Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Khái niệm căn bản của Phật giáo

11/02/201112:07(Xem: 14878)
02. Khái niệm căn bản của Phật giáo

HỎI HAY, ĐÁP ĐÚNG
(GOOD QUESTION, GOOD ANSWER)
Các câu hỏi thông thường của người phương Tây đối với Ðạo Phật
Nguyên tác: Bhikkhu Shravasti Dhammika- Việt dịch: Ðại đức Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Ðức, Melbourne, Australia 2000

Khái niệm căn bản của Ðạo Phật

Hỏi: Lời dạy chính yếu của Ðức Phật là gì?

Ðáp:Tất cả lời dạy chính yếu của Ðức Phật tập trung vào giáo lý Tứ Diệu Ðế, như một bánh xe nối các căm, niền và trục. Ðược gọi là "Bốn" vì tất cả có bốn điều. Gọi là "Diệu" vì người ta biết ngay đến sự sự quý báu và gọi là "Ðế" vì phù hợp với hiện thực và chân thật.

Hỏi: Chân lý thứ nhất là gì?

Ðáp: Chân lý thứ nhất đề cập đến đời sống là khổ. Ðể sống bạn phải đau khổ. Không thể nào sống mà thiếu kinh nghiệm về khổ. Chúng ta phải chịu đựng cái khổ về thể xác như bệnh hoạn, mỏi mệt, chấn thương, già yếu và cuối cùng là chết. Chúng ta lại chịu đựng cái đau đớn về tâm lý như cô đơn, thất vọng, sợ hãi, chán nản, giận dữ, điên tiết....

Hỏi: Ðiều ấy có bi quan không?

Ðáp:Từ điển định nghĩa chữ bi quan là "một thói quen suy nghĩ về bất cứ việc gì xảy ra đều là xấu cả", hay "tin tưởng rằng cái xấu lúc nào cũng mạnh hơn cái tốt". Phật giáo không truyền dạy tư tưởng đó và cũng không bác bỏ sự hiện hữu của hạnh phúc.Một cách đơn giản Phật giáo cho rằng sống là phải trải qua khổ đau về thể xác và tâm lý, lời tuyên bố này rõ ràng không thể chối cãi được. Còn quan điểm của hầu hết các tôn giáo là hoang đường, một truyền thuyết hay một niềm tin khó có thể minh chứng được. Phật giáo bắt đầu bằng kinh nghiệm trên các sự kiện không thể phủ nhận , được mọi người cùng biết và tất cả những kinh nghiệm ấy, từng trải ấy phải cố gắng phấn đấu để vượt qua. Như vậy, Phật giáo đích thựcĩ là một tôn giáo phổ quát cho mọi người, bởi vì Phật giáo đã nhắm đúng vào mối quan tâm của mỗi cá nhân con người, khổ đau và làm sao để loại bỏ.

Hỏi: Chân lý thứ hai là gì?

Ðáp:Chân lý thứ hai là tất cả khổ mọi đau đều có nguyên nhân của ái dục. Khi chúng ta quan sát về khổ đau của tâm lý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân của ái dục tạo ra. Khi ta muốn một điều gì đó mà ta không được toại nguyện thì ta cảm thấy thất vọng. Khi ta mong muốn một ai đó sống theo sự mong đợi của ta, nhưng họ không làm được, ta cảm thấy chán nản và thất vọng. Khi ta muốn mọi người giống mình mà họ lại không thì ta cảm thấy bị tổn thương. Thậm chí khi ta muốn một cái gì đó và có thể đạt được, nhưng nó cũng không luôn mang lại hạnh phúc vì không lâu sau đó chúng ta cảm thấy chán ngán, mất đi sự thích thú với nó và bắt đầu ham muốn cái khác. Nói chung, chân lý thứ hai đề cập đến những gì bạn muốn không đảm bảo được hạnh phúc. Thay vì liên tục nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn, tốt nhất bạn nên cố gắng làm giảm bớt lòng ham muốn của bạn. Ham muốn ấy đã tước mất đi sự niềm an lạc và hạnh phúc của chúng ta.

