Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Ích Kỷ

04/01/201910:39(Xem: 15996)
49. Ích Kỷ

Ích Kỷ

(giọng đọc Cẩm Ly)

 

Ích kỷ là thái độ sống nông cạn và tầm thường nhất của con người.

 

 

 

Ta và không phải ta

 

Khi nhìn vào đóa hoa đào, có thể ta cho rằng nó là tinh túy của riêng cây đào. Nhưng khi quan sát sâu sắc hơn, ta sẽ thấy hoa đào còn được tạo ra từ nhiều yếu tố khác như khí hậu, mặt trời, nước, khoáng chất, côn trùng và cả rác nữa. Những thứ ấy tuy không phải là hoa đào, tạm gọi là phi hoa đào, mới nhìn vào tưởng chừng không có liên quan gì tới hoa đào, nhưng nếu không có chúng thì hoa đào sẽ không thể nào có mặt. Hoa đào tuy sinh ra từ cây đào, nhưng cây đào và cả tổ tiên của nó cũng được tạo ra từ vô số điều kiện khác trong trời đất này. Chúng không hề có sự tách biệt. Sự thật không có gì là hoa đào cả, chỉ có cái hợp thể được tạo nên từ những yếu tố phi hoa đào thôi. Đúng ra, chữ "phi" cũng không nên có, vì chính những thứ ấy đã tạo ra hợp thể hoa đào chứ đâu phải thứ nào khác.

 

Nếu hoa đào biết được sự thật nó cũng chính là lá, là cành, là thân, là rễ của cây đào, là vạn vật bên ngoài đã và đang không ngừng nuôi dưỡng nó thì nó sẽ không bao giờ dám tự hào, kiêu ngạo và sống ích kỷ. Hoa đào chỉ là một tướng trạng đại diện cho tất cả những gì mà tổ tiên của hoa đào và cả vũ trụ trao tặng. Tướng trạng này cũng chỉ biểu hiện một thời gian rồi lại đổi sang tướng trạng khác. Vậy nên, hoa đào không chỉ yêu bản thân mình mà còn phải yêu luôn lá, cành, thân, rễ hay vạn vật sống xung quanh nữa. Có lẽ hoa đào đã hiểu rõ điều đó nên nó luôn sống hết mình. Nó vui vẻ chịu đựng những trận giá rét thấu xương, để khi nắng ấm mùa xuân về nó tung ra những cánh hoa tươi thắm và thơm ngát. Hoa đào đã sống rất khí phách, dễ thương và làm tròn trách nhiệm của mình.

 

Có bao giờ ta đưa bàn tay lên và tự hỏi: bàn tay này thật ra là của ai? Tất cả những tài năng được thể hiện từ bàn tay này có phải do chính ta tạo ra hay không? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng có thể ta đã từng trả lời sai. Hãy nhìn kỹ lại bàn tay của mình đi! Có phải ngoài năng lực rèn luyện của bản thân ra, nó đã từng được đón nhận những hạt giống tài năng qua sự trao truyền từ các thế hệ tổ tiên mà gần nhất là thế hệ cha mẹ không? Khi nấu được một tô canh chua, ta phải biết rằng cả tổ tiên đã cùng nấu với ta. Vì nếu không có sự khám phá và trải nghiệm của tổ tiên thì làm sao ta biết nấu canh chua. Thậm chí, ta cũng không biết thế nào là canh chua. Ngay cả danh từ "canh chua" cũng không có. Tổ tiên không chỉ có mặt trong ta qua từng tế bào mà còn trong từng nhận thức và nếp sống của ta nữa. Dù ta có muốn nhìn nhận hay không thì đó vẫn là sự thật.

 

Ta cũng chính là sự tiếp nối của tổ tiên huyết thống và cả tổ tiên tâm linh của ta. Ta chỉ là tướng trạng đại diện chứ không phải riêng biệt. Điều duy nhất khiến ta có chút khác biệt với họ là ta đã có công cùng với vũ trụ tổng hợp tất cả những yếu tố trao truyền ấy lại thành một chỉnh thể mới, để thể hiện một đời sống mới với một sứ mệnh mới. Ngoài ra, ta còn phải vay mượn thêm những gì mà hoa đào đã từng vay mượn từ thiên nhiên. Nghĩa là ta không ngừng giao thoa và chịu sự tác động của vạn vật. Và để trở thành một con người hiểu biết và sống an ổn như bây giờ thì ta còn phải nương tựa vào nhiều yếu tố khác nữa do loài người tạo ra như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, tôn giáo Nhìn lại càng sâu ta sẽ càng thấy mình cũng như muôn loài, cũng được tạo ra từ những cái không-phải-ta. Sự thật ta vốn là vô ngã. Vì vậy mỗi khi xưng "ta" hay nhìn vào những tác phẩm "của ta" thì ta phải ngầm hiểu rằng nó vốn là hợp thể, là tác phẩm chung. Cách gọi đó chỉ đúng trong phạm vi tương đối, chỉ nhằm giúp ta lưu tâm đến ý thức trách nhiệm mà thôi.

