Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma

26/11/201319:30(Xem: 33100)
07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma
mot_cuoic_doi_tap_4

Xét XChưTỳ-Khưu

Ghositārāma


Hai nhóm tỳ-khưu ở Ghositārāma đã làm phiền đến đức Thế Tôn làm cho ngài phải vào rừng độc cư; vừa mới hay tin họ đang đến Kỳ Viên mà toàn thể chư tăng ni cũng như hai hàng cư sĩ đã xôn xao, bàn tán; có người bực mình quá nên đã phát ngôn những lời tiếng không hay đẹp chút nào.

Riêng trưởng giả Cấp Cô Độc là đại thí chủ của Kỳ Viên tịnh xá, có vẻ bình tĩnh hơn, liền đến gặp đức Phật và nói lên sự âu lo, băn khoăn của mình:

- Chư tăng ở Ghositārāma tại Kosambī thế là hơi quá đáng. Bây giờ họ tới đây thì đệ tử phải đối xử thế nào cho phải lẽ, bạch đức Tôn Sư?

- Ông muốn hỏi đến pháp và phi pháp hay muốn hỏi đến thái độ cư xử; hoặc chuyện nên hay không nên dâng cúng tứ sự?

- Cả hai, bạch đức Tôn Sư!

- Nếu muốn, ông cứ nghe cả hai bên, và tự ông sẽ phân biệt rõ ai đúng pháp, ai phi pháp hoặc cả hai đều là phi pháp, cả hai đều không đúng như lời dạy bảo của Như Lai. Còn về tứ sự. Khi họ tới đây thì có lẽ trí họ đã thấy được điều gì đó rồi và tâm họ cũng đã muốn cải hối rồi. Vậy ông hãy học bài học xả ly, rộng lượng, cứ bố thí, cúng dường cho cả hai! Cứ nghĩ là cúng dường đến Tăng thôi, không có phân biệt. Họ cũng đã từng nhận chịu quả báo bị tẩn xuất, bị áp lực ba bên bốn bề và bị bỏ đói cũng nhiều tháng rồi, này Sudatta!

Xiết bao cảm động bởi tâm từ ái mênh mông của đức Phật, ông Cấp Cô Độc rơm rớm nước mắt, lạy chào rồi an hỷ từ giã.

Sau ông Cấp Cô Độc, một số triệu phú, trưởng giả, gia chủ trong kinh thành đến, đức Phật cũng dạy bảo cho họ những điều tương tợ.

Khi chư tăng Ghositārāma vừa vào đến cổng Kỳ Viên, tôn giả Sāriputta cũng vào xin ý kiến đức Phật:

- Họ đã đến, bạch đức Tôn Sư! Nay đệ tử cần phải thu xếp chỗ lưu trú của họ như thế nào?

- Nên tách biệt họ ra, này Sāriputta! Và cho hai nhóm hội chúng ấy cư ngụ vào chỗ của khách tăng, không nên cho họ ở cạnh trú xứ của chư vị thâm niên, cao hạ. Vì tất cả họ Như Lai xem là “đang bị án treo”, còn cần sự xét xử của hội đồng trưởng lão.

- “Án treo” là thế nào, bạch đức Tôn Sư?

- Có nghĩa là chưa định được tội trạng, và tội trạng đó sẽ xét xử như thế nào, đang còn treo lơ lửng ở đấy để chờ đợi sự tuyến bố của các vị giám luật.

- Chúng ta chưa có các vị giám luật.

- Hiện tại thì ở đây có Upāli và các vị trưởng lão sẽ làm công việc ấy.

Suy nghĩ một chút, tôn giả Sāriputta thưa:

- Giáo hội sau này sẽ lớn mạnh, bạch đức Tôn Sư! Vậy nên chăng, hãy đề cử các vị trưởng lão tinh thông luật, rành rẽ luật, yêu thích luật, nghiêm túc luật, sống hài hòa với luật nằm trong hội đồng giám luật?

