Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33_Bài giảng "Phát Bồ Đề Tâm" của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính

24/07/202014:08(Xem: 19928)
33_Bài giảng "Phát Bồ Đề Tâm" của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính

33_TT Thich Nguyen Tang_Phat Bo De Tam


Nam mô A Đi Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay (24/7/2020) SP giảng bài kệ thứ 33  trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ:

Nguyên văn câu đảnh lễ như sau:

Chủ lễ: Vong thất bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp.

Đại chúng hòa: Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhân thiên phước báu, thanh văn duyên giác, nãi chí quyền thừa chư vị bồ tát. Duy y tối thượng thừa phát bồ đề tâm. Nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (1 lạy)


Dịch nghĩa:

“Tu tập các pháp lành mà bỏ mất tâm bồ đề, đó chính là ma nghiệp.

 

Nay con phát tâm không vì tự cầu phước báo nhân thiên, Thanh-văn, Duyên-giác, cho đến các bậc Bồ-tát quyền thừa; chỉ y theo tối thượng thừa mà phát tâm bồ đề. Nguyện cùng chúng sinh trong khắp pháp giới, một thời đồng chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. “


Sư phụ giải thích:

Phát Bồ Đề Tâm là một mạng lưới an toàn (safety net)  cho người tu Phật trong lộ trình hướng đến giác ngộ, nếu làm bố thí, cúng dường, phóng sanh … mà không làm với tâm thanh tịnh bồ đề thì giống như ma làm.

Giống như người làm xiếc, phải có lưới đở an toàn, nếu trợt chơn té thì có lưới đở, người tu Phật có mạng lưới bồ đề tâm cứu hộ cho đời mình.


Bồ đề tâm, tiếng Phạn gọi là Bodhicitta, là tâm giác ngộ.

Chữ Tâm được giải thích trong chữ Hán rất hay qua bài thơ:

 

“Tam điểm như tinh tượng,

Hoành câu tợ nguyệt tà.

Phi mao tùng thử đắc,

Tố Phật dã do tha”.

Có nghĩa là “Ba điểm như hình ngôi sao, nét cong nằm ngang như mãnh trăng xế, Mang lông đội sừng theo đó mà được, làm Phật tác Tổ cũng từ đó mà ra”.

Tâm có 3 tầng, tầng sâu nhất là A lại gia thức, là kho chứa những chủng tử thiện và ác.

Tầng 2 là Mạt na, chấp ngã, đưa thông tin vào cất giữ trong kho chứa.

Tầng 1 là ý thức, hoạt động không ngừng nghỉ với tiền ngũ thức, thu nạp mọi thứ, chuyển giao cho tầng 2 và tầng 2 chuyển xuống lưu trữ ở tầng 3. Kho chứa ở tầng 3 vô cùng quan trọng, nếu hạt giống chủng tử tốt, sẽ lưu xuất, cho ra những hoa thơm, trái ngọt, bằng ngược lại chỉ toàn chỉ trái đắng, quả cay. Hành giả tu tập cố gắng đưa vào chủng tử tốt, đồ tốt, để lần lượt loại dần, thay thế những hạt giống xấu, đồ hư, trong kho chứa Như Lai Tạng cuối cùng chỉ toàn đồ tốt, chủng tử thiện, từ đó lưu xuất ra thành hành động, lời nói, ý nghĩ thiện lành, an vui, giác ngộ và giải thoát, để giúp làm tốt việc này, hành giả phải phát bồ để tâm, giúp cho tâm thanh tịnh, tâm chánh niệm, tâm dẫn lối đưa đường cho mình trong hành trình dọn kho Như Lai Tạng.

 

Phát Bồ Đề Tâm có 3 tâm:
1/ Trực tâm: thẳng tâm hướng đến Phật quả
2/ Thâm tâm: tâm sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ơn đức của Tam-Bảo
3/ Đại Bi tâm: tình thương không có điều kiện ban rãi khắp muôn loài qua việc hành trì tứ vô lượng tâm xuyên suốt trong quá trình tu tập.

 

Sư Phụ kể chuyện Đại Sư Thật Hiền ( 1685-1734, thọ thế 49 tuổi) là tổ thứ 11 tông Tịnh Độ, Ngài rất tha thiết đảnh lễ xá lợi Phật như báo thân của Phật, Ngài đã biên soạn Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, giúp cho chúng ta mạnh mẽ phát tâm Bồ đề tâm qua 10 lý do:

1- vì nhớ ơn Phật đã Tu khổ hạnh mới tìm ra con đường giác ngộ .

2- nhớ công ơn cha mẹ sanh thành.

3-đền đáp ơn sư trưởng thế gian và xuất thế gian.

4- ơn đàn na tín thí.

