Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Chấn Chỉnh Chư Tăng Āḷavakā

27/11/201320:23(Xem: 25420)
14. Chấn Chỉnh Chư Tăng Āḷavakā
mot_cuoc_doi_tap_5

Chấn Chỉnh

Chư Tăng Āḷavakā


Rời cội cây đa, dạ-xoa ôm bát đi sau lưng đức Phật, sau đó là đức vua, bá quan, quân binh tùy tùng kéo theo một đoàn như một ngày hội lớn. Dân chúng hay tin dạ-xoa Āḷavaka quy giáo đức Phật, đã bỏ dữ về lành nên họ cùng vui mừng nhập đoàn. Rồi chư tăng Āḷavikā(1)khắp thành phố cũng đã tìm đến nơi làm cho các con đường đều chật cứng như nêm. Đức Phật phải dừng chân lại, yêu cầu mọi người giải tán, ngài còn cần đi trì bình khất thực; ai muốn nghe pháp thì đến vào buổi chiều, tại điện thờ Aggāḷava.

Thế rồi, đêm thứ hai tại đây, một vị nữ thọ thần (devatā)(2)bồng một hài nhi xuất hiện, đảnh lễ đức Phật và than phiền rằng, các vị tỳ-khưu đã chặt cây, chặt cành và phá bỏ nơi cư trú của nàng. Rồi nàng kể:

- Bạch đức Thế Tôn! Khi thấy vị tỳ-khưu phá nhà của con, con bèn bồng con xuống, năn nỉ vị tỳ-khưu, bảo rằng nếu phá nhà thì cả hai mẹ con không có nơi nương tựa. Nhưng vị tỳ-khưu bảo là ta không tìm thấy cây nào tốt hơn cây này, rồi không thèm để ý đến lời cầu xin của con. Khi ấy con giận quá, muốn vươn tay ra vặn cổ vị tỳ-khưu, nhưng con đã dằn cơn nóng giận lại vì tưởng nhớ ân đức của Thế Tôn trong thời gian vừa qua tại thành phố Āḷavī này. Lại nữa, giết một vị tỳ-khưu là đọa địa ngục nên con sợ lắm!

Đức Phật đã tán dương vị nữ thọ thần đã có một suy nghĩ đúng đắn và một sự chịu đựng đáng khen ngợi; và sau đó, ngài đã thuyết cho cô nghe một thời pháp nói về tâm nhẫn nại là nơi phát sanh những pháp lành rồi tóm tắt bằng bài kệ:

“- Ai người chặn được tâm sân

Như dừng ngay lại xe lăn trượt bờ

Đánh xe thiện xảo chẳng ngờ

Còn bao kẻ khác cầm hờ dây cương!”(1)

Nhe xong, nữ thọ thần chứng sơ quả.

Đức Phật còn hứa là sẽ chế định giới luật để ngăn chặn những sai lầm của các vị tỳ-khưu khác trong tương lai.

Nữ thọ thần bèn thưa:

- Tâm đệ tử đã mát mẻ rồi, nhưng đệ tử đang không có chỗ ở, vì những chỗ ở tốt thường có những vị thần oai đức lớn hơn.

- Ừ, được rồi! Đức Phật gật đầu - Như Lai sẽ đền bù cho một chỗ ở tốt hơn thế nữa. Là tại tịnh xá Kỳ Viên bên cạnh hương phòng của Như Lai, có một vị thọ thần vừa sanh thiên. Hai mẹ con cô đến ở đấy. Như Lai đã cho phép, và rồi tất thảy thọ thần, chư thiên ở đấy sẽ rõ biết điều đó!

Nữ thọ thần vui mừng tri ân đức Phật, quỳ xuống đảnh lễ ngài rồi dùng thần lực, bồng con bay về Kỳ Viên tịnh xá.

Hôm sau, khi đức Phật đi trì bình khất thực về thì hai vị đại đệ tử đã dẫn hội chúng rất đông từ Sāvatthi cũng vừa tới nơi. Sau khi an trú chư tăng trong các khu rừng, hai vị đại đệ tử đến điện thờ Aggāḷava, đảnh lễ và thăm hỏi sức khỏe của ngài. Nhân tiện, hai vị thay nhau trình báo với đức Phật là chư tăng Āḷavikā ở đã xây dựng liêu cốc tràn lan, vị này tranh đua với vị khác về tầm vóc công trình bề thế của mình. Có rất nhiều vị tỳ-khưu tùy tiện vào rừng và tự do lấy gỗ rồi vận động dân chúng chuyên chở, cưa xẻ theo yêu cầu của mình. Chính quyền sở tại khó chịu, dân chúng than phiền và chư thiên, thọ thần đã giận dữ như thế nào. Ngoài ra, có một vài trú xứ, tịnh xá, liêu thất khi vị tỳ-khưu chủ trì mất đi hay bỏ sang nơi khác thì một số vị tỳ-khưu lại muốn chia phần đất đai, cốc liêu cùng những vật dụng ở đấy làm cho hai hàng cư sĩ cau mày, mất niềm tin với hội chúng của đức Thế Tôn.

