Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người con gái Chăn-Đà-La .

09/04/201311:43(Xem: 3853)
Người con gái Chăn-Đà-La .


Người Con Gái Chăn Đà La - Prakrti

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Vấn Đề Giai Cấp

Đức Phật Siddhattha Gotama đang ngự trong thành Savatthi (Sravasti, Xá Vệ), Ấn Độ, tại Kỳ Viện Tịnh Xá của Trưởng Giả Anathapindika, Cấp Cô Độc. Vào lúc ấy Đại Đức Ananda, vị đệ tử trung kiên và là thị giả chuyên cần nhất của Đức Bổn Sư cũng ngụ tại ngôi tự viện ấy. Ngày nọ, như thường lệ, Trưởng Lão Ananda y phục chỉnh tề, tay ôm bình bát, chân thong dong đều đặn từng bước, và mắt nhìn xuống, đi vào thành Savatthi. Khi đã thọ vừa đủ vật thực để đỡ dạ, Ngài tìm ẩn vào một nơi yên tĩnh để độ ngọ. Thọ thực xong, Ngài tìm nước và thấy một cái giếng bên đàng. Vào lúc ấy có một thiếu nữ thuộc giai cấp Chandala (chăn đà la) tên Prakrti, cũng đến giếng ấy gánh nước. Đại Đức Ananda đến gần đùng lại, mắt nhìn xuống đãt, hai tay ôm bát. Và câu chuyện đối thoại xảy diễn như sau:

Prakrti: Bạch Sư, cần dùng chi?

Đại Đức: Xin cho tôi chút nước để giải khát

- Tôi là người thuộc gia cấp Chandala (chăn đà la), không ai dùng nước của chúng tôi.

- Tôi chỉ muốn xin chút nước uống để giải khát. Nước làm đở khát cho tất cả mọi người, dầu người thuộc về giai cấp, đẳng cấp hay chủng tộc nào.

- Sư không biết rằng trong xứ có hai giai cấp: cấp cao và cấp thấp sao? Tôi thuộc về giai cấp thấp.

- Vấn đề giai cấp là cái gì rõ ràng không quan trọng đói với tôi. Tôi không mảy may bận tâm đến việc này. Tôi chỉ cần chút nước để giải khát.

- Làm thế nào tôi, một hạng gái hạng chăn đà la, có thể dâng nước đến Sư? Chí đến cái bóng của chúng tôi, người ở giai cấp cao còn không dám giẫm chân lên. Họ tránh chúng tôi, hất hủi chúng tôi, và nếu bất chợt thấy chúng tôi thì họ mau mau đi rửa mặt với nước thơm và than vãn: ‘Bất hạnh thay! hôm nay chúng ta lại gặp một người thuộc hạng cùng đinh.’ Họ khinh rẻ chúng tôi và có những thái độ khinh khi như vậy.

- Tôi không biết giai cấp cao hay giai cấp thấp, cô cũng là một con người như tôi. Tất cả mọi người đều là người như nhau. Tất cả đều cùng chung thuộc về chủng tộc loài người. Tất cả đều có một đầu, hai mắt , hai tai, một miệng và một mũi v.v... Máu chảy trong huyết quản của mọi người đều có màu đỏ như nhau, không phải đen. Có gì khác biệt? Có gì để có thể phân chia?

- Đúng vậy, bạch Sư, về phần vật chất thì không có gì khác biệt. Tuy nhiên, người ở giai cấp và địa vị cao sang, họ đã tạo thiện nghiệp và vun bồi phước báo nên tái sanh vào gia đình cao cấp. Chúng tôi đã tạo nghiệp bất thiện nên sanh vào giai cấp cùng đinh, làm người khốn khổ cơ hàn, cặn bã của xã hội, phải chịu số phận bị khinh khi ruồng rẩy.

