Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05.Lễ Quán Đính

26/10/201309:03(Xem: 21859)
05.Lễ Quán Đính

Mot_Cuoc_Doi_01
05
LỄ QUÁN ĐÍNH




Khi hoàng tử chào đời được năm ngày, đức vua Suddhodana truyền làm lễ quán đính(1)tức là lễ rưới nước lên đỉnh đầu và đặt tên, đồng thời phong hoàng tử làm Đông Cung thái tử. Muốn bố cáo cho mọi người trong hoàng tộc, bên ngoại cùng toàn dân biết cuộc lễ trọng đại này, đức vua Suddhodana phát thiệp mời đức vua Suppabuddha, hoàng hậu Amitā Pamitā, các vị thân vương, lão thần quốc độ Koliya; các vị hoàng thân và phu nhân dòng tộc Sākya, các quan đại thần, các vị bô lão, thương gia, triệu phú... đại diện toàn dân cùng tham dự. Đặc biệt, đức vua cho mời thỉnh một trăm lẻ tám vị bà-la-môn hữu danh, trưởng lão và vai vế ở trong kinh đô để thiết lễ cúng dường.

Hoàng tử được đặt ngồi trên chiếc ngai nhỏ, được tắm bằng khăn tẩm nước thơm của trăm hoa, khoác hoàng bào được dệt bởi những sợi chỉ vàng, lấp lánh từng hạt trân châu. Sau đó, đức vua làm lễ đăng quang, phong ngôi thái tử. Một chiếc bình bằng vàng được một cung nữ quỳ dâng, đức vua Suddhodana cầm lên, đổ nước xuống đầu hoàng tử, lấy khăn lau sạch rồi đội lên một chiếc mũ ngũ long đính kim cương và bảo ngọc. Cuộc lễ tắm rửa và đăng quang đã xong, giữa tiếng vỗ tay hoan hô vang rền của mọi người, thái tử vẫn ngồi điềm nhiên, bất động, trông uy nghi như một bức tượng vàng chói lọi.

Đến lễ xem tướng và đặt tên, một trăm lẻ tám vị bà-la-môn tiến cử lên đức vua tám người đại diện(1): đấy là tám vị bà-la-môn thông thái, đức hạnh và nổi danh nhất. Người ta rất ngạc nhiên là giữa các bậc bà-la-môn trưởng thượng, bệ vệ, đỉnh đạc, râu tóc bạc phơ có lẫn một vị bà-la-môn rất trẻ(2), nước da trong sáng, dáng dấp quý phái, thần sắc quang minh chính đại.

Bảy vị trưởng lão bà-la-môn lần lượt được phép bước lên xem. Họ quỳ xuống bên cạnh thái tử, cẩn trọng nhìn ngắm rất lâu, vạch chân, vạch hoàng bào, xem lưng, xem bụng... Rồi họ đứng dậy, lùi ra xa, ngắm phải, ngắm trái, ngắm trên, ngắm dưới... Ai cũng có vẻ thành kính, trang nghiêm và trân trọng.

Đến lượt vị bà-la-môn trẻ nhất, bước lên, chỉ chăm chú nhìn xem một vài điểm rồi lặng lẽ bước xuống, thần sắc vừa trang trọng, vừa hân hoan.

Đức vua Suddhodana và mọi người lặng lẽ theo dõi, quan sát thần sắc của từng vị. Thấy chẳng ai nói gì, đức vua bèn hỏi:

- Thưa chư vị bà-la-môn đáng kính! Tướng mạo của hoàng nhi như thế nào, có đủ trí tài để bảo vệ non sông xinh tươi giàu đẹp của các vì tiên đế không?

Bất chợt, cả bảy vị bà-la-môn già đồng đưa lên hai ngón tay. Đức vua ngạc nhiên hỏi:

- Thế là sao?

Vị bà-la-môn lão niên, quắc thước nhất trả lời:

- Tâu đại vương! Chúng tôi đồng đưa lên hai ngón tay, như vậy chứng tỏ chúng tôi đã cùng một quan điểm về tướng pháp học, đều cùng một tiên đoán về vận mệnh tương lai của thái tử.

