- 01_Tổng Quan về 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà
- Cảm nghĩ của một người Phật tử khi nghe lại pháp thoại “Tổng Quan về Đức Phật A Di Đà ”(3/5/2020 )
- 1 & 2. Quốc Vô Ác Đạo & Bất Đọa Ác Đạo. Đại Nguyện thứ 1 và 2 của Phật A Di Đà do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong thời gian cách ly đại dịch Covid-19)
- 3 & 4. Thân chơn kim sắc & Hình sắc tương đồng (Đại Nguyện thứ 3 & 4 của Phật A Di Đà:
- 5-9. Túc Mạng Trí Thông, Thiên Nhãn Phổ Kiến, Thiên Nhĩ Phổ Văn, Tha Tâm Tất Tri, Thần Túc Vô Ngại, Đại Nguyện thứ 5,6,7,8,9 của Phật A Di Đà
- 10. Bất Tham Kế Thân (Đại nguyện thứ 10 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 11. Trú Định Chứng Diệt (Đại nguyện thứ 11 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 12. Quang Minh Vô Lượng (Đại nguyện thứ 12 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 13. Thọ Mạng Vô Lượng (Đại nguyện thứ 13 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 14. Thanh Văn Vô Số (Đại nguyện thứ 14 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 15. Tùy Nguyện Tu Đoản (Đại nguyện thứ 15 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 16. Bất Văn Ác Danh (Đại nguyện thứ 16 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 17. Chư Phật Xưng Tán (Đại nguyện thứ 17 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 18. Thập Niệm Tất Sanh (Đại nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 19. Lâm Chung Tiếp Dẫn (Đại nguyện thứ 19 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 20. Dục Sanh Quá Toại (Đại Nguyện thứ 20 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 21. Tam Thập Nhị Tướng (Đại Nguyện thứ 21 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 22. Nhất Sanh Bổ Xứ (Đại nguyện thứ 22 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 23. Cúng Dường Chư Phật (Đại nguyện thứ 23 của Đức Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 24. Cung Cụ Tùy Ý (Đại nguyện thứ 24 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 25. Diễn Thuyết Diệu Trí 24 (Đại nguyện thứ 25 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 26. Na La Diên Thân (Đại nguyện thứ 26 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 27. Nhất Thiết Nghiêm Tịnh (Đại nguyện thứ 27 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 28. Đạo Thọ Cao Hiển (Đại nguyện thứ 28 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 29. Tụng Kinh Đắc Huệ (Đại nguyện thứ 29 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 30. Tuệ Biện Vô Ngại (Đại nguyện thứ 30 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 31. Chiếu Kiến Thập Phương (Đại nguyện thứ 31 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 32. Bửu Hương Diệu Nghiêm (Đại nguyện thứ 32 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 33. Mông Quang Nhu Nhuyến (Đại nguyện thứ 33 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 34. Văn Danh Đắc Nhẫn (Đại nguyện thứ 34 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 35. Thoát Ly Nữ Thân (Đại nguyện thứ 35 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 36. Thường Tu Phạm Hạnh (Đại nguyện thứ 36 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 37. Thiên Nhơn Trí Kính (Đại nguyện thứ 37 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 38. Y phục tùy niệm (Đại nguyện thứ 38 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 39. Lạc Như Lậu Tận (Đại nguyện thứ 39 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 40. Thọ Trung Hiện Sát (Đại nguyện thứ 40 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 41. Chư Căn Vô Khuyết 40 (Đại nguyện thứ 41 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 42. Thanh Tịnh Giải Thoát (Đại nguyện thứ 42 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 43. Văn Danh Đắc Phước (Đại nguyện thứ 43 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 44. Tu Hành Túc Đức (Đại nguyện thứ 44 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 45. Phổ Đẳng Tam Muội (Đại nguyện thứ 45 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 46. Tùy Nguyện Văn Pháp (Đại nguyện thứ 46 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 47. Văn Danh Bất Thối (Đại nguyện thứ 47 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- 48. Đắc Tam Pháp Nhẫn (Đại nguyện thứ 48 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)
- Sám Hối Nghiệp Chương (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng ngày 29/6/2020, bài trình pháp của đệ tử Quảng Tịnh Tâm)
