Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vai Trò Của Ni Giới Việt Nam Trong Xã Hội Hiện Nay

06/09/201016:25(Xem: 3298)
Vai Trò Của Ni Giới Việt Nam Trong Xã Hội Hiện Nay
VAI TRÒ CỦA NI GIỚI VIỆT NAM
TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

HT. Thích Trí Quảng
none
none

Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.

Thời Đức Phật tại thế, bà Ma ha Ba Xà Ba Đề cùng với hàng trăm cung nữ ở thành Ca Tỳ La Vệ đã được Đức Phật cho xuất gia và về sau, cũng đã có những vị Tỳ kheo ni chứng đắc từ Sơ quả cho đến quả vị A la hán. Như vậy, giáo đoàn của Đức Phật đã công nhận sự hiện diện của hàng Tỳ kheo ni; nói rộng hơn, Đức Phật còn công nhận cả hàng cư sĩ tại gia có thể làm công việc cứu nhân độ thế của Bồ tát. Có thể nói, theo kiến giải của kinh điển Đại thừa thì hàng tứ chúng của Đức Phật gồm có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đều được coi là hiên thân Bồ tát nối gót theo Phật để tự rèn luyện bản thân thăng hoa, vừa làm lợi ích cho cuộc đời.

Và kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh lớn của tư tưởng Đại thừa, đã thể hiện rõ nét tinh thần này qua hình ảnh của Thiện Tài đồng tử cầu đạo với 53 vị thiện tri thức, trong đó có hàng nữ giới như Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân và các nữ cư sĩ như Hưu Xã Ưu bà di, Từ Hạnh đồng nữ, Cụ Túc Ưu bà di, Bất Động Ưu bà di và bà Tu Mật Đa. Kinh Hoa Nghiêm đã giới thiệu những phụ nữ tại gia và xuất gia làm được những việc khó làm đến mức gọi là bất khả tư nghì mà hàng nam giới bình thường không làm được. Nói cách khác, kinh điển Đại thừa nhấn mạnh đến năng lực tiềm ẩn vô cùng vô tận trong con người, kinh gọi là bí mật tạng, nếu biết phát huy đúng đắn khai thác trọn vẹn. Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân và các Ưu bà di mà kinh Hoa Nghiêm đưa ra là những người đã nhận ra và phát huy được năng lực vô song cua chính mình, mới trở thành mẫu người siêu việt được kinh điển Đại thừa đề cao.

Từ xa xưa, hàng nữ giới tu hành vào thời Đức Phật tại thế, cho đến mẫu người phụ nữ được ghi lại trong kinh điển Đại thừa thể hiện được hiểu biết trong sáng, năng lực siêu tuyệt và đạo hạnh đáng kính ngưỡng như vậy. Đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, có các vị Ni làm nên đạo nghiệp phải kể đến Sư bà Diệu Tịnh, sư bà Diệu Không, Ni trưởng Như Thanh… đã khởi đầu cho việc hình thành và phát triển của Ni giới Việt Nam. Và đến nay, chư Ni đã xây dựng được giáo đoàn lên đến hàng vạn người.

Riêng hệ phái Khất sĩ cũng có những vị Ni nổi danh như quý sư bà Huỳnh Liên, Bạch Liên, Tạng Liên... đa thành lập được Ni giới Khất sĩ dấn thân trên mọi nẻo đường đời để truyền bá Chánh pháp, cứu độ rất nhiều người. Điều này chứng tỏ năng lực giáo hóa của chư Ni Việt Nam rất đáng kể ở thế kỷ XX.

Có thể nói ngày nay, số lượng chư Ni ở Việt Nam đông hơn chư Tăng, trong đó có nhiều vị tốt nghiệp học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Vì vậy, thiết nghĩ chư Ni có thể tham gia vào mọi lãnh vực hoạt động; nhưng quan niệm Tiểu thừa trong giới Tăng Ni, Phật tử không phải không còn, nghĩa là quan niệm phân biệt giới tánh và phân biệt hình thức tu tại gia và xuất gia vẫn còn rất mạnh, nên không thấy được năng lực siêu việt tiềm ẩn trong từng con người. Chính điều này đã tạo ra một sức cản lớn cho tầm hoạt động của chư Ni và giới cư sĩ ở Việt Nam.