Vậy là mùa mưa năm ấy, đức Phật và đại chúng an cư tại thành Āḷavī, và ngài đã hướng dẫn cho chư vị trưởng lão chế định giới luật về rất nhiều vấn đề liên quan đến việc tu sửa và xây dựng cốc liêu(1), sử dụng vật liệu nào là thích hợp, đồng thời cấm chế một số giới điều liên quan đến tài sản, vật dụng của tăng(2). Những vấn đề ấy được đức Phật cùng chư vị trưởng lão đã phải quy định, chế định như sau:

- Liêu thất chỉ nên làm vừa phải, mỗi bề chừng hai, ba sải tay...

- Vật liệu không được quá kiểu cách, xa hoa; chỉ nên xây tường bằng đá thô, gạch thô, đất sét, tre gỗ; tranh lá; mái lợp cũng tương tự vậy.

- Thất liêu phải có nền, có cửa lớn, cửa sổ, có tay nắm và có chốt cài bằng đồng, sắt, gỗ hay tre đều được. Cho phép có giường gỗ, tre; có ghế ngắn, ghế dài, ghế kê chân được lót rơm hoặc đan mây...

- Mọi vật liệu phải có thí chủ dâng cúng đúng pháp và luật, không được gợi ý, không được tùy tiện vào rừng lấy gỗ, tre; nếu có người cúng dường cũng không được tự mình chặt cây, đốn cây, cưa cây hay chặt cành, nhánh...

- Tất cả tu viện, tịnh xá hay đất của tu viện, tịnh xá... là tài sản chung của tăng, do tăng quản nhiệm nên không thuộc một hội chúng, phe nhóm hay cá nhân nào, nghĩa là không được phân chia hay thay đổi sở hữu chủ.

- Những vật dụng liên hệ như pháp tọa, giường, ghế, nệm, tọa cụ, gối, chum, hũ, dao, rìu, búa, cuốc, xẻng, tre, gỗ, cỏ, tranh...dù lớn dù nhỏ, dù có giá trị hay không có giá trị đều là tài sản của tăng, do tăng quản nhiệm nên cũng không được phân tán, di dời hay chia cho vị tỳ-khưu này, vị tỳ-khưu khác(1).

- Đất đai, tu viện, tịnh xá, các công trình đã xây dựng, đang xây dựng đều là của tăng, do tăng quản lý; vậy khi cho ai, biếu tặng ai, trao đổi với ai thì phải có một hội đồng đại diện tăng xử lý mới hợp pháp và luật. Trách nhiệm coi sóc, chủ trì một công trình cũng là một vị tỳ-khưu có trình độ, có khả năng do tăng chỉ định hay đề cử.

Y chỉ theo nội dung ấy, chư vị trưởng lão và hai vị đại đệ tử đã nghiêm khắc xử phạt trọng tội những vị tỳ-khưu đã tùy tiện sửa sang, xây dựng liêu thất làm náo loạn cả thành phố Āḷavī. Các ngài còn giảng nói rộng rãi các luật định của đức Thế Tôn để đem lại sự yên ổn trong sinh hoạt tăng lữ và lấy lại niềm tin cho hai hàng cư sĩ áo trắng.

Đức Phật cũng có nhiều thời pháp đến chư vị tỳ-khưu ở đây, nội dung thường nhắm đến sự tu tập, phải biết từ bỏ những bận rộn vô ích trong việc xây dựng thất liêu; phải biết tri túc, sử dụng phải lẽ, đúng pháp và luật về chỗ ở, sàng tọa, vật thực và thuốc men...

Thế là một làn gió mát lành, thanh bình đã thổi về trong sinh hoạt của cộng đồng tăng lữ thành phố Āḷavī sau nhiều năm nhiệt não, bất an và rối loạn.


(1)Theo ghi chú ở trong Āḷavakā, trang 294, quyển 1 Dictionary of proper Pāḷi names thì tất cả những vị tỳ-khưu sống ở Āḷavī đều được gọi tên như thế.

(2)Hoặc thiên nữ.

(1)Pháp cú 222: “ Yo ve uppatitaṃ kodhaṃ, rathaṃ bhantaṃ’va dhāraye; taṃ ahaṃ sārathiṃ brūmi rasmiggāho itaro jano”.

(1)Cũng theo tư liệu trên.

(2)Theo Cullavagga.

(1)Phỏng theo Cullavagga.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 15277)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 110772)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/06/2018(Xem: 25103)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27589)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
15/12/2017(Xem: 87297)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137389)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28377)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 35391)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
03/03/2016(Xem: 4853)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
15/01/2016(Xem: 9146)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]