- Dầu sao, Đức Bổn Sư, bậc Toàn Giác Tói Thượng, Thầy tôi, có ban truyền bức thông điệp cao quý như sau:

‘Là cùng đinh không phải do sanh trưởng,

Không phải do sanh trưởng là bà la môn,

Do hành động ta trở thành cùng đinh,

Do hành động ta trở thành bà la môn.’ (Sutta-nipata, 135).

Tôi không quan tâm đến cái được gọi là giai cấp chút nào, xin cho tôi chút nước vì hiện tôi đang cần giải khát.

Prakrit nói không ra lời, miệng nghậm cứng như câm. Người thiếu nữ sợ hải, cúi xuống nghiêng mình tới trước, run rẩy trịnh trọng dâng nước đến Ngài Ananda, sớt ra từ trong cái chậu, và tim nàng bắt đầu đập, càng lúc càng mau. Nhà Sư hớp nước với lòng biết ơn nồng hậu trong khi Prakrti ngạc nhiên đứng nhìn. Rồi Đại Đức Ananda trở về tịnh xá.

Nhưng Prakrti thì ngẩn người, nhớ lại giọng nói dịu hiền của nhà sư, nàng đắm đuối say mê phẩm cách cao đẹp và tướng mạo oai nghiêm của vị đạo sĩ đến độ ngây ngất sững sờ, vô cùng kinh ngạc. ‘Xin cho tôi chút nước, xin cho tôi chút nước’. Tiếng nói êm dịu nhẹ nhàng dễ cảm, ®g ấy nói chuyện với ta hiền hòa thanh nhã làm sao! Ôi, con người đẹp đẽ lạ thường, phong độ cao quý vô cùng! Tại sao ông ấy lại đến với người cho gái chăn đà la? Có phải ta là người con gái duy nhất trong thành Savatthi này không? Có phải đây là cái giếng duy nhất trong thành này không? Y phục của ta không nói lên giai cấp của ta hay sao? Người lạ mặt kỳ diệu khác thường ấy là ai? Từ đâu ông ta đến đây? Rồi ông sẽ đi đâu? ?, mà ông ấy sẽ còn trở lại xin nước uống nữa chăng?’ Nàng tiếp tục ngẩn ngơ mơ mộng một cách buồn thảm.

Tâm nàng mãi vơ vẩn đăm chiêu với những ý nghĩ trên trong khi thơ thẩn từng bước trên đường về nhà.

Đến nhà, nàng đặt bầu nước xuống bỏ qua một bên, rồi vội vã đi tìm mẹ, một bà phù thủy có nhiều bùa phép và van xin mẹ làm bùa chú bỏ cho ông sư.

Ba mẹ: Có gì làm phật ý con, cái gì làm cho con đau khổ, nhà sư ấy là ai?

Prakrti: ‘Xin cho tôi chút nước, xin cho tôi chút nước, xin cho tôi chút nước’ - Mẹ ơi, trước đây con chưa từng nghe một giọng nói dịu hiền thanh nhã như vậy.

- Người mà xin con nước chắc phải thuộc gia cấp của chúng ta.

- Dạ không đâu, đó là một thanh niên đẽp trai tươi tắn lạ thường, đầu cạo trọc, mình đắp y vàng, tay ôm bình bát, rõ thật là thanh nhã trang nghiêm.

- Con nói gì bậy bạ vậy. Làm thế nào một người đầu cạo trọc lại có thể đẹp trai, tươi tắn? Con biết không, người ta cạo đầu là để làm cho không còn vẻ đẹp hay duyên dáng gì nữa?

- Con không biết điều đó, thưa mẹ, người ấy dễ thương, duyên dáng làm sao. Ông ta là hiện thân của lòng từ mẫn và khiêm tốn, của phẩm cách thanh tao và trang nhã.

- Ông ấy có phải là người thuộc giai cấp của chúng ta không?

- Dạ phải, ông nói con cũng thuộc giai cấp của ông.

- Đó là giai cấp nào vậy con?

- Giai cấp loài người.

- Con có phỉnh lừa ông ta và không nói rõ giai cấp của mình không?

