Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và phụ nữ

19/06/201103:13(Xem: 5922)
Phật giáo và phụ nữ

phu_nu

PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ


Tạ Chí Hồng – Nguyên Đạo
Tạ Lê Cẩm Tú – Karma Drola


Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.

1. Tại sao lại có phân biệt nam nữ?

Đứng ở góc độ nhân thế để mà bàn, F.Engels cũng như C. Marx đã đưa ra lời nhận xét dí dỏm. Mới đầu ở chế độ nguyên thủy, mọi người đều bình đẳng. Sau khi sự phân công lao động lần thứ nhất của nhân loại ra đời, người phụ nữ ở nhà (thường là hang động) đảm nhận vai trò, chăn nuôi, thuần dưỡng súc vật, trồng trọt v.v… Đó là chưa nói đến thiên chức của người đàn bà là sinh con để duy trì nòi giống, tham gia vào việc nuôi dạy con cái, nấu nướng v.v…, người đàn ông đảm nhận vai trò đi săn bắn. Từ đó, năng suất của người phụ nữ thường ổn định và phát triển, còn năng suất của người đàn ông vốn bấp bênh, sau này lại càng bấp bênh vì “chim trời, cá nước” nên khi được khi không. Đó là chưa nói đến việc đi săn bắt rất nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình. Chuyện này không phải hiếm. Về kinh tế, cũng từ năng suất lao động quyết định nên người đàn bà giữ vai trò chính, dần dà trở thành chế độ mẫu quyền. Một công thức rất hiển nhiên là: khi người ta nắm kinh tế, trước sau người ta sẽ nắm chính trị. Theo các nhà sử học, chị em đã “lên ngôi” trong khoảng 300 ngàn năm, nó bắt đầu từ thời kỳ đồ đá mới! Đó cũng là một minh chứng để lý giải tại sao, sau này chỉ nói riêng thời bà Trưng ở Việt Nam cũng có nhiều nữ tướng như vậy. Với Việt Nam, chế độ mẫu quyền còn mang dấu vết đến ngày nay như dân tộc Chăm và các dân tộc thiểu số khác.

Sau này cũng từ việc săn bắn thất bát, người đàn ông trở về cùng người đàn bà thuần dưỡng súc vật. Đến lúc này do sức vóc, sự dẻo dai, chịu đựng của người đàn ông tốt hơn, nên như F.Engels đã đưa ra ví dụ, chỉ cần phải lùa một đàn cừu trên núi trong cơn bão tuyết thì rõ ràng người đàn ông làm việc này tốt hơn người đàn bà. Dần dà người đàn ông nắm kinh tế. Đối với người đàn bà, F. Engels nhận xét rất dí dỏm: từ khi người đàn bà khoác lên vai kẻ chiến thắng vòng nguyệt quế thì từ đó người ta phục tùng vô điều kiện! Đến đây, rõ ràng kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng!

2. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của phong kiến

Nối tiếp từ chế độ phụ quyền, chế độ phong kiến hầu hết cả phương Đông và phương Tây, nhìn chung đều giống nhau là tư tưởng đẳng cấp và trọng nam kinh nữ. Chỉ nói riêng ở Ấn Độ thời Phật còn tại thế, Bà La môn (Bràhmana) đã chia con người trong xã hội đó thành bốn đẳng cấp:

1. Bà La Môn (Bràhmana): đây là đẳng cấp tối linh, chủ trương về việc nghi lễ và tôn giáo.

2. Sát đế lỵ (Khattiya): đẳng cấp vua quan, tướng binh, nắm quyền thống trị.

3. Tỳ Xá Vệ (Vessa): đẳng cấp bình dân, công, nông, thương.

4. Thủ Đà La (Duddra): đẳng cấp tiện dân, bần cùng, nô lệ.

Điểm chú ý sự kỳ thị giữa các đẳng cấp này rất nhiệt ngã. Chẳng hạn cấm được kết hôn với nhau. Có trường hợp nếu người nô lệ chỉ nhìn vào giếng nước của đẳng cấp trên thì cái giếng ấy được coi là nhơ bẩn, không dùng được nữa và người nô lệ này phải bị ném đá cho đến chết! Đi theo tư tưởng này cùng với vấn đề lịch sử như trên, dĩ nhiên vai trò của người phụ nữ rất thấp kém. Người phụ nữ thời ấy bị khinh rẻ và chỉ là những món đồ chơi của đàn ông. Sự bắt cóc, cưỡng ép, buôn bán phu nữ, thiếu nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường nhật, người phụ nữ phải chịu khá nhiều về thiệt thòi: không được ra khỏi nhà, nếu không được phép và không có mạng che mặt; không có quyền trong sinh hoạt xã hội và tôn giáo…

