Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Những Hạt Đậu Ván

15/03/201409:06(Xem: 31625)
52. Những Hạt Đậu Ván
blank

Những Hạt Đậu Ván


Chuyện kể tiếp theo, nói về một vị sa-di khác, sống trong mộ địa từ nhỏ, đó là Sopāka. Người ta bảo rằng do duyên lành gặp được đức Phật Gotama nên đắc thánh quả dù chỉ mới bảy tuổi. Nhưng đâu chỉ có thế, cậu bé đã gieo những hạt giống bồ-đề từ rất nhiều vị Phật quá khứ rồi.

Một thuở xa xưa kia, vào thời giáo pháp của đức Thế Tôn Kakusandha, có một cậu thanh niên (tiền thân Sopāka) sống trong một gia đình bần hàn, cơ cực; phải làm lụng vất vả, lao tâm khổ tứ mới kiếm được tấm áo vá và bữa cơm với gạo có trấu, có vỏ không đủ no lòng. Hôm kia, người thanh niên nghèo hèn chợt nhìn thấy đức Thế Tôn Kakusandha đang trì bình khất thực trên đường làng với dáng vẻ trang nghiêm, từ hoà khiến cho chàng khởi tâm tịnh tín và một niềm hỷ lạc đâu đó dâng tràn lên. Chàng muốn cúng dường một cái gì! Loay hoay tìm kiếm trong bao, trong bị, lôi ra được một đùm lá chuối, trong đó là bữa ăn trưa khiêm tốn của mình gồm các loại củ, loại đậu đã được hấp luộc lẫn lộn với những hạt cơm rời. Chàng cẩn thận lấy cây lựa ra những hạt đậu ván dày, to, ước chừng nửa nắm, gói lại rồi thành kính đặt vào bát của đức Thế Tôn với niềm hoan hỷ vô biên. Đức Phật Kakusandha quán tâm địa tốt lành của chàng trai nên nghiêng bát thọ nhận với nụ cười hoa sen rồi nói vài câu chúc tụng phúc lành! Hôm ấy, chàng cảm nghe mình vui sướng cả ngày! Sau đó, do làm việc cần mẫn, cật lực, lại do duyên may gặp được chủ tốt, chàng dành dụm được một nắm bạc vụn. Khi thấy bạc đã kha khá, đã nặng nặng, chàng mua sắm vật thực, nấu nướng, chuẩn bị ba khẩu phần với những món ăn được xem là thượng phẩm thời bấy giờ. Với tất cả tấm lòng, trưa hôm ấy, chàng thanh niên đã đặt bát cúng dường những món ăn thượng vị ấy đến ba vị tỳ-khưu ở tịnh xá của đức Thế Tôn Kakusandha, với ý nghĩ là cúng dường lên đức Phật và tăng chúng (Saṅgha).

Do phước báu hy hữu ấy, mạng chung, chàng thanh niên hóa sanh thiên giới, thọ hưởng sung mãn năm món thiên lạc - rồi sau đó luân lưu khắp các cõi trời và người. Có một kiếp trong cõi người nữa, chàng thanh niên này đã cúng dường một món cơm trộn sữa quý báu, thơm ngon đến một vị Phật Độc Giác.

Đến kiếp cuối cùng, hiện tại này, trong thời giáo pháp của đức Thế Tôn chúng ta, chàng sanh vào bào thai của một người đàn bà nghèo khổ trong thành Sāvatthī. Dù đã cưu mang tròn mười tháng nhưng người mẹ không sanh được; đau đớn, vật vã thái quá, như không còn chịu nổi, bà ngất lịm rồi bất tỉnh, mê man! Thời gian trôi qua, ngày rồi đêm; và vì không nghe thấy dấu hiệu động tịnh gì của sự sống, tưởng bà đã chết nên gia đình, họ hàng khiêng cái thây bất động ra mộ địa, đặt lên giàn tre, châm lửa hỏa táng! Bấy giờ, có một vị trời có thiên nhãn, có oai lực, thấy rõ chuyện ấy nên làm cho mưa gió nổi lên để dập tắt ngọn lửa và khiến cho bà con thân quyến phải giải tán ra về. Do thần lực của chư thiên bảo trì nên thai bào nứt vỡ, hiện ra một hài nhi đỏ hỏn. Và vì là kiếp chót nên “ấu sanh” ấy không thể chết trước khi thành tựu quả vị A-la-hán. Riêng người mẹ thì đã mệnh chung.