- Bài giảng của TT Nguyên Tạng: Thanh Tịnh Tu Đa La Đa (bài trình pháp của đệ tử Quảng Tịnh Tâm)
- 27. Đức Bảo Thắng Như Lai (ghi lại sau khi nghe bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng hôm nay, 18-7-2020)
- 33_Bài giảng "Phát Bồ Đề Tâm" của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính
- 37. Đại Ý Kinh Niết Bàn (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)
- 41. Bồ Tát Quán Thế Âm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)
- 43. Địa Ngục ở đâu ? (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)
- 45. Tốc ly sanh tử (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)
- 47. Bồ đề diệu hoa (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)
- 54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)
- 56. Người Xuất Gia (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)
- 25: Đức Phật Di Lặc (bài trình pháp của Phật tử Quảng Tịnh Tâm sau khi nghe bài giảng của Sư Phụ Nguyên Tạng)
- Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)
- Tổ Ca Tỳ Ma La (Kapimala) (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)
- Tổ Sư Long Thọ (Nagarjuna)
- Tổ Sư Bất Như Mật Đa thứ 26 (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)
- Nhìn lại sinh hoạt tu học trong mùa dịch tại Tu viện Quảng Đức trong gần 3 tháng cách giãn xã hội vì đại dịch Corona
- Danh sách Quý Phật tử tham dự các thời Pháp thoại Livestream Trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức
- Chứng Chỉ Hoàn Tất Khóa Giáo Lý Online qua Livestream Trên Facebook Trang Nhà Quảng Đức trong Thời Gian Cách Ly Đại Dịch Covid-19
- Cảm niệm Tri Ân Thầy đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức Website
- Cảm niệm Lễ Tốt Nghiệp Online khóa giáo lý mùa dịch covid 19 (bài của Phật tử Trần Thị Nhật Hưng)
- Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19) bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ
- Cảm niệm Tri Ân Sư Phụ Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19 (bài của Phật tử Quảng Tịnh Tâm từ Montreal, Canada, do Phật tử Nguyên Như đọc)
- Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng phụ trách khóa giáo lý mùa dịch covid 19 (bài của Phật tử Thanh Phi)
- Nhạc phẩm "Lạy Mẹ Quán Thế Âm" do Phật tử Khánh Đào trình bày
- Nhạc phẩm "Mẹ Từ Bi" do Phật tử Nguyên Quảng Hương trình bày
- Tri Ân Một Tấm Lòng (thơ của Phật tử Diệu Nghiêm Châu Thị Vân Trang)
Kính bạch Sư Phụ,
Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng bài kệ thứ 7 :
Sám hối nghiệp chướng
"Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt, lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chơn sám hối".
Dịch nghĩa:
“Tội từ tâm khởi đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu,
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Như thế thật là chân sám hối.”.
Giải nghĩa chữ Sám Hối:
"Sám giả sám kỳ tiền khiên
Hối giả hối kỳ hậu quá".
Nghĩa là: Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau.
Hoặc một giải nghĩa khác:
“Sám kỳ dĩ vãng
Hối kỳ vị lai”
Nghĩa là: Sám là ăn năn lỗi lầm trong quá khứ, còn Hối là ngăn ngừa những ác nghiệp trong tương lai, quyết không vi phạm.
Về sự, sám hối có “ tác lễ sám hối và đối thủ sám hối”, có nghĩa là hành giả tắm rửa sạch sẽ, mặc áo tràng đến trước bàn thờ Phật, lễ Phật hồng danh thành tâm sám hối.
Về lý, có “ Vô sanh sám hối”, hành giả quán chiếu tự tâm hiện tiền của mình luôn ở thể tự tánh không, vô sanh, một khi tâm vô sanh thì vọng niệm không từ đâu mà có, vọng niệm mà không có thì các tội lỗi cũng không có cơ hội để phát sanh, nên kệ mới nói "Tội từ nơi tâm mà sanh mà tội cũng từ nơi tâm mà diệt, ở đây, nếu tâm này không sanh thì tội cũng không có, thế mới thật là sám hối". Sư phụ có nhắc thêm phần Lý Sám Hối này chỉ dành cho bậc thượng căn thượng trí mà thôi, còn hàng phàm phu mắt thịt như chúng ta phải áp dụng hằng ngày 2 pháp sự Sám Hối là "Tác pháp và đối thủ Sám hối".
Nên Sư Ông Làng Mai dịch bài này qua thơ vần rất hay:
“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong”.
Sư Phụ cũng lưu ý rằng nếu ai phạm tánh tội (4 tội sát, đạo, dâm, vọng) thì dầu có sám hối nhưng đương vẫn phải trả nghiệp quả báo, nếu phạm tướng tội (những tội nhẹ ) sám hối có thể tiêu trừ.
Sư phụ có kể 4 câu chuyện để minh chứng cho chủ đề Sám Hối hôm nay. Chuyện thứ nhất là trường hợp của Tôn giả Ungulimala (Vô Não) đã chặt 99 ngón tay để dâng cúng cho thầy tà Ba La Môn để học phép thuật, cuối cùng được Thế Tôn hóa độ cho xuất gia, sau 3 tháng Ngài đã chứng quả A La Hán, nhưng lúc đi khất thực vẫn bị thiên hạ người đánh đập đổ máu, Ngài im lặng nhận chịu quả báo.
