Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xem Phim Xuân Hạ Thu Đông.

09/04/201311:56(Xem: 8806)
Xem Phim Xuân Hạ Thu Đông.

Xem Phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông…rồi Xuân”
(Springs, Summer, Fall, Winter...and Springs)

Nguyễn Văn Hóa

--- o0o ---

leftimage

Mở

-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút;

-Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…);

-Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ;

-Đạo diễn : Kim Ki Duk.

-Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.

-Thành phần tài tử và diễn viên: Sư ông (Oh Young Soo). Chú tiểu trải qua bốn chặng đường thế hệ: tiểu (Kim Jong Ho) – thiếu niên (Sae Jae Kyung) – thanh niên (Kim Young Min) – Sư trung niên (đạo diễn Kim Ki Duk). Cô gái đẹp ở lứa tuổi chín muồi của dậy thì, mang bệnh trầm uất (Ha Yeo Jin).

Kim Ki Duk là một đạo diễn tự học, nhưng đã chứng tỏ tài năng qua 7 cuốn phim đủ loại. Năm 2000 với phim “Hòn Đảo” (The Isle) đã tạo sự chú ý của giới thưởng ngoạn điện ảnh quốc tế tại đại hội phim quốc tế ở Venise. Phim “Địa chỉ vô danh” (Address unknown) 2001 là một phim chính trị về cuộc chiến Hàn quốc năm 1950, đã làm cho ông trở thành một đạo diễn lừng danh ở nước ông. Và năm nay 2004, phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông.. rồi Xuân” – là một bài thơ tuyệt tác, một bản kinh Bát Nhã Ba-la-mật.

Đi Vào Nội Dung Phim:

--Xuân

11xuanhathudong

Một ngôi chùa nhỏ nổi lên giữa mặt hồ rộng, cách chừng 100 thước có cổng chùa vẻ hai vị Hộ pháp đứng hai bên cánh cửa. Chung quanh rừng cây thâm u. Mùa Xuân về cây cối xanh tươi, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bầu trời trong, nắng nhẹ. Đêm xuống, những ngọn đèn cầy trong chùa thắp sáng, nhìn từ xa như một viên kim cương khổng lồ giữa đêm rừng u tịch.

Có hai thầy trò, sáng tối cùng nhau kinh kệ. Có hôm cả hai cùng chèo thuyền nan lên rừng hái dược thảo đem về làm thuốc chữa bệnh cho chúng sinh. Trong những giây phút nhìn Sư chèo thuyền, lòng chú tiểu tràn ngập yêu thương…

Ngoài việc học Sư tụng kinh, gõ mõ, tiểu còn học Sư về cách chèo thuyền, biết nhận dạng những cọng lá dược thảo nào là tốt nên giữ, lá xấu bỏ đi.

.........................

--Nhân chi sơ tánh bản thiện ?

11-tieu

Ở lứa tuổi lên bảy, lên tám, tiểu thể hiện bản năng của một đứa bé thích vui đùa, ngỗ nghịch. Do vậy, tiểu có thể làm việc “ác” vô tư lự như bắt cá rồi dùng sợi dây cột cục đá nhỏ quấn vào mình cá, xong thả xuống dòng suối bắt cá lội. Bắt con ếch, làm tương tự rồi thả xuống nước bắt ếch bơi. Bắt rắn quấn vào đầu sợi dây cột đá, bắt rắn bò. Nhìn những con vật khốn khổ này cố bơi, cố chống chọi với dòng nước, cố trườn mình tới, tiểu cười thỏa thích. Sư Ông bắt gặp, đứng nhìn trộm vài phút rồi lắc đầu bỏ đi.

Tối đến, tiểu ngủ say. Sư Ông dùng dây cột quanh mình chú tiểu với một phiến đá to cỡ bằng cái đầu chú. Sáng ra, tiểu thức giấc đứng dậy bước ra sân trong sự khó khăn, xiêu vẹo rồi ngã nhào xuống sàn.