- Con nói với ông con là hạng chăn đà la, nhưng ông ta không chịu tin con. Ông cứ xin nước hoài, và tuyên bố rằng người ta là bà la môn hay cùng đinh do hành động của mình chớ không phải vì sanh trưởng trong một gia đình nào. Rồi ông nói thêm về tự do và phẩm cách con người. Từ bấy lâu nay con lầm lạc ngỡ mình là ‘kẻ có tội’ phải chịu khốn khổ bần cùng, nay nhờ ông con được biết rằng mình cũng thuộc xã hội loài người, và cũng được un đúc từ cái khuôn nhân loại. Ông ta cho con ánh sáng, ông là ánh sáng của con.

‘Xin cho tôi chút nước, xin cho tôi chút nước’. Ôi, giọng nói êm dịu hiền hòa làm sao!

- Này Prakrti con, người ta được sanh vào giai cấp ăn trên ngồi trước vì trong quá khứ họ đã tạo nghiệp tốt. Còn chúng mình thì sanh vào giai cấp chăn đà la, hạng cùng đinh, cũng do hậu quả của những nghiệp chẳng lành mà mình đã gieo trong quá khứ.

- Không phải vậy đâu thưa mẹ, không phải tất cả đều do nghiệp báo. Chính xã hội loài người đã sắp xếp, đóng dấu, dán nhãn lên, rồi gọi chúng ta là cùng đinh, chính con người tạo sự phân chia giả tạo ấy. Không sao đâu, con muốn biết chàng thanh niên ấy là ai, tên họ và làm nghề gì.

- Theo cách con mô tả, này con, mẹ tin rằng ông ấy là đệ tử của Đức Phật Gotama (Cồ Đàm), ông là một người thuộc dòng Sakya (Thích Ca). Mẹ nghe rằng tên ông ta là Ananda. Ông là một tỳ khưu, một tu sĩ, người đã từ bỏ thế gian cùng với những lạc thú và tiện nghi trần tục.

- Này mẹ yêu dấu, con van xin mẹ, con không thể sống mà không có người ấy. Con phải có ông ta. Xin mẹ hãy dùng tất cả bùa chú và phù phép, hãy tận dụng mọi quyền năng thần thông của mẹ, và đ������nanda về con. Nếu không được vậy con sẽ nhịn đói đến chết, và mẹ sẽ mất đứa con duy nhất.

- Này con yêu dấu, con có biết không rằng Vua xứ Kosala (Câu Tất La) của chúng ta là một thí chủ nhiệt thành của Đức Phật Gotama? Nếu hay được rằng con say mê và khao khát muốn được Ananda, ắt vua sẽ tiêu diệt toàn thể cộng đòng Chandala (chăn đà la). Con có muốn vua làm điều ấy không?

- Thưa mẹ, con van xin, mẹ hãy đọc lên câu thần chú, và ông ấy sẽ đến. Nếu không có ông, con sẽ không thể sống nữa.

- Này Prakrti con, Đức Phật, đấng Toàn Thiện, đã diệt trừ mọi dục vọng và ô nhiễm. Ngài là bậc Tôn Sư tối thượng. Bùa phép của Ngài cao cường hơn tất cả những người khác. Thần chú của Ngài trội hơn bất cứ ai. Tuy nhiên, mẹ sẽ tận lực cố gắng cho con, đứa con yêu quý nhất đời của mẹ, chớ nên kêu gào than khóc nữa, và hãy đi ăn đi.

Để đáp lại lời van xin khẩn thiết của người con gái duy nhất, bà mẹ nhúm một bếp lửa với phân bò khô ngoài sân, ngồi lại một bên với 108 cành hoa arka và bắt đầu đọc thần chú. Và trong khi ấy bà luôn luôn ném hoa, hết cái này đến cái khác, vào ngọn lửa, mỗi lần ném một cành hoa thì miệng đọc thần chú.

