Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Năm 1908 .... Năm 2000

20/05/201318:01(Xem: 7268)
3. Năm 1908 .... Năm 2000


NIÊN BIỂU

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trần Tri Khách

---o0o---

3.(Tiếp theo)

Năm 1908Sắc dụ của vua Duy Tân (1907- 1916) giảm bớt số tăng sĩ còn hai vị mỗi chùa.Tăng Cangcó thể kiêm trú trì hai chùa, các Ðại Sư Tăng Chúng phân tán đi các chùa thiếu sư. Sự trợ cấp của triều đình cho tăng sĩ được đổi thành tiền: Tăng Cang 1 đồng 66, Trụ Trì 1 đồng 58, Tăng Chúng 1 đồng 26. Với sự trợ cấp ít ỏi này, chùa phải trông cậy vào sự cúng dường của bá tánh và tự túc canh tác.

Trong thời này, các buổi lễ lớn tổ chức định kỳ và chính thức tại chùa miền Trung như đại giới đàn thường phải có giấy phép của quan Tỉnh cấp và phải niêm yết cho đại chúng biết từ 3, 4 tháng trước ở nhiều nơi trong vùng. 

Năm 1911HT Thiện Quảng (1862- 1911) từ Thái Lan theo cụ Phan Bội Châu về nước lần thứ hai để tổ chức kháng chiến chống Pháp bị quân Pháp phục kích bắn chết ở biên giới Việt Miên (Tây Ninh).

Ông từ Bến Tre, năm 1898 dùng ghe tìm đường hành hương cầu pháp nơi xứ Phật. Sau ba ngày lênh đênh trên biển, ghe ông bị sóng to gió lớn đánh dạt vào Thái Lan. Ông chọn một hang núi tu khổ hạnh, chỉ ăn rau. Ðược biết đến dưới danh hiệu Ông Thầy Rau, ông rất được quốc vương và dân Thái Lan kính trọng về đạo hạnh và sở học. Với sự giúp đỡ của quốc vương Thái Lan, ông dùng đường bộ từ Thái Lan qua Miến Ðiện, Tây Tạng vào Ấn Ðộ chiêm bái trong 5 tháng. Trên đường trở về theo lời hứa với quốc vương Thái Lan, ông nhân cơ hội chiêm bái các Phật tích ở Trung Quốc. Ông về tối Thái Lan năm 1902. Chí sĩ Phan Bội Châu tới Thái Lan, nghe tiếng ông tìm gặp đàm đạo. Hai bên đồng tâm hiệp ý, tương kính nhau. Ông về Việt Nam lần đầu để vận động tài chánh gây quỹ cho phong trào của Phan Bội Châu.

Năm 1923tổ chức Lục Hòa Liên xã ra đời, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các vị ưu tư về sự suy đồi của Phật Giáo Việt Nam có cơ hội gặp gỡ nhau để bàn bạc việc chấn hưng Phật Giáo qua 3 nỗ lực: chỉnh đốn tăng già, kiến lập Phật học đường, diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ. Các vị tổ sư tiền bối của phong trào này là HT Huệ Quang, Khánh Hòa và Khánh Anh. Trụ sở đặt tại chùa Long Hòa của HT Huệ Quang. Nhất Hạnh (VNPGSL 3) cho rằng Hội Lục Hòa Liên Xã là viên đá đầu tiên của phong trào chấn hưng Phật Giáo tại Nam Kỳ.

Năm 1923- 1924, tờ Ðông Pháp Thời Báo đăng nhiều bài báo chủ yếu kêu gọi cải tổ Phật Giáo. Ðạo Cao Ðài ra đời cuối năm 1925 thúc đẩy thêm việc chấn hưng Phật Giáo. 

Năm 1929ngày 13 tháng 8, HT Khánh Anh cho xuất bản tạp chí Pháp AÂmbằng chữ quốc ngữ. Nội dung kêu gọi tăng ni đoàn kết lại và nên học chữ quốc ngữ để dịch kinh sách từ chữ Hán, giải quyết nạn thất học cho tăng già và mở Viện Nghiên Cứu Phật Học. Tạp chí này ra được một số duy nhất thì bị thực dân Pháp cấm. Trước đó trong các năm 1923- 1924, tờ Ðông Pháp Thời Báo đã đang những bài chủ yếu đề nghị cải tổ Phật Giáo.

Năm 1930,nhà sư trẻ Thiện Chiếu ( chùa Chúc Thành, Xóm Gà Gia Ðịnh) xuất bản tập san Phật Hóa Tân Thanh Niênnhắm vào giới trí thức thanh niên, đưa ra lời kêu gọi hoàn toàn mới mẻ: tăng ni không nên sống bám vào sự cúng dường của tín đồ mà phải tạo dựng cơ sở tự túc, chư tăng phải có ít nhất trình độ trung cấp Phật học. Tập san này ra tới số 2 thì sư Thiện Chiếu bị Pháp bắt.

Năm 1931, cư sĩ Phạm Ngọc Vinh sáng lập tạp chí Từ Bi AÂm. Ngày 21 tháng 9 cùng năm, ông cúng dường cho Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học Hội. Ngày 1.1. 1932 Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học Hội ra mắt tạp chí Từ Bi AÂm trong cả nước dưới hình thức bán nguyệt san, HT Khánh Hòa làm chủ nhiệm, sư cụ Bích Liên làm chủ bút, thiền sư Liên Tôn làm phó chủ bút, cư sĩ Trần Nguyên Chấn (bố vợ cư sĩ Phạm Ngọc Vinh) làm quản lý, với sự trợ bút của nhiều cao tăng trong nước. Trụ sở tại chùa Linh Sơn (Quận 1, Sài Gòn). Năm 1933 (số 45) HT Khánh Hòa từ chức, thiền sư Chánh Tâm (chùa Thiên Phước, Trà Ôn Vĩnh Long) được mời làm chủ nhiệm. Năm 1937, Từ Bi AÂm trở thành nguyệt san. Trong 10 năm trời, tạp chí Từ Bi AÂm đã góp phần quan trọng trong việc phổ thông hóa Phật pháp bằng quốc ngữ.

Tháng 12 năm 1933 tạp chí Viên AÂm,cơ quan chính thức của Hội An Nam Phật Học, ra mắt tại Huế, do cư sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám (1896- 1969) trông coi. Ông là nhà báo đa tài lại khiêm nhường, viết truyện ngắn, truyện dài, chuyện hài hước, giảng giải về Phật pháp, luận giải kinh điển, lãnh vực nào cũng xuất sắc. Kể từ số 48 (tháng 5, 1942) ông giao việc phụ trách tờ báo cho giới trẻ. Từ đó, hầu hết bài vở của tạp chí Viên AÂm đều do các đoàn viên Ðoàn Phật Học Ðức Dục viết bằng lối văn mới, gọn dễ hiểu, và hướng về tuổi trẻ. 

Năm 1935 Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tuần báo Ðuốc Tuệ, TT Trí Hải trông coi, trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Báo Ðuốc Tuệ có nhà in riêng. Sau này đổi tên thành Diệu AÂm rồi Phương Tiện(do TT Tố Liên trông coi). Ngoài ra TT Trí Hải còn chủ trương nhật báo Tân Tiến.

16 tháng 7. 1935, tờ báo bán chạy nhất Lục Tỉnh Tân Văn bắt đầu ra phụ trang Phật Học hàng tuần, bán 6 xu mỗi tờ. Tháng 10. 1935, hội Lưỡng Xuyên Phật Học ra mắt tạp chí Duy Tâm, HT Huệ Quang làm chủ nhiệm, bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý. Tòa soạn tại chùa Long Phước, Trà Vinh. Ðây là tờ báo có uy tín trong cả nước, nên khi ông Trần Nguyên Chấn lên tiếng khích bác tạp chí này trên tờ Từ Bi AÂm, sư trú trì chùa Bảo Long (Tà Keo ở Nam Kỳ) gởi thư đăng trên tạp chí Tiếng Chuông Sớmở Hà Nội khuyên ông Chấn nên chấm dứt hành động đó.

Năm 1937, hội Tịnh Ðộ Cư Sĩ xuất bản tạp chí Pháp AÂm, chủ nhiệm Lê Văn Hậu (từng cộng tác với tạp chí Duy Tân), chủ bút Trần Huỳnh. Tạp chí này ra được 16 số, có đăng một số bài của Phạm Ðình Vinh cổ võ việc chấn hưng Phật giáo theo đường lối thiên tả. Ngày 15 tháng 1. 1937, Ðà Thành Phật Học Hội ở Ðà Nẵng ra mắt tạp chí Tam Bảo Chí

Ðầu năm 1938, Kiêm Tế Phật Học Hội ra mắt tạp chí Tiến Hóa, chủ nhiệm là cư sĩ Ðỗ Kiết Triệu, chủ bút là Phan Thanh Hà. Trụ sở tại chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Tờ báo chủ trương phổ biến Phật pháp và “bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm chúng sanh khỏi khổ được vui”. ùKiêm Tế Phật Học Hội do sư Trí Thiền và Thiện Chiếu thành lập. Sư Thiện Chiếu viết nhiều bài trên tạp chí Pháp AÂm (từ số 7) và Tiến Hóa dưới các bút hiệu. Tạp chí Duy Tâm và Tiến Hóa có ảnh hưởng trong cả nước, tạo nên những tranh luận sôi nổi về một số chủ đề Phật pháp.

Tháng 8 năm 1945, báo chí Phật Giáo trên toàn quốc nhất loạt đình bản để các tăng sĩ và cư sĩ đi làm việc nước.

Năm 1946, đoàn Phật Học Ðức Dục với sự hỗ trợ của sư Mật Thể xuất bản tạp chí Giải Thoát với tiêu đề: Cơ quan nghiên cứu và áp dụng đạo Phật vào đời sống mới.Ðồng thời, tại Hà Nội, các TT Trí Hải, Tố Liên và Thái Hòa cũng cho xuất bản tạp chí Tinh Tiếncũng với mục đích dung hợp phong trào cách mạng và phong trào Phật Giáo. Giải Thoát ra được 9 số, Tinh Tiến ra được 10 số thì đình bản vì chiến tranh ác liệt.

Năm 1950, TT Thiện Minh xuất bản tạp chí Hướng Thiệntại Ðà Lạt. Tạp chí này đình bản năm 1951.

Năm 1951, tổ chức Phật Giáo Thiện Hữucủa nhóm Phật tử trí thức Việt Pháp tài trợ việc xuất bản tạp chí Liên Hoa, do cư sĩ Huỳnh văn Trọng làm chủ nhiệm, thiền sư Nhất hạnh làm chủ bút. Một biên tập viên là bác sĩ André Migot đã gây chấn động trong giới Công Giáo với chủ trương nên chấm dứt sự truyền bá đạo Thiên Chúa trong xã hội Á Ðông mà nên để cho họ theo tôn giáo truyền thống của họ là Phật Giáo (qua tác phẩm Phật Giáo Với Văn Minh AÂu Tây). Cư sĩ Pierre Marti (pháp danh Long Tử) là quản lý của tạp chí cho tới năm 1954, đã từng diễn giảng Phật pháp bằng tiếng Việt tại nhiều chùa ở cao nguyên Trung Phần.

Cũng năm 1951, Hội Phật Học Nam Việt ra mắt nguyệt san Từ Quang, do cư sĩ Mai Thọ Truyền trực tiếp trông coi. Ðược chư tăng ở Phật Học Ðường Nam Việt nâng đỡ và cộng tác biên tập, tạp chí này đóng góp lớn lao vào việc phổ biến Phật học tại miền Nam. Tới số 242 thì cư sĩ Mai Thọ Truyền mất, nhưng tạp chí vẫn tiếp tục ra cho đến tháng 4. 1975.

Năm 1956 ( rằm tháng 8), Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản tạp chí Phật Giáo Việt Nam.HT Huệ Quang làm chủ nhiệm, Nhất Hạnh làm chủ bút. Trên tạp chí này, nhiều cây bút liên tục viết các bài kêu gọi thống nhất Phật giáo, thậm chí tấn công những người được coi là cản trở, cục bộ trong các tập đoàn Phật Giáo. Trên thực tế cho tới lúc đó, chỉ có Gia Ðình Phật Tử là ngành duy nhất thống nhất về mặt tổ chức, mặc dù trong Ðại Hội Phật Giáo Toàn Quốc năm 1951 họp tại chùa Từ Ðàm (Huế), các đại biểu đã đồng ý trên nguyên tắc “xóa bỏ bản vị các tập đoàn để thành lập Tổng Hội Phật Học Việt Nam”.Phật Giáo Việt Nam được sự cộng tác của nhiều cây bút Phật Giáo tăng sĩ cũng như cư sĩ viết về nhiều chủ đề quan trọng của Phật Giáo nước ta dưới nhiều hình thức kể cả nhạc, kịch và kịch thơ. Tạp chí này bị chính quyền đình bản vào giữa năm 1959, có lẽ vì những bài báo kêu gọi bất bạo động.

Cho tới sau biến cố 1 tháng 11. 1963, báo chí Phật Giáo mới có cơ hội hoạt động trở lại, với khí thế rầm rộ từ nhật báo tới nguyệt san. 

Năm 1934để nâng cao trình độ tu học, thầy THÍCH TRÍ THỦ cùng một số bạn đồng môn từng theo học với HT Phước Huệ ( sư tổ chùa Thập Tháp, Bình Ðịnh) ra Huế, vận động tổ chức trường Phật Học Tây Thiên, mời HT Giác Nhiên, Phước Huệ, Thánh Duyên, Quốâc AÂn, Tường Vân dạy nội điển, bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám, các ông Nguyễn Khoa Toàn và Cao Xuân Huy dạy các môn văn hóa ngoại điển. Việc học ngoại điển của các tăng sĩ dầu được sơ tổ phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông 1258- 1308) đặc biệt lưu ý, đã không được thiền môn VN lưu tâm vào những thế kỷ sau. Trường Phật Học Tây Thiên tổ chức học trình 10 năm: 3 năm sơ đẳng, 3 năm trung đẳng, 2 năm cao đẳng, 2 năm siêu đẳng. Lớp Sơ đẳng do tổ Thập Tháp chủ giảng, phần nội điển gồm: Luật Sa Di, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Thủy Sám.