Thấy vậy, Sư Ông hỏi chú tiểu :

“Con khổ sở vì cục đá quấn vào thân lắm phải không?”

“Dạ thưa Ông, có” Chú tiểu đáp.

“Vậy con đã làm tương tự cho rắn, cá, và ếch phải không?”

“Thưa Ông, phải ạ”

“Con thử đứng dậy rồi bước đi xem sao!”

Với phiến đá còn đè nặng trên lưng, tiểu đứng dậy loạng quạng vài bước rồi ngã nhào lần nữa.

“Con không thể đi được Sư Ông à” Chú tiểu nhăn nhó nói.

“Như thế những con vật mà con hành hạ, làm sao chúng chịu thấu hỡ con?” Sư Ông nói.

“Bẩm Ông, con đã làm việc sai trái”

“Vậy thì con phải đi tìm những con vật kia để tháo dây cho chúng, xong rồi ta sẽ tháo dây cho con. Nhưng nếu có con vật nào bị chết, con sẽ mang nặng cục đá vào TÂM con suốt đời” Sư Ông truyền lệnh.

Chú tiểu vâng lời, với phiến đá cột sau lưng vất vả trở lại chỗ ngày hôm qua đã đùa nghịch. Tìm thấy cá, cá đã chết. Tìm thấy ếch, may thay nhờ bản năng thích ứng môi trường sống của nó, ếch còn sống. Ếch được tháo gỡ dây, phóng mình vượt theo dòng suối. Nhưng con rắn không đủ sức trườn mình lên phía trước, rắn bị dập dầu vào các mũi đá nhọn, máu me lênh láng, nằm chết. Thấy rắn chết, chú tiểu nức nỡ khóc trong cảm xúc của một đứa bé. Vậy là, trong bản năng của đứa bé -ngoài mặt ác vô tư lự, tiểu còn mang tính thiện. Thiện/ Ác là hai mặt đã đeo đẳng trong con người, từ lúc ý thức chưa được phát triển.

--Hạ

Rồi bao mùa Xuân đi qua, mùa Hạ đến. Chú tiểu đã trở thành một thiếu niên. Ở vào lứa tuổi 17 dậy thì, một hôm vào rừng hái thảo dược, tình cờ tiểu chứng kiến hai con rắn trong hốc đá đang quấn quít làm tình. Một phát hiện mới của tiểu ở cõi trần gian này: có đực thì có cái, có dương thì có âm. Âm Dương giao hòa.

..........................

--Nhân duyên trùng ngộ!

Một sáng mùa Hạ, chú tiểu chào đón người mẹ dẫn theo con gái đến chùa nhờ Sư chữa trị cho chứng bệnh “trầm uất” (“spriritual ill” –là thứ bệnh thời đại : ‘depression/ anxiety v.v…’). Đưa tay đỡ cô gái xuống thuyền, chú chợt bàng hoàng với lần đầu tiếp cận bất ngờ giữa âm dương, một sóng điện cảm len vào da thịt.

Giữa chốn cô liêu tĩnh mịch ấy, âm và dương thu hút nhau như một quy luật tự nhiên của trời đất. Chiếc cầu thời gian nối hai miền cảm xúc; chú tiểu và cô gái chia xẻ những cảm nhận mới về nụ cười và sự âu yếm lạ. Như một buổi, cô gái ngồi tư lự nhìn xuống mặt hồ dưới cơn mưa phơ phất, chú tiểu mang nón tre đứng che đầu cho tóc cô khỏi ướt. Rồi có hôm vô tình, chú mở cửa phòng ngỡ ngàng nhìn cô gái đang thay áo với chiếc lưng trần. Chú sững sờ trong vài giây, khẽ đóng vội cánh cửa lại.