Hỏi: Nhưng làm thế nào niềm mong muốn và tham ái lại có thể đưa đến khổ đau về thể xác?

Ðáp:Trong đời người ta luôn muốn cái này, ham thích cái nọ và đặc biệt cái khát vọng liên tục đã tạo ra một hấp lực mạnh mẽ để rồi cuối cùng dẫn đến việc tái sinh. Khi chúng ta đã đầu thai thì chúng ta có thân thể và như đã nói ở trên, thân thể này dễ bị chấn thương, bệnh hoạn, già yếu và tử vong. Như vậy ái dục đã dẫn đến sự khổ cho thể xác, vì nó là nguyên nhân chính dẫn dắt ta vào trong vòng luân hồi.

Hỏi: Ðiều đó rất hay, nhưng nếu ta gạt bỏ sự ham muốn thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được cái gì cả.

Ðáp: Ðúng vậy, tuy nhiên Ðức Phật muốn nói rằng khi sự ham muốn và tham ái, không thoả mãn những gì ta có và sự tham muốn không ngừng đó sẽ liên tục tạo ra nguyên nhân khổ đau. Do đó, ta nên loại bỏ sự tham muốn. Ðức Phật khuyên chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa cái chúng ta cần và cái chúng ta thèm khát và hãy cố gắng vì nhu cầu giảm bớt sự ham muốn. Ðức Phật dạy rằng nhu cầu của chúng ta có thể hoàn thiện nhưng lòng ham muốn của chúng ta thì vô cùng tận - như hố sấu không đáy. Có nhiều nhu cầu chính đáng, cơ bản, ta có thể đạt được và điều này khiến ta hướng tới. Vượt qua sự tham muốn bằng cách giảm đi lòng ham muốn ấy. Cuối cùng, mục đích của cuộc sống là gì? Hãy hài lòng và hạnh phúc với những mình có.

Hỏi: Ở Bạn có nói đến vấn đề tái sinh, nhưng có bằng chứng nào về việc này không?

Ðáp:Tất nhiên là có rất nhiều bằng chứng về điều này, nhưng chúng ta sẽ trở lại vấn đề này chi tiết ở chương sau.

Hỏi: Chân lý thứ ba là gì?

Ðáp: Chân lý thứ ba nói về khổ đau có thể bị loại bỏ và đạt được hạnh phúc. Ðây là điểm tối quan trọng trong Bốn Chân lý này, vì trong đó Ðức Phật đã quả quyết rằng sự thỏa mãn và hạnh phúc thật sự sẽ có thể đạt được. Một khi chúng ta từ bỏ những ham muốn vô ích và học cách sống mới mỗi ngày một giờ, thưởng thức những kinh nghiệm cuộc sống đã cống hiến cho ta mà không bị những nhục dục quấy nhiễu và phá rối. Chúng ta kham nhẫn trước những rắc rối của cuộc đời mà không sợ hãi, sân hận, thù hằn, vì thế chúng ta được hạnh phúc và tự do. Như vậy và chỉ như vậy chúng ta mới sống trọn vẹn. Vì chúng ta không còn bị ám ảnh bởi việc thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của riêng mình, nên chúng ta sẽ có nhiều thời gian để giúp đỡ người khác với những nhu cầu bức thiết của họ. Trạng thái này gọi là Niết-bàn. Chúng ta cũng không còn khổ đau về tâm lý. Ðây là Niết-bàn tối hậu.

Hỏi: Niết-bàn là gì và ở đâu?

Ðáp: Ðây là một chiều kích vượt thời gian và không gian nên khó thể luận bàn hay cả đến suy tưởng. Những danh từ và tư tưởng chỉ thích hợp để mô tả chiều kích của thời gian và không gian. Nhưng vì Niết-bàn vượt thời gian, không chuyển vận và vì thế không già hoặc không chết. Vì thế Niết-bàn là bất diệt. Vì vượt không gian nên không có sự tạo tác, không có ranh giới, không có khái niệm của ngã và vô ngã và do đó Niết-bàn là vô hạn. Ðức Phật cũng quả quyết cho chúng biết rằng Niết-bàn là kinh nghiệm của một niềm hạnh phúc cao cả. Ngài tuyên bố:

"Niết-bàn là hạnh phúc tối thượng" -- Kinh Pháp Cú, 204

Hỏi: Nhưng có chứng cớ gì cho chiều kích hiện hữu đó chăng?

