Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni Sư Hon Jiyu Kennett , một nữ tu người Anh.

08/04/201320:25(Xem: 3212)
Ni Sư Hon Jiyu Kennett , một nữ tu người Anh.


Houn Jiyu Kennett,
một nữ tu người Anh

Thích Nguyên Tạng

--- o0o ---

Ni sư Houn Jiyu Kennett, người khai sơn và làm Ni trưởng ni viện Shasta ở bang California, Hoa Kỳ, là một trong những nữ tu theo PG đầu tiên ở phương Tây. Trong 30 năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ, bà đã đem lại lợi lạc cho người dân ở xứ sở này qua việc thuyết giảng, viết sách báo... Các tác phẩm đáng chú ý nhất của bà là "Con ngỗng trắng hoang dã" (The wild white Goose), xuất bản năm 1977 và tái bản năm 1978 ; và "Dòng sông bán nước" (Selling water by the river) in năm 1972, đến năm 1978, quyển sách này được tái bản với tựa đề mới là "Thiền là đời sống vĩnh hằng" (Zen is Eternal life). Đây là những cuốn sách rất được các thiền sinh phương Tây ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian hoằng pháp tại các nước phương Tây, bà đã tự mình tách khỏi các tông phái thiền khác ở Mỹ và cả ở Nhật Bản.

Ni sư chào đời vào ngày 24 tháng Giêng năm 1924 tại thị trấn Pegg Kennett, Anh quốc, con gái của một người thợ may. Khi còn trẻ, bà phục vụ trong quân đội Hải quân Hoàng gia Anh. Sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), bà theo học khoa Âm nhạc thời Trung cổ ở Đại học Durham thuộc miền Bắc nước Anh; trong thời gian này, bà chơi đàn organ cho một nhà thờ và bắt đầu nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Phật giáo Theravada. Tiếp đó, ba đã đọc được các sách thiền của tiến sĩ D. T. Suzuki và liền xin gia nhập Hội Phật giáo Anh quốc.

Tại tổ chức này, vào năm 1960, bà gặp Thiền sư Keido Chisan từ Yokohama (Nhật) đến thuyết pháp tại Anh và trở thành đệ tử của Ngài. Một năm sau, bà du lịch sang Mã Lai, rồi đến Nhật xin xuất gia tu học với Thiền sư Keido Chisan ở chùa Tổng Trì (Soji-ji) ; đây là một trong hai ngôi chùa lớn nhất thuộc tông phái thiền Tào Động. Năm 1963, bà được phép thọ đại giới và được trao quyền truyền giáo.

Ni sư Jiyu Kennett tiếp tục nghiên cứu và tu học tại Nhật Bản cho đến khi thầy bổn sư Keido viên tịch vào năm 1968. Năm 1969, bà lên đường đi hoằng đạo, bà đến thẳng bang San Francisco (Mỹ) và thành lập Hội Truyền bá Thiền học (Zen Mission Society). Năm 1971, Hội đã mua một vùng đất ở gần núi Shasta, nằm ở phía Bắc bang California và xây dựng ni viện Shasta, một thiền viện dựa trên mô hình của Phật giáo Nhật mà Ni sư đã được truyền thọ. Tuy nhiên, trên góc độ sáng tạo, mọi sinh hoạt trong ni viện đều được kế thừa từ di sản văn hóa phương Tây cộng với pháp môn tu tập và tinh thần độc lập của riêng Ni sư.

Theo cái nhìn của Ni sư Kennett thì việc truyền bá Thiền học Phật giáo tại Hoa Kỳ không khó khăn như Ni sư đã từng lo lắng. Rõ ràng thiền sinh Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiếp thu pháp môn này một cách dễ dàng, thông qua sự dẫn dắt của Ni sư.

Ni sư Kennett đã hướng dẫn đệ tử Mỹ tụng kinh theo nhịp điệu của trường phái âm nhạc Gregorian thời trung cổ, một kiểu mẫu vẫn thường thấy trong các nhà thờ ở Anh quốc. Ni sư cũng dùng các loại trà cao cấp của Anh để thay thế cho trà của Nhật Bản khi hướng dẫn thiền sinh trong các buổi trà đạo. Ni sư vẫn được xem là một dịch giả có công rất lớn trong việc chuyển ngữ kinh sách của phái Tao Động sang Anh ngữ.

Trong cuộc đời hành đạo của Ni sư tại Mỹ, Ni sư luôn nhắc nhở các đệ tử phải nghiêm trì giới luật và phải tiếp xúc cho kỳ được những giáo lý nguyên thủy mà Phật đã dạy. Mặt khác, Ni sư cũng rất nghiêm khắc với mọi đệ tử. Ni sư đã truyền giới cho hơn 150 đệ tử xuất gia và rất đông đệ tử tại gia. Một trong những đệ tử lớn tuổi của Ni sư nhớ lại lời nhắc nhở của Người : "Công việc của tôi không phải là làm nhẹ đi các món nợ của người đệ tử, mà phải chất nặng để khiến cho họ tự đặt nó xuống".

Ni sư Jiyu Kennett đã cống hiến hết sức mình cho công cuộc bảo tồn và hoằng truyền chánh pháp cho đến ngày qua đời. Ni sư đã viên tịch vào ngày mùng 6 tháng Mười năm 1996, hưởng thọ 72 tuổi. Sự nghiệp của Ni sư hiện tại được các đệ tử kế thừa và phát triển ở tại Hoa Kỳ cũng như các chi nhánh ở tại quê nhà của Ni sư.

Theo Tricycle, the Buddhist Review, Spring 1997


-- o0o --


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 14099)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28355)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/03/2012(Xem: 9312)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
04/03/2012(Xem: 46154)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
15/02/2012(Xem: 4148)
Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.
26/01/2012(Xem: 10977)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
18/01/2012(Xem: 3284)
Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền... Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
06/11/2011(Xem: 3220)
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bổn Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Đại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.
15/10/2011(Xem: 3503)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
19/06/2011(Xem: 5511)
Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567