Một buổi khác, cô gái đến quỳ lễ Phật nơi chánh điện. Lễ xong, cô buồn ngủ, ngã xuống chiếu ngủ vô tư như nàng Bạch Tuyết nằm ngủ quên giữa rừng xanh. Chú tiểu bất ngờ hiện đến. Sợ cô gái nhiễm lạnh, chú lấy chăn đắp lên người nàng. Bất giác, chú cúi xuống nhìn ngắm khuôn mặt khả ái, dịu hiền của cô. Lòng chú rạo rực, sai khiến hai bàn tay thò vào cái vú nhô nhô mời gọi. Cô gái chợt thức giấc, tát cho chú một cái nên thân. Chú hoảng lên, hồn xiêu phách tán, chạy vội lên phía trước chánh điện, chấp tay khấn vái ăn năn. Cô gái như động lòng với sự hoảng sợ của chú, để nhẹ bàn tay lên vai chú như thầm tha thứ.

Ngày lại ngày, tình cảm giữa chú tiểu và cô gái nảy sinh tự nhiên như chiếc nụ đến lúc nở hoa, như cái bào thai tới ngày phải đập bầu. Có dịp, chú mời cô gái cùng chèo thuyền trên hồ, lội xuống suối tung tăng bắt cá. Nước ướt đẫm thịt da mơn trớn…

Và, giữa trời đất bao la, da thịt dính chặt vào nhau đến bốc hơi. Như hai con vịt kêu cạp cạp trên mặt hồ bên gốc cây Phong, như hai con rắn quấn quyện vào nhau bên hốc đá. Có lẽ đây là một trong vài cảnh làm cuốn phim được xếp vào loại R (cấm trẻ em dưới tuổi vị thành niên). Nhưng, cảnh làm tình được quây từ xa, đạo diễn không khai thác kỹ thuật “cận ảnh” (gross plan) làm tình như phim Tây phương. Đó là một bài thơ về cảnh làm tình, một án triết văn về “hiện tượng luận của da thịt”.

Thế rồi, bệnh tình của cô gái dường như thuyên giảm. Một sáng trời trong xanh, Sư Ông ngồi trước hiên chùa bốc từng hạt đậu cho con gà trống ăn. Bên cạnh, chú tiểu đùa nghịch bắt con châu chấu để trên vai cô gái, làm cô la hoảng. Hai trẻ đuổi bắt nhau quanh hòn non bộ. Nhìn đôi bạn trẻ đùa giỡn với nhau, Sư Ông nở nụ cười độ lượng.

11.springs2

Và, lạ lắm. Với thảo dược của Sư, với âm dương hòa khí, cô gái đã hoàn toàn bình phục. Sức sống của đôi trẻ chợt bùng lên.

Tình ơi réo gọi, phút giây không rời.

Đạo diễn lại cho đôi trẻ làm tình thêm lần nữa, trên chiếc thuyền nan. Lần này Sư Ông bắt gặp đôi trẻ với chiếc áo choàng hờ lên người, ôm nhau ngủ say sau cuộc mây mưa.

Bằng một trừng phạt “đáng yêu”, Sư Ông “tinh nghịch” kéo dây cho thuyền vào sát rồi rút lỗ mối cho nước tràn vào thuyền để đánh thức đôi trẻ.

Nước tràn vào thuyền thấm lưng ướt lạnh, chú tiểu và cô gái thức giấc, hoảng lên… Chú vào chánh điện tìm Sư tạ lỗi.

“Con đã làm sai, xin Ông tha cho con.” Quỳ xuống cạnh Sư, chú tiểu ngập ngừng van xin thầy tha thứ.

Sư đang điềm nhiên tọa thiền niệm chú, cất tiếng :

“Đó chỉ là chuyện bình thường trong nhiên giới”

Rồi quay qua cô gái, Sư hỏi:

“Con đã hết bệnh ?”

Cô gái trả lời bằng cái cúi đầu, im lặng trong e thẹn.

“Thế là bệnh con đã trúng thuốc. Con có thể rời khỏi nơi đây được rồi đó.”

