Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa

24/12/202115:06(Xem: 4648)
Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa
Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa 1
Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa
(On Dharma, Ethics, and Evolution)

Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức. 


Đạo đức và luân lý là những khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau, cả trong lịch sử và hiện đại. Tuy nhiên, chúng có thể được phân biệt theo những cách chính, như thể hiện trong bảng dưới đây. Ở góc độ tối thiểu, từ quan điểm của cơ quan, đạo đức quan sát điều gì là đúng đối với mỗi cá nhân, trong khi đạo đức học hướng chúng ta đến quan điểm và tiêu chuẩn xã hội về những gì là chính đạo. 


Ngày nay, khi khoa học và công nghệ lan rộng, thậm chí tác động rất lớn vào cuộc sống của hầu hết cá nhân, các buổi chia sẻ về đạo đức xã hội và nhân văn, bắt buộc chúng ta phải tham gia vào sự phát triển về công nghệ sinh học, nghiên cứu di truyền học (AND), trí tuệ nhân tạo (AI), người máy, v.v Các kỹ sư, nhà khoa học, cơ quan quản lý và các bên liên quan nói chung, cần phải tìm ra các quy tắc ứng xử được thống nhất rộng rãi mà không cản trở tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Đồng thời, các quy tắc này phải đảm bảo một số giữa ranh giới đạo đức bởi sự phát triển không ngừng của công nghệ. 


Điểm mấu chốt đối với các khoa học và công nghệ và đạo đức là chúng phải hoạt động như dự định. Tương tự, chúng nên được thiết kế để hạn chế sự cố và tác hại không chủ ý. Không cần phải nói rằng công nghệ được cố ý thiết để hoạt động sai trái hoặc gây hại là không thể phù hợp với đạo đức. 


Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa 2Phật pháp với Đạo đức và sự Tiến hóa 3


Khi biên giới của những gì có thể mở ra 'cả về mặt khoa học và kỹ thuật', những con đường tìm hiểu mới hình thành. Mọi người đang hỏi, "Điều này có đúng không? Và nếu có thì theo nguyên tắc và ưu tiên nào?" Có vô số luồng và trường phái tư tưởng mà chúng ta có thể rút ra khi điều tra đúng, sai, chính, tà và mỗi luồng đưa ra các quan điểm, lập trường khác nhau tùy thuộc vào niềm tin khác nhau. 


Trong lịch sử phương Tây, nền tảng cho hành vi đạo đức đã phát triển cùng với hai trục chính: Niềm tin tôn tôn giáo như Cơ đốc giáo và niềm tin triết học. Phần lớn thế tục bắt đầu từ các tác phẩm của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã chủ chốt như nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại Aristotle, triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), Sokrates và nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đã khai sinh ra Thuyết Epicurean, một trường phái tư tưởng nổi tiếng trong triết học văn hóa Hy Lạp cổ đại kéo dài đến 600 năm Epicurus. Được gọi là "Đạo đức cổ điển", được truyền qua nhiều thế kỷ qua các nhà tư tưởng vĩ đại như một triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng Immanuel Kant, giáo sĩ, nhà giáo dục, nhà ngôn ngữ học, nhà bách khoa, nhà sử học và nhà triết học ở Mỹ thuộc địa Samuel Johnson và nhiều nhân vật khác.  


Các trường phái đạo đức phương Đông có nguồn gốc từ các truyền thống được cho là lâu đời hơn. Bản ghi chép cổ đại nhất về đạo đức và sự huyền diệu của Vệ Đà, được tìm thấy trong Rigveda ("khen ngợi, tỏa sáng" một tập hợp của các bài thơ thánh ca Ấn Độ cổ đại tiếng Phạn), có các yếu tố được cho là có niên đại hàng nghìn năm (niên đại chính xác là vấn đề tranh luận nhưng khoảng 3.000-3.500 năm trước). Những giáo lý đạo đức này tập trung vào khái niêm về Sự thật thiêng liêng; Hành động thiêng liêng (Ritam, ऋतम्), được miêu tả như là trật tự vũ trụ mà cả thế giới vật chất và xã hội đều được duy trì. 


