Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Mùa An Cư Thứ Mười Bốn

15/03/201408:25(Xem: 30275)
35. Mùa An Cư Thứ Mười Bốn
blank
Mùa An Cư Thứ Mười Bốn

(Năm 574 trước TL)


Các Loại C

Đầu xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực.

Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:

- Có tỳ-khưu Sotthiya đấy không?

- Thưa có, bạch đức Thế Tôn.

Khi tỳ-khưu Sotthiya đến đảnh lễ đức Phật rồi tìm ngồi nơi phải lẽ. Đức Phật hỏi:

- Thuở trước, ông là một đứa trẻ chăn bò, ông có dâng cho Như Lai tám bó cỏ kusa để Như Lai kết nên một bồ đoàn; cỏ ấy quả thật là cỏ thơm và lâu hư mục, vậy chắc ông trước đó là một người chăn bò khéo giỏi nhỉ?

- Thưa, không dám thế đâu! Nhưng đệ tử biết tất cả các loại cỏ như cỏ hôi, cỏ đắng, cỏ độc, cỏ thơm, cỏ nhuận trường, cỏ táo bón, cỏ có gai, cỏ không gai, cỏ mau thối rữa, cỏ lâu hư mục... bạch đức Thế Tôn!

- Thật diệu kỳ thay, này đại chúng! Các pháp ở thế gian, Như Lai cũng nhận thấy là có pháp hôi, có pháp đắng, có pháp độc, có pháp thơm, có pháp nhuận trường, có pháp táo bón, có pháp có gai, có pháp không gai, có pháp mau thối rữa, có pháp lâu hư mục y như Sotthiya đã nói vậy đó!

Khi thấy đại chúng đều mở to đôi mắt ngạc nhiên, có vẻ quan tâm muốn nghe lời mở đầu kỳ lạ như thế; đức Phật bèn cất giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim Ca-lăng-tần-già lảnh lót, vang ngân giữa rừng chiều thinh lặng:

- Này các thầy tỳ-khưu! Sau khi giác ngộ dưới cội bồ-đề, với tuệ thế gian thông suốt, với tuệ xuất thế gian viên mãn, Như Lai thấy biết rõ ràng pháp trong, pháp ngoài, pháp gần, pháp xa, pháp thô thiển, pháp vi tế, pháp đen, pháp trắng, pháp xấu, pháp tốt một cách minh nhiên, như thị.

Thế nào là pháp có mùi hôi? Đấy là những người không có giới đức, sống trược hạnh, hành ác hạnh mà lại muốn lập tông, lập giáo, làm đạo sư, làm chân sư, làm giảng sư rồi thuyết giáo lung tung, huyên thuyên nơi này và nơi khác, tưởng mình là trung tâm của vũ trụ, tưởng mình là ngôi sao lóe sáng giữa trời cao; thì lời nói ấy, pháp ấy, luôn tỏa ra mùi hôi, mùi ác uế, mùi thô trược phải nên tránh xa, không nên thân cận, gần gũi.

Thế nào là pháp có vị đắng? Pháp có vị đắng là những lời nói chơn chánh, ngay thật, đúng đắn của các vị trưởng lão vô lậu, của thiện bạn hữu, thiện thân tình khi khuyên ta từ bỏ một vài thói hư, tật xấu... Đôi khi lời nói ấy quá trực tính, khó nghe hoặc đụng chạm đến tự ái, bản ngã của ta nên rất khó ăn, khó nuốt vì nó đắng quá. Nhưng chính nhờ thuốc đắng mới chữa trị được nhiều căn bệnh. Vậy, thuốc đắng ấy mới cần thiết hơn những lời nói ngọt ngào, đường mật, êm tai, thỏa dạ để cố mua chuộc lòng người trong một mưu đồ, mưu cầu vị kỷ nào đó; các thầy phải thấy rõ, biết rõ như vậy.

Thế nào là pháp có vị độc? Người có bụng dạ độc ác thường được ví như cọp beo, như rắn rít. Vậy, các trạng thái tâm như độc ác, hận thù, bạo tàn, hung dữ... là những thứ đại độc có thể đưa ta xuống địa ngục đồng sôi, địa ngục chão dầu. Ngay chính những vị độc nhẹ hơn như bực tức, nóng nảy, giận hờn, ganh ghét, đố kỵ cũng đừng nên để chúng dính vào tâm, nguy hiểm lắm đó.

Thế nào là pháp có mùi thơm? Người nào có giới, có định, có tuệ thì pháp của họ luôn tỏa ra mùi thơm. Người có giới, định, tuệ thì dù họ nói hay, nói dở, nói ngắn, nói dài, nói dịu dàng, nói gay gắt, nói lắp bắp, nói ngọng nghịu gì gì chăng nữa thì pháp ấy cũng đều thơm tho, ngào ngạt cả. Như bản chất của chiên đàn đỏ, chiên đàn vàng... thì dù quăng vất đâu, đốt xuôi, đốt ngược, và cho dù thành khói, thành tro nó cũng tỏa hương thơm nồng đượm.

