Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật dạy điều gì đấy cho mọi người

10/02/201408:56(Xem: 22109)
Đạo Phật dạy điều gì đấy cho mọi người

ĐẠO PHẬT: ĐIỀU GÌ ĐẤY CHO MỌI NGƯỜI

Tác giả: Lama Yeshe

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển chuyển ngữ



Lama_Yeshe_1

Tiểu Sử Lama Thubten Yeshe

Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959, đây là năm Trung cộng tiến chiếm Tây Tạng và hoàn cảnh đã bắt buộc Ngài phải sang tị nạn ở Ấn Ðộ. Tại Ấn Ðộ, Ngài tiếp tục học và thiền định đến năm 1967, rồi cùng với người đệ tử tâm huyết, Lama Thubten Zopa Rinpoche, Ngài đi qua xứ Nepal. Hai năm sau, Ngài thành lập tu viện Kopan, gần Kathmandu, để giảng dạy Phật Pháp cho người Tây Phương. Từ năm 1974, Lạt ma bắt đầu những chuyến du hành giảng dạy và thuyết pháp tại các nước Tây phương. Năm 1975, Ngài thành lập Trung Tâm Bảo Tồn Truyền Thống Ðại thừa [the Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition (FPMT)] đây là một tổ chức Phật học quốc tế với hơn 100 trung tâm tại 21 quốc gia trên thế giới.

Sau hơn một thập niên tận tâm làm việc, Ngài viên tịch năm 1984. Năm 1985 Ngài tái sinh vào một gia đình người Tây Ban Nha, đứa bé tên là Osel Hita Torres. Sau nhiều thời gian kiểm chứng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chứng nhận sự tái sinh của Ngài và cậu bé Osel trở thành một tu sĩ Phật giáo với tên Lama Tenzin Osel Rinpoche. Hiện nay Lama Tenzin Osel Rinpoche đang theo học tại tu viện Sera ở Nam Ấn Ðộ để lấy bằng tiến sĩ về Phật học.

Trong thời gian còn hiện tiền, Lạt Ma Yeshe đã xuất bản rất nhiều sách giá trị về Phật giáo, đặc biệt về Mật tông Tây Tạng, như: Wisdom Energy; Introduction to Tantra; The Tantric Path of Purification; The Bliss of Inner Fire; Light of Dharma; Life, Death and After Death; Transference of Consciousness at the Time of Death...

TueUyen2Tuệ -Uyển là bút danh của Tỳ kheo Thích Từ-Đức,
hiệu Tuệ-Không xuất gia và tu học tại
TU VIỆN KIM SƠN
P.O. Box 1983
Morgan Hill, CA 95038
Hoa Kỳ
Điện thoại: (408) 848-1541

Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm. Có lẻ, người ta đã đọc điều gì đấy từ trường phái Trung Quán của triết lý Đạo Phật, mà trường phái ấy được biết vì sự tiếp cận nghiêm nhặt thông minh về chủ đề tính không, bản chất tự nhiên của thực tại, và có thể rất khó khăn để hiểu. Điều này có thể đưa họ đến việc suy nghĩ rằng, “Ô, Đạo Phật không phải là một tôn giáo; họ là những kẻ vô thần. Họ không tin tưởng bất cứ điều gì; họ nghĩ rằng không có gì tồn tại. Làm thế nào họ xem họ như là một tôn giáo?” Điều này cũng rất nguy hiểm.

Những người khác có thể kết luận, “Ô! Phật tử tin tường trong ba Thượng Đế. Họ nói Phật Bảo là một Thượng Đế; Pháp Bảo là một Thượng Đế khác; Tăng Bảo là Thượng Đế thứ ba. Họ phải là những người siêu tin tưởng. Điều ấy là quá nhiều. Ở phương Tây, chúng tôi chưa bao giờ nghe đến đại loại như ba Thượng Đế; Chúng tôi là tôn giáo, nhưng chúng tôi chỉ có một Thượng Đế. Chúng tôi thậm chí không thể đồng ý với những người Phật tử đối với việc họ có bao nhiêu là Thượng Đế.” Nếu quý vị nhìn vào một khía cạnh nhỏ bé của Đạo Phật, dĩ nhiên, nó có thể hiện hữu quá nhiều cho quý vị. Nhưng Đạo Phật không chỉ về một hay thứ nhỏ bé; nó không là một triết lý nhỏ bé nào đấy. Đức Thế Tôn đã giảng giải tính chất tự nhiên của mỗi hiện tượng đơn lẻ trong vũ trụ.