5- ơn chúng sanh vạn loài 

6/vì nổi khổ trong vòng sanh tử luân hồi

Vì tiền kiếp của mình có thể là người, là thú, quá khổ, quá tội.

SP có kể câu chuyện 2 mẹ con của loại quỷ đói được ngài Thánh Tăng Xà Dạ Đa cứu giúp.

Một câu chuyện khác về một vị Thánh Tăng tu trên núi Kế Tân (Kasmir), vị này hiện tại là 1 vị thánh tăng nhưng vẫn phát tâm nấu cơm cho đại chúng ăn, khách tăng từ xa đến đảnh lễ ngài, thắc mắc hỏi ngài, sao ngài đã là thánh tăng mà vẫn lao nhọc làm công quả dưới bếp. Ngài kể lại rằng 500 kiếp trước ngài từng có 2 đời làm thân chó, 1 đời chết do ăn đồ độc, 1 đời khác lúc đói chui đầu vào nồi cháo ăn mà không rút đầu ra được nên bị người chủ chặt đầu. Nên kiếp nầy được sanh làm thân người,  Ngài trân quý thân người có được , Ngài phát tâm làm bất cứ việc có thể làm được trong khả năng để tạo phước tu đức để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi khổ đau.

 

Quả thật vậy, trong Kinh Phật dạy “ Thân người khó được”, khó hơn con rùa mù ở giữa biển gặp bọng cây để chui vào mỗi 100 năm trồi lên mặt biển.

Sư Phụ có đọc hai câu đối tờ ở nhà quàn Le Pine ở vùng Yarraville, Victoria, diễn tả ý nghĩa thân người khó được :

“Thiên niên thiết thọ khai hoa dị
Nhất thân nhơn thân tái phục nan”.

 

Nghĩa là:

“Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ

Một mất thân người vạn kiếp khó được lại thân”.



7- Tôn trọng Tâm linh, tánh linh, Phật tánh của mình .

Mình cũng như Phật, đồng đẳng có Phật tánh, Phật đã thành thì mình tu rồi sẽ thành, nếu không thành thì mình không tôn trọng tánh linh của mình, và tự cô phụ bản thân mình, biết vậy nên cố gắng mà tu tập.

 

8- Sám hối nghiệp chướng mỗi ngày để tiêu trừ nghiệp xấu và tăng trưởng căn lành 

Quý hành giả nên nhớ trong pháp tu tịnh độ, có phần “ đới nghiệp vãng sanh” (mang nghiệp đi vãng sanh) , là chỉ mang theo nghiệp cũ đi vãng sanh, còn nghiệp mới hiện đời thì không thể mang theo được, phải giải trừ sạch sẽ trước khi ra đi. Con cảm ơn đã giải rõ ý này, một điều mà nhiều người vẫn còn hồ nghi và một số khác thì ỷ lại.

9- nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ, mà phát tâm Bồ Đề.

10- cầu nguyện cho Chánh pháp cửu trụ lâu dài trên thế gian.


Hành giả phải thọ trì và áp dụng tứ hoằng thệ nguyện này để nuôi lớn Bồ đề tâm:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

 

Bạch Sư Phụ, bài pháp hôm nay rất tha thiết cho con đường tu, vì chỉ là con người mới có khả năng tu, và thân người có được rất khó , không thể dễ duôi, xem thường  để cho đời mình trôi qua 1 cách vô ích. Ngày ngày tâm tâm niệm niệm loại trừ cấu uế trong tâm để :

Hướng thiện,

Hướng thượng

Hướng giải thoát

Để sớm mau ra khỏi luân hồi.


Con cảm ơn Sư Phụ đã hy sinh thời giờ vàng ngọc của cá nhân mà giảng Pháp mỗi ngày, khuyên nhắc hàng đệ tử chúng con trân quý Bồ đề tâm và gìn giữ thân người nầy mà tiến tu, đạt đến quả vị Phật tối cao ngay trong kiếp người này.

Cuối thời Pháp, Sư Phụ đã diễn ngâm bài thơ “Chữ Tâm” của Thầy Tánh Tuệ rất hay như sau:

"Từ Tâm, Phúc được vun bồi
Từ Tâm, Đức độ lần hồi tạo nên,
Do Tâm, thiên hạ đảo điên
Bởi Tâm, gây họa ngữa nghiêng giữa đời.

Từ Tâm, dung sắc tuyệt vời
Tại Tâm, Người ngỡ như loài.. Dạ xoa.
Từ Tâm, Phật ngự liên tòa
Nhờ Tâm, đức hạnh nở hoa Ưu đàm.

Từ Tâm, Tứ Thánh, Lục Phàm (*)
Ngay Tâm, Địa ngục - Niết bàn mở khai.
Từ Tâm, giải thoát hiện bày
Bởi Tâm, người tự xe dây buộc mình.