Đại Đức Ananda không thể cưỡng lại năng lực, sức quyến rũ mãnh liệt, của bùa phép. Ngài rời bỏ tịnh thất của tu viện, quên hẳn lối sống mình đã chọn, và thẳng tiến đến nhà của người thiếu nữ Chandala (chăn đà la). Bà mẹ trông thấy vị đạo sĩ tiến đến gần nhà, bảo con gái dọn sẵn một chỗ ngồi. Vừa lúc Prakrti sắp xếp xong thì nhà sư vô nhà và ngồi xuống trên chỗ đã dọn sẵn. Ngài lưu ỳ đến những nụ cười quyến rũ của Prakrti và thuận chiều hướng về những cám dỗ của bà mẹ. Ngày đã về chiều. Vầng thái dương dần dần lặn chìm xuống dưới chân trời phương Tây, và bầu không khí im lìm lặng lẽ, trang trọng bao trùm khắp nơi. Nhà sư cảm nghe ngột ngạt, lạc lối và lúng túng. Ngài liền nghĩ đến Đức Phật, ngưỡng nguyện trong lòng ‘Ngưỡng mong Đức Bổn Sư Từ Mẫn và Trí Tuệ mở lòng trắc ẩn cứu con ra khỏi hiểm họa này.’

Lúc bấy giờ Đức Phật Toàn Trí, với nhãn quan của một vị Phật, nhình thấy tình thế nguy ngập của người đệ tử trung thành, và với lòng bi mẫn vô lượng vô biên, Ngài đọc chú Buddhamantra, những câu có ý nghĩa như sau: 

‘Nếu có một biển hồ trong suốt, không một đốm nhỏ bọn nhơ, hoàn toàn im lặng, và người vào đó được châu toàn, tất cả hiểm họa, mọi nổi kinh sợ và run rẩy đều biến tan, thì hồ đó là Niết Bàn mà chư thiên và tất cả hành giả và các bậc Thánh Nhân, đều sùnh kính. Do oai lực của chân lỳ các lời nay, ước nguyện mọi điều lành đến với tỳ khưu Ananda.’

Câu chú hoàn toàn khắc phục bùa phép của bà phù thủy, và Ngài Ananda được cứu thoát khỏi tai họa khủng khiếp, quyết định mau mau trở về tịnh thất. Prakrti rất đau lòng xót dạ và thất vọng một cách chua cay, nhưng không từ bỏ nỗi lòng đối với nhà sư. Sáng hôm sau nàng sửa soạn, ăn mặc tươm tất với những đồ trang sức lộng lẫy nhất của mình và chờ sẵn trên con đường mà thường ngày Trưởng Lão Ananda phải trải qua để vào thành Savatthi trì bình. Và trong khi Ngài lặng lẽ tiến hành buổi đi bát thì Prakrti bước liền theo chân, từ nhà này đến nhà kia, dân chúng lấy làm ngạc nhiên nhìn thấy cảnh tượng kỳ lạ này.

Ngài Ananda hoàn toàn lúng túng, bươn bả quay bước trở về tịnh thất, luôn luôn có Prakrti theo sau, và thuật lại đầu đuôi câu chuyện với Đức Bổn Sư.

Lúc ấy Prakrti đứng trước cổng chùa, Đấng Đại Bi cho vời nàng vào. Với cặp mắt nhìn xuống nàng đi vào, đảnh lễ Đức Thế Tôn và chấp tay ngồi lại một bên.

Ròi Đấng Đại Bi nhỏ nhẹ hỏi cô gái Chandala (chăn đà la), cô muốn làm gì với Đại Đức Ananda.

Một cách giản dị và ngây thơ, Prakrti bộc lộ tất cả những khát vọng mà nàng ấp ủ sâu kín trong lòng. Đức Tôn Sư bảo: ‘Này Prakrti, con hãy về nhà xin phép cha mẹ trước đi.’

