Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạm Kết

14/04/201114:17(Xem: 3634)
Tạm Kết

LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân - Bản Thảo 2009
Tạm Kết 

Sau phần nghiên cứu lịch sử và địa lý (hai bài về Trung Quốc và Nhật Bản), để hoàn thành một công trình tổng hợp mang tên Từ Thiền Đến Zen: Văn Hóa Xã Hội Sử Thiền Tông, chúng tôi sẽ biên dịch thêm hai bài khác về văn hóa và xã hội của Thiền với nội dung như sau: 

1) Văn hóa Thiền Tông Nhật Bản: tìm hiểu ảnh hưởng của thiền đối với văn hóa truyền thống Nhật Bản. Phần dẫn chứng sẽ có nhiều ví dụ cụ thể. 

2) Thiền Tông và hiện đại: đề cập đến các chủ đề từ lý luận đến thực tiễn như thiền lý, thiền nghi, thiền hành, tổ chức giáo đoàn và vai trò của thiền trong xã hội hiện đại (Nhật Bản cũng như thế giới phương Tây). 

Trong hai phần ấy, tuy vẫn tiếp tục sử dụng các chương cuối (phần 3) của cuốn Lịch Sử Thiền của giáo sư Ibuki Atsushi nhưng phải nhấn mạnh là các tác phẩm của lão sư Suzuki Daisetsu và những nhà nghiên cứu hậu bối mới là cơ sở chính yếu của việc biên dịch. 

Nguyễn Nam Trân 
(Tôkyô 2/10/2009) 

(trích từ Từ Thiền đến Zen: Văn hóa xã hội sử Thiền Tông)

Tư Liệu Tham Khảo 

1) Đạo Uyển (Ban biên dịch), 1999, Từ Điển Phật Học, Nxb Tôn Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh (in thần thứ 2, 2006). 

2) Einarsen, John, 2004, Zen and Kyoto, Uniplan xuất bản, Kyoto. 

3) Hiromatsu Wataru chủ biên, 1988, Iwanami Tetsugaku Shisô Jiten (Từ Điển Tư Tưởng Triết Học Iwanami), Iwanami xuất bản. 

4) Huh Nam-jin chủ biên, Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc Học Đại Học Quốc Gia Seoul và Đại Học Quốc Gia Việt Nam, 2005, Lịch Sử Hàn Quốc, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Seoul, Seoul. 

5) Ibuki Atsushi, 2001, Zen no Rekishi (Lịch sử Thiền), Hôzôkan, Kyôto, xuất bản. 

6) Ômori Takashi chủ biên, 1992, Zen no Hon (Quyển sách về Thiền), Gakken, Tôkyô, xuất bản, ấn bản lần thứ 3 năm 1994. 

7) Sueki Fumihiko, 1992, Nihon Bukkyôshi (Nhật Bản Phật giáo sử), Shinchô Bunko, Tôkyô, xuất bản. 

8) Suzuki Setsuko chủ biên, 1999, Bairinguaru Nihonshi Nenbyô (Bilingual Chronology of Japanese History), Niên biểu song ngữ lịch sử Nhật Bản, Kodansha International, Tôkyô, bản in lần thứ 3 năm 2002. 

9) Thông Thiền biên dịch, 2008, Từ Điển Thuật Ngữ Thiền Tông, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. 

10) Umehara Takeshi, 2009, Nihon Bukkyô wo yuku (Hành trình của Phật giáo Nhật Bản), Asahi Bunko Shinkan, Tôkyô xuất bản. 


[1] - Khải địch: gợi mở, dẫn dắt, chỉ bảo. 

[2] - Năm 1910, mượn cớ có một kế hoạch ám sát Thiên Hoàng Meiji, nhà nước đã bắt và xử tử hình 12 nhân vật khuynh hướng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa vô chính phủ trong đó có nhà văn Kôtoku Shuusui. 

[3] - Yoshino Sakuzô người tỉnh Miyagi miền Đông Bắc, con nhà buôn tơ sợi. Tốt nghiệp Luật Đại học Tôkyô năm. Tiểu luận tốt nghiệp viết về tư tưởng pháp lý của Hegel. Từ năm 1914 đến 1924, giữ chức giáo sư luật khoa cùng trường. Nghiên cứu về hiến pháp. 

[4] - Minobe Tatsukichi, nhà nghiên cứu pháp luật, người tỉnh Hyogo (gần Kobe bây giờ). Chuyên môn về luật hiến pháp và luật hành chánh. Giáo sư đại học Tôkyô. Chủ trương thiên hoàng chỉ đóng vai trò biểu tượng cho quốc gia và tranh cãi với Uesugi Shinkichi (Thượng Sam Thận Cát), người cho rằng thiên hoàng phải nắm thực quyền. 

[5] - Hara Takashi, chính trị gia và quan lại cao cấp từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, thành lập nội các chính đảng đầu tiên năm 1918. Được xem là một thủ tướng bình dân. Bị ám sát trước ga Tôkyô. 

[6] - Ám chỉ lực lượng lục quân Nhật Bản đồn trú Mãn Châu. Từ sau chận chiến tranh Nhật Nga, Nhật đã thành lập phủ đô đốc để cai quản Mãn Châu (1919) với quân đoàn làm chủ lực. Nó độc lập hẳn với lục quân. Bị tiêu diệt bởi Hồng Quân Liên Xô năm 1945 khi Nhật bại trận. 