Thế nào là pháp nhuận trường? Pháp nhuận trường chính là những pháp bố thí, xả, ly tham. Người nào thực hành những pháp này thì tâm người ấy luôn luôn được trôi chảy dịu dàng, thông thoáng, không có bị dính mắc bới một chấp thủ sở hữu nào. Khi tâm được buông xả như thế thì thân cũng được nghỉ ngơi, tịnh dưỡng; tất cả thần kinh, khí huyết, mọi tế bào đều được vận hành điều hòa, bình ổn. Đấy còn được gọi là pháp hỷ, pháp lạc được tẩm mát, tràn đầy thân tâm, có lợi cho sức khỏe, có lợi cho sự tiêu hóa, có lợi cho sự xả ly tối thượng...

Thế nào là pháp táo bón? Những cái gọi là keo kiệt, rít róng, bỏn xẻn khi mà nó đã len lỏi vào tâm rồi thì nó sẽ làm cho các pháp lành bị teo tóp lại, khô rúm lại; lâu ngày chầy tháng thì những mầm xanh, những hạt giống lành cũng bị tiêu hoại luôn. Thế rồi, tâm ảnh hưởng đến thân, tác động toàn bộ tế bào, khí huyết trong một chừng mực nào đó nó sẽ tạo duyên cho sự táo bón kinh niên, vón cục, vón hòn cả đường ruột nữa đấy!

Cả hội chúng phì cười.

Đức Phật cũng cười rồi ngài lại tiếp tục giảng nói như nước chảy mây trôi:

- Còn thế nào là pháp có gai và pháp không gai? Đấy ám chỉ những pháp còn dính mắc gai nè kiết sử và những pháp không còn dính mắc gai nè kiết sử. Ví như một đốt tre có mười lóng dính mắc gai nè rườm rà, ám chỉ cho tâm chúng sanh đang đầy dẫy tham sân si, tà hạnh, trược hạnh. Trên lộ trình tu tập, họ cắt, họ gỡ lần lần những gai, những mắt ấy đi. Nếu cắt được ba mắt thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ thì họ bắt đầu đi vào dòng giải thoát. Làm nhẹ, trẩy sơ sơ hai mắt kế là tình dục và bất bình thì họ đi vào dòng giải thoát thứ hai. Nếu làm sạch luôn hai mắt ấy thì họ đi sâu vào dòng giải thoát thứ ba. Nếu cắt luôn, làm sạch luôn năm mắt cuối là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng tâm, vô minh thì họ đã là một vị A-la-hán, đã làm xong những việc cần làm trên đời này.

Cuối cùng, thế nào là pháp mau thối rữa và pháp lâu hư mục?

Này các thầy tỳ-khưu! Đây là ám dụ cho những pháp hữu vi, được cấu tạo, do duyên sinh dù vật chất hay tinh thần.

Những pháp hữu vi mau thối rữa chính là những ham muốn thân xác hạ liệt, ô uế; vì chúng mau đưa đến sự nhàm chám, ghê tởm, dơ dáy sớm bốc mùi hôi. Nói rộng hơn thế nữa là tất thảy những dục vật chất qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thuộc dục giới chúng đều cùng một thuộc tính là mau chán, mau nhàm và hằng đưa đến những khổ đau, phiền não thô tháo.

Còn thế nào là những pháp lâu hư mục? Đấy là những ham muốn, những thỏa mãn về tinh thần. Tuy nó nhẹ nhàng hơn, thanh lương hơn, lâu dài hơn nhưng vẫn đưa đến những ràng buộc, những phiền não vi tế. Nói rộng ra, ngay chính những sắc ái, vô sắc ái, những cảnh giới thiền định này cũng rơi vào định luật trên, tuy có vẻ lâu bền nhưng cũng không chắc thật, chỉ do tưởng sinh, do tưởng thành mà thôi.

Này các thầy tỳ-khưu! Vì thấy ba cảnh giới dục, sắc và vô sắc là hệ lụy, là thống khổ, là hữu vi sanh diệt, là căn nhà lửa nên Như Lai mới công bố pháp giải thoát, pháp siêu xuất ngoài ba cõi ngay chính trong đời sống này, ngay hiện tại này cho những ai có tai muốn nghe, có trí muốn tìm hiểu.

Bài pháp giản dị, cụ thể, vô cùng vi diệu của đức Phật vừa chấm dứt thì đất trời, núi rừng đã đi vào hoàng hôn. Đàn bò và bọn trẻ chăn bò cũng đã lui về thôn xóm đã lâu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 16845)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11491)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 11266)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
20/12/2013(Xem: 36411)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 16240)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15032)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18095)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11320)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14064)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 35121)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]