Sư Ông lại răn dạy thêm chú tiểu:

“Ái dục đánh thức khát vọng chiếm hữu, và đồng thời nó cũng khởi vọng đưa tới việc ác”.

Hôm sau, cô gái vâng lời Sư, đành từ biệt chùa, Sư Ông, chú tiểu với những giây phút nồng nàn say đắm bên nhau. Âm và dương từ đây cách biệt.

Nhưng, chú tiểu ở lại trong quay quắt. Quỳ lạy trước tượng Phật, nhưng tâm chú cứ vướng vất đến người yêu, chú tiểu nức nỡ khóc như cái khóc ngày chú thấy con rắn nằm chết vì sự tinh nghịch của chú. Nhớ thương thôi thúc chú trốn thầy, bỏ chùa, gói tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) đeo lên vai, cất bước lên đường.

Đang ngủ Sư thức giấc, biết việc đệ tử đang làm, nhưng thản nhiên không cản ngăn.

--Thu

Mấy mùa Hạ trôi qua, mùa Thu đến. Lá cây Phong đỏ ối trên mặt hồ gợn sóng. Đệ tử và cũng là người bạn của Sư bây giờ là con mèo trắng, đi về có nhau.

Một hôm với chú mèo trắng từ rừng về, bụng đói Sư lấy cơm vắt được gói gọn gàng trong tờ nhật trình cũ ra ăn. Vừa ăn, Sư vừa liếc mắt đọc một bản tin án mạng vừa xảy ra. Một người đàn ông 30 tuổi giết vợ phụ tình rồi trốn thóat. Sư Ông bâng khuâng, ngẫng mặt nhìn trời đăm chiêu. Có mối liên hệ nào chăng giữa người đệ tử của Sư với vụ án mạng này?

Thế rồi vào một ngày trời Thu, một thanh niên xuất hiện trước cổng chùa. Sư Ông chèo thuyền nan ra đón vào, mới nhận ra là người đệ tử năm xưa của mình. Giờ đây chàng là một đấng mày râu trong lứa tuổi ba mươi chững chạc.

Sư hỏi thăm sự tình của đệ tử trong thời gian qua có gì vui không, không dè động tới niềm khổ đau, uất hận vẫn còn đầy tràn trong tim anh ta.

“Xin thầy hãy để cho con yên, con đang đau khổ lắm thầy biết không ? Tội lỗi của con là chỉ vì yêu. Con không muốn gì cả trên đời này, ngoài nàng. Nhưng nàng đã bỏ con đi theo người đàn ông khác, làm sao con chịu nỗi chứ !” Đệ tử ta thán.

“Vậy là con không biết gì về nam giới trong cõi ta bà này sao ? Đôi khi, ta phải biết từ bỏ một điều gì đó. Những gì con yêu thương ham muốn, kẻ khác cũng có lòng tương tự.” Sư ôn tồn nói.

Nhưng nỗi uất hận cứ dính chặt vào người thanh niên, tuôn tràn ra lời nói.

yeo_jin_ha1

Tình còn đâu nữa mà thù đấy thôi!

Trong phút giây nào đó, lòng cậu chợt dịu lại, mở tấm vải lấy tượng Phật ngày xưa, đặt tượng vào vị trí cũ. Vậy mà cơn hận vẫn như hỏa diệm sơn phụt lửa. Màu đỏ vấy máu người yêu hằn trên con dao găm vẫn chưa phai.

Hận rồi thù, thù lại hận. Giết người yêu rồi nhưng nỗi hận vẫn chưa nguôi, bởi tình dâng cao trong tim, không chịu cạn.

Đêm về, đôi mắt cậu ráo hoảnh. Sáng dậy, cậu vật vã điên cuồng với suối sông. Cậu muốn tự hủy đời mình. Sư Ông biết được, dùng roi quất cho cậu một trận nên thân.

Cậu lại khóc, dằn vặt, khổ đau. Trong phút giây xuất kỳ bất ý, cậu dùng con dao giết vợ, tự cắt tóc mình. Lòng nguyện nương tựa Phật.