Nàng vội vã đi nhanh về nhà rồi quày quả trở lại với sự đồng ý của cha mẹ. Một lần nữa Đức Phật mở lời:

Đức Phật: Này Prakrti, có rất nhiều thanh niên trong thành Savatthi. Tại sao con chỉ thương có một mình Ananda là một thầy tỳ khưu, người đã từ bỏ nếp sống tại gia?

Prakrti: Con ưa thích và thương yêu ông ấy với tất cả tấm lòng. Ông ấy đem ánh sáng lại cho người con gái đã mãi sống trong đêm tối. Chính ông dạy con rằng con là mốt con người, không phải nô lệ, và như ai nấy, con cũng có thể hưởng quyền làm người. Ông là ánh sáng mắt con, là niềm hy vọng cho tất cả những ước mơ của con, là dòng suối đời con. Con muốn ông. Con không thể sống mà không có ông.

- Như vậy, nếu muốn được ông ấy, con phải làm những gì Như lai bảo con làm.

- Để có thể được Ananda, kính bạch Ngài, con sẽ làm tất cả những gì Ngài muốn con làm.

- Nếu con cạo trọc đàu và khoác lên mình tấm y vàng như Ananda, con sẽ được ông ấy.

- Chắc chắn con sẽ làm y như lời Ngài bảo. Bạch ngài, con đi gắp về nhà và sẽ trở lại liền, đàu cạo trọc và đắp y vàng.

Prakrti đi nhanh về nhà, và giải thích đầu đuôi cho mẹ. Nghe vậy bà mẹ nổi cơn giận dữ.

- Này con yêu dấu, con điên rồi sao? Con có còn tỉnh táo không, hay đã mất trí rồi?

- Này mẹ, xin mẹ vui lòng cạo đầu cho con, nếu không con sẽ tự quyên sinh.

- Con là con gái ngu. Tóc là trang điểm tốt nhất của người đàn bà. Cạo tóc đi con sẽ xấu xí , khó coi. Trong toàn thể khu thành Savatthi này không có người con gái nào dễ thương và duyên dáng như con. Này con yêu dấu của mẹ, hãy nhẫn nại, mẹ sẽ tìm cho con một người chồng xứng đáng.

- Con không cần ai khác, chỉ muốn Ananda của con. Đối với con, ông ấy đẹp đẽ sáng ngời, ông ấy duyên dáng dễ thương, có giọng nói nhỏ nhẹ dịu hiền và phong độ thanh tao nhã nhặn, dễ mến làm sao. Ông ấy là trọn cuộc sống của con, là kho tàng bảo vật, là tất cả trong đời con.

- Thôi, hãy đi ăn đi, đụng để chết đói bây giờ.

- Này mẹ, con sẽ nhịn ăn đến chừng nào mẹ cạo đầu cho con.

Sợ con chết đói, bà mẹ liền cạo đầu cho con.

- Bây giờ con giống y như một sư cô. Con sẽ bị mấy ông đạo sĩ và thầy của họ, Đức Phật Gotama, lường gạt. Họ có bùa phép cao cường kỳ diệu để quyến dụ những người như con. (Chính lòng từ bi vô lượng vô biên của Đức Phật đã cảm hóa và làm cho người ta về với Ngài, chớ không có sự cám dỗ khuyến dụ hay gian manh xảo quyệt lường gạt nào.)

- Không hề gì đâu mẹ, dầu ra sao thì ra, nếu có được Ananda của con, là con bằng lòng vui vẻ lắm rồi. Con không cần gì khác. Giờ con đi Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên).

- Muốn làm gì thì làm; con sẽ ăn năn hối tiếc vì sự điên rồ trầm trọng này. 

Cạo đầu xong, Prakrti vội vã trở lại chùa, đảnh lễ Đức Phật và ngồi lại một bên. Lúc ấy cũng có nhiều vị sư, kể cả Ngài Ananda, đã hội về hầu Phật.

Prakrti: Bạch hóa Đức Thế Tôn, con đã làm đúng theo lời Ngài bảo. Như đã hứa, xin Ngài cho con Ananda.