Trong giáo lý đạo Phật, các động lực phổ quát như lý Duyên khởi không chỉ là giáo lý chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian, từ vật lý cho đến tâm lý, không một pháp nào hình thành hay biến hoại mà ra ngoài qui luật này. Đây còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman) để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu) đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình. 


Tóm lại, những ý tưởng như trách nhiệm cá nhân đối với hành động của một người như một phần trong mối quan hệ giữa chúng ta với trật tự vũ trụ đã được hệ thống hóa thành một hệ thống tư tưởng đã được giải thích từ Đức Phật cho đến thời đại ngày nay. 


Tuy nhiên, đạo đức phương Đông và tư duy Phật giáo có thể không đồng nhất; chẳng hạn có sự khác biệt giữa quan điểm của Trung Hoa, Tây Tạng và Ấn Độ, cũng như sự khác biệt giữa các trường phái tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa. 


Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến đạo đức Phật giáo bởi nó cung cấp một hệ quy chiếu trng gian giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức thế tục. Bởi vì nó được dựa trên nền tảng các giới luật làm rào cản để bảo nhậm hạnh kiểm tốt đối với hàng cư sĩ Phật tử tại gia thụ Ngũ giới, Thập thiện và giới luật của người xuất gia, Sa di, Sa di ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới Bồ tát tại gia và xuất gia đều thụ giới để phát Bồ đề tâm, đều chủ trương tự giác giữ gìn giới luật nhằm duy trì mạng mạch của Phật giáo. 


Có hai điểm quan trọng mà tôi muốn chia sẻ với các độc giả. Thứ nhất là đề xuất rằng, tất cả các hệ thống đạo đức hoặc trực tiếp dựa trên giáo lý đạo Phật, hay gián tiếp liên quan đến chúng, nhờ những cấu trúc chung như luật tự nhiên, như được tìm thấy trong đạo đức học phương Tây; thứ hai, các hành vi đạo đức có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình tiến hóa của nhân loại. 


Mối quan hệ giữa Phật pháp với tất cả các hệ thống đạo đức. 


Ở một góc độ nào đó, cội nguồn của đạo đức nhân học có thể bắt nguồn từ triết học phương Đông và giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Sau đó, những giá trị đạo đức nhân văn này đã lan rộng từ Ấn Độ sang Châu Âu, thông qua tư duy triết học, con đường thương mại qua Trung Đông, cuối cùng phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu. Như được hiển thị trong đồ họa thông tin dưới đây, theo thứ tự thời gian các giáo lý Vệ Đà và triết lý đạo Phật sơ khai có trước đạo đức cổ điển ở phương Tây. Từ quan điểm này, có thể suy ra rằng tất cả các trường phái đạo khác, bao gồm cả đạo đức thế tục, đều tuân theo. Sự giải bày chân lý của Đức Phật hay Giáo pháp, có thể liên quan về mặt khái niệm và nhận thức đối với tất cả các khía cạnh của tư duy và thực hành đạo đức. 


Ngoài sự dính mắc, vô thường và liên kết với nhau, Giáo pháp dạy rằng sự kiềm chế về thể chất và tinh thần là cần thiết để kiểm soát các xung động cảm xúc. Các sinh viên triết học phương Tây sơ khai sẽ thấy những lý tưởng tương tự này được phản ánh trong đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ. 


Đạo đức và sự Tiến hóa


Những lựa chọn và quyết định đạo đức theo quan điểm đạo Phật này được coi là công đức, do đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống này và những lần tái sinh trong tương lai. Điều này thường được miêu tả đơn giản "thiện nghiệp". Ở cấp độ cá nhân, hành vi đạo đức có thể là lý do để sinh ra với một cơ thể cường tráng kiện khang, chẳng hạn như được dễ chịu và các phương tiện thích hợp để đạt được mục tiêu của một người.


