Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

225 Câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma

19/08/202121:39(Xem: 4684)
225 Câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma

225 Câu trích dẫn giáo huấn 
của Đức Đạt-lai Lạt-ma
 
Photo du Dalaï-Lama qui sourit, les deux mains jointes comme pour prier.


Đức Đạt-lai Lạt-ma


Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 


1- Tình thương yêu
2- Tiền bạc
3- Hạnh phúc
4- Lòng tốt
5- Sự đổi thay
6- Sự giận dữ và xung đột
7- Lòng từ bi
8- Các thể dạng tâm thần
9- Nhân loại
10- Sự u mê
11- Thế giới nội tâm
12- Hòa bình
13- Sự liên hệ giữa con người.
14- Tôn giáo
15- Trí tuệ
16- Tự biến cải chính mình
17- Khổ đau
18- Tâm linh
19- Sự sống
20- Bạo lực
21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma



Bài 1
 
Câu 1 đến câu 19
***

1) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tình thương yêu 
 
Câu 1
Người ta có thể không cần đến tôn giáo,
nhưng không thể thiếu tình thương và lòng từ bi.
 
Câu 2
Hãy tặng những người mà mình yêu quý đôi cánh để bay bổng, 
cội rễ để trở về nguồn,
và lý trí để dừng lại.
 
Câu 3
Nuôi dưỡng các cảm tính thương yêu không những sẽ làm gia tăng sức mạnh cho cơ thể,
mà cả sự thăng bằng cho xúc cảm.
 
Câu 4
Chỉ có thể làm tắt được ngọn lửa của hận thù bằng tình thương yêu,
và nếu ngọn lửa không tắt thì đấy có nghĩa là tình thương yêu chưa đủ mạnh.
 
Câu 5
Bạn không nên quên là sự giao du tốt đẹp nhất 
là sự giao trong đó tình thương yêu mà người này dành cho người kia 
vượt cao hơn nhu cầu mà bạn chờ đợi nơi người kia. 
 
Câu 6
Thật hết sức chủ yếu phải dành cho sự đổi thay một vị trí quan trọng 
trong sự giao du với kẻ khác.
Đó là sự chuyển tiếp thay cho những khúc quanh cần thiết, 
giúp cho tình thương đích thật trưởng thành và nẩy nở.
 
Câu 7 
Nếu muốn giúp mình biết yêu thương một người nào đó,
thì điều hết sức quan trọng là phải biết tự đặt mình vào vị trí của kẻ ấy
để suy nghĩ về cách mà mình sẽ phải làm thay cho kẻ ấy.
 
Câu 8
Bạn sẽ có thể tạo cho mình một cung cách hành xử đúng đắn với các kẻ khác,
bằng sự khả ái, tình thương yêu và sự kính trọng,
dựa vào sự ý thức sâu xa về tính cách nhất thể giữa tất cả mọi con người.
Câu 9
Thiếu tình thương chúng ta không thể sống còn.
Con người là những chúng sinh sống tập thể.  
Cảm thấy mình được quan tâm bởi kẻ khác,
chính là căn bản của cuộc sống tập thể trong xã hội.
 
 (trích trong quyển Le Petit livre de la sagesse du Dalai -Lama / Quyển sách nhỏ về trí tuệ của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tr. 60, tác giả Bernard Baudouin, nxb Presses du Chatelet, 2002 sách gồm chung 365 câu trích dẫn). 
 
Câu 10
Với các kinh nghiệm hạn hẹp của cá nhân tôi,
tôi khám phá ra một điều là sự trong sáng nội tâm ở cấp bậc cao nhất của nó,
phát sinh từ sự tỏa rộng của tình thương yêu và lòng từ bi.
Nếu càng quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác ,
thì các cảm tính an vui bên trong chính mình cũng sẽ càng trở nên sâu đậm hơn.
 