Thầy Trí Thủ (1909- 1984) là con một, học kinh từ năm 14 tuổi tại chùa Hải Ðức, Huế. Năm 17 tuổi xuất gia tại chùa Trà Am (Huế ) với HT Viên Thành, được ban pháp danh Tâm Như. Năm 20 tuổi thọ cụ túc tại đại giới đàn chùa Từ Vân, Ðà Nẵng. Vì trúng tuyển đứng đầu trong số hơn 300 giới tử, ông được bổn sư ban cho pháp hiệu Thích Trí Thủ. Năm 23 tuổi ông tới chùa Thập Tháp (Bình Ðịnh) tìm học với HT Phước Huệ.

Năm 1938 sau khi tốt nghiệp trường Phật Học Tây Thiên, ông bắt đầu làm giảng sư hội Phật Học Huế, dạy sơ cấp Phật học tại chùa Báo Quốc và trung cấp Phật học tại trường Phật Học Tây Thiên. Năm 1939 ông được giao phó việc đào tạo và giảng dạy Ni trường đầu tiên cho cả nước được thành lập tại chùa Từ Ðàm (Huế). Năm 1942, ông được cử làm trú trì chùa Báo Quốc. Năm 1948 trường Sơn Môn Phật Học chùa Linh Quang được dời về chùa Báo Quốc, ông được giao phó trách nhiệm Giám Ðốc Phật Học Ðường Báo Quốc. Từ thập niên 50, nhiều học tăng từ Sài Gòn và Hà Nội được gởi tới đây tu học. Trong 3 thập niên 50, 60 và 70 Phật Học Ðường Báo Quốc đào tạo nhiều tăng tài sau này đảm trách các chức vụ trọng yếu trong giáo hội từ trung ương tới các địa phương, cung cấp giảng sư cho các Tỉnh Hội Phật Giáo, các cố vấn giáo lý cho các đơn vị Gia Ðình Phật Tử, giáo sư Phật pháp cho các trường tư thục Bồ Ðề tại miền Trung. 

Năm 1951, sau khi Tổng Hội Phật Giáo VN được thành lập, ông đặt viên đá đầu tiên xây cất trường tiểu học Bồ Ðề tại Huế, mở đầu cho mạng lưới giáo dục các trường tư thục Bồ Ðề của giáo hội sau này. Sau đó, ông đã thành lập những Phật Học Ðường Hải Ðức (Nha Trang, 1956), Phổ Ðà (Ðà Nẵng), Linh Sơn (Ðà Lạt), Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn).

Năm 1964, trong trách vụ Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp của GHPGVNTN, ông tổ chức ba Ðại Hội Hoằng Pháp tại Phật Học Viện Hải Ðức (Nha Trang), chùa Xá Lợi (Sài Gòn), chùa Ấn Quang (Chợ Lớn). Trong năm này, ông làm Viện trưởng Viện Cao Ðẳng Phật Học tại chùa Pháp Hội, bước cơ bản cho việc thành lập Viện Ðại Học Vạn Hạnh sau này. Kể từ năm 1968, ông được tôn cử làm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo (Ấn Quang) trong Ðại Hội GHPGVNTN 5 và 6. Trong Ðại Hội kỳ 7 của Giáo Hội ( tháng 1. 1977), với tư cách Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo ông kêu gọi thống nhất Phật Giáo trong cả nước trong tinh thần đạo pháp và dân tộc nhưng không đạt được kết quả mà còn bị chỉ trích vì một số cấp lãnh đạo Phật Giáo đã cảm thấy sự đè nén của chính quyền Cộng Sản.

Ông đã dịch nhiều Kinh, Luật và Luận, soạn các Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia và Thập Thiện, Nghi Thức Phật Ðản, Nghi Thức Buổi Lễ Khuya, viết Mẹ Hiền Quan AÂm, Pháp Môn Tịnh Ðộ. Cuốn Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giảicủa ông có một phụ lục gồm các bản tiếng Phạn, Mãn Châu, Tây Tạng, Vu Ðiền, Mông Cổ, Pali, chữ Hán, chữ Nôm của thiền sư Minh Châu Hương Hải, tiếng Anh, Pháp và Nhật cho thấy sự thận trọng và công phu sưu tập của ông.

Ông chủ trương Tăng Già phải tự thấy mình là ngôi thường trú Tam Bảo, phải được huấn luyện và tự huấn luyện đầy đủ Trí và Ðức. Tại các Phật Học Viện do ông thành lập, ông cho tăng sinh học song song hai chương trình văn hóa đạo và đời, nhất là các ngành văn hóa thực dụng. Ðích thân ông hướng dẫn tăng ni đi thi bằng Tiểu học ngoài đời gây chấn động dư luận thời đó.

Ông cũng cho một số học tăng vào Sài Gòn học các khoa chế biến, sau đó mở các xưởng sản xuất vị trai, dấm, làm nấm, xà bông, nhang đèn, in và phát hành kinh sách. 

Phật Ðản năm 1935tại Huế được tổ chức trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 âm lịch.

Chiều ngày 7 tháng 4 AÂL tại chùa Diệu Ðế, Ban Ðồng Ấu gồm 52 em trong đồng phục áo the xanh quần trắng, đeo giải băng màu vàng chữ nâu Nam Mô Bổn Sư Thích ca mâu Ni Phật,hát bản nhạc Mừng Phật Ðản (sau này được phổ thông dưới tên Trầm Hương Ðốt). Ðây là bản nhạc Phật Giáo đầu tiên ghi theo ký âm pháp Tây Phương của nhạc sĩ Bửu Bác, ở giai đoạn nền tân nhạc VN còn phôi thai. Sau đó thiền sư Giác Nhiên ( sau này được gọi là Ôn Thiền Tôn,Ðệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN năm 1973) giảng về Bát Nhã Tâm Kinhtrước máy vi âm.Vua Bảo Ðại đã được mời dự với tư cách Hội Trưởng Danh Dự Hội An Nam Phật Học. Ðây là lần đầu tiên máy vi âm (micro) được dùng trong buổi lễ Phật Giáo. Cho tới năm 1943, khi Phạm Duy hát phụ diễn cho gánh cải lương Ðức Huy ở Hải Phòng cũng chưa được dùng máy vi âm.

Sáng Phật Ðản ngày 8 tháng 4 AÂL, Ni cô Diệu Hương giảng kinh A Di Ðà, ni cô Diệu Viên thuyết về Phật Học Ðối Với Phụ Nữ. Ðây cũng là một điều hoàn toàn mới mẻ vì cho tới Ðại Hội Hoằng Pháp năm 1962 tại Phật Học Viện Nha Trang, khi Sư Bà Như Thanh đề nghị lập một đoàn hoằng pháp lưu động do Ni chúng phụ trách, TT Trí Thủ (năm 1964 là Tổng Ủy Viên Hoằng Pháp của GHPGVNTN) đã đưa ra ý kiến bác bỏ: Ni chúng lo việc từ thiện xã hội, còn việc hoằng pháp thì để cho bên tăng đảm trách.

Sự thành công của lễ Phật Ðản này đã tạo nên một số bài báo công kích đạo Phật trên các báo Tràng An và Ánh Sáng (Huế), cho rằng đạo Phật ru ngủ quần chúng nên phục hưng Phật Giáo là việc làm không hợp thời. Các cư sĩ Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Ðình Thám đã phản bác lại bằng những lập luận có sức thuyết phục cao. Nhờ vậy, cho tới năm 1940, Hội An Nam Phật Học đã tổ chức được tới đơn vị cấp xã (khuôn hội) tại khắp các tỉnh miền Trung.

Năm 1936Hội Tịnh Ðộ Cư Sĩ được thành lập, là hậu thân của Hội Lễ Bái Lục Phương được thành lập từ 1933 theo tinh thần kinh Thi Ca La Việt ( có người gọi là Kinh Lễ Sáu Phương ). Hội viên toàn là cư sĩ, nhưng mời sư Minh Trí làm Tông Sư Chứng Minh và suy tôn ông là Tông Sư Minh Trí. Trụ sở của Hội là chùa Tân Hưng Long (Chợ Lớn) khánh thành năm 1936. Tới thập niên 1950, tỉnh nào ở miền Nam cũng có chùa của Hội Tịnh Ðộ Cư Sĩ. Hầu hết các chùa này đều trồng, biến chế và lập phòng thuốc Nam phát thuốc cho đồng bào nghèo. Sư Minh Trí trước khi trở thành Tông Sư của Hội, đã nhiều năm vân du đi tìm những dược thảo chữa bệnh cho dân chúng. Phần lớn các chùa của Hội có tăng sĩ trụ trì và hướng dẫn nghi lễ.

Năm 1955, cư sĩ Ðoàn Trung Còn thành lập Hội Tịnh Ðộ Tông Việt Nam, trụ sở tại chùa Giác Hải ở Phú Lâm. Ông là tác giả bộ Phật Học Từ Ðiển và chủ trương nhà xuất bản Phật Học Tùng Thơ từ năm 1932. Ông biên soạn và dịch thuật 39 tác phẩm biên khảo Phật học, phổ biến rộng tới Bắc và Trung Kỳ. Sau này ông xuất gia, có pháp danh là Thích Hồng Tại. Hội Tịnh Ðộ Tông đã thu hút được một số khá đông người Việt gốc Hoa. 

Năm 1939ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão, giáo chủ HUỲNH PHÚ SỔ (1919- 1947) sau bốn lần đi núi tìm đạo (gọi là đăng sơn), đã khai sáng đạo Hòa Hảo tại xã Hòa Hảo, quận Tân Châu, Châu Ðốc. Ông cũng có tài chữa nhiều bệnh bằng các phương thuốc vô cùng dản dị (như nước lạnh, vài thứ bông, vài thứ lá .v..v..) và luôn luôn thuyết pháp khuyên làm lành, lánh dữ, kính tin Phật Trời. Ông là người có tài thuyết pháp thao thao bất tuyệt, giọng nói thanh tao, lời lẽ khi cao siêu như sấm ký, lúc lại dản dị mà thực tiễn. Ông khiêm tốn, bình dân, đối xử bình đẳng với mọi người nên dân quê gọi ông là “Ông tướng bình dân”, đệ tử gọi ông là Ðức Thầy. Nhà cầm quyền Pháp nghi ngờ hoạt động của ông, cấm ông hành đạo tại Châu Ðốc. Ông phải lưu động thường xuyên, nhưng tới năm 1941 họ cũng bắt ông nhốt tại bệnh viện Chợ Quán rồi tại sở Công An Sài Gòn. Nhờ quân đội Nhật can thiệp ông mới được trả tự do. Sau đó ông vận động thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội để liên hiệp các tông phái Phật Giáo, kết hợp các tăng ni, Phật tử và những nhà trí thức có khuynh hướng Phật Giáo. Cuộc vận động này gặp nhiều khó khăn nên không kết quả. Năm 1945, ông thành lập Việt Nam Ðộc Lập Vận Ðộng Hội, một tổ chức đấu tranh cho tự do và độc lập. Ngày 14 tháng 8. 1945 ông được đề cử làm Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, một liên minh các đảng phái quốc gia để mưu đồ độc lập cho nước nhà. Ngày 21 tháng 9. 1946, ông thành lập đảng Dân Xã, tổ chức chính trị và quân sự của Phật giáo Hòa Hảo. Vì uy tín của ông trong hàng ngũ quốc gia ở Nam Bộ ngày càng tăng, Việt Minh đã âm mưu sát hại ông vào ngày 25 tháng 2. 1947. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ( khoảng 2 triệu người vào năm 1945, đại đa số ở Nam Bộ) tin tưởng rằng ông sẽ trở lại thế gian, cũng như trước đây họ đã cho rằng ông là lần chuyển kiếp thứ tư củaPhật Thầy Tây An. Tây An Cổ Tự nơi Phật Thầy Tây An hoằng đạo được coi là chùa lớn thứ hai của Phật Giáo Hòa Hảo, sau chùa An Hòa Tự ở xã Hòa Hảo, Tân Châu, Châu Ðốc. 

Ðạo Hòa Hảo, còn gọi là Phật Giáo Hòa Hảo, lấy pháp môn Tịnh Ðộ làm căn bản, đề cao hiếu nghĩa tứ ân, chỉ cúng Phật bằng nước lạnh, hoa và nhang, nghi thức tụng niệm ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ ( gồm bài nguyện trước bàn thờ ông bà, bài nguyện trước bàn thờ Phật và năm câu nguyện), không thờ hình tượng, không đốt vàng mã, không tổ chức trai đàn phướn xá, ăn chay tháng 4 ngày, không có thành phần xuất gia chỉ có hàng tại gia cư sĩ học Phật tu Nhân. Chi nhánh đạo tổ chức từ cấp thấp nhất là Ban Trị Sự ở làng. Người nào muốn quy y theo đạo phải có hai người bổn đạo bảo lãnh và tiến cử đến Ban Trị Sự làng.

Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ để lại bộ Sấm Giảng gồm 6 quyển:

1-Sấm Giảng Khuyên Người Ðời Tu Niệm (1939)

2-Kệ Dân Của Người Khùng (1939)

3-Sấm Giảng (1939)

4-Giác Mê Tâm Kệ (1939)

5-Khuyến Thiện (1942)

6-Những Ðiều Sơ Lược Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền (1945)

Năm 1940tháng 10, cư sĩ Lê Văn Giảng xin xuất gia với HT Phó Tăng Thống Cambodia, được ban pháp danh HỘ TÔNG (Vansarakhita). Cuối năm, ông được cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu và một số Phật tử Nam Tông thỉnh về Việt Nam lập chùa Bửu Quang ở Thủ Ðức. Ðây là ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên của người Việt tại miền Nam.

Sư Hộ Tông (1893- 1981) sanh tại Châu Ðốc, học tại Hà Nội và làm việc ( thú y sĩ) tại Cambodia. Năm 1927, ông bắt đầu tìm hiểu về các pháp tu hành khi làm việc tại Soay Rieng, gần biên giới Việt Nam. Trước tiên ông tu theo Tịnh Ðộ và Mật Tông nhưng không thỏa mãn. Sau này, nhờ nghe HT Phó Tăng Thống Cambodia giảng về Bát Chánh Ðạo tại chùa Unalom ở Soai Rieng, ông thấy thích thú. Vị này cũng là giám đốc trường Cao Ðẳng Pali tại Nam Vang, đã giới thiệu cho ông một quyển sách bằng tiếng Pháp về Bát Chánh Ðạo tại thư viện của chùa. Ðọc xong, ông tiếp tục tới chùa Unalom học tập kinh điển Pali và tập pháp thiền Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati). Sau vài năm, ông đạt được kết quả tốt. Năm 1934, đổi về làm việc tại tỉnh Prey Vey, ông giúp thành lập một trung tâm thiền định tại chùa Ruong Damrey, đồng thời giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền. Ðể khuyến khích người Việt xuất gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, ông bỏ ra 2 năm dịch cuốn Luật Xuất Gia , sau đó lại soạn Kinh Nhật Hành Cho Người Tại Gia.Năm 1936, ông trở lại Nam Vang, vận động một nhóm cư sĩ, tu bổ ngôi chùa Bắc tông tên Sùng Phước, biến thành nơi giảng dạy về Phật Giáo Nguyên Thủy cho người Việt trên đất Miên.

