Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Liên Hoa Sắc

09/04/201311:46(Xem: 8516)
Liên Hoa Sắc


hongtim_1Liên Hoa Sắc

Thích Minh Tuệ

--- o0o ---

Thời Phật còn tại thế, tại thành Đức Xoa Tỳ La có một mỹ nữ sắc nước hương trời, tên là Liên Hoa Sắc, con một trưởng giả vô cùng sang giàu.

Lúc lên 16 tuổi Liên Hoa Sắc lấy chồng. Sau thời gian chung sống với chồng, Liên Hoa Sắc sinh một bé gái, nhưng cảnh đời trớ trêu cha chồng chết sớm, mẹ chồng còn xinh đẹp, sinh lý còn cường thịnh, bà dụ dỗ chồng của Liên Hoa Sắc vào con đường mất hết đạo lý, bà còn đối xử tệ bạc với Liên Hoa Sắc, đúng là mẹ chồng nàng dâu theo thường tình. Bà cấm Liên Hoa Sắc không tiếp xúc nhiều với con bà, và xem Liên Hoa Sắc không khác hầu thiếp của bà. Cuộc sống của Liên Hoa sắc không khác một tớ gái trong gia đình; qúa buồn tình uất ức cùng độ, Liên Hoa Sắc trốn nhà ra đi, bỏ con lại cho chồng, và cũng không dám trở về với gia đình cha mẹ. Lang thang đó đây kiếm kế sinh nhai. Sau mấy năm ổn định lại được tinh thần, hương sắc phục hồi "gái một con trông mòn con mắt". Liên Hoa Sắc tái giá với một thương gia giàu có. Vì sự nghiệp buôn bán ngược xuôi, chồng Liên Hoa Sắc ít có ở nhà.

Nhờ có tay thương mãi chồng của Liên Hoa Sắc làm ăn ngày một phát đạt thịnh vượng.. Một hôm từ thành Đức Xoa Thi Loa trở về nhà, thương gia dẫn về 1 nàng hầu trẻ đẹp. Để tránh xáo trộn trong gia đình, thương gia tậu một biệt thự riêng để nàng cư ngụ. Nhiều đêm, thương gia lấy lý do giao tế, thăm viếng bạn bè, tính kế làm ăn để đến nhà riêng ăn ở với nàng hầu. Nghe bà con làng xóm xì xầm, Liên Hoa Sắc để tâm theo dỏi. Về sau Liên Hoa Sắc tìm được nhà riêng của chồng nơi thu giấu nàng hầu. Vào một chiều hôm Liên Hoa Sắc lên cơn thịnh nộ, đi bắt ghen kể cướp chồng mình. Khi đột nhập vào ngôi nhà riêng của chồng bắt gặp hai người đang tâm tình.

Nhưng than ôi! Nàng hầu của chồng chính là con gái của mình qua đời chồng trước. Tâm hồn bấn loạn, Liên Hoa Sắc ngã ra bất tỉnh. Khi tỉnh lại, lòng miên man suy nghỉ, chẳng rõ vì nghiệp báo gì kỳ quặc đến thế. Vì trước đó, bà già cướp chồng nay chồng lại ăn ở với con gái mình biết xưng hô bằng cách nào cho phải đạo lý luân thường. Cuộc đời còn là gì là ý nghĩa. Chán nản thế thái nhân tình, Liên Hoa Sắc quyết đi làm gái điếm để phá hoại gia thất của các chàng sở khanh, các mụ đàn bà có máu hoạn thư, mặt khác để mua vui và quên hết qúa khứ thê thảm! Vì qúa uất hận Liên Hoa Saác không phải chỉ chọc phá người thế tục mà muốn thử thách trêu chọc các nhà đạo sĩ nữa.

Một hôm, Liên Hoa Sắc đến ẩn nấp trong 1 hoa viên nằm trên con đường Mục Kiền Liên thường đi qua vào sáng sớm. Khi Mục Kiền Liên đi du hóa, đến cổng hoa viên, Liên Hoa Sắc đón đường ra chọc ghẹo. Nhờ có đạo lực ca, biết đó là một gái điếm lẳng lơ định mê hoặc mình, Mục Kiền Liên dừng lại từ tốn hỏi thăm và quyết tâm thuyết phục người dâm nữ trở về nẻo thiện, Mục Kiền Liên nói với Liên Hoa Sắc:

- Hình dáng, diện mạo của cô thật xinh đẹp, phục sức thật vô cùng lộng lẫy, đến nỗi nào cô không thể kiếm được một tấm chồng giàu đẹp, có địa vị trong xã hội, mà lại đi vào con đường dơ uế như thế này. Cô đã lún xuống bùn dơ, cô càng vùng vẫy thì càng lún sâu thêm nữa. Cô chọc phá đời, cô tội lỗi biết chừng nào hở cô?

Biết không thể khuynh đảo được đạo sĩ Liên Hoa Sắx trình bày với Mục Kiền Liên, tất cả tâm sự ngày trước, nước mắt tràn chảy và thưa:

- Thưa đạo sĩ! Với hoàn cảnh của tôi thật là oái oăm, khiến tôi phải tan nát cuộc đòi, tạo nhiều lỗi lầm, giờ đây biết lấy gì chuộc nổi.

Mục Kiền Liên An ủi:

- Con người khi đã ngã xuống đất, thì phải biết chống đất mà đứng lên, thua keo này bày keo khác, miễn có chí thì sẽ vượt qua tất cả. Còn nếu ta đã lỡ lầm tạo nhiều tội lỗi thì hãy tâm sám hối. Ở đời có hai hạng người mạnh nhất:

- Đó là người không tạo ra tội lỗi.

- Người có tội biết ăn năn, hối cải.

Muốn sạch hãy lấy nước mà rửa, nước tràn sông, rạch, dù dơ đến đâu khi chảy ra ngoài biển cả đều trở thành trong biếc.

Tâm hồn bất tịnh thì hãy đem Phật phát mà tẩy. Đức Phật của tôi có 8 vạn ngàn pháp môn rất khế lý khế cơ, con người có thể tỳ theo hoàn cảnh, khả năng, để chọn pháp môn tu tập. Mọi chúng sanh đều có Phật tánh trong tâm, dù phiền não, lỗi lầm che khuất bao nhiêu lớp, có quyết tâm đều sẽ chùi sạch để giác ngộ giải thoát, cô có thể tháp tùng theo tôi đến trước Phật cầu phép sám hối, tu tập theo con đường chánh đạo.

Mê nhất kiếp, ngộ nhất thời, qua lời giải thích an ủi đạo lý, Liên Hoa Sắc tỉnh ngộ, nét mặt trở lại tươi tỉnh, xin đi theo Mục Kiền Liên và bái yết Phật.

Liên Hoa Sắc được Phật cho phép xuất gia, trở thành tỳ kheo ni gương mẫu, và về sau Liên Hoa Sắc chứng qủa A La Hán và trở thành vị tỳ kheo ni có thần thông số 1.

THÍCH MINH TUỆ
Source: Thích Minh Tuệ, (1990), Phật và Thánh Chúng,

Thành Hội Phật Giáo TP.HCM xuất bản.


-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 14242)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28518)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/03/2012(Xem: 9361)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
04/03/2012(Xem: 46422)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
15/02/2012(Xem: 4171)
Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.
26/01/2012(Xem: 11016)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
18/01/2012(Xem: 3295)
Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền... Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
06/11/2011(Xem: 3225)
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bổn Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Đại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.
15/10/2011(Xem: 3513)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
19/06/2011(Xem: 5522)
Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567