 

Tổ tiên ta nhờ có nhiều cơ hội nhìn lại mình và ít chạy theo ngoại cảnh nên dễ dàng thấy rõ nguyên tắc tương tác tự nhiên của cuộc sống. Họ đã luôn thực tập thương yêu kẻ khác cũng như thương yêu chính bản thân mình. Đó không phải là vấn đề cao thượng hay từ bi gì cả, mà đó là thái độ sống đúng đắn và phù hợp với sự vận hành của vũ trụ. Sống như vậy là sống có hiểu biết, có bình an và hạnh phúc. Bây giờ ta luôn tự cho mình là văn minh, có đủ loại bằng cấp mà lại không thấy hoặc không chấp nhận nổi sự thật ấy. Nên ta cứ lao theo chủ nghĩa cá nhân, ra sức tích góp mọi quyền lợi phục vụ cái tôi được cho là riêng biệt của mình. Đôi khi ta còn xâm lấn của kẻ khác, vơ vét tài sản chung, gây hại đến môi sinh và bao người xung quanh. Nhưng rốt cuộc ta cũng chẳng biết thế nào là hạnh phúc.


Cái tôi chân thật

 

Có một hôm đức vua Pasenadi - vị vua cai trị tiểu vương quốc Kosala của Ấn Độ - hỏi hoàng hậu Malika: "Trên đời này ái khanh yêu quý ai nhất?". Hoàng hậu đáp: "Dĩ nhiên, người thiếp yêu quý nhất chính là bệ hạ". "Trẫm cũng đoán là khanh sẽ nói thế", đức vua mỉm cười sung sướng. Nhưng hoàng hậu lại nói tiếp: "Nếu bệ hạ cho phép, thần thiếp sẽ nói khác đi một tí nhưng sẽ xác thực hơn". Đức vua nóng lòng: "Ái khanh cứ nói đi!". "Tâu bệ hạ, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp đây". Đức vua ngạc nhiên: "Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu ý ái khanh muốn nói gì?".

 

Hoàng hậu dè dặt thưa: "Vậy cho phép thần thiếp hỏi ngược lại, bệ hạ yêu quý ai nhất trên đời?". Đức vua cười: "Thì ái khanh chứ còn ai!". Hoàng hậu hỏi tiếp: "Nhưng nếu thần thiếp lại yêu quý một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ tính sao?". Đức vua lúng túng: "À, trẫm sẽ trẫm sẽ". "Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình và chém đầu thần thiếp ngay phải không?", hoàng hậu tiếp lời. Đức vua giả lả: "Khanh hỏi rắc rối quá! Rắc rối thật!". Hoàng hậu lại hỏi tới: "Tâu bệ hạ, có đúng như vậy không ạ?". "Ừ, thì có lẽ khanh nói đúng!", đức vua im lặng hồi lâu rồi xác nhận. Hoàng hậu liền nhẹ nhàng giải thích: "Bệ hạ yêu quý thần thiếp chỉ vì thần thiếp đã đem tới hạnh phúc cho bệ hạ. Nên khi thần thiếp không tiếp tục đem tới hạnh phúc cho bệ hạ nữa thì bệ hạ hết yêu quý và muốn giết chết thần thiếp ngay. Như vậy, bệ hạ chỉ yêu quý mình nhất thôi".

 

Đúng là bản năng con người cũng như bao nhiêu sinh vật khác, vẫn luôn giành mọi quyền lợi cho cái tôi của mình. Đó là thái độ sai lầm lớn nhất đối với một cá thể đang chịu tương tác cùng vô số cá thể khác xung quanh để tồn tại. Chính sự sai lầm này đã dẫn đến thế mất cân đối trầm trọng, giữa một bên là nguồn năng lượng nuôi dưỡng quá lớn từ vạn vật trong khắp vũ trụ gửi đến và một bên là thái độ sống chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Công bằng mà nói, hoa đào vốn tiếp nhận rất ít quyền lợi từ thiên nhiên nhưng nó đã sống hết mình để dâng tặng cho đời tất cả giá trị của nó. Còn ta, tuy được nhân danh là kẻ hiểu biết nhất nhưng thử hỏi ta đã sống như thế nào và đã làm gì cho cuộc đời này?