Câu 11
Chúng ta hãy suy nghĩ xem tình thương mến tự nhiên,
giữ một vai trò quan trọng đến mức độ nào 
trong cuộc sống của chúng ta từ khi mới lọt lòng.
Thiếu tình thương đó chúng ta nào có còn sống đến ngày nay.
Hãy nhìn lại xem mình sẽ cảm thấy an vui đến mức độ nào,
khi được bao bọc bởi tình thương của những kẻ chung quanh.
và cả những lúc mà mình bộc lộ tình thương của mình đối với kẻ khác.
Ngược lại, mình sẽ cảm thấy đớn đau như thế nào
mỗi khi sự giận dữ và hận thù tràn ngập mình.
 
2) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tiền bạc
 
Câu 12
 
 Người ta không thể nào sống mà không có tiền, 
thế nhưng không phải vì vậy mà đặt đồng tiền lên trên tất cả.
 
Câu 13
Quả khó cho tôi hiểu được con người.
Suốt đời tiêu hao sức khỏe để kiếm đồng tiền,
sau đó thì lại phải dùng đồng tiền để phục hồi sức khỏe.
 
Câu 14
Chúng ta cố tìm mọi cách mang lại cho mình an bình và hạnh phúc 
bằng đồng tiền và quyền lực, 
thế nhưng tất cả các thứ ấy chỉ là những gì thuộc bên ngoài chúng ta.
Trong khi đó sự an bình đích thật và sự trong sáng 
chỉ có thể phát sinh từ bên trong chính mình.
 
(sự an bình và trong sáng trong nội tâm không thể mua được bằng đồng tiền)
 
Câu 15
Cuộc khủng hoảng [kinh tế] bất ngờ ngày nay
phải chăng là một bài học giúp chúng ta hiểu rằng nên bắt đầy suy nghĩ 
về các giá trị khác hơn của con người,
không nên chỉ biết nhìn vào đồng tiền.
 
Câu 16
Khi bạn giúp đỡ một nguời nào đó,
thì không nên chỉ biết tìm cách giải quyết các vấn đề cấp bách của họ.
Chẳng hạn như đem tiền biếu họ,
mà còn phải tạo cho họ các phương tiện giúp họ giải quyết các khó khăn của họ.
 
Câu 17
Chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền,
cũng không cần phải đạt được thật nhiều thành công và danh vọng,
Chúng ta cũng không cần phải có một thân thể hoàn hảo
hay một người bạn đường lý tưởng.
Ngay trong lúc này chúng ta đã có sẵn một tâm thức,
và tâm thức tự một mình nó cũng đủ để thay thế cho tất cả những gì
mà chúng ta nghĩ rằng phải cần đến để mang lại cho mình hạnh phúc.
 
Câu 18
Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất đối với người Tây phương
là họ phung phí sức khỏe để kiếm tiền,
và sau đó thì dùng đồng tiền kiếm được để phục hồi sức khỏe cho mình.
Cố gắng lo cho tương lai, họ quên mất là phải sống trong hiện tại,
Chính vì thế nên họ không sống trong hiện tại, và cũng chẳng sống trong tương lai.
Họ sống như không bao giờ phải chết, 
và chết như chưa bao giờ được sống. 
 
Câu 19
Người ta hoàn toàn sai lầm khi cho rằng hạnh phúc 
là cách chiếm giữ những gì tốt đẹp nhất
bất chấp những sự thiệt thòi gây ra cho kẻ khác.
Thiếu lòng vị tha sẽ tạo ra mọi sự nghi kỵ và xáo trộn gia đình,
đưa đến tình trạng cô đơn.
Khi nào hiểu được sự bám víu và chiếm giữ của cải vật chất
sẽ làm gia tăng lòng ích kỷ của mình,
thì khi đó chúng ta tất sẽ phải hiểu rằng không nên hướng ra bên ngoài quá đáng.
 
(trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle / Tự thuật về cuộc đời tu tập của tôi, nxb Poche, 2010). 
 

                                                                                           Bures-Sur-Yvette, 17.08.21

                                                                                             Hoang phong chuyển ngữ 

(còn tiếp)

-------------------------------------------------------------

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 17693)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9292)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10529)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5168)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5105)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5350)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5499)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11845)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4664)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 11322)
Trước hết tôi xin phép được nói quan niệm của tôi về vấn đề học Phật. Trong giới Phật tử, ai cũng biết rằng đạo Phật không phải là từ trên trời rơi xuống mà chính lại là được phát hiện trong lòng sự sống của nhân loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]