- Đề nghị đó thì hay nhưng chúng ta sẽ không áp dụng, không thực thi được, vì chư tăng đa phần sống đời du phương, không có trú xứ nhất định; nói cách khác, không cộng cư một chỗ, thành phần nhân sự thay đổi luôn, hội đồng ấy sẽ bị phân tán, mỗi vị sẽ mỗi phương. Vậy bất kỳ trú xứ nào, có chừng năm vị tỳ khưu trở lên là đủ đại diện Tăng để xử lý công việc ấy. Trong số đó chỉ cần một hai vị biết luật, biết thế nào là không phải luật, là tốt rồi, này Sāriputta!

Rời khỏi hương phòng của đức Phật, tôn giả Sāriputta liên hệ đại đức Nanda, sa-di Rāhula nhờ huy động một số tỳ-khưu và sa-di chăm sóc công việc thu xếp chỗ ở cho hai nhóm hội chúng Ghositārāma. Kế đó, tôn giả tìm gặp tôn giả Mahā Moggallāna kể lại việc diện kiến đức Phật và nhận được những lời chỉ dạy như thế nào. Rồi tối hôm ấy, chư vị trưởng lão đã có một cuộc họp sơ bộ để xử lý công việc ngày mai. Tôn giả Upāli, Mahā Kassapa nhận nhiệm vụ chính, một vị vấn, một vị đáp. Hai vị đại đệ tử ở bên phải, bên trái đức Đạo Sư để điều hành công việc hoặc đưa chỉ thị kịp thời của ngài. Các vị trưởng lão còn lại ở vào vị thế với chức năng chứng minh.

Thế là hôm sau tại đại giảng đường, đầy đủ tất cả chư vị trưởng lão, đầy đủ đại diện tăng ni và hai hàng cận sự nam nữ trong toàn kinh thành Sāvatthi, đức Phật chủ tọa cuộc xét xử chư vị tỳ-khưu Ghositārāma.

Khi họ đến, sau khi cả hai hội chúng đến đảnh lễ đức Thế Tôn rồi họ xin được sám hối.

Đức Phật ngồi im lặng.

Tôn giả Mahā Kassapa nói lớn:

- Chưa phân định tội trạng thì việc sám hối có được chấp nhận không, thưa luật sư?

Tôn giả Upāli đáp:

- Đức Thế Tôn có dạy: Chưa phân định tội trạng, nghĩa là đang còn bị “án treo” thì việc sám hối không được chấp thuận, thưa tôn giả!

Tôn giả Sāriputta phải giải thích hai chữ “án treo” cho cả đại giảng đường cùng hiểu.

Hai nhóm tỳ-khưu ủ rũ ngồi cúi gằm mặt xuống, không dám nhìn ai.

- Đầu tiên, xin thầy dạy luật kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra, về mình, đúng với sự thật cho cả đại giảng đường cùng nghe, xin mời hiền giả!

Vị thầy dạy luật bèn tình thật kể lại.

- Đến phiên vị thầy dạy kinh, cũng y như thế! Tôn giả Mahā Kassapa nói - xin mời hiền giả!

Vị thầy dạy kinh tình thật kể lại, đúng với sự thật, không thêm, không bớt chữ nào.

Tôn giả Mahā Kassapa hướng qua tôn giả Upāli:

- Theo với câu chuyện kể của hai bên, thì ai có tội, ai không tội, xin ngài luật sư phán quyết cho!

Tôn giả Upāli đáp:

- Khẩu hành có bốn tội: Vọng ngôn, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, vô ích. Ở đây, cả hai vị đều không bị một tội nào!

Tôn giả Mahā Kassapa liền quay sang chư vị trưởng lão chứng minh:

- Trường hợp về khẩu ngôn, ngài luật sư phán quyết vô tội, xin chư vị trưởng lão đồng thuận hay là không đồng thuận.

- Đồng thuận!