Vị chư thiên bế đứa bé đem đặt trong nhà, trên giường của người giữ mộ địa một cách kín đáo và an toàn. Sớm ngày, thấy một đứa bé đẹp đẽ, bụ bẫm, trắng trẻo dễ thương được bọc trong tấm lụa đỏ, bên cạnh đứa con trai Suppīya của mình - người giữ mộ địa ngạc nhiên, vui mừng, nghĩ là của trời cho nên vô cùng thương chìu, cưng quý. Đó chính là Sopāka.

Thế là bảy năm trôi qua, cậu bé Sopāka lớn lên giữa mộ địa cùng với Suppīya, như là anh em ruột, như là đôi bạn thân, cùng chơi, cùng đùa với nhau.

Lệ thường, vào cuối canh ba, đức Thế Tôn quét thắng nhãn quan sát thế gian, xem chúng sanh nào có duyên lành giác ngộ. Cậu bé Sopāka dung nhan sáng rỡ, vừa vặn lọt vào võng lưới, ngài mỉm cười, tự nhủ: “Chà! Một ông sa-di bảy tuổi lại tròn đủ công hạnh ba-la-mật nữa!” Thế rồi, trên bước chân trì bình khất thực hôm ấy, đức Đạo Sư lần lần đi đến mộ địa. Do tích trữ nhiều thiện duyên trong quá khứ nên khi Sopāka trông thấy đức Thế Tôn, cậu bé khởi tâm hoan hỷ, rất tự nhiên, cậu quỳ xuống đảnh lễ ngài rồi khép nép đứng qua một bên. Đức Đạo Sư ngồi nhẹ xuống cho ngang tầm với đứa trẻ rồi dịu dàng hỏi:

- Con từ đâu đến, Sopāka?

- Con không biết, thưa ngài sa-môn! Nhưng con biết là con đã từ một nơi nào đó mà sanh đến đây?

- Tại sao con biết như thế?

- Thưa, như trong một vũng tối, sáng dần ra, con chợt thấy có ai đó, có hình bóng, có hình dáng mơ hồ nào đó rất quen thuộc, quen thuộc như ngài sa-môn đang ngồi trước mặt con đây!

- Hình bóng ấy, con có cảm giác như thế nào hở con?

- Gần gũi lắm! Thân thiết lắm! Ấm cúng lắm! Trông như ngài sa-môn vậy đó!

- Con thích hình bóng ấy lắm à?

- Vâng! Con thích lắm! Con thích giống như ngài sa-môn vậy đó.

- Ừ! Cái đó gọi là sống đời xuất gia! Con muốn xuất gia lắm à?

- Vâng! Con muốn lắm! Con thích lắm!

- Con còn bé quá! Phải được cha mẹ cho phép!

Chợt bên sau có tiếng nói vọng lại:

- Tôi chấp thuận, bạch đức Thế Tôn! Tôi thuộc giống dòng thấp hèn, hạ liệt! Mong đức Thế Tôn từ bi ra tay tế độ, cứu vớt nó ra khỏi cái đống bùn dòng dõi thấp kém ngàn đời! Nó tâm trong, trí sáng, căn cơ mẫn tuệ có thể học được ít nhiều giáo pháp diệt khổ từ đức Thế Tôn và giáo hội!

- Ông có nghe pháp?!

- Thưa! Vâng! Chỉ một lần nhưng cứ vang vang trong tâm trí tôi mãi. Mong đức Thế Tôn cứu độ nó!

Đức Phật im lặng chấp thuận rồi ngài đưa tay sờ lên đầu Sopāka như là làm lễ xuống tóc.

Kinh điển nói rằng, xuất gia xong, học đề mục tâm từ nơi đức Thế Tôn, sa-di Sopāka tinh cần tu tập, không bao lâu đắc thiền chứng; lấy tâm định làm nền tảng, cậu bé phát triển quán sát thân tâm, danh sắc rồi thấu rõ cứu cánh rốt ráo sa-môn hạnh.

