Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Ăn Chay Làm Sao Cho Tốt

13/12/201018:57(Xem: 14568)
IV. Ăn Chay Làm Sao Cho Tốt

 

Điều tốt nhất cho việc ăn chay là đừng xem ăn chay là thánh thiện, ăn mặn là tội lỗi. Đó là một quan niệm quá đà của những người thích kết án người khác.

Ăn chay là để có sức khỏe cho mình, sống phù hợp với lòng thương yêu của mình đối với động vật. Phật tử được khuyến khích ăn chay ít nhất là hai ngày mỗi tháng, vào ngày rằm (15) và mùng một âm lịch để nuôi dưỡng lòng từ bi đối với sinh vật. Riêng đối với các vị tu hành, ăn chay là điều cần thiết để làm gương tốt cho cộng đồng tôn giáo của mình, nếu tôn giáo ấy xem việc ăn chay là sự biểu lộ tình thương yêu, là sự không bị lệ thuộc vào những thứ bên ngoài, là sự tinh khiết trong đời sống tôn giáo, là sự biểu lộ hạnh nguyện cứu độ chúng sinh và cũng là cách sống theo niềm tin, lời nguyện và làm điều tốt đẹp.

Sống với tín, nguyện và hạnh đó thì quả tim ta mở rộng, trí óc thông minh, hạnh phúc tràn đầy. Một người có tình thương yêu và có hạnh phúc chân thật không thể kết án người khác là tội lỗi khi họ khác mình. Một người có sự hiểu biết chân thật thì chia sẻ những gì mình làm cho người khác để gia tăng sự an lành, sức khỏe và niềm an vui trong cuộc sống.

Đạo Phật khuyến khích người Phật tử ăn chay mỗi tháng vài ngày hay nhiều ngày, tùy theo hoàn cảnh và khả năng cho phép. Ngày nay có nhiều người ăn chay trường, kể cả những người không phải là Phật tử, vì vậy chúng ta nên thực hành việc ăn chay sao cho thật có lợi ích cho mình, để thể chất được mạnh khỏe, tinh thần an vui và tránh được bệnh tật.

Mỗi ngày chúng ta cần ăn đủ số calory, chất đạm, các chất sinh tố và khoáng chất để cơ thể được khỏe mạnh. Trung bình mỗi ngày một người nặng khoảng 55 kg cần khoảng 2.200 calori để tạo ra năng lượng cho những bắp thịt hoạt động cùng tạo ra sự ấm áp cho cơ thể. Nếu thiếu thì chúng ta dễ bị mệt mỏi và yếu sức. Số calori đó tăng hay giảm đôi chút tùy theo trọng lượng cơ thể.

Tiếp đến chúng ta cần có đủ chất đạm (protein). Chất đạm cần thiết cho các tế bào. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, đậu nành và các loại đậu, sữa, trứng, các loại ngũ cốc và một ít trong rau trái. Chất đạm của sữa và trứng là tốt nhất vì cơ thể chúng ta hấp thụ rất dễ dàng. Tuy nhiên, trứng chứa rất nhiều cholesterol và sữa bò lại có quá nhiều chất béo, do đó không nên dùng nhiều các thứ này.

Người ăn chay tuy không ăn các chất có nhiều cholesterol như thịt, nhưng tốt hơn hết đừng ăn nhiều hơn 5 quả trứng gà trong một tuần. Những người ăn chay không muốn ăn trứng cũng tốt, miễn là với tâm thanh tịnh thật sự, không đặt thành vấn đề mình ăn chay là hơn người khác. Ăn chay là để tâm được thanh tịnh, nếu ăn chay mà lòng giận hờn hay trách móc thì chỉ có hình thức ăn chay mà không có sự ăn chay thật sự trong tâm.

Các loại chất đạm trong đậu và ngũ cốc tuy không dễ hấp thụ nhanh như trong sữa, trứng và thịt, nhưng lại tốt hơn ở điểm là không chứa nhiều các chất độc hại cho cơ thể. Nếu trong bữa ăn có nhiều loại đậu thì sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ đạm một cách dễ dàng hơn. Người dân ở Nam Mỹ thường ăn nhiều đậu. Người Việt từ xưa cũng đã có sự hiểu biết về khoa dinh dưỡng khi có thói quen ăn cơm với muối mè, đậu phụng, xôi bắp, xôi nếp, xôi đậu xanh, bánh chưng, bánh khúc, cùng các thứ đậu hay hạt khác.