Ông làm trú trì chùa Bửu Quang, Thủ Ðức, cho tới năm 1944 lại qua Miên thực hành hạnh đầu đà ( sống đời độc cư hành thiền trong rừng). Năm năm sau (1949) ông trở lại VN thì chùa Bửu Quang đã bị quân Pháp phá hủy từ 1947. Ông cùng một số cư sĩ mua một lô đất trống tại Quận 3 Sài Gòn, lập chùa Kỳ Viên năm 1950. Nơi đây sau đó trở thành trung tâm chính cho các hoạt động hoằng pháp của Phật Giáo Nguyên Thủy. Năm sau, 1951 ông tu sửa chùa Bửu Quang.

Năm 1954, ông cùng sư Bửu Chơn dự Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần 4 tại Rangoon, thủ đô Miến Ðiện. Ông đọc diễn văn trong ngày bế mạc đại hội. Năm 1957 Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam được thành lập, trụ sở tại chùa Kỳ Viên, ông được suy tôn làm Tăng Thống. Năm 1980 ông sang Pháp nhưng sau đó quyết định trở lại VN. Ông tịch tại chùa Bửu Quang, Thủ Ðức ngày 25.8.1981.

Ông đã vận động xây cất nhiều chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, dịch và viết nhiều sách hướng dẫn giáo lý, luận và luật tạng của Phật Giáo Nguyên Thủy bằng lối văn dản dị trong sáng. Ông góp phần quan trọng trong nỗ lực phát triển Phật Giáo Theravada tại miền Nam. Nỗ lực này được sự tiếp tay của một số đáng kể những danh tăng Phật Giáo Nguyên Thủy. Cư sĩ Phạm Kim Khánh cũng góp phần quan trọng qua nỗ lực dịch và xuất bản nhiều sách về giáo lý PGNT liên tục từ năm 1970. Thống kê năm 1997 tại Việt Nam có 64 chùa Phật Giáo Nguyên Thủy người Việt; ở miền Trung có các chùa Tam Bảo (Ðà Nẵng), Huyền Không (Huế) ...

Năm 1940Bắc Kỳ Phật Giáo Hội qua nỗ lực của các nhà sư Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài và Thanh Tích phối hợp với Trường Viễn Ðông Bác Cổ bắt đầu thực hiện bộ Phật Ðiển Tùng San.Tới năm 1943, bộ này đã thực hiện theo lối in dập lại được 8 tập các tác phẩm Phật Giáo Việt Nam bằng chữ Nôm và chữ Hán: Chư Kinh Nhật Tụng, Thụ Giới Nghi Phạm, Thiền Uyển Kế Ðăng Lục, Pháp Hoa Ðề Cương, Bát Nhã Trực Giải, Khóa Hư Lục, Trần Triều Dật Tồn Ðiển Lục và Lễ Tụng Hành Trì Yếu Tập. Ðây là những tài liệu tham khảo hiếm hoi về các tác phẩm xưa của Phật Giáo Việt Nam vào thời đó. Những năm sau, vì chiến tranh công trình này của Hội Bắc Kỳ Phật Giáo bị đình trệ.

Bắc Kỳ Phật Giáo Hội cũng thực hiện bộ Hải Triều AÂm Văn Khố, giới thiệu các tác phẩm tân thư dễ hiểu của Phật Giáo Trung Hoa cận đại thuộc các tác giả như Ðại Sư Thái Hư, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Châu Tự Ca, AÂu Dương Kiến Vô ... giúp cho việc học Phật của giới cư sĩ cựu học và tân học dễ dàng hơn.

Bắc Kỳ Phật Giáo Hội thành lập năm 1934 và phát triển rất nhanh nhờ có nhiều thượng lưu và trí thức học giả miền Bắc tích cực tham dự từ đầu. HT Thanh Hanh được suy tôn làm Thiền Gia Pháp Chủ. Hội đã thành lập ngay Ban Khảo Cứu Phật Học do Trần Trọng Kim làm trưởng ban với 17 học giả thông thạo Nho và Pháp tham dự. Báo Ðuốc Tuệ là cơ quan chính thức của Hội. Hai cư sĩ tích cực nhất là Ðồ Nam Nguyễn Trọng Thuật và Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. Hội cũng mở trường Tăng Học Trung Cấp ( bốn năm Sơ Cấp, ba năm Trung Cấp) tại chùa Quán Sứ và chùa Bồ Ðề. Năm 1936, Hội mở trường Tăng Học Cao Cấp (ba năm) tại chùa Bằng Sở (Hà Ðông) do thiền sư Trung Thứ làm Ðốc Giáo. 

Năm 1943ngày 14 tháng 3, gia đình Phật Hóa Phổ có bản điều lệ và Ban Ðiều Hành lần đầu với thành phần:

- Phụ trách tổng quát: Phan Hữu Bình

-Phụ trách hoạt động thanh niên: Tráng Thông

-Phụ trách thông tin đối ngoại: Ðinh Văn Vinh

-Phụ trách giáo lý cấp sơ đẳng: Ðinh Văn Nam ( sau này xuất gia là HT Minh Châu)

-Phụ trách ca vũ nhạc: Lê Bối

-Phụ trách tổ chức các đội hình, cắm trại, đại lễ: Nguyễn Hữu Quán

Gia đình Phật Hóa Phổ là hình thức đầu tiên của tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam được tổ chức theo từng gia đình, lấy tên gia trưởng làm tên đơn vị. GÐPHP phổ biến Phật pháp trong giới trẻ, dạy các em xây dựng lòng tin chân chánh, thực hành đạo đúng đắn, không mê tín dị đoan. Hạt nhân đầu tiên được thành lập vào năm 1940 là Gia Ðình Phật Hóa Phổ Tâm Minh do bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám làm Phổ Trưởng. Sinh hoạt của Gia Ðình Phật Hóa Phổ Tâm Minh nhanh chóng được các gia đình trí thức khác ở Huế bắt chước. Việc tổ chức theo đơn vị gia đình để khỏi phải xin giấy phép thành lập hội rất phiền phức trong thời Pháp thuộc. Một huynh trưởng hướng đạo, Lê Lừng, thấy sinh hoạt này phát triển đã vẽ huy hiệu của đoàn là hoa sen trắng có 5 cánh trên, 3 cánh dưới. Sau này trở thành huy hiệu chính thức của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam. Ông cũng là tác giả bản nhạc phổ thông nhất trong Gia Ðình Phật Tử VN ( Dây Thân Ái). Bài ca chính thức của GÐPTVN là bài Sen Trắngcủa Ưng Hội. Ðoàn Thiếu Nữ Phật Tử có bài đoàn ca riêng, Ðoàn Liên Hương của Hoàng Cang.

Theo Nhất Hạnh (VNPGSL 3, tr. 254), ở ngoài Bắc, các cơ sở Gia Ðình Phật Hóa Phổ được các cư sĩ Nguyễn Văn Nhã, Lê Văn Lãm, Vũ Thị Ðịnh thực hiện tại Hà Nội và Hải Phòng. Trong Nam, các cư sĩ Tống Hồ Cầm, Nguyễn Văn Thục xây dựng các đơn vị Gia Ðình Phật Hóa Phổ trong phạm vi Hội Phật Học Nam Việt.

Năm 1951, Hội Nghị Toàn Quốc Gia Ðình Phật Hóa Phổ họp tại Huế, đổi danh hiệu thành Gia Ðình Phật Tử. Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng GÐPT đầu tiên được tổ chức nhân dịp này với Ban Trại Trưởng gồm 10 người do thầy Minh Châu làm Cố Vấn và cư sĩ Võ Ðình Cường làm Trại Trưởng. Có 33 trại viên tham dự (29 từ miền Trung, 3 từ miền Bắc và 1 từ miền Nam). Tới năm 1973, số lượng huynh trưởng và đoàn viên của tổ chức này tới trên 200 ngàn.

Ðẳng cấp Gia Ðình Phật Tử Việt Nam được tổ chức theo các trình độ tu chứng qua các cấp từ Tập, Tín, Tấn tới Dũng. Sau năm 1975, các khóa huấn luyện huynh trưởng vẫn được tiếp tục tổ chức đều hòa tại Mỹ và AÂu Châu. Gia Ðình Phật Tử là ngành duy nhất của Phật Giáo Việt Nam hiện đại được ca ngợi về sự thống nhất trong tổ chức từ ngày thành lập tới nay. 

Năm 1943TT MẬT THỂ (Tâm Nhất, Nguyễn Hữu Kê 1912- 1961) công bố Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Tân Việt xuất bản tại Hà Nội.Tác phẩm này được tái bản nhiều lần, là cuốn sử Phật Giáo VN đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Tại hải ngoại, tác phẩm này cũng đã được Phật Học Viện Quốc Tế tái bản từ năm 1984. Ông xuất gia từ năm 12 tuổi với thiền sư Giác Tiên tại chùa Trúc Lâm (Huế), năm 1933 được mời làm giảng sư Hội An Nam Phật Học, năm 1937 được gởi qua tu nghiệp tại Phật Học Viện Tiêu Sơn ở Trung Quốc. Vì chiến tranh Hoa Nhật, năm 1940 ông phải về nước, đem theo một số sách Tân Thư Phật Học bằng văn Bạch Thoại. Năm 1941- 1942, ông phiên dịch các tác phẩm Tân Thư nói trên, viết tập văn thơ và khảo luận Xuân Ðạo Lývà dạy học tại trường Sơn Môn Phật Học. Ông cũng được mời dạy tại Phật Học Ðường Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh năm 1941. Một năm sau, ông trở ra Huế, đi khắp các tổ đình miền Trung rồi ra Hà Nội để thu thập tài liệu viết về sử Phật Giáo Việt Nam. Ðiều đặc biệt là mặc dù xuất gia từ năm 12 tuổi, được mời giảng dạy các trường Phật học từ 21 tuổi, không hề rời khỏi Tăng Già mà mãi tới năm 32 tuổi (1944) ông mới thọ đại giới tại chùa Thiền Tôn, Huế.

Ông là người thông minh. Ngoài căn bản Hán Văn rất vững, ông tự học chữ quốc ngữ, làm những bài thơ mới; tự học chữ Pháp để đọc các bài biên khảo Phật Giáo bằng Pháp ngữ. Tháng 1. 1943 ông ra ứng cử Ðại Biểu Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đơn vị Thừa Thiên và được sự ủng hộ của giới Phật tử trẻ tuổi nên đắc cư.û Ðây là lần đầu tiên một nhà sư trực tiếp hoạt động chính trị nên một số vị lãnh đạo Sơn Môn và các cư sĩ lớn tuổi không tán thành. Năm 1946, ông được mời làm Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Thừa Thiên. Mặc dù biết rất rõ rằng xây dựng phong trào Phật Giáo dân tộc bên cạnh người Cộng sản rất khó, nhưng ông quan niệm người Phật tử phải có mặt ở đó để bênh vực, che chở cho những Phật tử phục vụ trong hàng ngũ kháng chiến. Vì vậy trong buổi họp mặt năm 1947 tại chùa Thế Chí ở Thừa Thiên với một số Phật tử trẻ đồng chí hướng thảo luận về tương lai Phật Giáo trong tình huống hiện tại, trước khi rút về chiến khu, ông giao nhiệm vụ cho những người ở lại cố gắng dựng lại chùa, quy tụ Phật tử lại để sinh hoạt và phục hồi phong trào Phật Giáo. Ông trao cho họ tất cả tiền quỹ của tạp chí Giải Thoát và dặn họ dùng tiền này cố gắng xuất bản một tờ báo tại Huế để tiếp tục công trình của tạp chí Giải Thoát. Những người ở lại đó sau này trở thành những khuôn mặt nổi bật của Phật Giáo Việt Nam như HT Minh Châu, Thiên AÂn, Mãn Giác, cư sĩ Cao Hữu Ðính ...

Không thể làm ngơ trước chính sách đàn áp Phật Giáo ngày càng lộ liễu của Cộng Sản, ông công khai chống đối chế độ và bị quản thúc tại Nghệ An từ năm 1957. Cộng Sản cô lập ông không cho ông đi đâu, cũng không cho bất cứ ai tiếp xúc với ông, nhưng ông không chết đói nhờ đồng bào thỉnh thoảng lén ném vào sân cho ông một túi gạo nhỏ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, ông vẫn viết được tác phẩm Thế Giới Quan Phật Giáotrước khi viên tịch vào năm 1961. Bản thảo này sau đó được chuyển vào Nam và được tạp chí Vạn Hạnh xuất bản năm 1967 tại Sài Gòn. Tác phẩm này nói về sự cần thiết của đạo Phật trong trào lưu chính trị, văn hóa và kinh tế hiện đại, trong đó ông phê bình sự nông cạn của chủ nghĩa Duy Vật và khẳng định Phật Giáo không duy vật, chẳng duy tâm.

Sư Mật Thể là người có chí nguyện lớn và sẵn sàng hành động để thực hiện chí nguyện đó. Ông là hình ảnh tiêu biểu của lý tưởng Bồ Tát trong Lục Ðộ Tập Kinh.Trong suốt chiều dài lịch sử Phật Giáo Việt Nam, hình ảnh Phật Giáo dấn thân đó luôn luôn xuất hiện vào mỗi thời nhân dân khốn khó điêu linh. 

Năm 1950từ 26 tháng 5 tới 7 tháng 6, đại biểu 26 nước họp tại thủ đô Colombo (Tích Lan) thành lập World Fellowship of Buddhists (Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới, thường gọi tắt là Phật Giáo Thế Giới) công nhận lá cờ 5 sắc do đại tá Olcott đề nghị là lá cờ Phật Giáo. Phái đoàn Việt Nam tham dự gồm: Thượng Tọa TỐ LIÊN trưởng đoàn, Phạm Chữ thông dịch viên Anh ngữ bộ Ngoại Giao, Ðại Ðức Thạch Bích đại diện Phật Giáo Nguyên Thủy, thành viên. Phái đoàn đã tranh đấu để VN được quyền cử một đại biểu vào Ðại Hội Ðồng của Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới như một quốc gia riêng biệt, thay vì chỉ có một đại biểu chung cho Liên Bang Ðông Dương.