Tâu đại vương! Thái tử sau này chỉ có hai con đường. Nếu ở tại gia, thái tử sẽ trở thành một vị hoàng đế vĩ đại nhất trên thế gian; một vị Chuyển luân Thánh vương vô tiền khoáng hậu. Còn nếu xuất gia, thái tử sẽ đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, cứu độ muôn loài chúng sanh đang chìm đắm, khổ đau nơi ba cõi, sáu đường.

Đến phiên vị bà-la-môn trẻ tuổi nhất, ông ta chỉ đưa lên một ngón tay, rồi nói:

- Tâu đại vương! Theo thiển ý của tiện thần, không có hai con đường ấy đâu, chỉ có một con đường duy nhất mà thôi! Với ba mươi hai tướng quý và tám mươi vẻ đẹp của thái tử, sẽ xác định chắc chắn một điều: Ngài không muốn trị vì thiên hạ, mà ngài sẽ sống đời xuất gia thoát tục, sẽ đắc thành quả Phật!

Lời tâu với giọng lời tự tin, vang ngân trầm hùng như tiếng chuông đồng của bà-la-môn trẻ làm cho cả cung triều lặng ngắt.

Một lo lắng xôn xao mơ hồ gợn lên trong tâm trí của đức vua Suddhodana, ngài quay sang bà-la-môn trẻ:

- Thưa đạo trưởng kính mến! Vậy sau này có điềm triệu gì, nguyên do gì mà con trai của trẫm sẽ từ bỏ ngai vàng điện ngọc để ra đi?

Vị bà-la-môn trẻ, tên là Koṇḍañña cung kính đáp:

- Khi nào có bốn vị sứ giả lần lượt xuất hiện!

- Cái gì là bốn sứ giả ấy?

- Già là sứ giả thứ nhất, bệnh là sứ giả thứ hai, chết là sứ giả thứ ba, và người xuất gia là sứ giả thứ tư đấy, tâu đại vương!

Đức vua Suddhodana trầm ngâm một hồi rồi hỏi tiếp:

- Ở đâu cũng có thể gặp bốn sứ giả ấy, đâu phải đợi đến lúc nào, thưa đạo trưởng?

Bà-la-môn Koṇḍañña đáp:

- Có cái già, cái bệnh, cái chết và người xuất gia rất bình thường, không làm ra ấn tượng nào, chẳng tạo nên cảm xúc gì! Nhưng có cái già, cái bệnh, cái chết và người xuất gia gây ra những xúc động rất mãnh liệt, tâu đại vương!

Đức vua Suddhodana chợt hiểu. Vậy thì sau này những người già nua tiều tụy, hình dong quá kinh khiếp thì đừng nên cho thái tử tiếp xúc. Những căn bệnh vật vã đau đớn, phong hủi gớm ghiếc, lở loét hôi hám thì phải cho về ở một nơi ngoại ô xa xôi nào đó. Và cái chết? Cái chết nào tạo ấn tượng và cái chết nào trông có vẻ bình thường? Có lẽ là những cái chết nhắm mắt, lặng lẽ xuôi tay, như một giấc ngủ là bình thường; còn những cái chết do đau đớn quằn quại, rên la, thất khiếu chảy máu, thân thể đứt khúc là những cái chết tạo nên sự xúc động cho con người. Còn người xuất gia? Đức vua Suddhodana không hiểu nên hỏi:

- Cả ba sứ giả trên thì trẫm biết, nhưng trẫm không hiểu về vị sứ giả thứ tư. Chẳng lẽ nào trẫm sẽ đuổi tất cả những người xuất gia dù là sa-môn, bà-la-môn... ra khỏi kinh thành, để sau này thái tử khỏi tiếp xúc với họ?