Ngoài sân, Sư lấy bột con sò pha mực Tàu rồi cầm đuôi con mèo trắng chấm mực, viết lên sân gỗ bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật. Viết xong, Sư bảo đệ tử:

“Con có thể giết người dễ dàng, nhưng tự giết con rất khó. Con hãy nghe ta lấy dao khắc từng chữ cho hết bài kinh này và hãy xả cơn giận theo từng chữ khắc xong.”

Cậu vâng lời Sư. Cậu khắc được một phần năm bài kinh, là lúc hai cảnh sát hình sự lù lù xuất hiện trước chùa. Họ đi lùng bắt phạm nhân.

“Bỏ con dao xuống không chúng tôi bắn.” Chĩa mũi súng vào cậu, cả hai ông cảnh sát cùng la lên.

Phạm nhân và cảnh sát gầm gừ nhau. Bên dao găm lăm le, bên hai mũi súng chực chờ nhã đạn.

“Con đang làm gì vậy? Hãy ngồi xuống tiếp tục khắc bài kinh đi.” Sư đưa mắt về phía đệ tử, lớn tiếng.

Trong vài giây cậu trấn tỉnh, nghe lời Sư quỳ gối xuống sàn khắc tiếp.

Quay qua hai người cảnh sát, Sư giải thích:

“Đây là bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật, giúp tái lập sự an bình trong tâm kẻ khổ đau.”

“Thế chừng nào mới xong ?” Cảnh sát hỏi.

“Sáng hôm sau là xong.” Sư đáp.

Có lẽ nào hai ông cảnh sát cũng biết đến sự tinh diệu của bài kinh Bát Nhã? Họ nhìn nhau rồi đồng lòng để cho phạm nhân được khắc tiếp.

Phạm nhân khắc đến tối khuya, đổ mồ hôi trán. Một ông cảnh sát thấy thế động tâm, ngồi bên cạnh cầm hộ đèn cầy soi cho phạm nhân được nhìn rõ. Cậu ta càng khắc càng say mê. Mệt nhoài, cậu nằm lăn ra ngủ. Ông cảnh sát ngủ thiếp một hồi, giật mình thức giấc nhìn phạm nhân ngủ thiếp dưới trời sương lạnh lại động lòng, cởi chiếc áo ấm của mình khóac lên người phạm nhân. Tình người thắm thiết quá, không còn tâm phân biệt thường nhân/ phạm nhân, tốt/ xấu, không còn biên giới giữa bờ Thiện/ Ác nữa.

Sáng ra, thấy đệ tử đã khắc xong bài kinh, Sư lại lấy bột con sò pha mực làm năm màu khác nhau. Hai ông cảnh sát lại tích cực tham gia giúp Sư sơn màu lên chữ, biến thành bài kinh ngũ sắc.

Phạm nhân thức giấc, thời khắc lên đường đã điểm. Cậu chắp tay bái tạ thầy rồi cùng hai người cảnh sát lên đường thụ lý.

Sư đứng nhìn bâng khuâng, dõi theo trong sương mờ cho đến lúc ba người khuất bóng.

Cảnh cửa chùa từ từ khép lại, khuất sau những chùm lá cây Phong vàng đỏ ối.

Những mùa Thu kế trôi qua…

Sức khỏe của Sư Ông cũng bắt đầu tàn tạ. Sư cảm nhận ngày ra đi của mình đã tới nơi. Sư chuẩn bị cho mình một lễ tự thủy-hỏa-táng trên sông. Chất củi theo vòng tròn làm thành đụn cao giữa thuyền. Sư tháo lỗ mối cho nước từ từ tràn vào. Sư viết chữ “Không” trên ba miếng giấy, xong bịt kín mắt, tai, mũi miệng. Sư bước lên ngồi trên đụn củi, tự châm lửa đốt bùng cháy lên. Thuyền chìm dần xuống hồ, Sư trở về với cái KHÔNG.

