Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Vận Động Thành Lập Hội Chúng Ni Ở Thái Lan

26/01/201204:17(Xem: 6488)
03. Vận Động Thành Lập Hội Chúng Ni Ở Thái Lan

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I
SỰ THỌ GIỚI, HỆ PHÁI VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI TĂNG ĐOÀN


Vận Động Thành Lập Hội Chúng Ni Ở Thái Lan

phatgiaovanugioi-02Tỳ Khưu-ni Dhammananda (Tiến sĩ Chatsumarn Kabilsingh) đã du học tại Ấn Độ và Canada. Bà đã trải qua 32 năm dạy học tại Khoa Triết Học & Tôn Giáo ở trường đại học nổi tiếng Thammasat, Thái Lan. Bà đã ly dị, có ba con trai đã trưởng thành và ba cháu nội.
CHATSUMARN KABILSINGH:
Cuộc đời bà đã chuyển hướng năm 2000 khi bà thọ nhận Bồ-tát Giới tại Phổ Quang Sơn ở Đài Loan. Năm sau đó, 2001, bà đã thọ nhận giới sa-di ni tại Tích Lan. Năm 2003, bà thọ giới tỳ-khưu ni cũng tại Tích Lan.
Chatsumarn Kabilsingh là con gái của Voramai Kabilsingh. Bà là người tranh đấu tích cực cho nữ quyền. Bà dạy thiền và thường tổ chức các khoá tu dành riêng cho nữ giới tại Thái Lan.

*

* *

Mẹ tôi xuất gia làm nữ tu (mae chi) cách đây ba mươi sáu năm, lúc tôi được mười tuổi. Bà đã biến nhà chúng tôi thành một ngôi chùa. Dần dần các nữ tu khác đến ở với bà. Đến cuối năm đầu tiên, chúng tôi có độ hai mươi người. Họ đắp y màu vàng nhạt.

Quyết định trở thành nữ tu của mẹ tôi là đỉnh điểm của nhiều yếu tố. Khi cha tôi còn là một dân biểu, mẹ tôi thường đi theo ông. Bà là ký giả. Khi đi theo ông để tường thuật về các sinh hoạt ở thôn quê, bà đã thấy nhiều trẻ em nghèo. Chúng là tương lai của đất nước, nhưng lại không được ai giúp đỡ gì cả. Bà quyết định thành lập một viện mồ côi. Bà cũng thích hành thiền. Bà đã đạt được một tầng thiền cao nào đó. Bà tin rằng nếu trở thành người tu, bà có thể giúp đỡ người khác một cách hữu hiệu hơn.

Tôi còn quá trẻ để thích hay không thích việc mẹ tôi trở thành nữ tu và việc biến nhà thành chùa. Nhưng tôi nhớ lại cảm giác khó chịu khi mẹ đến trường tôi học vì tôi không biết phải giải thích chuyện này với các bạn học như thế nào. Mẹ tôi luôn là người mà lời nói của bà trở thành luật lệ trong nhà và chúng tôi chỉ việc làm theo bất cứ điều gì bà muốn. Tôi đã tham gia vào việc tụng kinh và tất cả mọi hoạt động trong chùa. Tôi đã lớn lên trong một hoàn cảnh như thế.

Khi chúng tôi dọn đến nơi này, mẹ tôi mở trường và chị tôi phụ giúp bà. Đó là ngày mà trường học mở ra cho công chúng. Lúc đầu chúng tôi có rất ít học trò, độ ba mươi em. Bây giờ chúng tôi có bốn trăm em. Khi học sinh nghỉ hè, chúng tôi dành nơi này cho phụ nữ đến tu thiền.

Chúng tôi đã từng có một cô nhi viện. Có năm người chúng tôi phải chăm sóc cho tám mươi người, vừa trẻ em vừa nữ tu. Sau ba mươi lăm năm chúng tôi đang bước vào thời kỳ suy thoái, vì mẹ tôi trở nên già yếu. Bà từng rất tích cực hoạt động, nhưng cách đây ba năm bà đã ngưng tất cả mọi hoạt động bà đã từng tham gia. Trong suốt ba mươi hai năm, mỗi tháng bà đều xuất bản một tờ nguyệt san. Năm ngoái, bà đã ngã bệnh và không còn ngồi dậy nổi nữa. Cô nhi viện đã đóng cửa cách đây mười năm. Vì nó đã trở nên một gánh nặng cho mẹ tôi, trong khi tôi chưa sẵn sàng để thay thế cho bà.

Khi còn hoạt động tích cực, mẹ tôi vừa là giám đốc điều hành vừa là cố vấn cho trường học và cho cô nhi viện. Còn các tu nữ thì cũng vừa dạy học vừa chăm sóc cho các em mồ côi. Chúng tôi cũng tự trồng trọt lấy. Một khu đất rộng của chùa được dùng để trồng lúa và chúng tôi trồng đủ lúa cho nhu cầu của mình. Tôi đang suy tư về sự suy thoái của chùa. Chúng tôi đã làm gì sai? Đó là lý do tại sao tôi quan tâm đến việc tổ chức các khóa tu thiền, việc tu tập để hiểu Pháp học và Pháp hành hơn.

Mẹ tôi giống như một nhà lãnh đạo tâm linh, nhưng đã đi quá nhanh đến nỗi bà bỏ bạn đạo lại phía sau khá xa. Ít người hiểu bà đang làm gì. Họ làm việc, lao động chung với bà nhưng không cùng chung chia sẻ được tâm và trí. Đây là điều khiếm khuyết mà tôi thấy được trong tổ chức này. Chúng tôi phải làm việc cật lực chung với nhau, bất cứ tôi làm điều gì thì các đệ tử của tôi phải hiểu rõ điều đó và cùng làm với tôi.