Chúng tôi mong rằng trên bước đường thắp sáng ngọn đèn trí tuệ của Đức Phật, cần có cái nhìn đúng với sự thật để phát huy được nhận thức trong sáng và năng lực làm lợi ích cho đời, làm đẹp cho đạo, không luận là hàng nữ lưu hay nam giới, bất kể là người xuất gia hay tại gia, theo tinh thần của kinh Hoa Nghiêm đã gợi mở. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được chất xám của tất cả mọi người thuộc mọi thành phần xã hội, vừa thể hiện được chân lý bình đẳng của Đức Phật dạy, vừa xây dựng thế giới Ta bà được an vui và phát triển bền vững.

HT THÍCH TRÍ QUẢNG

07-06-2008 11:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3428)
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 7250)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 10414)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 2726)
Người phụ nữ cũng đóng một vai trò phát triển PG tại Úc. Một trong những người phải được kể đến là bà Marie Byles, một nữ luật sư đầu tiên ở quốc gia này và bà được nhiều người biết đến lúc đó như là một người hòa giải, đối thoại và là người tranh đấu quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà đã viết nhiều sách và báo về PG trong những năm bốn mươi và năm mươi.
08/04/2013(Xem: 4186)
Đức Phật, khi sinh tiền, có hai Đại đệ tử tại gia, hộ trì Tăng Già nòng cốt nhất, là thiện nam Anàthapindika (Tu Đà Cấp Cô Độc) và tín nữ Visàkhà (Nguyệt Trang Đài). Câu chuyện ông bá hộ Cấp Cô Độc đã được soạn giả dịch xong, ấn tống vào mùa Vu Lan 1993. Bây giờ đến lượt sự tích bà Visàkhà, để hoàn tất công tác dịch soạn ra Việt ngữ cuộc đời đôi nam nữ đại ân nhân của đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4078)
Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.
08/04/2013(Xem: 3204)
Trong hai ngày Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức,” chắc chắn có rất nhiều vấn đề được thảo luận, phân tích và chia sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày hai thiển ý liên hệ đến vấn đề tiềm năng đóng góp của Ni giới.
08/04/2013(Xem: 4655)
Bát Kính Pháp đã từng là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây quan tâm. Không phải một mình Sư Cô Thích Chiếu Huệ ở Đài Loan đề nghị bỏ Bát Kính Pháp mà từ trước và cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ngầm ý kêu gọi nên xoá bỏ Bát Kính Pháp.
08/04/2013(Xem: 3309)
Ở nước ta, khi còn là đất Giao Chỉ thuộc nhà Hán, nhà Ngô, thế kỷ thứ 2 Tây lịch, đã có các Tăng người Ấn Độ sang ở thành Luy Lâu (huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), các Sa-môn này lập am thờ Phật ở chung, đấy là các Tăng đầu tiên của Phật Giáo nước ta. Số Tăng chắc đã khá đông khi Mâu Tử viết sách Tri hoặc Luận tại Luy Lâi vào cuối thế kỷ thứ 2. Còn đến bao giờ mới có nữ giới tu đạo Phật, thành Sa-di-ni, Tỷ-khưu-ni, ta không biết được vì không có sách chép.
08/04/2013(Xem: 3748)
Đã tạo được nhiều phước báu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật Siddhattha Gotama, Bậc Tôn Sư Toàn Giác Tối Thượng, nàng Subha tái sanh vào gia đình của một vị bà la môn khả kính tại Rajagaha (Vương Xá, ngày nay là Rajgir, Ấn Độ). Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, trong toàn thể thân nàng chỗ nào cũng dễ mến, vì lẽ ấy có tên là Subha. Khi Đức Bổn Sư ngự tại Rajagaha cô đặt niềm tin (saddha) vững chắc nơi Ngài và trở thành một nữ thiện tín.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567