Sau khi chứng quả A-la-hán, một dịp nọ, khi trình bày phương pháp tiến tu đề mục tâm từ, sa-di Sopāka thường đọc lên bài kệ sau đây:

“- Như mẹ hiền, con một

Hằng che chở, bao dung

Hãy khởi tâm vô lượng

Thương yêu thảy sinh linh!”(1)



(1)Karaṇiyā mettā sutta (đoạn 7): “Mātā yathā niyaṃ puttaṃ. Āyusā eka-puttam’anurakkhe. Evam’pi sabba bhūtesu. Mānasam bhāvaye aparimānaṃ”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 18171)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 4361)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được.
09/04/2013(Xem: 6673)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
09/04/2013(Xem: 4194)
Ai đến chùa cũng vào lạy Phật, trừ người hảo tâm đưa giùm người khác đến cửa chùa, rồi đi. Không người nào lạy Phật mà không lâm râm khấn vái. Tôi đoan chắc những lời khấn vái đều là những điều thiện, lành, không cầu phước cầu lộc cho mình thì cầu cho chồng cho con, cho họ hàng thân thuộc, bằng hữu xa gần; người có tâm lượng rộng rãi hơn thì cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình ……
09/04/2013(Xem: 3788)
Mảnh trăng non quyến luyến ngọn tre, lung linh giải lụa ngà trên những vòm lá nhọn; sương sớm như tấm chăn đơn mỏng còn phủ hờ vạn vật mà cánh cổng gỗ bên hông chùa Vạn Hạnh đã hé mở. Một bóng người nhỏ nhắn, trang phục gọn gàng lách ra. Đó là người khách lạ phương xa vào chùa xin nghỉ trọ đêm qua. Người ấy đi về cuối sân chùa.
09/04/2013(Xem: 3947)
Chúng tôi thặt thú vị khi nhận được tin lần đầu tiên Phật giáo có một Hội thi lớn lao như thế, được tổ chức sau bao nhiêm năm tự định hình và phát triển trong gian khó nhằm hướng đến xây dựng nền nghệ thuật Phật giáo tương lai. Từ những ý nghĩa đó, đã thôi thúc chúng tôi bằng mọi cách để có được những thông tin liên quan hầu củng cố thêm cho sự rạo rực đó. Ðôi lúc phải vượt qua cố gắng cá nhân, kể cả dùng đến những thủ pháp mang tính chất nghiệp vụ để đạt đến kết quả mong muốn.
09/04/2013(Xem: 4307)
Đạo của trời đất thì không hai, nhưng Đạo của thế gian thì có thể nói là quá nhiều! Chính vì Đạo do con người sáng lập ra thì quá nhiều cho nên chúng ta vẫn thường nghe một lời kêu gọi của ai đó về một sự "Hòa đồng tôn giáo" hay "hòa hợp tôn giáo". Theo thiển nghĩ đó chẳng qua là hình thức của một sự kêu gọi đoàn kết tôn giáo mà thôi, chớ hòa đồng không có nghĩa là người theo Đạo Phật lại thờ Chúa và người theo Đạo Thiên Chúa lại mang thêm hình ảnh Ông Phật trong lòng!?
09/04/2013(Xem: 3405)
Hôm nay chúng tôi xin được trình bày về đề tài HỘI NHẬP. Trong phạm vi hạn hẹp của thời gian chúng tôi xin trình bày đơn giản cho phù hợp thế nào là HỘI NHẬP .
09/04/2013(Xem: 4834)
Hàng năm, khi người Việt khắp nơi với bao nỗi niềm và tâm trạng chào đón mùa Vu Lan Báo Hiếu, thì cũng là lúc trên khắp đất nước Ấn Độ người ta hân hoan kỷ niệm ngày Raksha Bandhan. Lễ Raksha Bandhan còn gọi là lễ Rakhi hay ngày Shravan Purnima.
09/04/2013(Xem: 7615)
Vào năm 2005, được sự tin tưởng và đề nghị của Hội Đồng Điều Hành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, thể theo lời yêu cầu, chúng tôi đã đảm nhiệm giảng dạy bộ môn Văn Học Saṅskrit & Hán Tạng Phật Giáo. Nhờ thiện duyên ấy, giáo trình đã được biên soạn và hoàn tất cuối Học kỳ II của năm thứ 2, Khoá III tại Học Viện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]