 

Đừng nói chi xa xôi. Với những người thân yêu sống bên cạnh mà ta chẳng mấy khi quan tâm đến những khó khăn hay ước vọng sâu sắc của họ. Đầu óc ta lúc nào cũng lo nghĩ đến cách kiếm được nhiều tiền, thăng tiến địa vị, thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của nhiều người. Làm như thể mọi người phải có trách nhiệm thương yêu và giúp đỡ mình, còn mình thì được "đặc quyền" không phải có trách nhiệm với bất cứ ai. Thật ra, ta cũng đã từng cố gắng giúp đỡ vài người, nhưng chưa bao giờ nghĩa cử cao đẹp ấy lại không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Ít nhất đối tượng ấy phải dễ thương, quý mến ta, hay phải tỏ ra trân quý những gì ta mang đến cho họ. Trong tình cảm cũng vậy. Ta nghĩ mình đã hết lòng yêu thương người ấy nhưng sự thật là ta đang nghiện cảm xúc của họ mà không thể rứt ra được. Ta tưởng mình cũng rất cao thượng khi quyết định tha thứ dễ dàng cho những lầm lỡ của họ, nhưng sâu thẳm bên trong là vì ta sợ họ sẽ không còn yêu thích và thân thiện với ta nữa, hay vì ta muốn chứng tỏ tấm lòng độ lượng của mình trước mọi người.

 

Dường như ta chưa bao giờ làm việc gì mà không mang theo cái tôi hưởng thụ. Nó đã trở thành thứ "nhân sinh quan" của thời đại. Sự thật, ích kỷ là thái độ sống nông cạn và tầm thường nhất của con người - không những không muốn trải lòng giúp đỡ ai mà còn luôn len lỏi vào mọi ngõ ngách để rút tỉa quyền lợi. Có lẽ, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hệ quả: con người tuy được hưởng thụ nhiều nhất nhưng lại là kẻ chịu khổ đau nhiều nhất.

 

Mục đích của đạo đức hay tôn giáo không gì khác hơn là giúp cho con người thấy được sự thật về thân phận của mình, để thiết lập lại đời sống sao cho đúng đắn và hài hòa với sự vận hành của vũ trụ. Nghĩa là ta phải luôn có ý thức chuyển hóa những năng lượng xấu đã lỡ phát sinh, cũng như tìm cách ngăn chặn những năng lượng xấu có thể phát sinh. Tức là phải biết tích đức. Ngoài ra, ta phải có trách nhiệm nuôi dưỡng những năng lượng tốt đã phát sinh, cũng như tìm cách khơi dậy những năng lượng tốt chưa có cơ hội phát sinh. Tức là tích phước. Đạo đức hay tôn giáo nào không thể đảm nhận được chức năng này, lại dẫn dắt con người tiếp tục tôn thờ cái tôi riêng biệt, vẫn không ngừng tạo ra ranh giới chia cách giữa những cá thể hay đoàn thể để bênh vực và tranh chấp quyền lợi, lại còn khiến con người lãng quên đời sống quý giá trong hiện tại để giam mình vào những mộng tưởng xa vời, thì đạo đức hay tôn giáo đó vẫn là một thứ ích kỷ và độc hại. Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và những chủ thuyết đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn xã hội cũng cần được xét kỹ lại. Ta phải có chánh kiến và thái độ dứt khoát rõ ràng để chọn ra con đường đúng đắn nhất, có thể mang lại giá trị hạnh phúc chân thật ngay trong thực tại.

 

Không có con đường nào đúng đắn hơn là con đường trở về nội tâm - tức đạo tâm. Tâm chính là nguồn gốc của mọi khổ đau và hạnh phúc. Ta không cần phải tìm kiếm thêm con đường nào xa xôi, hãy trở về ngay nơi chính mình để nương tựa. Trong ta vốn có đầy đủ tất cả những điều kiện có thể thiết lập nên đời sống bình yên và hạnh phúc chân thật. Để tiếp xúc được những giá trị quý báu ấy, ta phải cố gắng thực tập buông bỏ bớt những mong cầu và chống đối không cần thiết. Càng không đòi hỏi và bám víu ở bên ngoài, ta sẽ càng có thêm sức mạnh ở bên trong. Dần dần, ta sẽ trải lòng ra một cách tự nhiên để chia sớt và nâng đỡ mọi người và mọi loài. Ta đã nhận ra những đối tượng ấy cũng chính là những hóa thân - những phần thân thể của mình. Đó là cái tôi chân thật mà mỗi chúng ta phải có bổn phận tìm thấy cho bằng được. Nó đã bị trôi lăn qua bao thăng trầm của cuộc đời, đã từng bị phủ lấp bởi những đam mê và tham vọng. Khi tìm thấy cái tôi chân thật ấy thì những tự ái và tổn thương sẽ không còn nữa. Lòng kỳ thị và hận thù cũng sẽ tan vỡ.

 

Đây là con đường mà ông cha ta đã từng bước đi rất thành công. Ta hãy mau mau quay về tiếp nhận và cố gắng giữ gìn để mở ra một tương lai sáng đẹp cho chính ta và con cháu ta.

 

 

Thấy hoa đào rạng rỡ

Lòng thẹn với núi sông

Ôi cánh hồng bay bổng

Ta tìm gì trăm năm?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 15404)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 111926)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/06/2018(Xem: 25360)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 28029)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
15/12/2017(Xem: 87967)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138331)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28848)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 35654)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
03/03/2016(Xem: 4860)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
15/01/2016(Xem: 9809)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]