Đức Phật: Trước khi được Ananda, con phải trả lời những câu hỏi của Như Lai.

- Xin vâng, con sẽ giải đáp những câu hỏi của Ngài.

- Con yêu thương Ananda lắm. Văy cái gì của nhà sư ấy đã làm cho con đắm đuối say mê?

- Toàn thân ông ấy, các bộ phận và tất cả những gì trong thân thể ông ấy đều rất vừa lòng con. Chính cái nhìn của ông là giọt thuốc nhỏ vào, làm cho mắt con sáng tỏ. Giọng nói của ông làm cho con đắm đuối say mê, ông là tất cả cho con.

- Này Prakrti con, tất cả những gì con thấy và tất cả những gì làm con mê hồn là bề ngoài của lớp da. Sắc đẹp chỉ mỏng manh như lớp da, nông cạn và phù du tạm bợ. Thân thể chúng ta không phải làm bằng vàng, bằng ngọc, bằng hột xoàn hay một loại kim cương nào khác. Trong thân này có: tóc, móng, răng, da, thịt, gân, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, chất nhờn, nước miếng, nước mũi, nước tiểu, phẩn. Phía sau bức hình đẹp đẽ, cái sắc đẹp bề ngoài ấy, là một cơ thể đầy thương tích, không có chi là ổn định vững bền và thường còn. Thành trì này được tạo dựng bằng xương, máu và bắp thịt bên ngoài, trong đó tích trữ tuổi già, bịnh tật và chết chóc, kiêu hãnh, ngã mạn và phỉ báng kẻ khác (1). Nếu, vì một lý do nào, những gì ở bên trong được phơi bày ra ngoài, như một cái gối bị lộn ngược, chắc chắn cần phải có một người cầm roi đứng đó để rượt đuổi bầy quạ và chó, đến đó cả đoàn cả lũ rất đông. Khát vọng say mê là do lòng ham muốn ích kỷ.

‘Trìu mến sanh sầu muộn,

Trìu mến sanh lo sợ,

Người đã dập tắt hoàn toàn lòng trìu mến,

Không còn sầu muộn, còn gì lo sợ?’ (2)

- Từ ngày bắt đầu thương Ananda, con đã chịu trăm phần đau khổ, mất ăn, mất ngủ, than vắn thở dài, nỉ non khóc kể, rên rỉ bi ai - những điều ấy làm cho con vô cùng sầu muộn. Giờ đây, hãy suy tư sáng suốt, nghĩ lại xem cơ thể của Ananda có phải là cái gì đáng được trìu mến bám níu không? Có phải là cái gì đáng được ta hân hoan ôm giữ không? Là cái gì đáng được khát khao ham muốn một cách tuyệt vọng không? Tất cả mọi sự vật là vậy, khi ta vừa bám vào thì nó đã hư hoại, suy tàn và phân tán. Tất cả những vật được cấu tạo là như thế, trong khi ta thèm khát ham muốn thì nó đã mục thúi và phai tàn.

- Kính bạch Đức Thế Tôn, những lời của Ngài, xác đáng và đùng chân lý, đem lại cho con nhiều an ủi. Mọi việc đã sáng tỏ, kính xin Ngài cho con xuất gia.

- Được, này Prakrti, Giáo Hội của Như Lai rộng mở cho tất cả, không phân biệt giai cấp, màu da, bộ lạc, chủng tộc hay nam nữ. Giáo Hội của Như Lai tựa hồ như biển cả mênh mông, dường như nước trong các dòng sông Ganga, Yamuna, Sindu, Aciravati, đều tuôn chảy vào đại dương và mất đi lai lịch của nó. Cùng thế ấy những người từ các giai cấp và bộ lạc khác nhau, từ các nẻo đường khác nhau trong đời sống, đều gia nhập vào Giáo Hội của Như Lai, và rồi ý niệm về giai cấp, đẳng cấp, bộ lạc và những phân biệt khác đều phai mờ và tan biến. Trong đại dương, này Prakrti, chỉ có một vị, và đó là vị mặn của muối. Trong Giáo Hội của Như Lai cũng dường như thế ấy, chỉ có một vị, và đó là vị Giải Thoát.

