HỒI KÝ RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VỀ TỘI ÁC VỚI PHỤ NỮ
Souad
Nguyễn Minh Hoàng dịch
Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Bất thình lình, tôi cảm thấy có cái gì đó lạnh ngắt đang chảy trên đậu Và ngay sau đó, người tôi bốc cháy [...]
Tôi bắt đầư chạy chân đất khắp vườn, tôi đập hai tay lên tóc, tôi gào thét...
Mười bảy tuổi, Souad đã đem lòng yêu một chàng trai tại ngôi làng của cô cũng như nhiều ngôi làng khác, tình dục trước hôn nhân đồng nghĩa với cái chết Vì tội "làm ô danh ", gia đình cô đã chỉ định người anh rể thực hiện bản án mà người ta vẫn thường gọi là "tội ác bảo toàn danh dự". Hàng năm trên thế giới có hơn năm nghìn trường hợp như vậy xảy ra, nhưng rất nhiều trong số đó không hề được biết đến.
Bị thiêu sống hết sức tàn khốc, Souad được cứu sống nhờ một phép lạ. Cô đã quyết định thay mặt tất cả những người phụ nữ hiện đang bị đe dọa mạng sống để nói với thế giới về sự dã man của tập tục này. Để làm được điều đó, cô chấp nhận mọi rủi ro bởi làm tổn hại "danh dự " của gia đình là điều không thể tha thứ.
Tác gỉả: Souad
Dịch giả: Nguyễn Minh Hoàng
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn
Người gửi bài: Tuệ Đăng
Báo chí giới thiệu
"Bị thiêu sống" - tiếng kêu thức tỉnh về quyền phụ nữ
Một cô gái quê sống ở ngôi làng hẻo lánh xứ Cisjordaine, Palestine, bị đánh đập dã man hàng chục năm, bị gia đình tẩm xăng đốt cháy vì không chồng có con. Tác phẩm 'Bị thiêu sống' là hồi ký rung động lòng người về tội ác với phụ nữ.
Cuốn hồi ký khá đặc biệt, bởi nhân vật chính không muốn nêu tên thật, không tiết lộ nơi ở hiện tại vì mối lo sợ bị truy đuổi và trả thù. "Một nơi nào đó ở châu Âu" và cái tên giả Souad là hai điều riêng nhất của người phụ nữ trong cuốn sách mà độc giả có thể hình dung.
Như phần lớn các cô gái sống ở vùng nông thôn hẻo lánh của Palestine, Souad chỉ được xem như là nô lệ trong gia đình. Cô cùng mẹ, các chị em gái phải làm việc quần quật từ sáng đến tối trên cánh đồng, trên vườn nhà, trong xó bếp, chuồng cừu... Chỉ cần cô gái nói chuyện với người đàn ông ngoài gia đình, cô ta sẽ bị kết tội là charmuta (con đĩ) và mang nỗi nhục suốt đời.
Khi nhận thức được cuộc sống quanh mình, Souad biết, sinh ra là con gái, điều đó có nghĩa là suốt đời phải cúi đầu vâng lệnh, nghe theo mọi chỉ dẫn, sai khiến của cha, anh em trai và sau này là người chồng.
Sống trong tuổi thơ khiếp hãi và bị ám ảnh về cái chết chỉ vì mình "không có cái ấy giữa hai chân", Souad từng chứng kiến mẹ ruột của mình, vì trót sinh quá nhiều con gái nên những lần vượt cạn sau phải giết ngay đứa con lọt lòng, để chúng không trải qua nỗi tủi hổ khi lớn lên.
Đến độ tuổi vừa chín của người con gái, Souad không thể nào lấy được chồng chỉ vì người chị trước của cô chưa có ai ngỏ lời cầu hồn. Tuyệt vọng, cô tìm mọi cách quyến rũ một người đàn ông với mong mỏi anh ta giải thoát mình khỏi cuộc sống hiện tại. Nhưng kết quả cô gái mười bảy tuổi nhận được là: ba lần bị buộc làm tình trong sợ hãi, một bào thai, bị người tình bỏ rơi và sự trừng phạt "vì danh dự" của dòng tộc.
Jacqueline, một nhân viên của tổ chức nhân đạo Surgir (Thụy Sĩ) vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để giải thoát cô gái bị chính gia đình tẩm xăng đốt cho kỳ chết. Souad được đưa ra khỏi Palestine và cô là một trong những nạn nhân ít ỏi còn giữ được mạng sống, dù phải từ bỏ quê hương vĩnh viễn.
Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm. Những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật lẫn miêu tả phong tục, sinh hoạt, nét văn hóa riêng của một làng quê Ảrập rất sống động, giàu hình ảnh.
Nhà văn Marie Thérèse Cuny, người cộng tác với nhân chứng Souad thực hiện cuốn Bị thiêu sống, nhận xét: "Souad là người phát ngôn cho tất cả phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của thứ luật hà khắc do đàn ông đặt ra. Cô chính là vị anh hùng. Tôi rất vinh hạnh là người chấp bút cho cô".
Theo VNE