Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô tự thị chân kinh

09/04/201311:56(Xem: 3672)
Vô tự thị chân kinh

VÔ TỰ THỊ CHÂN KINH

Diệu Trân

--- o0o ---

Thi hào Nguyễn Du là một Phật tử mộ đạo, rất siêng năng tụng đọc kinh điển, nhưng cụ đã từng thú nhận là đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần mà vẫn không nắm bắt được ý kinh; cho tới khi được nghe bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng cụ mới liễu ngộ rằng “Chân kinh vốn không lời”. Cụ đã viết bốn câu thơ bằng chữ Hán để diễn tả tâm trạng của mình: Ngã độc Kim Cương thiên biến linh

Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh

Cập đáo phần kinh Thạch đài hạ

Chung tri: vô tự thị chân kinh

Chữ Hán, tôi lõm bõm chưa qua nổi cuốn Tam Tự Kinh, nhưng ráng phỏng dịch như sau:

Ngàn lần tụng đọc Kim Cương

Vẫn như mờ ảo khói sương tơ trời

Trước đài gương, bỗng tỏ ngời

Là: Chân kinh vốn không lời mà thôi!

Người bạn đạo của tôi tỏ ý nghi ngờ. Bạn nói, tối nào cũng tụng kinh, tụng rõ ràng, mạch lạc từng tiếng mà nhiều khi còn phải đi tìm sách của các bậc cao minh, giảng giải cho thêm mới tạm hiểu. Nay, nói chân kinh vốn không lời thì biết nương vào đâu mà hiểu đạo? Tôi cũng ….nghi lắm! nhưng vừa khởi niệm nghi bỗng giật mình. Khi nghe điều gì, ta phải tìm hiểu điều đó thế nào rồi mới luận đúng hay sai chứ. Ngay cả sau khi tìm hiểu rồi, cái kết luận cũng chỉ mới căn cứ trên tầm hiểu biết chủ quan thôi, chưa chắc đã là cái kết luận có giá trị. Chúng tôi cùng đồng ý chọn con đường ngắn nhất, là tìm xem cụ Nguyễn Du nghe được bài kệ nào của Lục Tổ Huệ Năng mà tìm ra chân lý ấy. Kệ của Lục Tổ như vầy:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ

Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu

Minh kính diệc phi đài

Bồ đề bổn vô thụ.

Tìm được bài kệ, đọc lên, bạn nhìn tôi, chờ đợi. Tôi lại vò đầu bứt tai, tận dụng cái vốn …. Tam Tự Kinh mà dịch như sau:

Người tự tại khi tâm sáng tỏ

Thì Linh Sơn ngay ở tâm này

Gương kia sáng chẳng vì đài

Bồ Đề vốn chẳng là cây bao giờ.

Có lẽ tôi dịch lơ mơ quá nên bạn phản đối ngay:

- Bồ Đề mà không là cây thì là gì?

A, câu này thì tôi trả lời được, tại bạn chưa ôn bài đó thôi. Khi Lục Tổ nói “Bồ đề bổn vô thụ” là ý nhắc về bản chất huyễn hóa của vạn hữu, chỉ do duyên hợp mà thành. Nhìn cây Bồ đề xanh tươi cành lá, đó là sau khi hạt đã nẩy mầm, chồi lên mặt đất, tiếp nhận mưa, nắng, gió v…v… tăng trưởng với thời gian mà ta thấy “cái gọi là cây Bồ đề.” Nhưng nếu tách rời hạt nhỏ li ti kia với đất, cát, mưa, nắng …..sẽ chẳng bao giờ có cái gọi là cây Bồ đề cả. Vậy thì, bản chất chân thực của mỗi sự vật là gì? Nó sẽ chẳng là gì, nếu không do nhiều duyên hợp mà thành. Ngay như tấm thân tứ đại của chúng ta đây, cái mà, đối với chúng ta là quan trọng lắm lắm, cũng chỉ là huyễn giả. Thân ta có, là do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành. Tách rời đất (chất cứng như xương, móng….), nước (chất lỏng như máu, mồ hôi …..), gió (chất hơi như hơi thở), lửa (chất nóng như nhiệt độ), sẽ chẳng còn gì để gọi là thân ta nữa. Bạn lại hỏi tôi một câu thật bất ngờ, nhưng rất hay:

- Cái gì nhận ra sự huyễn giả đó?

Câu hỏi quyện vào tiếng reo vui của ấm nước vừa sôi. Tôi lặng lẽ nhìn bạn trịnh trọng mở tủ, bưng ra bộ tách có đủ cả chén tống, chén quân. Tôi biết bạn có bộ tách quý này do cụ thân sinh để lại, nhưng chưa từng được bạn mang ra đãi. Hôm nay sao đặc biệt thế? Dù cố tình làm ra vẻ thản nhiên nhưng bạn biết, tôi đang theo dõi bạn từng cử chỉ. Mở hộp trà thơm, nhón một dúm trà nhỏ bỏ vào chén tống. Nước sôi rót vào vừa ngập trà, bạn cầm lên, tráng nhẹ rồi đổ bỏ nước nhất. Lần rót nước nhì, bạn cũng cầm lên, tráng nhẹ rồi đặt tách xuống khay. Trong khi chờ trà ngấm, bạn dùng nước nóng tráng hai cái chén quân; xong, bạn đặt một chén trước tôi, chén kia trước bạn. Rồi, rất từ tốn, bạn chắt nước đã ngấm trà từ chén tống ra chén quân, tức là cái chén nhỏ như hạt mít !