Không có phương pháp khoa học nào để kiểm tra giả thuyết khá xa vời rằng, có thể những mối tương quan giữa việc đưa ra các quyết định đạo đức, ví dụ, những thay đối đối với phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus (DNA) của chúng ta hoặc bất kỳ biểu hiện vật lý nào khác có thể đo lường được. Tuy nhiên, những câu hỏi như lựa chọn hành vi và mô hình tinh thần của chúng ta ảnh hưởng đến sự tiến hóa thể chất của chúng ta ở mức độ nào vẫn nảy sinh. Ví dụ, hoàn cảnh nào đã khiến con người phát triển ngón tay cái đối nhau, trong khi một số loài linh trưởng khác thì không? Và tương tự, quá trình tiến hóa vật lý/sinh học của chúng ta ảnh hưởng đến khae năng phát triển về mặt đạo đức và đưa ra các lựa chọn theo định hướng đạo đức như thế nào?


Những cân nhắc như thế này đã thúc đẩy những luồng điều tra thú vị, chẳng hạn như những nghiên cứu trong lĩnh vực đạo đức tiến hóa, ra đời cùng với Darwin và Herbert Spencer đương thời của ông, những người có lý thuyết tuyên bố rằng, đạo đức phát triển từ các nguyên tắc tự nhiên (nguyên tắc đạo đức, 1892): tìm kiếm niềm vui và tránh đau đớn đã thúc đẩy sự tiến hóa sinh dục và tâm lý, do đó đạo đức là một nguyên tắc tự nhiên. 


Đạo đức học tiến hóa sử dụng thuyết tiến hóa sinh học làm nền tảng cho đạo đức học, thay thế cho tôn giáo làm nền tảng cho luật đạo đức. Ý tưởng này không khác với việc tìm đến với đạo Phật thúc đẩy sự an lạc hạnh phúc; theo đó, đức hạnh, sự bao dung và từ bi tâm được coi là nguồn gốc của hạnh phúc. Một giả định trung tâm của đạo đức tiến hóa là gen chỉ đạo việc cải thiện cơ thể và bộ não.


Một nhánh điều tra đương đại thú vị và quan trọng khác giao thoa với đạo đức học và đạo đức thần kinh", ngành học liên quan đến sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu trong kha học thần kinh, từ an toàn đến quyền riêng tư và các yếu tố con người khác, mà người ta phải xem xét khi nghĩ về việc sử dụng có hại cho các công cụ khoa học thần kinh và công nghệ thần kinh. 


Về mặt lịch sử, đạo đức thần kinh đã tạo cơ hội để kết hợp các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là đề xuất một cuộc đối thoại hai chiều giữa "đạo đức học khoa học thần kinh" và "khoa học thần kinh đạo đức", giữa đạo đức ứng dụng và xã hội nói chung. 


Khối lượng tri thức đạo Phật 'trong thời đại chúng ta hiện nay xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni' đóng góp những nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu về ý thức, sự tiến hóa và bản chất của thực tại, là trọng tâm để khám phá mối quan hệ qua lại giữa ý thức và nhận thức đạo đức, nguyên nhân của hiệu ứng ánh sáng. Ngày nay, khi chúng ta tìm kiếm các phương pháp để đảm bảo rằng khoa học và công nghệ phát triển để phục vụ nhân loại mà không gây ra đau khổ hay có khả năng gây chết người thì đạo đức phương Tây và thế tục nên tính đến di sản quý giá của thế giới quan dựa trên Phật pháp. 


Tác giả Paola Di Maio

 Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7859)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3519)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3914)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5226)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5689)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3556)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5244)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 14986)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9375)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
12/12/2012(Xem: 14008)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]