Năm 1950(ngày 6 tháng 8), quốc trưởng Bảo Ðại ký ban hành dụ số 10 quy định muốn lập hội phải xin phép trước, chính quyền có thể bác đơn mà không cần nêu lý do. Giấy phep lập hội đã cấp có thể bị thu hồi vì lẽ trị an. Chính quyền có quyền xét hỏi, kiểm soát nội tình các tôn giáo. Cấp lãnh đạo các tôn giáo phải do một đại hội đồng bầu cử. Chỉ có các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô cùng các Hoa Kiều Lý Sự Hội được hưởng quy chế đặc biệt sẽ quy định sau. Giáo hội các tôn giáo khác như Phật Giáo, Lão Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo ... chỉ được coi như hiệp hội. Chánh quyền có thể bất cứ lúc nào cấm dùng danh xưng Phật Giáo mà bắt gọi là hội Phật Học mới cấp giấy phép lập hội. Chính quyền Ngô Ðình Diệm tiếp tục duy trì dụ số 10 cho tới ngày cuối của chế độ.

Bảo Ðại từng là Hội Trưởng Danh Dự hội An Nam Phật Học (lập năm 1932 tại Huế), đã từng ngỏ ý muốn học kinh Phật với bà Từ Cung vào năm 1945 ( theo hồi ký Quách Tấn).

Năm 1951(ngày 6 tháng 5) vào lễ Phật Ðản, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập theo quyết nghị đại hội có 51 đại biểu tham dự họp tại chùa Từ Ðàm, Huế. Sáu đoàn thể tham dự Ðại Hội là Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt và Hội Phật Giáo Việt Nam (Bắc), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt và Hội Việt Nam Phật Học (Trung), Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt. Ðứng đầu tập đoàn miền Bắc là thiền sư Mật Ứng, phát ngôn viên là thiền sư Trí Hải. Lãnh đạo tập đoàn miền Trung là Hòa Thượng Tịnh Khiết, phát ngôn viên là thiền sư Trí Quang. Lãnh đạo tập đoàn miền Nam là thiền sư Ðạt Thanh, phát ngôn viên là thiền sư Thiện Hòa. Nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác bản nhạc Phật Giáo Việt Nam để chào mừng sự thống nhất Bắc Nam Trung này. Năm 1964, bản nhạc này trở thành bản đạo ca chính thức.

HT Trí Quang cho rằng trong việc thành lập Tổng Hội có 3 đoàn thể “thiếu hoa hỉ ”. Trong loạt bài trên tạp chí Phật Giáo Việt Nam năm 1959, tác giả Trọng Ðức cho rằng quần chúng thời đó trách cứ thiền sư Trí Quang (Hội Việt Nam Phật Học) và cư sĩ Mai Thọ Truyền (Hội Phật Học Nam Việt) về việc trì trệ sự thống nhất Phật Giáo. Nhất Hạnh (VNPGSL 3, tr. 339) nhận xét: Trí Quang thông minh nhưng quá nhiều tự tín nên gặp phải những trở lực từ nội bộ vì có những quyết định quan trọng mà ông không chịu tham khảo ý kiến tập thể.

Dựa vào dụ số 10 nói trên, chính quyền bắt gọi là Hội Phật Học mới cấp giấy phép, cấm dùng danh xưng Phật Giáo. Chính quyền của thủ tướng Nguyễn Văn Tâm ra lệnh triệt hạ bảng hiệu văn phòng, HT Hội Chủ Thích Tịnh Khiết bị bắt phải nạp khuôn dấu, thành phần Ban Quản Trị Trung Ương người bị bắt, người phải lánh nạn. Do nỗ lực của TT Thích Trí Quang, đầu năm 1953, Tổng Hội mới được chính thức cấp giấy phép với danh nghĩa Tổng Hội Phật Học Việt Nam. Cho tới năm 1956, dưới chính quyền Ngô Ðình Diệm, ông lại vận động để Tổng Hội mới mang danh là Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

Năm 1952(theo HT Trí Quang), để đề phòng sự tan rã của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam vì chính quyền Trần Văn Hữu và sau đó Nguyễn Văn Tâm gây nhiều khó khăn, ba tổ chức tăng già họp đại hội thành lập Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc tại chùa Quán Sứ, Hà Nội vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. HT Tuệ Tạng (Thích Thanh Thuyên) được bầu làm Thượng Thủ, chỉ đạo Ban Tổng Trị Sự. Ðại hội cũng thông qua Quy Chế Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc.

HT TUỆ TẠNG (1889- 1959) sinh tại Nam Ðịnh, xuất gia năm 14 tuổi, thọ giới sa di năm 16 tuổi, sau đó được cử đi trụ trì chùa Cồn ở Nam Ðịnh trước khi thọ giới tỳ kheo. Năm 1920 ông cùng với sư tổ một số chùa ở Nam Ðịnh lập hội Tiến Ðức Cảnh Sách để đào tạo tăng ni thành một đoàn thể có học và hạnh không phân biệt sơn môn. Năm 1934, ông cùng sư tổ chùa Trung Hậu, chùa Bằng Sở, TT Trí Hải và cư sĩ Thiều Chửu lập Hội Phật Giáo Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1941 đến 1945 ông kiêm nhiệm giám đốc và đốc giáo trường Tăng Học Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh, vừa lo ăn vừa lo dạy cho hơn 50 tăng sinh khi trường phải di chuyển từ chùa này qua chùa khác trước khi trở lại chùa Quán Sứ và được cụ Hội Trưởng Hội Tế Sinh Bắc Việt cúng dường một ngôi chùa, một trường tăng học và 100 mẫu ruộng ở tỉnh Phúc Yên. Ðầu năm 1945, thời Nhật chiếm đóng, ông nhận trách nhiệm Chánh Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam, trú trì chùa Quán Sứ. Năm 1946, ông xin từ chức, trở về chùa Cồn, Nam Ðịnh tu dưỡng. Cho tới năm 1949, thường có khoảng hơn 60 tăng sinh theo học với ông. Ông tịch ngày 10 tháng 5. 1959 tại Nam Ðịnh. Ông được tăng chúng kính nể là người thuộc luật tạng và trì luật bậc nhất. 

Năm 1952 Phái đoàn Phật Giáo Tích Lan trên đường biển tham dự Ðại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World Fellowship of Buddhists) kỳ II tổ chức tại Tokyo có đem theo một viên ngọc Xá Lợi tặng Hội Phật Giáo Nhật Bản. Vì tầu thủy sẽ ghé lại cảng Sài Gòn 24 tiếng, Chủ Tịch Hội LHPGTG, tiến sĩ Malalasekeka đánh điện thông báo cho HT Tố Liên ( đại diện Hội LHPGTG tại VN). TT Tố Liên được sự đồng ý của các tập đoàn trong Tổng Hội Phật Giáo VN đã ủy nhiệm cho Hội Phật Học Nam Việt tổ chức lễ cung nghinh tại Sài Gòn để Phật tử có cơ hội lần đầu tiên chiêm bái Xá Lợi Phật. Cư sĩ Mai Thọ Truyền lập tức vận động thành lập Ủy Ban Liên Phái gồm 11 đoàn thể Phật Giáo để tổ chức lễ cung nghinh Xá Lợi Phật.

Ngày 13 tháng 9. 1952, một cuộc diễn hành từ cảng Sài Gòn qua nhiều đại lộ, có xe hoa trưng cờ 5 sắc của Phật Giáo và các đoàn thể Gia Ðình Phật Tử trong đồng phục và cờ hiệu riêng hộ tống. Một bàn thờ được tôn trí tại trường đại học Sài Gòn để đặt Xá Lợi cho đồng bào chiêm bái. Nửa triệu người quỳ xuống hai bên đường khi xe Xá Lợi Phật đi qua trong cảm tưởng phấn khởi như thấy được Phật.

Báo chí toàn quốc đều có bài tường thuật về cuộc diễn hành này. Cuộc diễn hành gây kinh ngạc cho chính quyền Việt Pháp về khả năng tổ chức và tiềm lực lớn lao không ngờ của Phật Giáo Việt Nam. Nhờ vậy, họ giảm bớt sự khó khăn gây cho Tổng Hội Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc. Phong trào Chấn Hưng và Thống Nhất Phật Giáo cũng do đó được các Phật tử từ Nam chí Bắc đón nhận nồng hậu.

Năm 1953sau khi tham dự Hội Nghị Thành Lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World Fellowship of Buddhists) tại Colombo, thủ đô Tích Lan, năm 1950, Phật Giáo Việt Nam có cơ hội trao đổi văn hóa Phật Giáo với các nước trong tổ chức này. Với các học bổng nhận được từ các nước Nhật Bản, Tích Lan và Ấn Ðộ, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đề cử các Ðại Ðức trẻ tuổi Tâm Giác, Thanh Kiểm, Quảng Ðộ, Phúc Tuệ ( Bắc), Thiện AÂn, Trí Không, Minh Châu (Trung), Quảng Minh và Huyền Dung (Nam) đi du học tại các nước trên. Nhờ chương trình tăng ni du học bắt đầu từ năm 1953, Phật Giáo Miền Nam có được những nhân tài cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo Hội từ đầu năm 1964. Ðại đức Trí Không hoàn tục trong thời gian du học trở thành cư sĩ T.Q.T, sau năm 1963 trở thành Bộ Trưởng Xã Hội rồi Nghị Sĩ. 

Năm 1953Thượng tọa THIỆN HOA (Trần Thiện Hoa, 1918- 1973) sau khi nhận chức Trưởng ban Giáo Dục kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tại chùa Ấn Quang, đã mở lớp dạy giáo lý thứ tư và thứ năm mỗi tuần tại chùa Ấn Quang (cho tăng sĩ) và chùa Phước Hòa (trụ sở Hội Phật Học Nam Việt, cho cư sĩ). Những bài giảng đó sau này được ông hoàn chỉnh lại thành bộ sách nổi tiếng Phật Học Phổ Thông, được GHTGNV ấn hành lần đầu năm 1958 làm tài liệu cho các Giảng Sư Ðoàn và các Sứ Giả Như Lai.Bộ sách này còn được tái bản nhiều lần trong nước và tại hải ngoại.

TT Thiện Hoa theo học với tổ Khánh Anh từ 7 tuổi, nhập chúng tu học năm 1931 khi HT Khánh Anh khai giảng lớp gia giáo tại chùa Long An, Vĩnh Bình. Ông thọ giới sa di 1935, cầu học tại nhiều Phật học đường ở Huế từ 1938- 1945, năm 1946 thọ giới tỳ kheo tại đại giới đàn chùa Kim Huê, Sa Ðec.

TT Thiện Hoa là một nhà giáo dục Phật giáo đa tài và tháo vát. Trong thời gian chiến tranh 1946- 1952, ông vừa dạy kinh điển và Phật pháp cho tăng ni, dạy học cho trẻ em, mở lớp chống nạn mù chữ, chích thuốc khám bệnh kiêm cả chuẩn mạch bốc thuốc Ðông y miễn phí cho đồng bào. Trong thời gian từ 1953- 1962, mỗi năm hai khóa Hạ và Ðông, ông huấn luyện đào tạo cán bộ trú trì và giảng viên Phật học. Các giảng viên này sau khi học xong 1 khóa 10 bài, được khảo hạch chu đáo rồi được cử đi giảng ở các chùa Tỉnh hội 10 đêm, sau đó trở về thụ huấn 10 bài khác. Cách huấn luyện vừa học vừa hành này giúp ích rất nhiều cho giảng viên và tạo nên phong trào học giáo lý từ Ðô thành tới các tỉnh. Ông còn tu chỉnh lại và lập nhà xuất bản Hương Ðạo để in các bài giảng làm cẩm nang cho các giảng viên.

Bộ Phật Học Phổ Thông gồm 10 tập của ông tới nay vẫn được coi là bộ sách quý vì nó dễ hiểu, giúp người học Phật dễ dàng leo lên các nấc thang Phật pháp từ các vấn đề căn bản nhân quả, luân hồi, đến lịch sử Phật giáo, các tông phái, các kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác, Duy Thức Học, các bộ luận Ðại Thừa và sau cùng là kinh Kim Cương và Tâm Kinh. Các bộ sách quý nổi tiếng khác do ông trước tác là Tám Quyển Sách Quý ( diễn giải 8 chủ đề đạo đức Phật giáo), Duy Thức Học (6 tập), Bản Ðồ Tu Phật ( về 10 tông phái Phật giáo Trung Hoa) và Phật Học Giáo Khoa cho các trường Bồ Ðề (từ đệ thất tới đệ nhất). Tổng cộng HT Thiện Hoa trước tác 80 tác phẩm chia thành 8 loại, từ tiểu thuyết tới dịch và giảng kinh. Ông chịu ảnh hưởng phương pháp diễn giảng Phật pháp rõ ràng rành mạch theo lối Tây phương của bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám (mà ông có dịp dự thính mỗi đêm trong 1 tháng vào năm 1938.

Ông được tôn cử làm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo (Ấn Quang) 1966- 1973. Các đệ tử nổi tiếng của ông là HT Thanh Từ, HT Thiền Tâm ... 

Năm 1956ngày 6 và 7 tháng 10, ni chúng thuộc Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tập trung về chùa Huê Lâm (Sài Gòn) họp Ðại Hội Thành Lập Ban Lãnh Ðạo Ni Bộ Lâm Thời. Ni Bộ cũng thành lập nội quy và tổ chức hành chánh riêng, trụ sở đặt tại chùa Huê Lâm, Ni Sư Như Thanh được suy tôn làm Ni Trưởng. Cuối năm 1956, GHTGN Nam Việt giao chùa Dược Sư cho Ni Bộ, trụ sở Ni Bộ được dời về đây. Năm 1962, chùa Từ Nghiêm (Sài Gòn) được khánh thành làm Tổ Ðình Ni Giới, một Phật Học Viện đồng thời được khia giảng tại đây để đào tạo Ni tài. Năm 1972, Ni Trưởng Như Thanh được giao phó chức vụ Vụ Trưởng Ni Bộ Bắc Tông trong GHPGVNTN.