Ehi tvam bhikkhuni, cara brahma cariyam

Hãy đến đây, này tỳ khưu ni, sống đời thánh thiện.

Đức Thế Tôn gọi nàng vào như thế ấy, và Prakrti trở thành hội viên của Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.

Ròi Đấng Đại Từ Bi thuyết giảng cho nàng khía cạnh đơn giản của Giáo Pháp bằng những lời lẽ dễ hiểu. Nàng đặt niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo, Tri-ratna: Phật, Pháp, Tăng (Buddha, Dhamma và Sangha). Sau đó, Đức Bổn Sư giải thích cho nàng Tứ Diệu Đế - bốn chân lý vĩnh cửu về sự đau khổ hay bất toại nguyện, về nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt đau khổ, và con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ, và Đấng Toàn Giác ban cho nàng món quà Giải Thoát, nâng cao con người, từ bùn lầy suy thoái và điêu tàn đến tình trạng an lạc thanh bình, giác ngộ và Niết Bàn.

Phương cách trình bày rõ ràng dễ hiểu của Đức Bổn Sư thấm nhuần, ăn sâu vào tận đáy lòng của thiếu nữ và đổi hẳn cái nhìn toàn diện của nàng. Nàng khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đấng Toàn Giác Tối Thượng và xin sám hối về những lỗi lầm của người con gái si mê và không được dạy dỗ.

Sự xuất gia của người con gái Chandala (chăn đà la) làm cho vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) xứ Kosala (Câu Tát La) vô cùng bối rối và các thân hào nhân sĩ trong thành Savatthi (Xá Vệ) xôn xao nổi dậy. Họ không thể bỏ qua chuyện một người trong gia đình Chandala (chăn đà la) mà được xuất gia, gia nhập vào Giáo Hội Thiêng Liêng của Đức Phật. Không thể dung tha, họ kéo nhau đến chùa để hội thảo và tranh luận về vấn đề tối trọng yếu này, một vấn đề vi phạm đến thanh danh và uy tín của họ, nhưng Đức Phật thì rõ ràng thản nhiên. Ngài luôn luôn phủ nhận hệ thống phân chia giai cấp một cách không thể lầm lẫn. Ngài là vị giáo chủ duy nhất đã cố gắng pha trộn chung trong tinh thần khoan dung đại độ và thuận hảo điều hòa những người mà trước kia đã bị ruồn bỏ vì tình trạng ngu đàn của sự phân chia giai cấp.

Đức Thế Tôn nhẫn nại lắng nghe những lời phiền trách của họ, rồi bắt đầu thuật lại câu chuyện quá khứ của Prakrti:

‘Vào thủa xưa, ở Ấn Độ có một làng Chandala (chăn đà la) bên cạnh sông Ganga (Hằng). Vị trưởng làng tên là Trishanku. Ông này có người con trai đẹp đẽ lạ thường tên Sardulakarna, lão thông thâm sâu ba bộ kinh Veda (Phệ Đà) và những ngành học vấn khác. Người cha rất ước muốn cho con mình cưới một cô gái xinh đẹp và minh mẫn. Biết trong làng có một thiếu nữ đặc biệt dễ mến, tên Prakrti, con người bà la môn tên Pushkarasari, ông đến bàn thảo vấn đề với người cha cô ấy. Ông bà la môn nổi giận rầy la thậm tệ người cha của thanh niên và từ chối lời cầu hôn.’

‘Trishanku nhẫn nại giải thích vấn đề như sau: Thưa Ông, tất cả mọi người, dầu ở đâu, nghèo hay giàu, có học hay vô học thức, xấu xí hay xinh đẹp, dầu đen hay dầu trắng, tất cả đều cùng chung thuộc về một xã hội loài người, chung thuộc về một chủng tộc nhân loại. Giai cấp và đẳng cấp là những phân chia do con người giả tạo.’