Tôi dần tiếp nối công việc của mẹ, giữ cho ngọn lửa nhiệt tình vẫn cháy, nhưng theo một hướng hơi khác. Theo truyền thống Phật giáo, muốn tạo công đức thì hãy xây chùa. Tôi đã nói với mẹ là khi tôi có quyền hạn, thì thay vào đó, tôi sẽ đào tạo con người. Sở dĩ chúng tôi có được cơ sở khang trang ở nơi này, là vì mẹ tôi đã bỏ rất nhiều tiền vào các công trình xây dựng. Bà đã rất thành công, rất có khả năng trong việc gây quỹ để xây dựng bao công trình cho chúng tôi. Giờ đây chúng tôi đã có đầy đủ cơ sở, thì trách nhiệm duy nhất của chúng tôi là bảo trì chúng, giữ cho chúng được lâu bền, nhưng phải có người ở trong đó, những người hộ Pháp. Tôi không có ý tham gia quá nhiều vào các hoạt động xã hội và an sinh xã hội. Chúng tôi sẽ giúp cho con người có đủ sức mạnh để tự bước trên đôi chân của họ.

Đã nhiều lần tôi có cảm giác mình phải trở thành nữ tu. Đến lúc đó, tôi phải rất chắc chắn về điều này. Một khi được xuất gia tôi sẽ không hoàn tục, đó phải là nguyện ước của cả đời. Tôi không thể thối lui vì tôi phải làm gương. Là người tu sĩ thì phải làm gương tốt, nếu không thì thà đừng xuất gia ngay từ đầu. Tôi đang đợi đúng lúc khi mà cơ bản đời sống tôi đã đủ vững chắc, khi tôi có đủ tài chánh và địa vị xã hội. Tôi cảm thấy đời tôi giống như một tam giác. Tôi cũng muốn các con tôi đủ sức tự lập. Chồng tôi đã biết điều đó ngay từ đầu. Khi ông hỏi cưới tôi, tôi đã nói rằng ước nguyện của tôi là trở thành nữ tu.

Gần đây tôi đi đây, đi đó nhiều. Trong mỗi chuyến đi, tôi được yêu cầu hướng dẫn hành thiền. Tôi chưa tự xem mình là một thiền sư, nhưng các thiền sinh dường như học hỏi được nhiều điều chỉ bằng việc ngồi lại với nhau. Đầu tiên thì chỉ có người Tây phương yêu cầu điều này, nên tôi bắt đầu nghĩ là mình không giúp ích gì được cho chính người dân của mình. Năm ngoái tôi đã có vài buổi nói pháp. Một số người muốn hành thiền vì dường như hành thiền rất hữu ích cho họ. Điều này làm tôi tự tin hơn và tôi bắt đầu suy nghĩ về việc hướng dẫn vài khóa thiền.

Chúng tôi đã có cơ sở ở đây và các cư sĩ lo việc ăn uống, phục vụ cho chúng tôi. Mọi thứ dường như đã sẵn sàng. Khóa thiền đầu tiên có độ một trăm lẽ tám người. Không được thành công so với những gì tôi dự đoán, nhưng nhiều thiền sinh rất hoan hỷ với khoá tu. Nhiều người đã đạt được điều gì đó. Dường như sau khoá tu, họ trở nên tự tin và an lạc hơn, thật cũng đáng công. Trong khóa thiền đầu tiên tôi để ra ba ngày khác nhau: ngày đầu dành cho sự buông xả, ngày thứ nhì để xây dựng tâm từ và ngày cuối cùng là học cách tha thứ.

Điều mà tôi hướng dẫn rất căn bản nên tôi chưa cần đi vào chi tiết. Chúng tôi làm hai việc cùng một lúc: hướng dẫn các thiền sinh và để họ tự tu. Chúng tôi sẽ có các cuộc họp nhóm, khá thường xuyên để rèn luyện các thiền sinh, để họ có thể trở thành các giảng viên. Lúc đó họ có thể dạy trong khu vực của họ, trong khắp nước.

Chúng tôi muốn nhóm lên những ngọn lửa khắp đó đây, và hy vọng nó sẽ tạo sức mạnh cho nữ giới. Khóa học ở đây là làm thế nào để trở nên một người Phật tử tốt có hiểu biết về pháp học và pháp hành. Các thiền sinh sẽ trở thành những hành giả thực hành Giáo Pháp giỏi với một chút nữ tính. Tôi cũng hy vọng là họ sẽ tham gia vào các công tác xã hội. Khóa tu là rèn luyện để hiểu biết. Chúng ta phải biết vấn đề của mình và khổ đau mà ta đã vô tình gây cho kẻ khác. Thường thì chúng ta chỉ biết riêng phần của mình, vì thế chúng tôi cố gắng giúp các thiền sinh tự biết mình tốt hơn và tự cải thiện ngỏ hầu phục vụ xã hội tốt hơn. Không phải chỉ cho bản thân chúng ta; khóa học này giúp chúng ta phục vụ người khác tốt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 6534)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
02/08/2012(Xem: 14258)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28626)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/03/2012(Xem: 9371)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
04/03/2012(Xem: 46447)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
15/02/2012(Xem: 4174)
Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.
26/01/2012(Xem: 11022)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
18/01/2012(Xem: 3298)
Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền... Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
06/11/2011(Xem: 3226)
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bổn Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Đại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.
15/10/2011(Xem: 3513)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567