[7] - Còn gọi là biến cố Goichigo (hay 5/15). Ngày 15 tháng 5 năm 1932, thủ tướng Inukai Tsuyoshi bị một nhóm sĩ quan hải quân trẻ ám sát bằng súng. Trước đó đã có nhiều vụ đảo chính và ám sát cũng do quân nhân gây ra từ năm 1930 trở đi. Bốn năm sau sẽ có biến cố Ni.niroku (2/26) tức 26/2/1936). 

[8] - Cuộc nổi dậy của 1500 lính lục quân có tư tưởng cực hữu ngày 26/2/1936, tấn công phủ Thủ Tướng, sát hai các đại thần, âm mưu đảo chánh để phục hồi vương quyền. Bị chính Thiên Hoàng Hirohito ra lệnh đàn áp và cuộc bạo động chấm dứt 3 ngày sau. Các người chủ mưu bị hành quyết.Tuy nhiên, nhân biến cố này, quân đội đã mượn cớ thanh trừng nội bộ để củng có quyền lực của mình dẫn đến chính quyền quân phiệt. 

[9] - Việc giáo sư đại học Kyôto là Takikawa Yukitoki (Trạch Xuyên Hạnh Thìn), một luật gia có tư tưởng tự do bị bãi chức và tác phẩm của ông nghiên cứu về hình luật bị cấm phát hành vì bị kết tội thân cộng. 

[10] - Việc giáo sư danh dự Đại học Tôkyô là Minobe Tatsukichi (Mỹ Nùng Bộ, Đạt Cát) , người giải thích rằng hiến pháp Meiji là một hiến pháp tự do dân chủ, xem thiên hoàng chỉ là một cơ quan nhà nước (tượng trưng cho quốc gia) chứ không thể cầm quyền. Bị giới cực hữu kết án là phản thiên hoàng, đưa đến việc ông phải từ chức ở Quí Tộc Viện (Thượng Nghị Viện). 

[11] - Ám chỉ Yanaihara Tadao (Thất Nội Nguyên, Trung Hùng, 1893-1961), giáo sư kinh tế Đại Học Tôkyô, đã lên tiếng chống chiến tranh Trung Nhật và từ chức. Ông là chuyên gia nghiên cứu về chính sách thực dân. 

[12] - Nguyên văn Jinmin Sensen, tổ chức phái tả chống Phát-xít, kết hợp nhiều đảng phái vào năm 1937. Bị chính phủ đường thời đàn áp, hơn 400 bị bắt giữ. Các đảng liên hệ phải giải tán. 

[13] - Việc Kawai Eijirô (Hà Hợp, Vinh Trị Lang, 1891-1944), giáo sư Đại học Tôkyô về khoa học hành chánh bị bãi chức về cấm phát hành các nghiên cứu của mình vì bị kết án là có lối suy nghĩ quá tự do. 

[14] - Liên quan đến sử gia Tsuda Sôkichi (Tân Điền, Tả Hữu Cát, 1873-1961), giáo sư Đại Học Waseda, một nhà nghiên cứu quyền uy về lịch sử tư tưởng Nhật Bản. 

[15] - Manji = chữ Vạn, chỉ nhà Phật. 

[16] - Vọng Nguyệt (Mochizuki) và Chức Điền (Oda) có lẽ là tên người chủ biên. 

[17] - Để giản dị hóa, sẽ không để lối đọc bằng tiếng Nhật của các tên sách kèm theo. 

[18] - Tsuji là một chữ Hán Nhật hay "quốc tự" do người Nhật tạo ra, có nghĩa là ngã tư đường. 

[19] - Đây là một cuộc tranh chấp thế lực giữa 2 phái phiệt trong quân đội Nhật. Phái Hoàng Đạo (Kôdôha, ra đời năm) chủ trương quân đội trực tiếp hành động dưới mệnh lệnh tối cao của thiên hoàng để thay đổi cơ cấu đát nước trong khi phái Thống Chế (Tôsei, ra đời khoảng 1932) chủ trương quân đội khi hành động phải liên kết với tài phiệt và quan liêu. Phái Hoàng Đạo thất bại trong cuộc chính biến Niniroku (26/02/1936) và bị phái Thống Chế đoạt hết binh quyền. 

[20] - Ui Hakujiu (Vũ Tỉnh Bá Thọ) là một học giả thực chứng về Phật giáo, tốt nghiệp Đại học Tôkyô và giáo sư Đại học Komazawa. Ông từng viết Nghiên Cứu Triết Học Ấn Độ và Phật Giáo Phàm Luận. 

[21] - Từ 1904, Nhật Bản đã can thiệp vào nội tình của Triều Tiên, đến năm 1910 thì thôn tính nước này và kéo dài sự cai trị cho đến ngày bại trận. 

[22] - Tính linh (seirei) có nghĩa "cái linh diệu trong tinh thần, tính tình" hay "tấm lòng". Chữ bắt nguồn từ Nhan Thị Gia Huấn. 

[23] - Nhật Bản Học Sĩ Hội là một cơ sở có qui chế danh dự như Hàn Lâm Viện, qui tụ những nhà nghiên cứu lỗi lạc, có công lớn, một lần được bầu vào là trở thành họi viên suốt đời. Trước thế chiến có tên là Đế Quốc Học Sĩ Viện. Số thành viên là 150, gồm 2 bộ phận: khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên 

[24] - Trung cổ ở đây dùng để tạm dịch chữ chuuse (trung thế) có nghĩa là thời kỳ từ thế kỷ 12 đến 16 ở Nhật. Trong khi đó, ở Âu Châu, trung cổ là giai đoạn từ thế kỷ thứ 4 đến 15. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]