Việc xử án diễn ra như vậy, nghiêm túc, công khai, đúng pháp và luật. Sau khi họ xét định khẩu vô tội, vị khác đặt vấn đề vậy tội nằm ở đâu? Cuối cùng, ban xử án tìm ra, tội bắt đầu phát sanh sau khi vị luật sư thuật lại chuyện ấy với chư đệ tử. Rồi chư đệ tử kể lại với người khác, câu chuyện càng đi xa với nội dung ban đầu. Tiếp đến, cả hai vị luật sư và pháp sư do bản ngã, do chấp thủ, bắt đầu khư khư bảo vệ nhóm đệ tử của mình, cái sai lầm của mình. Sau rốt, tội lớn nhất là ba lần đức Phật hòa giải sự tranh chấp ấy, cả hai bên đều không chịu nghe theo...

Tôn giả Mahā Kassapa chốt lại vấn đề:

- Kể chuyện thất thiệt, loạn ngôn, vọng ngữ phát sanh từ phía chư đệ tử, bây giờ biết kết tội ai, hỡi ngài luật sư?

- Thưa, là thầy của họ.

- Cái chấp thủ sự sai lầm thì bị ghép tội như thế nào, thưa luật sư?

- Điều này đức Thế Tôn chưa chế định, vì nó thuộc phạm trù tâm ý, liên hệ đến sự tu tập chứ không liên hệ đến giới phần thân, khẩu.

- Thế thì cứng đầu, ngoan cố không nghe lời hòa giải của đức Đạo Sư, phải được phán quyết tội trạng như thế nào, thưa luật sư?

- Đức Thế Tôn cũng chưa chế định, vả chăng nó cũng không thuộc phạm trù của học giới thân, khẩu.

Tôn giả Mahā Kassapa quay sang hai vị đại đệ tử và chư vị hội đồng trưởng lão, kết luận:

- Người hỏi đã xong, người đáp cũng đã xong. Bây giờ là phần quyết định của hội đồng trưởng lão, theo với tội và không tội mà vị luật sư vừa y cứ học giới của đức Thế Tôn đã chế định.

Hội đồng im lặng khá lâu. Tôn giả Mahā Moggallāna phát biểu:

- Tội về thân khẩu thì đức Thế Tôn có chế định nơi này và nơi khác do từng trường hợp vi phạm xảy ra. Còn tội về tâm ý có từ bản ngã, do cứng đầu, do chấp thủ sai lầm, không nghe lời đức Đạo Sư, là tội đi địa ngục, tuy chưa chế định mà cũng không thể chế định! Tùy hội đồng phán định có đức Thế Tôn chủ tọa tối cao, còn riêng tôi, chỉ có việc trục xuất họ ra khỏi giáo hội mới tương thích với tội trọng ấy!

Tôn giả Sāriputta gật đầu:

- Tội nặng quá, chư thiên, chư thần ban đầu thì ủng hộ nhưng sau họ cũng khó chịu, bực mình, ghét bỏ. Trục xuất là đúng rồi. Nhưng đây là trường hợp lần đầu, không biết phải làm như thế nào, chúng đệ tử xin thỉnh thị ý kiến của đức Đạo Sư thôi!

Đức Phật lắng nghe từ đầu chí cuối, bây giờ ngài mới mở lời:

- Việc xử án vừa rồi, phân minh và nghiêm túc lắm, Như Lai có lời khen. Tuy nhiên, đến chỗ cuối cùng, sau khi xong phần việc của hai vị luật sư, đại diện hội đồng trưởng lão nên đặt câu hỏi như thế này: “Vậy các ông thấy mình có tội hay thấy mình vô tội? Ví dụ, bên bị án đáp: Thưa, chúng tôi đã thấy tội rồi! Hỏi tiếp: Thấy rõ là tội rồi thì ông sẽ làm sao? Đáp: Thấy rõ tội rồi thì chúng tôi xin được thành tâm sám hối rồi cố gắng chừa bỏ, sẽ không dám tái phạm nữa”.