Ni Trưởng NHƯ THANH (Nguyễn Thị Thanh, 1911- 1998) xuất gia năm 1932 với HT Pháp Ấn, chùa Phước Tường Thủ Ðức. Khi đó bà đã thông thạo Hán học, Tây học và Phật học vì thân phụ bà là một nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm. Từ năm 1935 tới 1941, bà đi từ Nam ra Trung cầu học với các cao tăng về kinh điển, rồi một mình ra Bắc nghiên cứu về Luật Tạng. Từ năm 1942, bà trở về Nam dành trọn nỗ lực vào việc tổ chức và hướng dẫn Ni chúng tu học. Năm 1956, bà vận động với cấp lãnh đạo Giáo Hội Tăng Già Nam Việt đề nghị thống nhất Ni chúng, sau khi được chấp thuận bà đi các chùa Ni khắp miền Ðông và Tây Nam Bộ kêu gọi đoàn kết. Từ năm 1961 tới 1998, bà liên tiếp được mời làm Ðàn Chủ và Hòa Thượng Ðầu Ðàn cho 13 Giới Ðàn Ni. Bà quan niệm: Giới Luật là thọ mạng của Phật pháp.

Bà là nhà tổ chức Ni chúng tận tụy và tài ba, thành lập nhiều học viện cho Ni chúng, mở nhiều lớp giáo lý cho đại chúng, lập các cơ sở sản xuất ,trường trung tiểu học, phòng phát thuốc Ðông tây Y miễn phí, ký nhi viện, trường huấn nghệ tại các ni viện. Bà còn là một giảng sư ưu tú của Giáo Hội đã xuất bản từ năm 1956: 5 tập Giáo Lý Căn Bản, 3 tập Luận, 3 tập Sử Phật Giáo, 3 tập về Luật Tạng, 1 tập Giảng Kinh, 6 tập dịch về nghiên cứu Phật pháp và một tập thơ. Các tác phẩm quan trọng nhất của bà là : Bát Nhã Cương Yếugiảng về kinh Ðại Bát Nhã, Hành Bồ Tát Ðạoluận giải về phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm, Duy Thức Họcgồm 4 tập. 

Ni trưởng Như Thanh đã giữ lửa cho bó đuốc phục vụ Ni giới mà Ni Sư Diệu Tính trao truyền lại. Ni sư DIỆU TỊNH (Phạm Ðại Thọ, 1910- 1942), thọ đại giới năm 1930 tại giới đàn núi Ðiện Bà với thiền sư Giác Hải, từ năm 1931 đã dịch một số kinh điển ra quốc ngữ , đã viết bài trên Từ Bi AÂm số 25 kêu gọi nữ giới hợp tác để mở mang ni giới, năm 1934 mở lớp ni học khi làm trú trì chùa Thiên Bửu và đi giảng kinh khắp Lục Tỉnh theo lời mời của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Năm 1935 bà khai sơn chùa Từ Hóa ở Gia Ðịnh, năm sau đổi thành Hải Ấn Ni Tự, ní chúng quy tụ về tu học khá đông. Năm 1938 bà ra Bắc nghiên cứu luật tạng. Trên đường về Nam, bà được Nghi Xương Hoàng Thái Hậu mời vào cung và giảng trong 2 tháng bộ Phạm Võng Lược Sớ. Trở về chùa Hải Ấn, bà lại viết bài kêu gọi nữ giới đứng dậy tự lập và xiển dương chánh pháp trên tạp chí Từ Bi AÂm. Năm 1939 bà tổ chức ni học viện tại chùa Giác Linh, Sa Ðec, ni chúng gần 100 người. Năm 1940 bà lại khai giảng trường ni tại chùa Linh Phước. Vì những nỗ lực liên tục lo cho các trường ni về vật chất lẫn tinh thần, sức khỏe bà hao mòn. Bà viên tịch tại chùa Hải Ấn năm 1942.

Còn có nhiều Ni Sư tiêu biểu khác trong phong trào xây dựng và phát triển Ni giới trong thời kỳ phục hưng Phật Giáo. Chẳng hạn Ni sư Chí Kiên Hồng Chí ( Ðặng Thị Mười, sanh năm 1913, xuất gia 1928) kế thừa Ni Trưởng Như Thanh làm Vụ Trưởng Ni Bộ Bắc Tông từ 1975; Ni Sư Diệu Ninh ( Vương Thị Kiến, sanh năm 1914, xuất gia 1930 với thiền sư Như Nhiêu tại chùa Thành Xuân, Châu Ðốc) rất tích cực trong công tác cứu tế xã hội. Tại miền Bắc, Ni sư Ðàm Soạn, đệ tử của thiền sư Ðông Ðồ (Sơn Môn Trung Hậu, tỉnh Phúc Yên), là vị ni đầu tiên được mời vào hoàng cung Huế giảng giải Phật pháp cho hoàng thái hậu và phi tần từ cuối thập niên 1920. Năm 1928, bà được mời xem đất để xây chùa Ni đầu tiên ở Huế là chùa Diệu Viên. Sau khi chùa hoàn thành, đệ tử của bà là Ni sư Hương Ðạo được cử làm trú trì chùa này. Vì vậy mỗi năm Ni sư Ðàm Soạn vào Huế ba tháng để lo Phật sự. Năm 1952, được Hội Dược Sư mời vào Nam viếng chùa Dược Sư ở Gia Ðịnh, bà kêu gọi nên phát triển chùa Dược Sư thành một trường Ni học lớn. Sau khi trường Dược Sư được thành lập, bà ở lại an cư trong ba tháng. Bà viên tịch năm 1968 tại Bắc Ninh. 

Năm 1957chính phủ Ngô Ðình Diệm loại Lễ Phật Ðản ra khỏi danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức của quốc gia. Hội Việt Nam Phật Học tại miền Trung họp Tổng Hội Ðồng lần thứ 25 gồm toàn thể các đạo sư và đại diện 14 Tỉnh Hội từ ngày 8 tới ngày 11 tháng 3 tại chùa Từ Ðàm, Huế, (chủ tịch là TT Thích Thiện Minh), lập kiến nghị đặt niềm tin tưởng vào Tổng Hội Phật Giáo VN và yêu cầu Tổng Hội liên tục và tích cực can thiệp lên Chính Phủ và Quốc Hội công nhận ngày Phật Ðản là ngày lễ hợp pháp vĩnh viễn của quốc gia.

Lễ Phật Ðản năm đó được Phật tử khắp nơi tổ chức rầm rộ lớn gấp mười lần các năm trước từ miền Trung tới miền Nam. Năm 1958, chính quyền phải công nhận lại ngày Phật Ðản là ngày lễ chính thức của quốc gia. 

Năm 1962Thiền sư Nhất Hạnh viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo,trong đó ông đề nghị nên đưa tục lệ cài một bông hoa trên áo của người Nhật trong ngày Mother’s Day vào nghi thức lễ Vu Lan.Ðoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn chép tay đoản văn này thành hàng trăm bản phổ biến ngay. Lễ Vu Lan năm này tại chùa Xá Lợi (Sài Gòn), Ðoàn Sinh Viên Phật Tử thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo: những người dự lễ nếu còn mẹ được cài bông hoa màu hồng trên áo, những người mất mẹ được cài bông hoa màu trắng. Kể từ đó, lễ Bông Hồng Cài Áotrở thành nghi thức truyền thống đặc biệt trong lễ Vu Lan của Phật Giáo Việt Nam. Năm 1967, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn trong đoản văn trên của Nhất Hạnh, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo.Bản nhạc này lập tức được sử dụng trong nghi thức Bông Hồng Cài Áo của lễ Vu Lan. Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi về ý nghĩa của nó.

Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áotrong lễ Vu Lan năm 1962 tại chùa Xá Lợi, Ðoàn Sinh Viên Phật Tử đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng chính làm bùng lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Ngô Ðình Diệm.

Năm 1963Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 63 khởi đầu là phản ứng của quần chúng Phật Tử, có sự tham dự và kết hợp đồng bộ của các đoàn thể Phật Giáo trong cả nước, giới sinh viên học sinh, Giáo sư Ðại Học, Nhân sĩ trí thức và kết thúc bằng cuộc đảo chính của các tướng lãnh.

Chiều ngày 7 tháng 5, Cảnh Sát Huế đi khắp thành phố thông báo lệnh cấm treo cờ Phật Giáo và tháo gỡ các cờ này treo tại tư gia và hương án bên đường. Sau khi có sự chất vấn của tăng già Huế và đồng bào biểu tình, Thị Trưởng Huế cho loa phóng thanh khắp nơi xác nhận đồng bào được phép treo cờ Phật Giáo trong lễ Phật Ðản.

Ngày 8 tháng 5, lễ Phật Ðản, đài phát thanh Huế không phát thanh buổi lễ Phật Ðản vào 8 giờ tối cùng ngày theo lệ thường. Phần gây sôi nổi trong buổi lễ là lời phát biểu của TT Trí Quang về vấn đề triệt hạ cờ Phật Giáo. Khi quần chúng được biết có lệnh cấm phát thanh buổi lễ Phật Ðản, khoảng 6 ngàn đồng bào tập trung biểu tình phản đối tại đài phát thanh Huế. Trong lúc TT Trí Quang và Tỉnh Trưởng NVÐ đang thương thảo về việc cho phát thanh buổi lễ trong tối đó thì quân đội dưới quyền thiếu tá ÐS nổ đạn mã tử và lựu đạn cay tạo nên một cảnh hỗn loạn, rồi súng trường và xe tăng được sử dụng để giải tán đám biểu tình. Bác sĩ Erich Wulff, giáo sư người Ðức dạy tại Ðại Học Y Khoa Huế cho biết có 7 tử thương, trong đó 5 xác trẻ em bị bắn nát đầu trong nhà xác bệnh viện Huế. Ông đã chuyển được hai tấm hình chụp những xác này cho vài tờ báo Tây Ðức qua ngả Nam Vang.

Ngày 9 tháng 5, chính quyền loan tin Việt Cộng trà trộn vào đám biểu tình ném lựu đạn làm 8 người chết, 4 người bị thương. Quân đội tuần hành trong thành phố, Cảnh Sát túc trực ở các ngã đường, tất cả trong tư thế sẵn sàng tác chiến.

Ngày 10 tháng 5, các vị lãnh đạo Phật Giáo họp tại chùa Từ Ðàm ( HT Tịnh Khiết, TT Mật Nguyện thuộc Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, TT Trí Quang thuộc Hội Phật Giáo VN Trung Phần, TT Mật Hiển đại diện Phật Giáo Thừa Thiên và TT Thiện Siêu đại diện Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên) soạn thảo và gởi tới Tổng Thống Diệm bản Tuyên Ngôn 5 điểm về 5 nguyện vọng của Phật Giáo Ðồ yêu cầu chính phủ: thu hồi công điện ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo, Phật Giáo được hưởng quy chế đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chú Giáo, chấm dứt tình trạng khủng bố Phật tử, cho tăng ni Phật giáo được tự do hành đạo, đền bồi những người bị chết oan và trừng trị các kẻ chủ mưu. Ngày 15 tháng 5, tại chùa Từ Ðàm, Bản Phụ Ðính giải thích về 5 nguyện vọng trên được công bố: Phật Giáo VN không chủ trương lật đổ chánh phủ, PGVN không xem ai là kẻ thù, không tranh đấu với tư cách một tôn giáo chống một tôn giáo, tranh đấu theo đường lối bất bạo động cho bình đẳng tôn giáo và công bằng xã hội; PGVN không chấp nhận bất cứ ai lợi dụng cuộc tranh đấu này. Cùng ngày, một phái đoàn Phật Giáo tới Dinh Gia Long, yết kiến Tổng Thống Diệm, trao cho ông bản Tuyên Ngôn Ngạy diểm và trình bày các giải thích về nguyện vọng của Phật Giáo. Sau 3 giờ trao đổi, Tổng Thống Diệm đổ lỗi vụ chết người tại Ðài Phát Thanh Huế cho Cộng Sản và đưa ra vài hứa hẹn mơ hồ. Ngày 16 tháng 5, phái đoàn Phật Giáo họp báo tại chùa Xá Lợi, công bố Bản Tuyên Ngôn 5 điểm và Bản Phụ Ðính.

Ngày 20 tháng 5, một tài liệu 45 trang liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu Phật tử trong nhiều năm qua được gởi tới chính phủ.

Ngày 21 tháng 5, lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại Ðài Phát Thanh Huế được Hội Chủ Tổng Hội PGVN ra lệnh tổ chức trên toàn quốc. Tại Sài Gòn, một ngàn tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi. Trong khi đó 350 tăng ni từ chùa Xá Lợi diễn hành về Quốc Hội. Tại chùa Từ Ðàm Huế, sau lễ cầu siêu, toàn thể tăng ni bắt đầu tuyệt thực, có khoảng 2 ngàn Phật tử cùng tham dự.

Ngày 25 tháng 5, HT Tịnh Khiết triệu tập cuộc họp giữa các đại diện các tổ chức và môn phái Phật Giáo. Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo được thành lập để chỉ đạo cuộc tranh đấu này, TT Tâm Châu làm Chủ Tịch. Bản Tuyên Ngôn bày tỏ quyết tâm đoàn kết tranh đấu bất bạo động cho 5 nguyên vọng của Phật Giáo mang chữ ký của 11 đại diện được công bố.

Ngày 31 tháng 5 tăng ni tổ chức tuyệt thực , có quần chúng tham dự. Ðại diện sinh viên các phân khoa Viện Ðại Học Huế họp tại chùa Từ Ðàm tung thư ngỏ kêu gọi sinh viên học sinh đoàn kết sau lưng các nhà lãnh đạo Phật Giáo, đồng thời lập kiến nghị yêu cầu chính phủ giải quyết 5 nguyện vọng chính đáng và tối thiểu của Phật Giáo. Quần chúng biểu tình và diễn hành ủng hộ 5 nguyện vọng của Phật Giáo ở nhiều nơi. Cư sĩ Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt kêu gọi các tỉnh hội trực thuộc phối hợp với Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tổ chức tranh đấu tại miền nam. Lực lượng Cảnh Sát và Mật Vụ bao quanh các chùa Xá Lợi (Sài Gòn), Từ Ðàm, Báo Quốc, Linh Quang (Huế) từ chiều 30 tháng 5.

Ngày 3 tháng 6, Cảnh Sát dùng lựu đạn cay và lựu đạn khói giải tán các người biểu tình toan tập trung về chùa Từ Ðàm. Từ ngày 4 tháng 6, quân đội được sử dụng để phong tỏa các chùa thuộc Hội Phật Giáo Việt Nam và Giáo Hội Tăng Già Trung Việt. tại một số tỉnh miền Nam, các đoàn thể Phật Giáo bị bắt ép ký tên ủng hộ chánh quyền, các người tình nghi là lãnh đạo cuộc tranh đấu tại địa phương bị theo dõi, bị bắt, bị tra tấn.