Câu chuyện thứ 2 về trường hợp vua A Xà Thế soán ngôi, và bắt giam cha vào ngục tối để hành hình để trả ân oán khi xưa. Câu chuyện cảm động khi A Xà Thế có con trai, vui mừng hớn hở, được Mẫu hậu Vi Đề Hy, kể lại là lúc A Xà Thế còn nhỏ có mụt nhọt sưng mủ ở ngón tay đau đớn , vua cha Bình Sa Vương đã ngậm ngón tay đầy mủ cho thái tử bớt đau. Nghe mẹ kể, ông động lòng ra lệnh thả cha ra, nhưng đã không kịp, vì vua cha đã chết.
Vua cha Bình Sa Vương đã phải trả nghiệp vì đã giết tiền thân của A Xà Thế để ép làm con của ông ở kiếp này.
Câu chuyện thứ 3, Sư phụ kể về nhân vật Võ Hữu Hoằng (cũng gọi là Võ Thủ Huồng, vì trùng tên của Vua Càng Long Hoằng Lịch bên Tàu, nên phải gọi trại từ Hoằng thành Huồng). Ông làm thơ ký cho nha môn của triều Nguyễn ở Châu Đại Phố vào khoảng năm 1755; ông bẻ cong ngòi bút của ông để kiếm tiền, người có tội ông giúp viết thành vô tội để lấy tiền, rồi dùng tiền cho vây nặng lãi để kiếm lời.
Vợ ông chết sớm, ông đau khổ từ quan, vì tiền nhiều, không có con cái , vợ lại chết sớm, ông đau khổ nhớ thương vợ, có người mách cho ông đến chợ Ma Mãnh để được pháp sư làm lễ đưa thần thức xuống âm phủ để thăm vợ, khi xuống âm ti ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho bản thân ông. Ông giật mình sợ hãi trở lại nhân gian đem hết tiền vàng giành dùm từ việc làm thương thiên hại lý trước kia mà bố thí, giúp đời, cứu người. Ông xây chùa, bắt cầu, kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không cần trả tiền. Về sau chỗ này có địa danh là Nhà Bè ở Saigon bây giờ). Về già ông Thủ Huồng chết và tái sanh qua làm Vua Đạo Quang (1782-1850) bên Trung Quốc, ông vua này lúc lên ngôi (1820) có cho đại sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở thành Gia Định. Duyên do là khi mới chào đời, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ "Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng". Sau khi đã điều tra, nhà vua có gởi cúng dường chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành tâm sám hối tội lỗi và làm phước để chuộc lỗi ông Thủ Huồng không những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được tái sanh trở lại làm vua ở cõi người. Một nhà thơ tên Nguyễn Tài Năng có làm 1 bài thơ để khen ngợi ông Võ Thủ Huồng:
"Luân hồi nhân quả trả vay luôn,
Đáng kể làm gương có Thủ Huồng.
Cho nợ nhiều lời, Diêm chúa giận,
Hốt tiền kém nghĩa, thế nhân buồn.
Bắc cầu, sửa lộ, ơn ngàn ức,
Vét rạch, xây chùa, đức vạn muôn.
Còn có Đạo Quang, Tam-Thế-Phật,
Làm giàu chánh đáng, mới vuông tròn"
Câu chuyện thứ 4: rất tuyệt vời, Sư Phụ kể về Pho Tượng Vua Sám Hối, đó Vua Lê Hy Tông (1675-1705) thuộc triều đại nhà Hậu Lê . Vào khoảng năm 1675, khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền, đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai vi phạm bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến cho Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa chiền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về thế tục. Lúc đó có Thiền Sư Tông Diễn (Vị Tổ thứ 2 của Tông Tào Động) đã cải trang giả vờ về thành Thăng Long dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ can gián Vua ngưng lại việc đán áp Phật Giáo, tờ sớ đó đã để giúp nhà vua nhìn thấy lý mầu vi diệu của PG đã từng giúp cho xứ sở VN thoát khỏi ách thống trị của giặc phương Bắc và mang lại những thời đại vàng son thạnh trị, ấm no hạnh phúc của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.
Khi đọc được tờ sớ can gián, nhà vua bừng tỉnh cơn mê, Vua lập tức cho triệu ngay Thiền Sư Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh đàn áp Phật Giáo. Tiếp đó, nhà vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình ảnh nhà vua mặc vương phục cúi đầu sát đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.
Hiện pho tượng này được thờ tại Chùa Hòe Nhai, phố hàng Than, Hà Nội. Tại Chùa này còn có Tháp Ấn Quang, xây năm 1963 để tưởng niệm Bồ Tát Quảng Đức, đã tự thiêu ngày 11/6/1963 ở Miền Nam. Chùa Hòe Nhai được xây dựng từ thời đại nhà Lý, cách đây hơn 1000 năm.
Con kính tri ơn Sư Phụ đã ban cho bài pháp phong phú, với nhiều chuyện kể sống động và đầy lợi lạc cho đại chúng hôm nay.
Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)