Đức Phật chợt hiển lộng thần oai, nhắm mắt, nhiếp tâm, phóng hào quang sáu màu từng đôi một, chập chờn dao động như con giao long, lát sau, ánh sáng trắng hào quang như bất động.

- Cái quan trọng là thấy rõ tội hay không thấy rõ tội. Cái quan trọng là thành tâm cải hối, chừa bỏ hay không thành tâm cải hối, không chịu chừa bỏ. Chư tỳ-khưu ở Ghositārāma tội nặng quá, ngang với si mê và tà kiến, đáng ra là bị trục xuất thôi, nhưng xét thấy là lần đầu, Như Lai chưa chế định và Như Lai cũng đọc được sự cải hối ở nơi họ. Nếu ai có thắng trí sẽ thấy rõ rằng, bây giờ tâm họ đang rút lại, đang co lại ở chỗ:“Biết hổ thẹn tội lỗi và đã biết ghê sợ tội lỗi”. Vậy xin hội đồng trưởng lão, hai vị luật sư châm chước tha tội lỗi cho họ để làm mẫu mực cho những học giới mai sau, sẽ còn tương tợ như vậy nữa!

Đức Phật phán quyết như thế xong, tiếng hô “sādhu, lành thay” vang động cả đại giảng đường, vang dội cả kinh thành Sāvatthi cùng chư thiên các cõi trời!

Để cho đại giảng đường yên lặng trở lại, đức Phật nói tiếp:

- Hội đồng trưởng lão, hai ông đại đệ tử và Upāli hãy dựa theo ba mươi sáu điều pháp và phi pháp, luật và phi luật để cùng chế định những học giới liên quan, lúc nào có trường hợp vi phạm nẩy sinh, để từng bước, và từng bước hoàn thiện các học giới để làm y chỉ cho đại chúng tu học. Và nên nhớ, lúc nào phát sanh mới chế định, đừng bắt cái cày đi trước con bò!

Một làn khí trong lành và mát mẻ thổi qua tâm tư của mọi người đã xua đi đám mây u ám có từ cái tội nặng nề của nhóm tỳ-khưu Ghositārāma!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 39763)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 29925)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25576)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40947)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
26/05/2013(Xem: 7534)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
10/04/2013(Xem: 6240)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
09/04/2013(Xem: 12353)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7285)
Ai trong chúng ta khi nghe nói đến những văn hóa cũ của thế giới cũng đều muốn tìm hiểu để biết. Vì vậy thế giới ngày nay vẫn còn rất nhiều điều mà con người trong giới hạn có thể, muốn có được một bản đồ thu gọn của năm Châu và nếu được nằm hẳn trong đầu óc của con người, sau khi đã thăm viếng những xứ nầy. Dĩ nhiên ngày nay cũng không cần phải đi đến những nơi như thế mới rõ biết hết, mà chỉ cần ngồi nhà, mở máy Computer lên, vào Internet, rồi bấm nút nầy, tắt nút kia ta cũng sẽ có đầy đủ những điều như ý muốn.
09/04/2013(Xem: 6134)
Ðối với người xuất gia, chữ “lễ hội” vắng bóng trong sinh hoạt. Những nơi chốn vui chơi hội hè ca nhạc, đám tiệc linh đình v.v... không thể đặt chân đến. Ðôi lúc cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy mình ở ngoài lề xã hội. Pháp Cú kể chuyện một hoàng tử dòng Bạt Kỳ, từ bỏ vương vị xuất gia, sống ẩn dật trong khu rừng gần thành Tỳ Xá Ly. Vào ngày hội trăng tròn tháng Kahika, dân cư nô nức tham dự dạ hội, đèn hoa nhạc vũ vang vọng đến chỗ thầy tu tập.
09/04/2013(Xem: 5248)
Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa có đề nghị tôi phát biểu đôi lời cảm tưởng về Ðại hội Văn hóa Phật giáo hôm nay. Xin thành thật cảm ơn mỹ ý của Thượng tọa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]