Ngày 11 tháng 6 HT Quảng Ðức ( Lâm Văn Tức 1897- 1963), Trưởng ban Nghi Lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tự thiêu tại Sài Gòn. Oai nghi của ông khi lửa cháy xác thân, bức thư để lại mà ông gọi là Lời Nguyện Tâm Huyết, và nhất là trái tim đã biến thành xá lợi của ông đã làm chấn động lòng người. Chính phủ phải thành lập Ủy ban Liên Bộ gồm Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ và các Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, Bộ Trưởng Nội Vụ họp với Phái Ðoàn Phật Giáo do TT Thiện Minh hướng dẫn để giải quyết ổn thỏa 5 nguyện vọng của Phật Giáo. Sau 3 ngày họp (từ thứ sáu 14 tháng 6 tới trưa chủ nhật 16 tháng 6), một bản Thông Cáo Chung được công bố.

Chính quyền một mặt trì hoãn việc thực hiện các điều khoản của Bản Thông Cáo Chung, mặt khác thương lượng với vài tu sĩ Cổ Sơn Môn để thành lập Tổng Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn đối lập với khối Phật Giáo tranh đấu. Lực lượng Thanh Niên Cộng Hòa do Cố Vấn Ngô Ðình Nhu làm thủ lãnh được học tập để sẵn sàng chống lại phong trào Phật Giáo.

Ngày 7 tháng 7, nhà văn Nhất Linh tự tử để phản đối việc chính phủ NÐD bắt bớ và đưa ông và những nhân sĩ khác ra tòa xử tội đối lập. Ngày 13 tháng 7, khoảng 40 ngàn người dự tang lễ ông. Sinh viên học sinh góp phần tích cực trong việc tổ chức tang lễ này.

Ngày 16 tháng 8, HT Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Ðàm lúc 4 giờ sáng. Ðáp lời kêu gọi của lãnh đạo Phật Giáo, toàn thể chợ, trường học, xí nghiệp, công tư sở tổng đình công. Chính quyền Huế bao vây các chùa, ban hành lệnh thiết quân luật và giới nghiêm toàn diện. Năm ngàn Phật Tử túc trực tại chùa Từ Ðàm bảo vệ nhục thân ông vì sợ chính quyền sẽ cướp đi. Viện trưởng Ðại Học Huế, Linh Mục Cao Văn Luận bị bãi chức vì phản đối chính phủ. Năm Khoa Trưởng và Giám Ðốc Học Vụ Ðại Học Huế cùng 30 nhân viên giảng huấn và toàn thể giảng viên Viện Hán Học Huế ra thông cáo từ chức tập thể. Tại Sài Gòn, Ủy Ban Liên Phái gởi điện cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Phật Giáo nhiều nước Á Châu lời kêu gọi can thiệp để chấm dứt sự ngược đãi tôn giáo đã trở thành dã man. 

Ðêm 20 tháng 8, chính quyền sử dụng Lực Lượng Ðặc Biệt tấn công đồng loạt các chùa tham gia phong trào Phật Giáo trên toàn quốc. Khoảng 250 tăng ni bị bắt trong cuộc tấn công chùa Xá Lợi, nhưng TT Trí Quang đã trốn qua cơ quan Mỹ USOM ở kế đó và xin tị nạn. Vì các nhà lãnh đạo Phật Giáo được mật báo từ chiều hôm đó, nên TT Trí Quang có thể thông báo cho báo chí ngoại quốc về kế hoạch tấn công Phật Giáo này. Mãi tới sáng ngày 2 tháng 11, ông mới rời khỏi nơi đây trở về chùa Ấn Quang.

Sáng 21 tháng 8, lệnh thiết quân luật được ban hành trên toàn lãnh thổ, xe phóng thanh và truyền đơn loan báo khắp nơi “chính phủ đã diệt xong bọn phản động”. Trong cuộc họp nội các sáng đó, Tổng Thống Diệm thông báo về việc đánh chiếm các chùa và bắt giữ “bọn tăng ni làm loạn”.Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu bỏ phòng họp, về cạo đầu và nạp đơn từ chức. Sau đó ông đi tìm các bạn bè trong giới giáo sư đại học, vận động thành lập Phong Trào Trí Thức Chống Ðộc Tài.Chiều 21, sinh viên Trung Tâm Kỹ Thuật bãi khóa. Chiều 22, bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Khoa Trưởng Y Khoa Sài Gòn, nạp đơn từ chức và bị bắt ngay. Nghe tin đó, toàn thể sinh viên Y Khoa lập tức lên đường một mặt vận động giáo sư của Viện Ðại Học Sài Gòn từ chức tập thể, mặt khác vận động toàn thể sinh viên thành lập được Ủy Ban Chỉ Ðạo Sinh Viên Liên Khoa gồm 18 sinh viên đại diện tất cả các khoa. Ngay trong ngày 23, Ủy Ban quyết nghị bản Tuyên Ngôn gồm 4 điểm yêu cầu chính quyền tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, chấm dứt khủng bố Phật Giáo, trả tự do cho những người bị bắt bớ, giải tỏa các chùa, ban bố tự do ngôn luận. Ủy Ban được đổi tên thành Ủy Ban Chỉ Ðạo Sinh Viên Và Học Sinh. Bản Tuyên Ngôn này được công bố sáng ngày 24 trước sự hiện diện của trên 3 ngàn sinh viên học sinh đón tiếp giáo sư Vũ Văn Mẫu tại trường Luật Khoa Sài Gòn. Mặc dù ngay trong cuộc biểu tình ngày 25 tháng 8 của sinh viên,học sinh trước chợ Bến Thành, Cảnh Sát Chiến Ðấu đã bắn vào đám biểu tình (nữ sinh Quách Thị Trang bị trúng đạn tử thương), học sinh các trường Kỹ Thuật Cao Thắng, Mỹ Thuật Gia Ðịnh, Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long liên tục là tiên phong trong phong trào bãi khóa và tranh đấu. Số học sinh Sài Gòn bị chính quyền bắt tới gần 2 ngàn người. Phong trào này lan nhanh tới học sinh các tỉnh.

Ðầu tháng 9, chính phủ cử một phái đoàn Dân Biểu do bà Ngô Ðình Nhu hướng dẫn đi nhiều nước (kể cả Nam Tư) để “giải độc dư luận thế giới”là chính quyền Ngô Ðình Diệm không khủng bố, không bắt bớ, không giam cầm, không tra tấn Phật Giáo Ðồ, không kỳ thị đàn áp Phật Giáo. Tới ngày 1 tháng 11, phái đoàn này vẫn còn ở ngoại quốc.

Ngày 7 tháng 10, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc họp thảo luận về tình hình Việt Nam và quyết định đề cử một phái đoàn qua điều tra về tình trạng đàn áp Phật Giáo. Sư ông Nhất Hạnh lúc đó đang ở New York đã chỉ dẫn cho phái đoàn các phương pháp thu thập được chính xác các sự kiện. Phái đoàn này tới Sài Gòn rạng sáng 24 tháng 10.

Ngày 1 tháng 11, quân đội đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm. Ngay từ tháng 7, nhiều nhóm quân đội đã có ý tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm.

Ngày 31 tháng 12, các hội đoàn Phật giáo họp tại chùa Xá Lợi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và soạn thảo bản Hiến Chương. Các đoàn thể và người đại diện gồm: Ủy Ban liên Phái Phật Giáo,TT Tâm Châu –Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, TT Tâm Giác -Thiền Tịnh Ðạo Tràng, TT Minh Trực – Giáo Hội Nguyện Thủy Việt Nam, TT Pháp Tri –Giáo Hội Theravada, Lục cả Lâm Em – Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam, TT Thanh Thái – Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, TT Huyền Quang – Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, TT Thiện Hoa – Hội Phật Học Nam Việt, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền – Hội Phật Giáo Nguyên Thủy, cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu – Hội Phật Giáo Trung Phần, TT Trí Quang – Hội Việt Nam PhậtGiáo, cư sĩ Vũ Bảo Vinh– Ðại diện Phật tử Theravada,cư sĩ Sơn Thái Nguyên. HT Thích Tịnh Khiết được suy tôn là Thượng Thủ Hội Chủ.

Ngày 12 tháng 1. 1964, TT Tâm Châu được bầu làm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo. 

Năm 1966ngày 21 tháng 10 TT Tâm Châu với tư cách Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo triệu tập Ðại Hội Ðại Hội GHPGVNTN tại Việt Nam Quốc Tự (Sài Gòn). Chiều ngày 22, Ðại Hội mới duyệt xong chương trình nghị sự. Ba giờ sáng ngày 23, một số tăng sĩ chức sắc trong GHPGVNTN dưới sự vận động của TT Trí Quang họp tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn) họp thành lập Hội Ðồng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, đề cử TT Thiện Hoa làm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo. Vì Ðại Hội tại Việt Nam Quốc Tự vẫn tiếp tục và thông qua bản Hiến Chương Giáo Hội mới nên có tới hai Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới ảnh hưởng của TT Trí Quang (Ấn Quang, dùng bản Hiến Chương 1964) và TT Tâm Châu ( Việt Nam Quốc Tự, dùng bản Hiến Chương 1966). Những dấu hiệu trầm trọng của sự phân hóa đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 5, tuy chỉ liên hệ tới vài cá nhân lãnh đạo Phật giáo. Sự phân hóa này trở thành tệ hại hơn khi có những cuộc bạo động giữa hai phe diễn ra nhắm vào việc nắm quyền sử dụng Việt Nam Quốc Tự. Sự phân hóa này lan tới các tăng ni sinh du học tại Nhật và các nước khác. Ða số nghiêng về phe Ấn Quang. Gần 20 năm sau, qua các bản tiểu sử tự thuật, cả hai vai chủ động trong sự phân hóa này vẫn còn những lời lẽ không được nhẹ nhàng khi nói về phe bên kia (xin xem các bản tự thuật này nơi trang nhà Internet www.quangduc.com, phần Nhân Vật Phật Giáo Việt Nam).

Năm 1971ngày Phật Ðản (8 tháng 4 âm lịch) thiền sư THÍCH THANH TỪ (Trần Thanh Từ) khai giảng khóa 1 đào tạo thiền sinh theo đường lối tu hành mới, tại tu viện Chơn Không, Núi Lớn Vũng Tàu. 10 tăng sinh theo học. Các tăng sinh được dạy Kinh, Luận Sử theo tinh thần Thiền Giáo đồng hành, được học các pháp tọa thiền bắt đầu từ đếm hơi thở (sổ tức). Ðường lối tu của HT Thanh Từ được ông trình bày chủ yếu trong hai tác phẩm: Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20( viết cuối năm 1991) và Ba Vấn Ðề Trọng Ðại Trong Ðời Tu Của Tôi( viết đầu năm 1997)

Ông xuất gia năm 1949 (25 tuổi), đệ tử của HT Thiện Hoa. Năm 1961 tập sự tu Thiền, ẩn tu tại rừng Phương Bối Am, Lâm Ðồng, ngộ đạo trong thời gian nhập thất tại Vũng Tàu cuối tháng 7.1968 qua tham cứu công án “không bằng, không trắc”, ngay sau đó sáng lý Thiền khi đọc “Thiền Nguyên Chư Thiên Tập Ðô Tự“ của Khuê Phong Tông Mật. Ông đã từng là giảng sư trong Giảng sư đoàn lưu động tại miền Nam 1953- 1960, Giảng sư Viện Ðại Học Vạn Hạnh, trường Cao Ðaàu7843?ng Phật Học Huệ Nghiêm và Phật Học Viện Dược Sư 1964- 1966.

Ðường lối tu Thiền của HT Thanh Từ tổng hợp pháp tu An tâmcủa Huệ Khả (tổ Thiền Tông Trung Hoa thứ 2), pháp tu Sáu căn không dính mắc sáu trầncủa Huệ Năng (tổ thứ 6 Thiền tông Trung Hoa) và pháp tu Hằng sống thật với Thiềncủa Trúc Lâm sơ tổ Trần Nhân Tông. Phương pháp tu gồm 4 chủ đề :1- Biết vọng không theo, 2- Ðối cảnh không tâm, 3- Không kẹt hai bên, 4- Hằng sống với cái thật không theo cái giả.

Sau giai đoạn khó khăn 1975- 1986 Phật giáo VN phải chịu dưới chế độ Cộng Sản, hệ thống thiền viện của HT Thanh Từ bắt đầu phát triển từ 1987. Tới nay, hệ thống này đã có 10 thiền viện, trong đó có 2 thiền viện ở Mỹ ( Ðại Ðăng ở California và Ngọc Chiếu ở Texas). Trụ sở trung ương là Thiền viện Trúc Lâm, Ðà Lạt. Sinh hoạt của các thiền viện trên tuân theo Bách Trượng Thanh Quy: sáng lao động, chiều học kinh luận sử, đầu hôm tụng kinh Bát Nhã, tọa thiền, khuya tọa thiền. Ngoài ra một số đệ tử của HT Thanh Từ cũng đang làm trú trì tại một số chùa tại Mỹ nhưng không trực thuộc hệ thống thiền viện trên.

Tại hải ngoại, khoảng 50 tựa sách và rất nhiều băng giảng của HT Thanh Từ được in và phổ biến rộng rãi qua hệ thống được công bố là phát miễn phí của cư sĩ Minh Trung Lê Văn Hai và nhiều đệ tử của thầy tại Mỹ. Hầu hết các trang nhà Internet Việt ngữ tại hải ngoại đều đưa lên mạng lưới nhiều bài pháp của ông.

Ðường lối tu của HT Thanh Từ có người phê bình là rập khuôn theo Thiền Trung Hoa, không mang bản sắc dân tộc của Thiền VN, và TT Ðại Lãn cho rằng lối tu của thầy là lối tu sai lạc nguy hiểm (xin xem các bài của TT Ðại Lãn trên trang nhà Internet www. daophatngaynay.com). Các đệ tử tại Mỹ và Canada in và phổ biến sách của ông theo kiểu tràn ngập nên có vẻ lãng phí và đã giới hạn phần nào hiệu năng hoằng pháp của các sách. 

Năm 1978Thượng Tọa THIỆN MINH (Trí Nghiễm, 1921- 1978) bị bắt ngày 13 tháng 4 về tội danh “tổ chức chống phá cách mạng”, bị công an tra tấn chết tại số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1 Thành phố HCM ngày 17 tháng 10 năm 1978. Ðể che dấu nội vụ, Công An đem thi hài ông ra trại cải tạo Hàm Tân, Bình Tuy lập hồ sơ khai tử chết vì bệnh. Công An không cho HT Trí Thủ lãnh xác ông làm lễ mai táng theo nghi thức Phật Giáo.

Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963, ông là Trưởng phái đoàn Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo họp với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ để giải quyết năm nguyện vọng của Phật Giáo Ðồ VN về bình đẳng tôn giáo. Sau đó, ông làm Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên rồi Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVN Thống Nhất. HT Mãn Giác ca ngợi ông là một trong những vị lãnh đạo tài ba nhất của Phật Giáo VN. Sư ông Nhất Hạnh (VNPGSL 3, tr. 252) ca ngợi tài tổ chức và hành chánh của ông. Là người thông minh và ứng xử mau lẹ, ông thường được chư tăng đề cử làm chủ tọa trong những buổi đại hội có nhiều khó khăn. Năm 1949, sau khi Hội An Nam Phật Học tái hoạt động ở miền Trung, ông được chỉ định xây dựng lại các cơ sở Tỉnh Hội ở Cao Nguyên và Nam Trung Phần và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Năm 1958- 1962 ông được tôn cử làm Tổng Trị Sự Hội Phật Giáo Việt Nam

Năm 1983Sư Ông NHẤT HẠNH (sinh năm 1926, xuất gia năm 16 tuổi) mở khóa tu mùa hè đầu tiên với 117 thiền sinh tham dự tại Làng Hồng. Làng Hồng, sau đổi tên thành làng Mai vì trồng nhiều cây mận, được thành lập vào cuối năm 1982 ở gần tỉnh Bordeax nước Pháp. Gồm 3 nông trại cách xa nhau, làng Mai bắt đầu với Xóm Hạ cuối tháng 9 năm 82. Hiện nay làng Mai gồm 7 xóm: Xóm Thượng, Trung, Ðoài (một nông trại) – Xóm Hạ (một nông trại) – Xóm Mới, Mới Ðầu Thôn, Mới Lưng Ðồi (một nông trại). Mỗi xóm được thiết trí gần gũi với khung cảnh VN, có một ngôi chùa thờ Phật Thích Ca và Khương Tăng Hội (được Sư Ông Nhất Hạnh coi là sơ tổ Thiền Tông Việt Nam). Chi phí điều hành Làng Mai phần lớn được đài thọ bởi tiền tác quyền các sách của sư ông Nhất Hạnh và lệ phí thu từ các người tham dự các khóa tu. Có lẽ vì vậy mỗi năm ông đều ra mắt ít nhất một tác phẩm Anh (thường do Parralax Press xuất bản) và Việt Ngữ (do Lá Bối xuất bản). Sư cô Chân Không là đệ tử phụ tá đắc lực của ông và là một nhà quản trị nhiều tài năng qua các giai đoạn điều hành và phát triển Làng Mai.

Làng Mai thực hiện chương trình 4 năm đào tạo người xuất gia và sau tu học 5 năm sẽ trở thành Giáo Thọ. Hiện nay làng có 70 giáo thọ xuất gia và 30 giáo thọ tại gia. Ngoài ra có 700 người ở nhiều nơi gia nhập dòng tu Tiếp Hiện do Sư Ông Nhất Hạnh chủ xướng. Dòng Tiếp Hiện có 14 giới, ngũ giới thông thường được gọi là 5 chánh niệm, được thành lập tại Việt nam vào năm 1962 với 6 đệ tử đầu tiên (trong đó có sư cô Chân Không và Nhất Chi Mai). Tác phẩm Bước Tới Thảnh Thơido Lá Bối xuất bản giới thiệu về giới luật của Làng Mai và dòng Tiếp Hiện (bản tiếng Anh Interbeing , Parallax Press xuất bản).

Sư ông Nhất Hạnh sinh năm 1926, xuất gia năm 16 tuổi. Ông tự học Anh và Pháp Ngữ từ 1950. Ðầu năm 1964, ông khởi xướng Phong Trào Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội trong giới sinh viên Phật Tử với 2 làng thí điểm Cầu Kinh và Thảo Ðiền gần Sài Gòn (gọi là làng hoa tiêu). Năm 1966, chính quyền VNCH không cho phép ông trở về VN và không cho phép xuất bản các tác phẩm ký tên Nhất Hạnh. Tuy nhiên, nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn vẫn xuất bản nhiều tác phẩm của ông dưới các bút hiệu khác nhau. Ông được mục sư Luther King ( giải Nobel Hòa Bình 1964) đề nghị ông là ứng viên tranh giải Nobel Hòa Bình năm 1966. Năm đó không có ứng viên nào được Quốc Hội Na Uy trao giải này. Năm 1976- 1978, ông nỗ lực trong việc vận động quốc tế cứu giúp các người tị nạn VN, và đã thuê tầu ra biển Ðông vớt thuyền nhân lén đưa vào bờ, được ít lâu thì nhóm của ông bị chính phủ Singapore trục xuất. Ông đã được mời giảng pháp tại 35 quốc gia, quốc gia sau cùng là Trung Cộng vào năm 1999.

Năm 1983Ðại giới đàn Thiện Hòa tổ chức từ ngày 2 tới 4 tháng. 1983 tại Phật Học Viện Quốc Tế ở California. Ðây là đại giới đàn đầu tiên được tổ chức cho giới tử VN tại hải ngoại. Thành phần tam sư gồm có: HT Huyền Vi (tu viện Linh Sơn, Pháp, Hòa thượng đầu đàn), HT Thiền Ðịnh (Pháp, Yết Ma A Xà Lê), TT Ðức Niệm ( Phật Học Viện Quốc Tế, Giáo Thọ A Xà Lê). Bảy tôn chứng sư theo thứ tự: TT Thiện Thanh (chùa Phật Tổ, California), TT Thắng Hoan (hội Phật Giáo Arizona ), TT Minh Tâm (chùa Khánh Anh, Pháp), TT Trí Chơn (chùa Vạn Hạnh, California), TT Nguyên Ðạt (Phật Học Viện Quốc Tế), TT Thiện Trí (chùa Kim Quang, California) và TT Bảo Lạc (chùa Pháp Bảo, Úc). Trưởng ban tổ chức là TT Ðức Niệm, giám đốc Phật Học Viện Quốc tế, California. Chứng minh đạo sư là TT Mãn Giác, Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, California.

Giới tử gồm có: 3 nam thọ giới Tỳ Kheo tuổi từ 23 tới 33, 11 nam nữ thọ giới Sa Di tuổi từ 12 tới 71, 1 nữ thọ giới Thức Xoa Mạt Na, 27 nam nữ thọ Bồ tát giới tuổi từ 20 tới 74.

Trong đại giới đàn này, 5 Ðại Ðức được tấn phong lên Thượng Tọa: Thích Minh Tâm (chùa Khánh Anh, Pháp), Thích Nguyên Ðạt (Phật Học Viện Quốc Tế), Thích Thiện Trì (chùa Kim Quang, California), Thích Bảo Lạc (chùa Pháp Bảo, Úc) và Thích Tín Nghĩa ( Tổ đình Từ Ðàm, Texas). Tác phẩm Ðại Giới Ðàn Thiện Hòa do Kiêm Ðạt viết, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1983 giới thiệu khá rõ về sự kiện này.

Năm 1983bản nghiên cứu về tôn giáo của Thượng Viện Hoa Kỳ công bố vào tháng 10.83 cho biết các hệ phái Phật Giáo VN tại hải ngoại gồm có: Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới – Hội Ðồng Lãnh Ðạo Phật Giáo VN tại Hải Ngoại – Tổng Hội Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ – Cộng Ðồng Phật Giáo VN tại Mỹ – Giáo Hội Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ – Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông – Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn ( tại Pháp).

Năm 1984ngày 11 tháng 11, Ðại Hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế giới và thông qua bản Hiến Chương. HT Tâm Châu được suy tôn làm Thượng Thủ. Cơ quan trung ương với nhiệm kỳ 3 năm gồm Hội Ðồng Lãnh Ðạo, Ban Chấp Hành và các Tổng Vụ. Hầu hết thành phần Hội Ðồng Lãnh Ðạo và Ban Chấp Hành là cư sĩ. Tuy nhiên các quyết định của họ phải được hợp thức hóa bằng giáo chỉ do HT Tâm Châu, được coi là người có thực quyền. Nhiều cư sĩ liên tục thuyết giảng trong các khóa an cư kiết hạ của Giáo Hội. Trụ sở trung ương đặt tại Tổ Ðình Từ Quang, Montréal, Canada.

Giáo hội PGVNTTG chủ trương “ tứ chúng Tăng Già”và có một lập trường chống Cộng rõ rệt.

Năm 1988ngày 28 tháng 8 Tòa Án Nhân Dân Thành Phố HCM xét xử đại đức TUỆ SỸ (Phạm Văn Thương), TRÍ SIÊU (Lê Mạnh Thát) và nhiều tăng ni (trong đó có HT Thích Ðức Nhuận và ni sư Trí Hải) và cư sĩ khác (tất cả 21 người) về tội danh “ tổ chức Lực Lượng Việt Nam Tự Do lật đổ chánh quyền, lập các mật khu Núi Bể (Bình Tuy), Sông Lanh (Ðồng Nai), Cây Gáo (Ðồng Nai) tàng trữ lương thực, vũ khí, tài liệu và huấn luyện quân sự từ giữa năm 77 tới cuối 82 ”. Họ bị bắt giam từ ngày 1 tháng 4.84. Ngày 9 tháng 10 Tòa án Cộng Sản tuyên án tử hình Tuệ Sỹ và Trí Siêu và án tù những người khác. Hai đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu cương quyết không xin ân xá. Tuệ Sỹ tuyên bố: Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật Giáo và Ðại Khối Dân Tộc.Lê Mạnh Thát khẳng định trước tòa: Chúng tôi tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền, cho cơm no áo ấm của đồng bào. Chúng tôi không cần xin một sự khoan hồng nào cả.Các hội đoàn người Việt và các tổ chức Phật giáo VN tại hải ngoại đã cấp thời và tích cực vận đọâng được nhiều chánh phủ và nhân sĩ quốc tế làm áp lực yêu cầu chính quyền Hà Nội phải hủy bỏ hai án tử hình trên. Ngày 15 tháng 11, nhà cầm quyền VN giảm án Tuệ Sỹ và Trí Siêu còn 20 năm tù, các người khác cũng được giảm án. Ðây là cuộc vận động dư luận được coi là đoàn kết nhất, cấp thời nhất, tích cực nhất và hiệu quả nhất của Phật Giáo VN tại hải ngoại.

Ðược giới trí thức Phật Giáo coi là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, hai đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu được HT Trí Thủ giao phó việc biên soạn bộ Bách Khoa Phật Học Ðại Tự Ðiển. Công tác này tiến hành từ năm 1981 tới 1984 còn ở giai đoạn sưu tập tài liệu thì hai người bị chính quyền Cộng Sản bắt, tài liệu nghiên cứu bị tịch thâu. Sau đó không lâu, HT Trí Thủ cũng tịch một cách bí ẩn, dư luận cho rằng ông bị Công An Cộng Sản đầu độc vì liên hệ thân thiết với Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát.

Sau khi được trả tự do năm 1999, Tuệ Sỹ được HT Quảng Ðộ đề cử làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo và tích cực trong nhiệm vụ này, Lê Mạnh Thát trở về Viện Nghiên Cứu Phật Học miệt mài nghiên cứu kho tài liệu đồ sộ ông đã cố công sưu tập trong thời gian 1966- 1972 khi du học tại Mỹ và biên soạn một loạt tác phẩm về lịch sử Phật Giáo VN.

Theo một bài viết của Lý Ðại Nguyên phổ biến trên nhiều tờ báo Việt ngữ tại Mỹ cuối tháng 1. 2002, sau khi được HT Ðôn Hậu tới thăm và tường trình về tình trạng bi đát của Phật Giáo tại miền Bắc trong 20 năm dưới chế độ Cộng Sản, HT ÐỨC NHUẬN (Ðồng Văn Kha) vận động một số tu sĩ trẻ thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Phật Giáo Và Cứu Nguy Dân Tộc. Ngay sau đó, ông lại vận động giới trí thức và thanh niên thành lập một tổ chức khác hoạt động biệt lập lấy tên là Lực Lượng Dân Tộc Kháng Chiến Giải Cứu Việt Nam. Dưới bí danh Lý Vạn Thắng, ông soạn thảo và công bố bản tuyên ngôn của Lực Lượng này ngày 20 tháng 7. 1977. Nhà cầm quyền Cộng Sản tuy nghi ngờ về vai trò của ông nhưng không điều tra được nên kết án ông 10 năm tù, sau đó vì áp lực quốc tế giảm án còn 9 năm tù. Ông được thả vào năm 1993, có tiếp xúc ngay với HT Huyền Quang (XLTV Viện Tăng Thống GHPGVNTN) nhưng sau đó lui về chùa Vĩnh Nghiêm viết sách. Ông tịch vào tháng 1. 2002. 

Năm 1989TT THIỆN THANH ( Không Sắc, Nguyễn Văn Sắc 1935- 1995, sáng lập chùa Phật Tổ Long Beach, California) mời gọi chư tăng ni và học giả Phật giáo hải ngoại tham gia dự án phiên dịch Ðại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Ông đề nghị chùa Phật Tổ sẽ đài thọ các chi phí và cung cấp chỗ làm việc trong công tác phiên dịch này. Lời kêu gọi không được sự đáp ứng sốt sắng. Ông đành tiến hành việc phiên dịch một mình và dịch được vài phẩm đầu của bộ kinh Hoa Nghiêm thì tịch. Chùa Phật Tổ sau đó in hai tập Kinh Hoa NGhiêm do ông dịch và chú giải vào năm 1995. TT Thiện Thanh xuất gia năm 8 tuổi với HT Huệ Hòa tại Phước Long Cổ Tự ở Sa Ðec, thọ đại giới năm 20 tuổi tại Trung Tâm Ấn Quang, Sài Gòn. Năm 1965 du học tại Thái lan. Năm 1967 du học tại Ấn Ðộ. Ngoài các bằng Cao Học Cổ Ngữ và Anh Văn, năm 1976 ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại đại học Magadha Gaya, Ấn Ðộ, với luận ánSo sánh Trường Bộ Kinh và Kinh A Hàm. Ông lập chùa Phật Tổ tại Long Beach đầu thập niên 1980.

Năm 1990, một Hội Ðồng Phiên Dịch Kinh Tạng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, bắt đầu xúc tiến việc in các bản dịch Kinh Tạng Pali ( do HT Minh Châu dịch từ thập niên 60) và các bản dịch kinh tạng từ Hán Văn (do HT Thiện Siêu cũng dịch từ thập niên 60). Tới nay đã in xong trọn bộ Kinh Tạng Pali (gồm Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ Kinh) do HT Minh Châu và Giáo Sư Trần Phương Lan dịch, và trọn bộ Kinh Tạng Hán Văn ( gồm Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm) do HT Thiện Siêu dịch. Mặc dù in một ngàn bộ xong đã khá lâu, tới nay nhiều chùa ở trong nước vẫn chưa đặt thỉnh.