Tôi cố nín cười, nhưng tới đây thì hết chịu nổi. Ngờ đâu, bạn cũng giả nghiêm suốt thời gian biểu diễn. Chúng tôi cùng cười thoải mái. Bạn thú nhận:

- Chỉ loáng thoáng thấy bố lui cui pha trà như vầy nhưng không thực sự chú ý; Thôi, thì cứ tưởng tượng như chúng ta đang ngồi trong trà thất, uống trà, chờ hoa nở.

Tôi chỉ vào cái chén nhỏ xíu:

- Uống bao nhiêu chén này mới đã khát?

Bạn trả lời đầy ý nhị:

- Tâm khát chừng nào, chén đầy chừng nấy.

Hôm nay bạn nói chuyện như một thi sĩ. Đúng là muôn sự do tâm, nhưng tâm khởi lên từ mọi loại cảm thọ buồn, vui, thương, ghét, thiện, ác ..v..v.. dựa trên những đối tượng luôn biến hoại đổi thay của căn và trần, là những đối tượng không có bản chất thật. Vậy tâm nào mới chính là tâm? Những tâm ấy thay đổi luôn luôn, theo từng trạng huống. Và nếu chúng không phải thực là tâm thì CÁI GÌ đang nhận ra những diễn biến luân lưu thành hoại đó? CÁI GÌ nhìn rõ mặt mũi từ tâm buồn sang tâm vui, từ tâm thương sang tâm ghét, từ tâm thiện sang tâm ác??? “Cái gì đó” chính là CÁI NHẬN BIẾT MỌI HIỆN TƯỢNG MÀ KHÔNG QUA MỘT LĂNG KÍNH PHÂN BIỆT NÀO. Cái nhận biết này, bởi không từ một niệm nào mà ra nên nó không sinh cũng chẳng diệt theo hiện tượng. Nó như tấm gương trong suốt, phản ảnh trung thực những gì tới nó, trung thực tới mức như hai mà một, nhưng lại không hề bị đồng hóa với vật mà nó phản ảnh. Khi ghi nhận điều tốt, nó chẳng trở nên tốt, khi đối diện điều xấu, nó cũng chẳng trở thành xấu. Nó hiện hữu tự nhiên như giòng nước ngầm, ai đào tới sẽ gặp; không ai đào, nước vẫn chảy, như chưa từng đầu ghềnh, chưa từng cuối bãi. Cái nhận biết này là Tâm Chân Thật thường hằng vô thỉ vô chung; đó chính là Tâm Phật, là Phật Tánh. Khai được nguồn tâm này là hiển lộ Chân Như, là giải thoát khỏi ràng buộc vô minh, là bừng sáng Trí Tuệ; khi ấy, thiền tông diễn tả bằng hình ảnh “Thõng tay vào chợ”; nghĩa là, ngay giữa chốn xôn xao nhất cũng chẳng làm tâm kia lay động. Đạt được tới đây, hành giả đã là “người vô sự”, an nhiên tự tại, đối cảnh chẳng sanh tâm thì ngàn trang kinh cũng đồng với tâm trong suốt, làm gì còn văn tự, còn lý giải ngược xuôi nữa.

Chặng đường tu tập này, người đủ căn cơ, trí tuệ, nếu quyết tâm có thể ngộ. Ngược lại, người trí kém, cần rất nhiều kiên trì, cố gắng, mới mong tâm kia không bị chôn vùi dưới lớp vô minh. Hàng Phật tử sơ cơ như chúng tôi biết thế, nên hằng nhắc nhở, sách tấn nhau chớ biếng lười.

Những chén trà hạt mít thong thả vơi dần qua câu chuyện “Đế Thích tán hoa” thường được kể để minh chứng “Vô tự thị chân kinh”; mà muốn liễu ngộ “chân kinh vốn không lời” hành giả phải đạt tới bản tâm chân thật. Ngài Tu Bồ Đề là một, trong những đại đệ tử của Phật, một hôm lặng lẽ ngồi thiền dưới chân núi. Mây rất xanh, nắng rất ấm, suối róc rách ven đồi, chim líu lo ca hát, ngài cứ an tịnh kiết già. Dáng ngồi thật thẳng trên phiến đá bằng, như nét chấm phá của bức tranh “Tung Hoành” tuyệt kỷ. Ngài ngồi lâu, rất lâu, không biết bao lâu, thì bỗng hoa trời rơi xuống như mưa. Phút chốc, cả không gian thơm ngát hương hoa như ôm trọn nhà sư khắc khổ, ngồi thiền đẹp như tranh vẽ. Ngài Tu Bồ Đề xả thiền và khẽ hỏi:

- Ai tán hoa đó?

Trên thinh không có tiếng đáp:

- Tôi là Đế Thích đây.

- Vì lẽ gì Đế Thích tán hoa?

- Vì ngài thuyết pháp hay quá!

- Ta ngồi lặng yên, có thuyết gì đâu?

- Ngài không thuyết, tôi không nghe, đó là pháp vi diệu. 

Thì ra, biết nghe bằng “Tánh-Nghe”, mới nghe được “Lời-Không-Lời”, và thể hiện được Sự-Im-Lặng-Hùng-Tráng của Chân Kinh.

Diệu Trân

Tháng Ba 2005


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 32344)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 43000)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 7576)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 3013)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 16725)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 21577)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 11571)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
25/10/2010(Xem: 2902)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
01/10/2010(Xem: 5577)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 5329)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567