--Đông

Mùa Đông đến, tuyết rơi phủ trắng ngôi chùa, rừng cây. Nước hồ đóng băng. Trời đất một màu trắng xóa. Một ông trung niên xuất hiện, cất từng bước chân, mắt dõi về ngôi chùa nhỏ. Chú tiểu của thuở xa xưa, phạm nhân của hơn mười năm trước trở về.

Trông thấy chiếc thuyền nan ngày xưa phủ ngập tuyết, ông chấp tay vái lạy; xong dùng búa đập vỡ băng, khoét một lỗ tròn ngay chỗ Sư Ông ngồi hỏa táng, ông tìm thấy mấy viên ngọc Xá-lợi.

Mở cửa đi vào chánh điện, ông thấy y tràng, đôi dày của Sư Ông xếp gọn gàng trên nền nhà, một con rắn quấn tròn nằm yên trên đó. Trong phân đoạn, rắn xuất hiện nhiều lần, có khi nằm trên bàn thờ Phật. Rắn (naga) trong huyền thoại của Ấn Độ giáo là một linh vật, biểu hiện sức mạnh và sự che chở. Ngày xưa lúc Đức Phật ngồi thiền định cũng có chín con rắn hổ mang làm thành chiếc dù bảo vệ cho Đức Phật.

Tìm lại cuốn sách võ đã úa màu với ngày tháng, ông ra đứng giữa trời tuyết luyện tập võ công.

11.springs1

Giữa lúc băng tuyết đang chuẩn bị tan dần, một thiếu phụ quấn khăn kín đầu và mặt, bế trên tay đứa con nhỏ đến chùa. Bà đến lễ Phật, rồi khóc nức nỡ trước khi để đứa con lại cho chùa. Bà lặng lẽ ra đi…

Con ai đem bỏ chùa này,

Nam Mô Di Phật con thầy, thầy nuôi.

Như muốn trả lại nghiệp quả ngày xưa với con rắn, ông cột một tảng đá nặng vào thân, vác tượng Phật Quán Thế Âm (Avaloketeshvara) cố vượt lên đỉnh đồi trong sự khó nhọc, xong tọa vị Phật ngồi trên cao nhìn xuống thế gian, xuống ngôi chùa nhỏ lênh đênh giữa mặt hồ…

…rồi Xuân

lại đến, hoa đào màu hồng tía nở rộ. Cảnh đẹp như một bài thơ. Giờ đây ông đã nghiễm nhiên trở thành một Sư Ông mới. Đứa con bỏ rơi cho chùa lớn lên làm chú tiểu. Bốn mùa xuân hạ thu đông tiếp diễn như một chu kỳ của vạn vật. Sư Ông và chú tiểu lại gánh vác một duyên nghiệp mới…

Kết

Thú thật trong lúc xem cho đến lúc hết cuốn phim, tôi đi từ những xúc động này đến kinh ngạc khác. Trong một thời gian dài hầu như không theo dõi những tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật của điện ảnh Á châu nói chung, tôi không ngờ Đại Hàn đã có đạo diễn thực hiện được một tuyệt tác như thế này. Đúng ra, tôi có biết Trung Hoa (Hồng Kông, Đài Loan, lục địa) đã có những bước tiến rất xa về điện ảnh; riêng Hàn quốc tôi vẫn còn mang một mối hoài nghi. Nhờ qua cuốn phim, tìm hiểu thêm mới biết Kim Ki-Duk đã là một đạo diễn lừng danh trong gần thập niên qua. Thuở nhỏ, ông Kim được huấn luyện trong môi trường giáo dục Ki-tô giáo, ông đã cảm nhận ra đó là một nền giáo dục nhồi sọ, tẩy não tuổi trẻ bằng hy vọng và hứa hẹn vào sự cứu rỗi viễn mơ. Nhưng với ý lực, ông đã thoát ra được tinh thần Ki-tô giáo.