Năm 1994, HT Tịnh Hạnh, một pháp sư tại Ðài Loan bắt đầu tổ chức một nhóm học giả Việt và Ðài Loan phiên dịch Ðại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Tới nay đã dịch xong 190 tập (trong tổng số dự trù 220 tập của Ðại Tạng Kinh). Công tác kế tiếp của tổ chức này là xuất bản các tập trên, hoàn thành việc dịch Ðại Tạng Kinh và dịch tiếp 800 tập Tục Tạng Kinh. Việc làm này được báo cáo trên trang nhà www.phapviet.com/linhson. Gần đây HT Tịnh Hạnh lên tiếng kêu gọi mọi người góp phần cúng dường yểm trợ cho Phật sự vĩ đại này. 

Năm 1990sau nhiều phiên họp sơ bộ, ngày 27 tháng 12, đại hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại AÂu Châu họp tại Kongsvinger, Na Uy. Bản Nội Quy gồm 11 chương, 33 điều được thông qua. Thành phần lãnh đạo với nhiệm kỳ 3 năm: HT Thiền Ðịnh (chùa Pháp Hoa, Pháp,Chứng Minh – TT Minh Tâm ( chùa Khánh Anh, Pháp)Trưởng ban Ðiều Hành – TT Như Ðiển (chùa Viên Giác, Ðức) Tổng Thư Ký – Ni Sư Diệu Tâm (chùa Bảo Quang, Ðức) Thủ Quỹ...

Năm 1992tháng 1 (ngày 14 tháng chạp Tân Mùi) tại nơi bị quản thúc ở xã Vũ Ðoài, Thái Bình, HT THÍCH QUẢNG ÐỘ, với tư cách Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, viết xong bản giác thư Nhận Ðịnh Về Những Sai Lầm tai Hại Của Ðảng Cộng Sản Việt Nam Ðối Với Dân Tộc và Phật Giáo.Ngày 19 tháng 8. 1994, ông gởi bản giác thư này cho Ðỗ Mười, Tổng Bí Thu Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sau ba tháng không được trả lời, theo lệnh của ông, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (tại Paris, Pháp) thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN cho phổ biến bản nhận định này vào tháng 2.1995. Bản Nhận Ðịnh này thực chất là một bản cáo trạng, gồm 2 phần:

1-Ðối với dân tộc, đảng Cộng Sản Việt Nam phạm phải 6 sai lầm tai hại:

Dùng dân tộc VN để truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản như một tiền đồn của phe Xã Hội Chủ Nghĩa làm cho 3 triệu người chết, 4 triệu người bị thương, nửa triệu trẻ em sinh ra quái thai và tàn phế, hàng triệu tấn bom và thuốc khai quang tàn phá đất nước mà hậu quả di hại tới nhiều thế hệ.

Thiết lập chế độ độc tài làm nhân tài thui chột, đất nước nghèo đói, lạc hậu nhất thế giới.

Kích động căm thù đấu tranh giai cấp bằng chiến dịch đấu tố năm 1956 khiến 700 nghìn người mất mạng và tiêu tài sản.

Chính sách Hợp Tác Xã Nông Nghiệp làm hao tổn bao nhiêu công của sức lực của nhân dân trong 26 năm (1960- 1986).

Phát động căm thù giai cấp đánh tư sản mại bản tại miền Bắc năm 1954 và miền Nam 1975 làm hàng triệu người phải bỏ trốn ra nước ngoài, nay lại rước tư bản ngoại quốc vào làm ăn khai thác.

Lấy học thuyết Mác Lê làm nền tảng cho mọi sinh hoạt, bỏ hết và phá hoại các di sản tinh thần và vật chất của tổ tiên, coi là tàn dư của phong kiến.

2- Ðối với Phật Giáo Việt NamCộng Sản phá hủy hoặc mượn tay Pháp phá hủy các chùa và truy diệt tăng ni từ thời kháng chiến chống Pháp. Ðến năm 1954, chính quyền Cộng Sản miền Bắc trưng dụng các chùa và rỡ vật liệu các chùa làm cơ sở Hợp Tác Xã, làm ngơ cho dân chúng chiếm các nhà phụ cận của chùa, ngăn cấm tăng sinh tu học, phát động chiến dịch sư tố sư, tín đồ tố sư. Chính sách này được Cộng Sản áp dụng tại miền Nam từ năm 1975. Ðảng ra tay thành lập Giáo Hội công cụ cho nhà nước để hợp thức hóa chủ trương tiêu diệt Phật Giáo.

HT Quảng Ðộ ( Ðặng Phúc Tuệ) sinh năm 1928 tại Thái Bình, xuất gia năm 14 tuổi, từng du học tại Tích Lan và Ấn Ðộ. Làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo Giáo Hội PGVNTN từ trước 1975. Bị chính quyền Cộng Sản bắt giam từ tháng 4. 1977 tới tháng 12. 1978. Sau đó vào tháng 2. 1982 bị áp giải đi quản chế ở Xã Ðoài, Thái Bình. Ngày 22 tháng 3. 1992 ông tự ý trở về Sài Gòn sau khi thông báo cho Bộ Công An ở Hà Nội. Ngày 20 tháng 4. 1992, Sở Công An Thành Phố HCM ra lệnh trục xuất ông về miền Bắc, nhưng ông không thi hành, cho tới nay vẫn ở tại Sài Gòn và hoạt động với tư cách Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo. Ông được các nhà hoạt động nhân quyền tại nhiều nước đề nghị là ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2000 và 2001. Sư Ông Nhất Hạnh tôn vinh ông là Bồ Tát Vô Úy. Ông là dịch giả nhiều tác phẩm Phật Giáo được ưa chuộng như : Phật Quang Ðại Tự Ðiển ( 9 tập, 7 ngàn trang), Ðại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Thoát Vòng Tục Lụy (tiểu thuyết), Dưới Mái Chùa Hoang (tiểu thuyết). 

Năm 1992HT THÍCH ÐÔN HẬU, Ôn Linh Mụ (Diệp Trương Thuần, 1905- 1992) viên tịch ngày 23 tháng 4 tại chùa Linh Mụ, Huế. Môn đồ và hiếu quyến với sự yểm trợ tích cực của các HT Huyền Quang và Quảng Ðộ, cương quyết không chấp nhận cho nhà nước đứng ra tổ chức tang lễ. Trước hơn 30 ngàn tăng ni và Phật tử hiện diện trong tang lễ ngày 3 tháng 5 tại tổ đình Linh Mụ, tập thể tăng ni tổ chức lễ trao ấn tín của Giáo Hội PGVNTN cho HT Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo. HT Huyền Quang khi đó đang bị giam lỏng ở Quảng Ngãi, đã tìm cách hiện diện trong tang lễ và nhận chức Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống.

HT Ðôn Hậu bị Việt Cộng bắt tại chùa Linh Mụ (Huế) vào dịp Tết Mậu Thân (17.2. 1968) đưa ra Bắc với mục đích dùng uy tín của ông làm bình phong cho Giáo Hội Nhà Nước. Mãi tới năm 1976, được phép vào Nam, ông tìm gặp HT Ðức Nhuận, Cố Vấn Viện Tăng Thống, trình bày thực trạng bi đát của Phật Giáo tại miền Bắc. HT Ðức Nhuận đã khẩn khoản yêu cầu ông giúp cho Phật Giáo miền Nam qua được pháp nạn hiện nay. Vì vậy, ông đã nhận sự tôn cử làm Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống trong Ðại Hội 7 GHPGVNTN ( cuối tháng 1. 1977) và vào năm 1979, ông lại chấp nhận sự tôn cử của Hội Ðồng Lưỡng Viện làm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống sau khi Tăng Thống Thích Giác Nhiên viên tịch. Nhờ vậy ấn tín của Giáo Hội PGVNTN đã được gìn giữ cho tới khi ông viên tịch. Năm 2000, GHPGVNTN tại Hải Ngoại, theo lệnh của HT Huyền Quang, họp Ðại Hội truy tôn cố HT Ðôn Hậu chính thức là Ðệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN, vì Giáo Hội trong nước bị khủng bố không có điều kiện họp Ðại Hội để làm việc này. Cũng vì lý do này, HT Huyền Quang cho tới nay vẫn chỉ là Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, theo Hiến Chương Giáo Hội năm 1964 ( để phân biệt Hiến Chương 1966 của Giáo Hội do HT Tâm Châu lãnh đạo).

Chính do sự đôn đốc, thuyết phục của HT Ðôn Hậu mà có Ðại Hội Thống Nhất Phật Giáo VN tại Hoa Kỳ họp cuối tháng 9. 1992 tại San Jose, California. Ðại Hội này thành lập Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất Tại Hoa Kỳ với 4 cơ cấu điều hành: Hội Ðồng Ðại Diện- Hội Ðồng Giám Luật, Hội Ðồng Giám Sát và Hội Ðồng Ðiều Hành. HT Thích Hộ Giác được đề cử làm Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành. Theo nghị quuyết củaHội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN trong nước, ngày 10 tháng 12. 92, HT Quảng Ðộ ký quyết định số 27 VPLV-VHÐ công nhận GHPGVNTN tại Hoa Kỳ là đại diện toàn quyền GHPGVNTN quốc nội và là Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo trong vô thời hạn. Nội quy Hội Ðồng Ðiều Hành được ban hành ngày 26.1.93.

Bốn năm sau, tháng 10. 1996, Giáo Hội này họp Ðại Hội Khoáng Ðại kỳ I tại Phật Học Viện Quốc Tế , California với gần 300 đại biểu tăng ni và Phật tử thuộc 92 đơn vị tham dự. Ðại Hội lưu nhiệm tất cả các thành phần thuộc 4 Hội Ðồng và tăng cường thêm một số người. Ðại Hội kêu gọi: tiếp thu các phương pháp tu học của các truyền thống tu tập thiền định ở các nước khác nhau như Vipassana (Thiền Minh Sát), Djochen và Mahamudra (trong Mật giáo Tây Tạng), Chỉ quán hay pháp môn Tịnh độ Thiền Tịnh song tu.

Năm 200026 tháng 6, trên 100 tăng ni VN lần đầu tiên tương hội với đức Ðạt Lai Lạt Ma. HT Hộ Giác đại diện cho các tăng ni VN, TT Giác Ðẳng thông dịch. Mở đầu buổi tương hội, tăng ni VN đồng tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, đức Ðạt Lai Lạt Ma và chư tăng Tây Tạng đồng tụng Tâm Kinh bằng tiếng Tây Tạng. Trong buổi tương hội này, hai bên đồng ý việc thiết lập một văn phòng liên lạc để củng cố và phát triển thêm những quan hệ.

Kể từ thập niên 1980, Mật Tông Tây Tạng bắt đầu được Phật Tử VN chú ý. Ni sư Trí Hải đã dịch ra tiếng Việt nhiều tác phẩm Phật học của các vị Lạt Ma. Ni sư Như Thủy, một đệ tử kiệt xuất của HT Thanh Từ, theo học với HT Trạm Nhiên Tịch Chiếu chùa Tây Tạng Bình Dương. Nguyên Phong cũng dịch một số tác phẩm giới thiệu Huyền Môn Tây Tạng. Trần Ngọc Anh dịch bộ kinh quan trọng nhất của Mật Tông là Kinh Ðại Nhật, TT Phụng Sơn, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Mật Nghiêm, Phương Dung và Pram Nguyễn viết nhiều bài giới thiệu về Phật Giáo Tây Tạng. Cư sĩ Như Hòa dịch 28 bản kinh Mật Tông phổ biến trên trang nhà Viêtnamese Buddhist Sutra Hall. Một số chùa VN tại California vàWashington DC cũng thường mời các vị Lạt Ma làm lễ điểm đạo. Nữ cư sĩ Phương Dung (không phải ca sĩ Phương Dung) với sự cộng tác tích cực của một nhóm thân hữu, đã tổ chức hai buổi đức Ðạt Lai Lạt Ma tiếp xúc và thuyết giảng cho đại chúng Phật Tử VN vào năm 1997 và 2000.Nhiều ngàn Phật tử VN đã tham dự hai buổi này.

Năm 2000Từ ngày 1 tới 7 tháng 2, tại chùa ni Kiều Ðàm Di ở vườn Lâm Tì Ni, Nepal, Ðại Hội Phụ Nữ Phật Giáo Thế Giới họp kỳ 6 với 200 thành viên tham dự. Sư cô Thuần Ðịnh thuộc Thiền Viện Thường Chiếu (Vũng Tàu) thuyết trình bằng Anh ngữ về đề tài: Người phụ nữ và Ni chúng Việt Nam trong thời hiện đại.Một số ni sinh Việt Nam du học tại Ấn Ðộ cũng tham dự Ðại Hội này bằng phương tiện tự túc. Có lẽ đây là lần đầu tiên Ni chúng Việt Nam có đại diện tham dự Ðại Hội, vì Ðại Hội 5 họp tại Nam Vang từ 29 tháng 12. 1997 tới 4 tháng 1. 1998 không có sự tham dự của đại diện Ni chúng Việt Nam.

Trong Ðại Hội kỳ 7 họp tại trường Ðại Học Hoa Phạn ở Ðài Bắc từ 11 tới 17 tháng 7 năm 2002, phái đoàn Ni chúng Việt Nam tham dự gồm 5 ni sinh du học ở Delhi, Ấn Ðộ và 3 sư cô từ thiền viện Linh Chiếu, Vũng Tàu. Sư cô Hạnh Huệ thuyết trình về Ni Giới Phật Giáo Việt Nam và sư cô Minh Huệ trình bày về Bản chất và vị trí của người nữ trong lời dạy của đức Phật.Hy vọng Ðại Hội 8 năm 2004 sẽ có đại diện Ni giới Việt Nam tại hải ngoại tham dự.

Hội Phụ Nữ Phật Giáo Thế Giới SAKYADHITA là tổ chức kết hợp các nữ Phật tử xuất gia cũng như tại gia trên khắp thế giới, thành lập năm 1987. Hội quy tụ hơn 60 ngàn Ni chúng trong số 1.3 triệu hội viên, tổ chức Ðại Hội mỗi 2 năm tại một trong các quốc gia hội viên.

*TRẦN TRI KHÁCH (tháng 9.2002)

---o0o---


Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]