Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

15/12/201015:32(Xem: 12840)
Những Đạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

NhữngĐạo Pháp Của Tu Tập Mật Thừa – Mật thừa Hành Động

Trong những lớp thấp của Mật thừa, hai cấp độ của con đường đượcliên hệ đến, một cách kỹ thuật gọi là Du-già với các biểu tượng và Du-già khôngcó biểu tượng.[1]

Theo một quan điểm khác, Mật thừa Hành Động trình bày những con đườngcủa nó trong dạng thức của những phương pháp để hiện thực hóa thân Phật, khẩuPhật và tâm thức của Phật quả. Con đường để hiện thực hóa thân Phậtđược giải thích trong nội dung của việcquán tưởng bổn tôn. Con đường để hiện thực hóalời nói được diễn giải trong dạng thức của hai loại trì tụng mật chú mantra – mộtthì thầm một cách thật sự và loại kia là được trì tụng trong trí óc. Con đườngcho việc hiện thực hóa tâm thức của vịPhật dược giải thích trong khuôn khổ của điềuđược gọi một cách kỹ thuật là ‘sự tập trung vốn làđiều ban cho giải thoát vào lúc chấm dứt âm thinh’. Loại tập trung này đòi hỏinhư một sự chuẩn bị, giữ định tâm[2]trong lửa và giữ định tâm trong âm thanh.

Hiện Thực Hóa Thân Phật

Việc Mật thừa Hành Động có kết hợp chặt chẽhay không một sự thực tập về việcphát khởi chính mình thành bổn tôn là một điểm mà các đại sư có những ý kiến khác nhau. Tuynhiên, chúng ta có thể nói rằng thực tập sinh thông thường của Mật thừa Hành Độngkhông cần phải phát khởi chính họ thành bổn tôn. Thiền quán của họ được hạn chếmột cách đơn giản đến sự quán tưởng bổn tôn trong sự hiện diện của họ. Nhưng nhữngthực tập sinh chính yếu của Mật thừa Hành Động là những người có thể thật sựphát sinh chính họ thành những bổn tôn và là những người quán tưởng bổn tôn nhưmột căn bản như thế.

tongquan-13
Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ-tát bốn tay (Quan Âm Tứ Thủ)

Bổn Tôn Du-già

Quán tưởng một bổn tôn như Quán Thế Âm chẳng hạn, hay bổn tôndu-già, như được giải thích trong một Mật thừa Hành Động và cho những thực tậpsinh chính của Mật thừa ấy, có thể được diễn tả trong sáu tầng bậc: bổn tôn tính Không, bổn tôn Mật mật chú, bổn tôn chủng tự, bổntôn thủ ấn, và bổn tôn biểu tượng.

Thiền quán về bổn tôn tính Không liên hệ đến sự thiền quán trên tínhKhông của chính tự ngã của hànhgiả và tự thể của bổn tôn – quánchiếu trên căn bản chung trong dạng thứcvề bản chất Không của họ.

Nói một cách tổng quát, như trong Tứ Bách Kệ TụngThánhThiên giải thích, theo quan điểm của bản chất tối hậu, không có sự khác biệt vềbất cứ điều gì giữa những hiện tượng – tất cả chúng là giống nhau trong điều làchúng thiếu vắng một sự tồn tại tự tính. Từ quan điểm cơ bản, chúng có cùng một mùi vị; do thế, điều đó nói về việcvô số trở nên một mùi vị. Và mặc dù tất cả chúng có cùng bảntính Không, nhưng trên mức độ quy ước thế gian, cáchiện tượng có nhiều sự biểu hiện khác nhau, do thế nó nói về vô số từ sự đồngnhất này.

Với thiền quán trên Bổn tônmật chú, quý vị quán tưởngâm vang của mật chú sinh khởi từ trạngthái Không, bản tính tối hậu của tự ngã của chínhhành giả và của bổn tôn. Đây không phải là hình thể của các mẫu tự, chỉ là âm thinh của bổn tôn mậtchú vang vọng. Duy trì sự quán chiếu này là bước thứ hai, thiền quán trên mật chú hay âm thinh của bổn tôn.

Trong sự thiền quán trên bổn tôn chủng tự, hành giả quán tưởng nhữngâm tiết của mật chú tự vang âmphát khởi trong hình tướng của những chủng tự trên một đĩa mặt trăng trắng,trong chính hành giả.

Tiếp theo, hành giả quán tưởng cácchủng tự của mật chú được phát khởi thành sắctướng thật sự của bổn tôn, mà đấy là thiền quán trên bổn tôn sắc tướng.

Thiền quán trên bổn tônthủ ấn xảy ra khi hành giả đã khởi hiện trong sắc tướng của bổntôn, tiến hành những thế xếp tay đặc biệt, vốn là trường hợp củadòng Liên Hoa[3][Hoa Sen] được thực thi tại tim.

Cuối cùng, thiền quán trên bổn tônbiểu tượng hay ký tượng là sựquán tưởng trên đỉnh của đầu, cổ họng, và tim của hành giả được đánh dấu mộtcách tôn kính bởi các âm tiết OM AHHUM và thỉnh những bậc trí huệ đi vào thân thể hành giả

tongquan-14
Các chữ Tạng Từ trên xuống Om Ah Hum
Om màu trắng, Ah màu đỏ và Hum màu xanh

[1]Theo trình bày của đức Dalai Lamatrong The world of Tibetan Buddhismthì trong bối cảnh thiền hay du-già có nhấn mạnh đến tu tập về tính Không đượcxem là thiền hay du-già không có biểu tượng và ngược lại nếu nó không phảilà tu tập đó lên tính Khôngthì nó là thiền hay du-già có biểu tượng.

“The World of Tibetan Buddhism: AnOverview of Its Philosophy and Practice”. P123. Dalai Lama. Thupten JinpaTrans. Wisdom. 1995. ISBN: 0861710975.

[2]Các thuật ngữ như “calm abiding”,“concentrate abiding” trong bài giảng này dùng trong cùng một ý nghĩa là trạngthái định tâm, tức là trạng thái tâm hoàn toàn vắng bặt các hôn trầm (mê ngủ)và trạo cữ (phấn khích) trong lúc thiền hay nói gọn hơn là hành giả hoàn toàn tậptrung vào đối tượng thiền và không còn bất kỳ xao lãng nào. Thuật ngữ cổ điểncòn gọi là “chỉ”.

[3]Dòng Liên Hoa đại diện bởi đức PhậtA-di-đà. Theo Mật thừa Bổn Tôn Du-già thì đây biểu tượng cho khẩu.

"Buddha-FamilyTraits (BuddhaFamilies) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives.<http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.htm>.Truy cập 02/09/2010. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Aryadeva>.Truy cập 2/09/2010.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 15277)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 110729)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/06/2018(Xem: 25103)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27588)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
15/12/2017(Xem: 87286)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137363)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28360)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 35389)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
03/03/2016(Xem: 4853)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
15/01/2016(Xem: 9138)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]