuất hiện luận thư Phật Giáo là sau Phật nhập diệt khoảng một trăm năm mươi năm (150); giai đoạn này luận điển Phật Giáo chính thức phát huy được ý nghĩa của nó, và đạt đến đỉnh điểm vào khoảng thời gian trước sau kỷ nguyên tây lịch. Như bảy luận của phương Nam, các luận của Hữu Bộ (Lục Túc, Phát Trí, Ba Sa) Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm, đa phần các luận vừa nêu đều xuất hiện vào thời kỳ này.

4. Thời kỷ của Luận Cương Yếu:

Đây là thời mà các luận điển chủ yếu đại biểu cho các Bộ đã hoàn thành, và rồi nhắm đến việc giản yếu các luận điển, nhân đó mới xuất hiện sách Cương Yếu. Hữu Bộ thì xuất hiện A Tỳ Đàm Tâm Luận của Pháp Thắng, và được Pháp Cứu (dịch theo âm Hán ngữ là Đạt Ma Đa La, ông sinh sau Phật Niết bàn bảy thế kỷ) tăng bổ A Tỳ Đàm Tâm Luận mà thành lập Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, ngài Thế Thân thì y vào A Tỳ Đàm Tâm Luận để sáng tác bộ A Tỳ Đàm Đạt Ma Cu Xá Luận, ở phương Nam có ngài Giáo Âm sáng tác bộ Thanh Tịnh Đạo Luận (Luận Sự) và ngài A Nậu Lâu Đà (Aniruddha) thì viết bộ A Tỳ Đạt Ma Pháp Yếu Luận.

- Ba giòng chảy của A Tỳ Đạt Ma.

Theo pháp sư Ấn Thuận viết trong cuốn “Phật Giáo Ấn Độ” ở chương này; tiết hai, thì sau Pháp Uẩn Túc Luận, đến A Tỳ Đạt Ma xảy diễn ra ba dòng chảy lớn:

1. Giòng của Ca Chiên Diên Ni Tử:

Giòng này trước tác bộ Phát Trí Luận để nhằm xiển dương tông nghĩa “tam thế thực hữu”. Phần luận về sự tướng rốt ráo của pháp là cực kỳ tinh tế. Lấy sắc tâm, tâm sở và tâm bất tương ưng rồi giải rõ sự nhiếp thụ, sự tương ưng, sự thành tựu của chúng, làm sống động rất nhiều điều hay lạ. Luận Phát Trí có tám Uẩn (chương) với bốn mươi bốn “nạp tức” (tiết), thứ lớp lộn xộn nhìn vào chẳng có tổ chức gì cả, kế tiếp Phát Trí Luận, Thế Hữu viết bộ Tập Luận (tên đầy đủ là Đại thừa A Tỳ Đạt Ma Tập Luận), tiếp đó Bà Tu Mật viết bộ Phẩm Loại Túc Luận.

2. Giòng của Cù Sa (dịch ý nghĩa là Diệu Âm) Tôn Giả:

Ngài Diệu Âm dựa vào Xá Lợi Phất A Tỳ Đàm để sáng tác bộ Cam Lồ Vị Tỳ Đàm. Đại Đường Tây Vực Ký truyền rằng Cù Sa tôn giả là người cùng thời vua A Dục. Lại có ngài Pháp Thắng ở nước Thổ Hỏa La dựa vào Cam Lồ Vị Tỳ Đàm để viết bộ A Tỳ Đàm Tâm Luận, luận có mười phẩm và rất khéo tổ chức. Các luận sư ở tây Ấn Độ cũng như ở ngoài Ấn Độ rất trọng thị luận Đại Tỳ Bà Sa, bởi họ đều là học giả của luận này. Người xưa lấy A Tỳ Đàm Tâm Luận làm cương yếu cho luận Đại Tỳ Bà Sa. Thực ra thì luận Đại Tỳ Bà Sa thuộc hệ Phát Trí Luận của Hữu Bộ ở đông Ấn Độ, còn A Tỳ Đàm Tâm Luận mới thuộc về hệ Cam Lồ Vị Tỳ Đàm của Hữu Bộ ở tây Ấn Độ. Duy chỉ có luận Đại Tỳ Bà Sa là độc nhất trong luận Phát Trí.

3. Giòng của Cưu Ma La Đà (dịch âm Hán là Đồng Thọ):

Ngài Đồng Thọ, ngài Ca Chiên Diên và ngài Diệu Âm là những vị trước sau kế tiếp nhau, ngài Thí Dụ Sư của Kinh Lượng Bộ ở địa phương Kiền Đà La, viết bộ Dụ Tu Luận có nội dung đứng trên lập trường đối kháng, phê phán luận Phát Trí. Đưa ra chủ trương “vô vi vô thể”, “quá vị vô thể”, “bất tương ưng hành vô thực”, “mộng ảnh tượng hóa vô thực”. Lại có Tôn giả Đại Đức, Tôn giả Giác Hiền là những vị thừa tiếp và phát huy giòng Cưu Ma La Đà.