3. Vai trò phụ nữ trong Phật giáo

Có thể nói, hơn 95 học phái tư tưởng, tôn giáo lúc bấy giờ, đạo Phật ra đời như một ngôi sao lớn nhất, tỏa sáng lung linh trên bầu trời đầy sao của trí tuệ; một hồi chuông lớn gióng lên, đánh vào Bà La môn giáo cả 3 phương diện: xã hội; tôn giáo và nghi lễ.

Khác với nhiều hệ tư tưởng đương thời, Phật giáo xây dựng trên cái nền bình đẳng giai cấp. So với các hệ tư tưởng Đông Tây cả đương thời và sau này, tư tưởng bình đẳng của Phật giáo rộng vô biên như tấm lòng của Bồ Tát và Phật vậy! Một lời tuyên bố nổi tiếng của Phật trong kinh Tăng Chi đủ chứng minh cho tư tưởng bình đẳng rộng lớn của Phật giáo, trong này bao hàm sự bình đẳng nam nữ, sự giải phóng phụ nữ, mà các hệ tư tưởng khác nhìn chung đã không làm được:

Ví như, này Pàhàràda, phàm các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamuhà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràđa, có bốn giai cấp này: Sát đế lỵ, Bà La Môn, Phệ xá, Thủ Đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong pháp và luật được Như Lai tuyên bố này, chúng từ bỏ tên và họ của chúng trước, và chúng trở thành những Sa môn Thích Tử” (1)

Trước và sau khi thành lập giáo đoàn Tỳ kheo Ni, Phật đã nhìn thấy năng lực của phụ nữ không thua kém đàn ông về tu chứng và giải thoát. Có thể nói, Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã nhìn thấy và nâng cao vị trí của hàng phụ nữ đến mức quan trọng nhất. Câu chuyện về bà Mahaprajapatì (kế mẫu của Thái tử Sĩ Đạt Ta) liên quan đến giáo đoàn Tỳ kheo Ni, dù có người nhầm lẫn về sự đắn đo của Phật, nhưng nó đã minh chứng cho điều đó.

Ngoài ra, Phật còn đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong quan hệ xã hội. Điều này được thể hiện trong Kinh Thiện Sinh và các kinh khác.

4. Phụ nữ ngày nay

Ngày nay, trên khắp thế giới đã dấy lên phong trào giải phóng phụ nữ, cũng tức là giải phóng trong tư tưởng phong kiến trong đầu người đàn ông quan niệm về phụ nữ. Với khoa học phát triển, với phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng bùng nổ, phụ nữ nhận thức được rằng: họ chẳng có điều gì thua kém nam giới. Thậm chí, có những mặt phụ nữ còn vượt trội hơn nam nhân.

Từ mục đích cao cả của nhà Phật là giải thoát (cũng có nghĩa là giải phóng), đến đây chúng ta mới thấy đức Phật là một nhân vật thật vĩ đại. Ngài đã làm một cuộc cách mạng long trời, lở đất từ hơn 2500 năm về trước. Chẳng những Ngài giải phóng phụ nữ thoát khỏi sự kìm kẹp, áp bức của xã hội, mà còn tạo điều kiện cho phụ nữ vững bước vào đời, tự quyết định tương lai của mình.

Trong ánh sáng tâm linh của đức Phật, không có vấn đề kỳ thị, mà trái lại, mọi người, mọi loài đều hiển thị đúng chỗ của chúng, đều cần thiết ngang nhau, đều bình đẳng như nhau. Trong giáo đoàn Phật giáo, người phụ nữ thật sự được tôn trọng, được kính nể, được đề cao như một vị Phật tương lai.

-----------------------------

(1). Giáo hội Phật giáo Việt Nam, KinhTăng Chi Bộ, tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nguyên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1996, tr. 562.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14905)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24913)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13634)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 11047)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
06/01/2020(Xem: 13238)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 8581)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
08/12/2019(Xem: 28224)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 30828)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 27194)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16175)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]