Tại mức độ này, tôi đã có khoảng chín hay mười năm kinh nghiệm giảng dạy triết lý Phật Giáo đến những người Tây phương và thẩm tra nó thích ứng trong tâm thức họ như thế nào, một cách chính yếu trong những khóa thiền tập một tháng mà chúng tôi đã tổ chức tại Tu viện Kopan ở Nepal. Trong những khóa này, chúng tôi cố gắng giải thích về mọi thứ, nhưng tôi đã thấy rằng nếu chúng tôi nói quá nhiều về phía tiêu cực của sự vật, những học viên sẽ hoàn toàn hoang mang. Không phải tất cả họ, nhưng nhiều người như thế. Họ nói rằng, “Những lạt ma này nhấn mạnh tiêu cực quá nhiều. Tại sao các thầy không nói nhiều hơn về tích cực? Đạo Phật không chỉ là về ảo tưởng và khổ đau. Tại sao các thầy dạy chúng tôi dữ kiện tiêu cực đó ngày này qua ngày khác?”

Nhưng sự việc về Đạo Phật là trước hết quý vị có thể đặt mình vào con đường tích cực đến giải thoát, giác ngộ hay Thượng Đế -- bất cứ điều gì mà quý vị muốn gọi, cái tên chẳng quan hệ gì – quý vị phải biết tâm ý tiêu cực của quý vị hoạt động như thế nào. Nếu quý vị không thấu hiểu hai cực đoan tiêu cực của chức năng đánh giá quá cao hay quá thấp bên trong quý vị, làm thế nào quý vị có thể điều chỉnh hành động của quý vị và đặt chính quý vị vào con đường đúng? Do vậy, điều thiết yếu là phải biết những khía cạnh tiêu cực của bản chất tự nhiên của quý vị. Một cách thật sự, nếu quý vị nhận rõ sự tiến hóa của tâm ý tiêu cực của quý vị từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, quý vị sẽ cảm thấy rất thoãi mái. Trái lại, nếu quý vị không biết nó hành hoạt như thế nào, quý vị cuối cùng sẽ cho rằng những hành vi tiêu cực là tích cực. Hơn thế nữa, nếu quý vị cố gắng thực tập lộ trình giải thoát mà không có nền tảng cụ thể trong những gì là tích cực và những gì là tiêu cực, một câu hỏi giản dị từ một người nào đấy thử thách đến những gì quý vị đang thực hiện có thể làm cho quý vị hoàn toàn lạc lối. Quý vị có thể bồi rối và bỏ dở. Đó là dấu hiệu của một tâm thức yếu đuối. Chúng ta phải thấy một cách toàn bộ sự tiến hóa của cả tâm thức tiêu cực và tích cực.

Một số người cho rằng Đạo Phật chắc chắn là một tôn giáo dễ thương luôn luôn nói về những vấn đề thiêng liêng một cách dịu dàng và xã giao. Khi chúng tôi bắt đầu giảng dạy Đạo Phật cho những người mới bắt đầu, chúng tôi không khởi sự bằng việc nói về những thứ thánh thiện. Điều đầu tiên chúng tôi giải thích về tính tự nhiên căn bản của tâm hiện tại – những gì đang xãy ra ở dưới đây, bây giờ - không phải Đức Phật ở trên kia. Tuy thế, tại điểm này, tôi muốn nói một điều về tính bản nhiên của Đức Phật. Như tôi đã đề cập trước đây, một số người với kiến thức giới hạn về Đạo Phật nghĩ rằng trong khi Ki Tô Giáo và những tôn giáo khác nói rằng Thượng Đế là duy nhất, thì Phật tử tôn thờ ba Thượng Đế. Thật sự, nếu quý vị thấu hiểu tính bản nhiên thật sự của Phật, Pháp và Tăng, quý vị sẽ biết rằng không có sự tách rời giữa Ba ngôi tôn quý. Đức Phật là Phật Bảo; Đức Phật là Pháp Bảo, Đức Phật là Tăng Bảo. Việc chấp nhận Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo như sự nương tựa cản bản không mâu thuẩn với sự nhất thống của Thượng Đế.