Ba hệ trên đều thuộc Hữu Bộ phân hóa ra; chỉ có hệ thứ nhất là bám chặt vào tính chính thống của Hữu Bộ, hệ thứ hai, thứ ba thuộc Kinh Lượng Bộ, riêng hệ thứ ba do chịu ảnh hưởng của hệ Đại Chúng và hệ Phân Biệt Thuyết mà xuất hiện.

- Thống nhất tranh luận.

Căn cứ theo truyền thuyết(14), nguyên nhân chính của tranh luận là do sự phân kỳ của tư tưởng Hữu Bộ, việc đó xảy ra sau Phật nhập diệt khoảng bốn trăm năm, vì muốn có sự nhất trí giữa các luận sư của các Bộ phái nên vua Ca Nị Sắc Ca bèn thỉnh ngài Hiếp Tỳ kheo và Tôn giả Thế Hữu đứng làm thượng thủ triệu tập năm trăm vị La Hán qui tụ về tại nước Ca Thấp Di La(15) để tiến hành kiết tập thánh điển lần thứ tư. Thành quả của lần kiết tập này là tập thể tuyển chọn và viết ra bộ luận Đại Tỳ Bà Sa với hai trăm quyển. Bộ luận này tuy thống nhất về mục đích xuất phát, nhưng lại đứng trên lập trường của luận Phát Trí, vì tại Na Bộc Đề (thuộc đông phương của bắc Ấn Độ) đối với kiến giải của ngài Diệu Âm còn có chỗ “lấy, bỏ”. Trong khi đó có kiến giải của Thí Dụ Sư tại Kiền Đà La (thuộc phía tây của bắc Ấn Độ) thì hoàn toàn bài xích. Nhân đấy mà sự xuất hiện của luận Đại Tỳ Bà Sa khiến sự phân hóa giữa hệ phía đông và hệ phía tây của Hữu Bộ càng sâu đậm hơn. Mãi đến bảy trăm năm sau Phật diệt độ, học giả Pháp Cứu (Đạt Ma Đa La) là hậu nhân của hệ Diệu Âm và sau A Tỳ Đàm Tâm Luận, của Pháp Thắng, Pháp Cứu không cho việc phản biện của Thí Dụ Sư là có chủ đích tự nhiên, ông cũng coi việc rườm lời, vụn vặt của luận Đại Tỳ Bà Sa là đương nhiên. Nhưng lấy tinh nghĩa của luận Đại Tỳ Bà Sa tăng bổ vào luận A Tỳ Đàm Tâm của Pháp Thắng để tạo thành bộ Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận. Khai thông tư tưởng của hai hệ tây đông thuộc Hữu Bộ, để giữ cái đúng của Hữu Bộ.

Tư tưởng Đại thừa ở thời kỳ này ngày một khởi sắc; nhờ vậy cho nên ngài Thất Lợi Đa La mới viết bộ “Kinh Bộ Tỳ Bà Sa”, cũng do tư tưởng tiến bộ của Kinh Bộ ngày thêm hưng thịnh làm bộc lộ nhược điểm bảo thủ của học thuyết Hữu Bộ. Đại luận sư Thế Thân dựa vào Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận để viết bộ “A Tỳ Đàm Đạt Ma Cu Xá Luận” gồm ba mươi quyển. Tuy luận vẫn lấy Hữu Bộ làm bản tông, nhưng Thế Thân dùng thái độ của Kinh Bộ để tu chính nhược điểm của Hữu Bộ, và cũng chính Thế Thân lấy quan điểm của Hữu Bộ để khải minh sắc thái của Kinh Bộ. Lại có ngài Chúng Hiền luận sư của Hữu Bộ - người cùng thời với Thế Thân, (Luận này sau được Thế Thân sửa thành A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý Luận), ngài Chúng Hiền - còn trước tác A Tỳ Đạt Ma Hiển Tông, và cùng Thế Thân biện nạn. Ba luận trên được Huyền Trang dịch ra Hán Văn, riêng bộ A Tỳ Đàm Đạt Ma Cu Xá Luận, cựu dịch với hai mươi quyển của ngài Trần Chơn Đế.

Luận A Tỳ Đạt Ma Cu Xá là tác phẩm đại biểu sau cùng trong quá trình đi từ Tiểu thừa đến Đại thừa của Bồ Tát Thế Thân. Về mặt lịch sử Phật Giáo nói chung, đây là bộ luận có địa vị được mọi người kính trọng, bởi luận của ngài Thế Thân, người mà chẳng bao lâu sau đó đã “hồi Tiểu hướng Đại” và trở thành vị luận sư vĩ đại của Đại thừa Duy Thức học.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567