Ðáp:Không, không có. Tuy nhiên sự hiện hữu của Niết-bàn có thể suy luận ra được. Nếu có sự đo lường được về sự vận hành của thời gian và không gian thì đó mới chính là thật là sự đo lường. Thế gian mà chúng ta đang sống, chúng ta có thể suy lường mà không thể đo đạt được sự vận hành của không gian và thời gian.

Trở lại, dù chúng ta không thể chứng minh Niết-bàn là hiện hữu, nhưng theo lời Ðức Phật dạy Niết-bàn hiện hữu.

Phật dạy: "Có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp. Nếu nói không như vậy thì cái vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp này cũng không thể tạo thành bất cứ hành động nào từ cái gì được sanh, trở thành. Nhưng bởi có vô sinh, vô hữu, vô tác, bất hòa hợp cho nên được làm ra để biết cái gì sinh ra, trở thành và hòa hợp". -- Ud 80.

Chúng ta sẽ biết được Niết-bàn chỉ khi nào chúng ta thực hành và đạt được nó.

Hỏi: Chân lý thứ tư là gì?

Ðáp: Chân lý thứ tư là con đường đưa tới sự chấm dứt khổ đau. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo, bao gồm: kiến thức chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, mạng sống chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh và tu tập thiền định chân chánh. Người Phật tử thực hành theo tám pháp này thì sẽ thành tựu được phúc lạc một cách viên mãn. Bạn sẽ thấy mỗi bước trong Bát chánh đạo này bao hàm mọi lĩnh vực trong cuộc sống: tri thức, đạo đức, xã hội, kinh tế, tâm lý và do đó nó tiềm tàng mọi nhu cầu mà con người cần hướng đến một cuộc sống yên bình hạnh phúc và thăng hoa đời sống tâm linh.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 22715)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36235)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
26/05/2013(Xem: 6047)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
10/04/2013(Xem: 5598)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
09/04/2013(Xem: 10603)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 6907)
Ai trong chúng ta khi nghe nói đến những văn hóa cũ của thế giới cũng đều muốn tìm hiểu để biết. Vì vậy thế giới ngày nay vẫn còn rất nhiều điều mà con người trong giới hạn có thể, muốn có được một bản đồ thu gọn của năm Châu và nếu được nằm hẳn trong đầu óc của con người, sau khi đã thăm viếng những xứ nầy. Dĩ nhiên ngày nay cũng không cần phải đi đến những nơi như thế mới rõ biết hết, mà chỉ cần ngồi nhà, mở máy Computer lên, vào Internet, rồi bấm nút nầy, tắt nút kia ta cũng sẽ có đầy đủ những điều như ý muốn.
09/04/2013(Xem: 5866)
Ðối với người xuất gia, chữ “lễ hội” vắng bóng trong sinh hoạt. Những nơi chốn vui chơi hội hè ca nhạc, đám tiệc linh đình v.v... không thể đặt chân đến. Ðôi lúc cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy mình ở ngoài lề xã hội. Pháp Cú kể chuyện một hoàng tử dòng Bạt Kỳ, từ bỏ vương vị xuất gia, sống ẩn dật trong khu rừng gần thành Tỳ Xá Ly. Vào ngày hội trăng tròn tháng Kahika, dân cư nô nức tham dự dạ hội, đèn hoa nhạc vũ vang vọng đến chỗ thầy tu tập.
09/04/2013(Xem: 4910)
Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa có đề nghị tôi phát biểu đôi lời cảm tưởng về Ðại hội Văn hóa Phật giáo hôm nay. Xin thành thật cảm ơn mỹ ý của Thượng tọa.
09/04/2013(Xem: 15088)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 4124)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567