Từ Tâm, khoáng đạt cái nhìn
Do Tâm hạn lượng, tánh tình nhỏ nhen.
Từ Tâm, trời đất rộng thênh
Bởi Tâm, ngõ hẹp bon chen kiếp, đời.

Từ Tâm, môi nở nụ cười
Do Tâm, '' chín bỏ làm mười '' một khi..
Từ Tâm, mắt tỏ đường đi
Thành Tâm - hi hiến quảng chi nhọc nhằn.

Từ Tâm, xa lạ hóa gần
Vì Tâm, đối diện muôn phần phân ly
Từ Tâm, ''không hóa'' thị phi
Nhờ Tâm, liễu đạo huyền vi một ngày.

Từ Tâm, tác Tổ, nên Thầy
Nhờ Tâm, ân đức cao dày chẳng quên.
Từ Tâm, chí nguyện vững bền
Do Tâm mà cận kề bên Phật đà.

Tâm là chủ của ngôi nhà
Thân là công cụ để mà khiến sai.
Mấy dòng xin tỏ cùng ai
Ngẫm đời muôn sự không ngoài chữ tâm! "

Con cảm ơn Sư Phụ, và kính chúc Sư Phụ pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu và Phật sự viên thành.


Nam Mô A Di Đà Phật.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)



1--Tu Vien Quang Duc Youtube channel


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4471)
Với người vô tâm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ và mù tịt thì cuối đề tựa trên sẽ là một dấu chấm hoàn mãn. Ngược lại, với những ai có tâm huyết, luôn trăn trở không ngừng nghỉ thì sau đó sẽ là dấu chấm than!
09/04/2013(Xem: 3958)
Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không thể cạn ý khô lời, nhất là ở lãnh vực Văn học-Nghệ thuật. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ.Với đạo lý nhà Phật, điều đó thêm trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn.
09/04/2013(Xem: 4331)
Người bạn đạo rủ tôi lên chùa trên núi nghe pháp vì có người cho quá giang. Thật là duyên lành vì đấy là ngôi chùa tôi mong một lần được viếng mà chưa có phương tiện.
09/04/2013(Xem: 3989)
Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.
09/04/2013(Xem: 3585)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara. Trong không gian ấm áp đó, một vị sa-môn như đang cố gắng tiến về bến sông. Nhìn thân hình quá gầy ốm, tiều tụy của ông, ai cũng có thể biết rằng ông là một nhà tu khổ hạnh như rất nhiều nhà tu khổ hạnh khác, dùng hình thức ép xác để mong tìm sự giải thoát cho tâm linh.
09/04/2013(Xem: 3483)
Tổng vụ Văn hóa công bố Quyết nghị 8 điểm sau Ðại hội Văn hóa Phật giáo tổ chức tại San Diego, Hoa Kỳ, dự kiến thiết lập một Giải thưởng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, một Quỹ Văn hóa giúp đỡ văn thi nghệ sĩ, học giả, và tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam hằng năm, cũng như tiến hành phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh
09/04/2013(Xem: 4349)
Thời Đông Tấn (316-420) năm 340 quan phụ chính Dũ Băng đã từng thay mặt Thành Đế hạ chiếu ra lệnh các Sa môn phải chí kính đối với vương giả, song gặp phải sự phản đối kịch liệt của thượng thư lệnh Hà Sung và các đại thần khác, thế nên sự vụ ấy bị đình chỉ lại, không đi tới đâu. Hơn sáu mươi năm sau, năm 402 trào vua An Đế, Hoàn Huyền tự phong Thái Úy, chuyên đoán triều chính, hạ lệnh sa thải những phần tử "xấu" trong hàng ngũ tăng ni, tức thanh lọc tăng ni.
09/04/2013(Xem: 5573)
Trên Trang nhà Đạo Phật ngày nay, vào tháng 1 năm 2007, Thầy Nhuận Ân có viết một bài giới thiệu về nhục thân Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân, thủ đô Bangkok, Thái lan. Từ bài viết đó, tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết tại Thái lan, ngoài nhục thân của Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có một nhục thân nữa.
09/04/2013(Xem: 3920)
Triển lãm, thuyết trình, đại hội, thường khi giới thiệu cho chúng ta những hình ảnh văn hóa trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Ðây hẳn nhiên là thành tựu mà Ðại hội Văn hóa Phật giáo do Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa, trực thuộc Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trì và ra công tổ chức hôm nay tại San Diego.
09/04/2013(Xem: 9075)
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay ở các nước Âu châu, Úc châu và Mỹ châu người ta đã bước qua giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hoá Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, hoa đạo, trà đạo, vườn cảnh cùng các sinh hoạt khác mà các dân tộc Á châu mang đến các xã hội Tây Phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]