Theo tiêu chuẩn của Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ, số lượng chất đạm cần thiết cho mỗi người trong một ngày là khoảng từ 50 đến 70 gram protein, nghĩa là khoảng 1 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Như thế, một người lớn chỉ cần ăn ba miếng đậu hủ (đậu khuôn) lớn bằng ba ngón tay là đủ, cộng thêm với các thứ rau, đậu và hạt khác. Trẻ sơ sinh cần nhiều hơn khoảng từ ba đến bốn lần số lượng protein như trên cho mỗi kilogam trọng lượng thân thể. Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi cần gấp đôi số lượng protein so với người lớn. Một cách tổng quát, mỗi em bé thường cần từ 23 đến 36 gram protein mỗi ngày. Do đó, cha mẹ khi muốn cho con cái ăn chay, tốt hơn hết là cần được sự cố vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, và nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm.

Các loại rau trái cung cấp một số các sinh tố và khoáng chất cần thiết. Tuy vậy, người ăn chay thường bị thiếu sinh tố B12, chất sắt (Fe) và kẽm (Zinc) cùng một vài loại khoáng chất như calci cần cho xương... Đối với phụ nữ, cần phải lưu ý đến nhu cầu calci cần thiết để tránh sự thiếu hụt dẫn đến chứng loãng xương. Trong cám ngũ cốc có nhiều sinh tố B; sữa và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, tròng trắng trứng có nhiều calci.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 18169)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc.
09/04/2013(Xem: 4361)
Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, Đàn tràng Chẩn tế là pháp thức để siêu độ vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát hay chưa tái sinh được.
09/04/2013(Xem: 6673)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
09/04/2013(Xem: 4194)
Ai đến chùa cũng vào lạy Phật, trừ người hảo tâm đưa giùm người khác đến cửa chùa, rồi đi. Không người nào lạy Phật mà không lâm râm khấn vái. Tôi đoan chắc những lời khấn vái đều là những điều thiện, lành, không cầu phước cầu lộc cho mình thì cầu cho chồng cho con, cho họ hàng thân thuộc, bằng hữu xa gần; người có tâm lượng rộng rãi hơn thì cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình ……
09/04/2013(Xem: 3788)
Mảnh trăng non quyến luyến ngọn tre, lung linh giải lụa ngà trên những vòm lá nhọn; sương sớm như tấm chăn đơn mỏng còn phủ hờ vạn vật mà cánh cổng gỗ bên hông chùa Vạn Hạnh đã hé mở. Một bóng người nhỏ nhắn, trang phục gọn gàng lách ra. Đó là người khách lạ phương xa vào chùa xin nghỉ trọ đêm qua. Người ấy đi về cuối sân chùa.
09/04/2013(Xem: 3947)
Chúng tôi thặt thú vị khi nhận được tin lần đầu tiên Phật giáo có một Hội thi lớn lao như thế, được tổ chức sau bao nhiêm năm tự định hình và phát triển trong gian khó nhằm hướng đến xây dựng nền nghệ thuật Phật giáo tương lai. Từ những ý nghĩa đó, đã thôi thúc chúng tôi bằng mọi cách để có được những thông tin liên quan hầu củng cố thêm cho sự rạo rực đó. Ðôi lúc phải vượt qua cố gắng cá nhân, kể cả dùng đến những thủ pháp mang tính chất nghiệp vụ để đạt đến kết quả mong muốn.
09/04/2013(Xem: 4307)
Đạo của trời đất thì không hai, nhưng Đạo của thế gian thì có thể nói là quá nhiều! Chính vì Đạo do con người sáng lập ra thì quá nhiều cho nên chúng ta vẫn thường nghe một lời kêu gọi của ai đó về một sự "Hòa đồng tôn giáo" hay "hòa hợp tôn giáo". Theo thiển nghĩ đó chẳng qua là hình thức của một sự kêu gọi đoàn kết tôn giáo mà thôi, chớ hòa đồng không có nghĩa là người theo Đạo Phật lại thờ Chúa và người theo Đạo Thiên Chúa lại mang thêm hình ảnh Ông Phật trong lòng!?
09/04/2013(Xem: 3405)
Hôm nay chúng tôi xin được trình bày về đề tài HỘI NHẬP. Trong phạm vi hạn hẹp của thời gian chúng tôi xin trình bày đơn giản cho phù hợp thế nào là HỘI NHẬP .
09/04/2013(Xem: 4834)
Hàng năm, khi người Việt khắp nơi với bao nỗi niềm và tâm trạng chào đón mùa Vu Lan Báo Hiếu, thì cũng là lúc trên khắp đất nước Ấn Độ người ta hân hoan kỷ niệm ngày Raksha Bandhan. Lễ Raksha Bandhan còn gọi là lễ Rakhi hay ngày Shravan Purnima.
09/04/2013(Xem: 7615)
Vào năm 2005, được sự tin tưởng và đề nghị của Hội Đồng Điều Hành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, thể theo lời yêu cầu, chúng tôi đã đảm nhiệm giảng dạy bộ môn Văn Học Saṅskrit & Hán Tạng Phật Giáo. Nhờ thiện duyên ấy, giáo trình đã được biên soạn và hoàn tất cuối Học kỳ II của năm thứ 2, Khoá III tại Học Viện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]