Springs, Summer…” là một cuốn phim đạtcả hai bình diện: nghệ thuật và xiển dương Phật pháp. Về nghệ thuật, đây là bài thơ tuyệt vời kèm trong kỹ thuật “cận ảnh” (‘gross plan’), để diễn ý thay lời. Tài tử diễn xuất nhiều hơn đối thoại. Về “pháp” - như nội dung trong năm phân đoạn đã ghi lại ở trên, không đơn giản là đạo diễn chỉ muốn nói về sự cám dỗ, sa lầy của con người về “ái dục”. Dù trong một cuộc phỏng vấn của ai đó, Kim Ki-Duk đã trả lời khiêm tốn rằng, “Tôi chỉ muốn mô tả sự hỷ nộ ái ố trong cuộc sống của chúng ta qua bốn mùa, và qua cuộc đời của một nhà sư trong ngôi chùa ở Hồ Pusan vây bọc bởi thiên nhiên” , cuốn phim còn chất chứa sự mênh mông và huyền diệu theo với bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật (Prajanaparamita Sutra). Nhưng hiểu Phápthế nào qua một cuốn phim là sự tùy thuộc vào trí huệ, duyên ngộ Phápcủa mỗi cá thể.

Friday, November 12, 2004

****

6313-1-spring__summer__

Movie Review
by Frederic and Mary Ann Brussat

Spring, Summer,
Fall, Winter . . . and Spring

Kim Ki-duk


Columbia TriStar Home Entertainment 03/04 VHS/DVD
R - some strong sexuality

Welcome to a small Buddhist monastery situated on a raft floating in the center of a mountain pond. An old monk (OH Young-soo) is trying to pass on his wisdom to a child monk (KIM Jong-ho). His teachings are connected to the four seasons, and they accrue over the years.

The student still has some rough edges. In "Spring," the first part of the film, the boy and the master go to gather herbs from the forest for use in their healing arts. Off on his own, the boy plays a game in which he ties stones to a fish, a frog, and a snake, laughing as his victims move away slowly with their new burdens. The next day, he wakes up to discover that the Old Monk has tied a large stone on his back. He is told that he must find and release the animals and if any of them is dead, "you'll carry the stone in your heart for the rest of your life." The lesson burns its way into the boy's consciousness.

In "Summer," the young monk (SEO Jae-kyung) is 17 and just getting interested in the outside world. He is quite excited when a woman (KIM Jung-young) arrives at the monastery with her sickly daughter (HAYeo-jin). After some time spent in prayer, the Old Monk tells the mother, "When she finds peace in her soul, her body will return to health." The young Monk's desire is aroused from contact with the girl, and they eventually have sex. The Old Monk does not chastise his protégé but warns him that lust awakens the need to possess, and this can lead to even greater troubles. But the young Monk cannot hear the words and after the girl is sent away healed, he follows after her taking a Buddha statue and his few possessions.

In "Fall," the Old Monk brings a large white cat to be his companion on the raft. The Young Adult Monk (KIM Young-Min) returns to the monastery as a fugitive from the law consumed by anger. To calm him down so that he can tap into the peace within, the Old Monk orders him to carve Buddhist sutras into the deck of the hermitage. Two policemen arrive to arrest the Young Adult Monk, but they allow him to finish his penance. When he collapses in exhaustion, they help decorate the sutras before taking him away. This is a beautiful scene and a rare one — a visual metaphor for the impact of sacred teachings upon a small community.

In "Winter," many years have passed, and the Old Monk has died. Ice covers the pond when the mature Adult Monk (KIM Ki-duk, also the director of the film) returns to pick up where he left off so many years ago in his training. To make sure that his mind and body are fit, he practices a martial art on the ice. A woman who has covered her face with a purple cloth arrives at the monastery with an infant. Then, after leaving her child behind, she falls through a hole in the ice and drowns.