Bà-la-môn Koṇḍañña chợt mỉm cười:

- Chẳng phải người xuất gia nào cũng có được hình dong, tướng mạo, phong thái thanh cao, thoát tục đâu, tâu đại vương!

Vậy là đức vua Suddhodana đã hiểu tất cả. Sau này, ngài sẽ có biện pháp ngăn chặn bốn vị sứ giả kia là xong. Thái tử sẽ nối ngôi thiên hạ, sẽ trở thành một vị minh quân. Thái tử không còn là niềm vui của ta, của hoàng tộc Sākya nữa, mà còn là niềm vui của cả nước.

Một ý nghĩ vừa nảy sanh, đức vua đảo mắt một vòng khắp cả triều thần và quan khách, hớn hở nói:

- Bây giờ đây, trẫm xin được trân trọng đặt tên cho thái tử. Vì sự xuất hiện của thái tử là Niềm Vui, là sự Toại Nguyện cho cả nước nên tên của thái tử là Siddhattha, họ là Gotama!

Mọi người thấy đức vua đặt tên quá hay nên đều vui mừng.

Một vị bà-la-môn già gật gù, lẩm bẩm:

- Siddhattha còn có nghĩa là Vạn sự Như ý, vị thái tử này phước báu sang cả, sau này ngài muốn gì thì được nấy!

Chợt một tiếng nói ở đâu đó vẳng ra, ai cũng nghe rõ mồn một:

- Siddhattha là Niềm Vui, đúng thế! Nhưng là Niềm Vui chung của chư thiên và loài người!



(1)Đổ nước lên đầu, theo tục lệ thời bấy giờ để làm để đăng quang phong thái tử hoặc phong vương

(1)Tên 8 vị bà-la-môn: Rāma, Yanna, Bhoja, Suyāma, Lakkhana, Dhoja, Sudatta, Koṇḍañña.

(2)Bà-la-môn trẻ là Koṇḍañña (Kiều-trần-như), sau này tu theo giáo pháp của Đức Thế Tôn, là người đắc quả đầu tiên trong giáo pháp của Đức Tôn Sư (trong nhóm 5 ông Kiều-trần-như).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 36060)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
26/05/2013(Xem: 6011)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
10/04/2013(Xem: 5518)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
09/04/2013(Xem: 10520)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 6881)
Ai trong chúng ta khi nghe nói đến những văn hóa cũ của thế giới cũng đều muốn tìm hiểu để biết. Vì vậy thế giới ngày nay vẫn còn rất nhiều điều mà con người trong giới hạn có thể, muốn có được một bản đồ thu gọn của năm Châu và nếu được nằm hẳn trong đầu óc của con người, sau khi đã thăm viếng những xứ nầy. Dĩ nhiên ngày nay cũng không cần phải đi đến những nơi như thế mới rõ biết hết, mà chỉ cần ngồi nhà, mở máy Computer lên, vào Internet, rồi bấm nút nầy, tắt nút kia ta cũng sẽ có đầy đủ những điều như ý muốn.
09/04/2013(Xem: 5850)
Ðối với người xuất gia, chữ “lễ hội” vắng bóng trong sinh hoạt. Những nơi chốn vui chơi hội hè ca nhạc, đám tiệc linh đình v.v... không thể đặt chân đến. Ðôi lúc cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy mình ở ngoài lề xã hội. Pháp Cú kể chuyện một hoàng tử dòng Bạt Kỳ, từ bỏ vương vị xuất gia, sống ẩn dật trong khu rừng gần thành Tỳ Xá Ly. Vào ngày hội trăng tròn tháng Kahika, dân cư nô nức tham dự dạ hội, đèn hoa nhạc vũ vang vọng đến chỗ thầy tu tập.
09/04/2013(Xem: 4895)
Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa có đề nghị tôi phát biểu đôi lời cảm tưởng về Ðại hội Văn hóa Phật giáo hôm nay. Xin thành thật cảm ơn mỹ ý của Thượng tọa.
09/04/2013(Xem: 15040)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 4112)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được.
09/04/2013(Xem: 6034)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567