‘Lời giải thích hùng biện ấy hoàn toàn thuyết phục người bà la môn. Ông đòng ý gả con, Prakrti cho Sardulakarna, con ông Trishanku.’

Và Đức Phật nói tiếp:

‘Prakrti, vị tỳ khưu trước mặt chúng ta đây, là con gái người bà la môn, trước kia cũng có tên Prakrti. Sardulakarna là tỳ khưu Ananda ngày nay, và chính Như Lai là Trishanku, viên trưởng làng, Tù Trưởng Chăn Đà La.

Vua Pasenadi cùng đoàn tùy tùng chăm chỉ lắng nghe câu chuyện quá khứ, lấy làm kinh ngạc, không nói được một lời, cùng nhau đảnh lễ Đức Phật và chư Tăng rồi lặng lẽ lui gót trở về.

Chú thích:

(1) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 150.

(2) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 213.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3555)
Một lần nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại tới Nam California hôm Thứ Ba 26-9-2006, nói chuyện trước 13,000 phụ nữ trong hội nghị có tên là Honference on Women (Hội Nghị về Phụ Nữ), tổ chức bởi Thống Đốc Arnold Schwarzenegger và đệ nhất phu nhân tiểu bang Maria Shriver.
08/04/2013(Xem: 4788)
Hema Goonatilake đã nhận học vị Tiến sĩ tại Khoa Á Phi Hoc thuộc Viện Đại Học Luân Đôn năm 1974. Bà là giáo sư tại đại học Kelaniya của Sri Lanka cho đến năm 1989. Sau đó, bà phục vụ như một chuyên gia về phát triển và giới tính cho tổ chức UNDP và UNIFEM ở New York và UNDP ở Cam-Bốt, và là một Cố Vấn của Viện Phật Học Cam-Bốt. Bà là sáng lập viên của hội Tiếng Nói Phụ Nữ, một hội bảo vệ nữ quyền đầu tiên của Tích Lan, và là đồng sáng lập viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Phụ Nữ ở Tích Lan.
08/04/2013(Xem: 3725)
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 8323)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 13569)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 2954)
Người phụ nữ cũng đóng một vai trò phát triển PG tại Úc. Một trong những người phải được kể đến là bà Marie Byles, một nữ luật sư đầu tiên ở quốc gia này và bà được nhiều người biết đến lúc đó như là một người hòa giải, đối thoại và là người tranh đấu quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà đã viết nhiều sách và báo về PG trong những năm bốn mươi và năm mươi.
08/04/2013(Xem: 4721)
Đức Phật, khi sinh tiền, có hai Đại đệ tử tại gia, hộ trì Tăng Già nòng cốt nhất, là thiện nam Anàthapindika (Tu Đà Cấp Cô Độc) và tín nữ Visàkhà (Nguyệt Trang Đài). Câu chuyện ông bá hộ Cấp Cô Độc đã được soạn giả dịch xong, ấn tống vào mùa Vu Lan 1993. Bây giờ đến lượt sự tích bà Visàkhà, để hoàn tất công tác dịch soạn ra Việt ngữ cuộc đời đôi nam nữ đại ân nhân của đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4418)
Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.
08/04/2013(Xem: 3527)
Trong hai ngày Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức,” chắc chắn có rất nhiều vấn đề được thảo luận, phân tích và chia sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày hai thiển ý liên hệ đến vấn đề tiềm năng đóng góp của Ni giới.
08/04/2013(Xem: 5097)
Bát Kính Pháp đã từng là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây quan tâm. Không phải một mình Sư Cô Thích Chiếu Huệ ở Đài Loan đề nghị bỏ Bát Kính Pháp mà từ trước và cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ngầm ý kêu gọi nên xoá bỏ Bát Kính Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]