The Adult Monk takes out a statue of Kwan Yin, the Goddess of Compassion, then attaches a millstone to his body with a rope and drags it the top of a mountain. With this act, he carries in his heart all the suffering he has endured as well as the suffering of those he has come in contact with. From a place overlooking the pond in the distance, he meditates on Kwan Yin. Then he returns to pick up the cycle of the seasons. In "Spring" again, he begins training the child to be a monk, even as he was trained in the wisdom of Buddhism and the healing arts

This sense luscious film written and directed by KIM Ki-duk is one of the best films of the year. It is a luminous meditation on the wisdom of Buddhism and the cycles of human life as they are played out in the pristine beauty of the natural world. The images of the monastery floating on a raft are perfect in that they enable us to see the transitory and impermanent qualities of the world we live in day by day. Using the four seasons as a backdrop for the spiritual teachings of compassion, suffering, loss, desire, attachment, and transformation works perfectly. We loved feasting our senses upon the 300-year-old tree, the ripples of the pond, the varied animals at the hermitage, the mist that shrouds the pond in mystery, the monks' daily devotional rituals, and the many excursions to shore where a gate opens to the wider world that lies beyond. Everyone who experiences this extraordinary film will savor the complex emotions that make life such an exquisite spiritual teacher.


Screened at the New Directors/New Films Festival, March/April 2004, New York City

***


Spring, Summer,
Fall, Winter...and Spring

The seasons in the title of Spring, Summer, Fall, Winter...and Spring mark the passage of time and symbolize the stages in the life of man. Everything is centered on a small floating shrine in a lake surrounded by tall, tree covered mountains. The setting is the most striking element of Kim Ki-Duk's (Coast Guard, Bad Guy) film. It is absolutely gorgeous. The shrine is a pristine hideaway, filmed on a 200 year-old man made Jusan Pond in the Korean province of North Kyungsang Province. There is a timelessness to the setting, and it isn't until later that one realizes that the film takes place in the present. The camera revels in the beauty of the lake and its surrounding environs, with languid tracking shots. Kim is extremely sparse with dialogue, perfectly willing to let the images wash over the viewer, and this also makes what happens in the film take on a larger significance.

Spring, Summer, Fallbegins with an old monk (Oh Yeong-Su, A Little Monk) and a child monk (Kim Jong-Ho). There are no names in the film, and none are really necessary. They pass the day doing small chores and in prayer, with the old monk frequently imparting some lesson on the child. At one point, like any curious child, the boy ties a string to various animals to see how they will react. As a lesson, the old monk ties a rock to his back and tells him to free the animals. Later, as a young man (Seo Jae-Kyeong, Wild Card, Love is Oh-Yeah), he falls in love with a girl (Ha Yeo-Jin) sent to the small island to recuperate from an illness. The old monk warns him that lust leads to murder, which seems a little harsh, but soon the boy runs off to the world in order to be with the girl.

He returns later as a young adult (Kim Young-Min, Address Unknown) under very different circumstances, and later stays and grows old, and is now played by Kim Ki-Duk. Each season is like a chapter, where each chapter signifies on part of the life of the monk. There is a circle of life feel to the film, but don't let this pithy comparison be a detraction. There is a contemplative, poetic feel to the film, and every word feels important. Kim posits that life is a learning experience, and that one must learn from one's mistakes in order to move forward. The outside world is too unnecessarily complicated. Life on the island is simpler, maybe even purer.

1 hour, 43 minutes, Korean with English subtitles, Rated R for some strong sexuality.

--- o0o ---

Source: www.giaodiem.com

http://www.spiritualityhealth.com/newsh/items/moviereview/item_8350.html
http://www.haro-online.com/movies/spring_summer_fall.html


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 16747)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11798)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12266)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 15174)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
07/05/2021(Xem: 16896)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12679)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 20316)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11763)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 9210)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
18/03/2020(Xem: 4378)
Phần này bàn về cách dùng tiền gián, bẻ tiền bẻ đũa thời LM de Rhodes trong tự điển Việt Bồ La. Đây là tục lệ rất ít tài liệu nào ghi nhận. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567