Có những người nghĩ rằng Đạo Phật đơn giản là một triết lý thông thái và không bao hàm sự thực tập tôn giáo. Điều ấy cũng không đúng. Đạo Phật hàm chứa cả triết lý thông tuệ và sự thực hành tôn giáo. Khi Đức Thế Tôn đang giáo hóa, Ngài đã dạy những đệ tử của Ngài như những cá nhân, ban cho mỗi người bất cứ gì họ cần. Khi cống hiến những giải pháp đến tâm thức tiêu cực, Ngài hiển lộ những phương pháp khác nhau, bởi vì tâm thức tiêu cực của mỗi người là khác nhau. Đôi khi Ngài giải thích, “Vâng, điều này tồn tại,” nhưng vào những lúc khác ngài có thể nói, “Không điều này không hiện hữu,” hình thành nên trường phái tư tưởng Đạo Phật phù hợp cho mỗi trình độ tâm thức của mỗi người. Thấy điều này, con người với tâm thức giới hạn có thể nghĩ rằng Đức Thế Tôn lẫn lộn, rằng những lời giải thích của Ngài mâu thuẩn. Nhưng Đức Phật không rối rắm. Ngài là một vị thầy thông tuệ, là một người có thể thấy những tâm thức khác biệt trãi nghiệm những vấn nạn khác nhau và, do thế, những giải pháp khác nhau được đòi hỏi. Thí dụ, một bác sĩ tài giỏi có thể nói với một bệnh nhân với một cơn cảm sốt nhịn ăn trong một vài ngày, nhưng rồi thì bảo bệnh nhân hãy ăn. Người tâm ý nhỏ hẹp có thể quán sát và nghĩ rằng, “Ông bác sĩ này ngờ nghệch. Một ngày ông ta nói đừng ăn, ngày kế lại bảo ăn. Ông này lẫn lộn thật sự.” Nhưng thật sự, vị bác sĩ là thông thái. Ông thấu hiểu sự tiến triển bệnh tật của bệnh nhân, vì thế ông chỉ bảo những sự chửa trị khác nhau tại thời những thời điểm khác nhau.

Đức Thế Tôn, vị Y Vương tối thượng, đã chửa trị đệ tử của Ngài cùng cách như thế. Ngài đã dạy chúng sinh tùy theo trình độ tâm thức của họ. Quý vị không thể đột nhiên khởi đầu nói về những tư tưởng phức tạp của tư tưởng về khái niệm giác ngộ đến những người với tâm thức hoàn toàn mê muội. Người ta có một quãng đường dài để đi; người ta phải được dạy những gì mà tâm tư hạn hẹp của họ có thể tiêu hóa. Có phải ngay cả Đức Thế Tôn đã dạy quý vị những gì tâm thức quý vị không thể tiếp thu không, quý vị sẽ hoang mang. Thay vì đạt được lợi lạc, quý vị có thể điên cuồng. Quý vị phải biết điều này. Ngay cả trước khi Đạo Phật đến Tây Tạng, đã có nhiều trường phái, giáo thuyết, và triết lý Phật Giáo khác nhau cùng tồn tại. Vẫn còn như thế. Nhưng một cách căn bản, tất cả không có mâu thuẩn. Thật sự, tất cả những giáo thuyết và triết lý đa dạng hiện hữu vì sự phát triển từ từ của tâm thức cá nhân con người.

Trong những triết lý của những trường phái thấp nhất của Đạo Phật, Đức Thế Tôn đã dạy rằng những hiện tượng là tự hiện hữu. Trong tầng kế, Ngài dạy rằng chúng không hoàn toàn tự hiện hữu; rằng điều gì đấy đến từ phía đối tượng và điều gì đấy đến từ phía tâm thức. Cuối cùng Ngài giải thích rằng trong thực tế, không có gì đến từ phía đối tượng; nó chỉ tồn tại trên danh xưng. Chúng ta thấy rằng một số tôn giáo không có những trình độ quan điểm khác nhau; không có những sự tiếp cận đa dạng cho sự phát triển dần dần của tâm thức con người. Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi, qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít, chúng ta được dạy những phương pháp của trình độ kế tiếp. Khi tâm chúng ta đã hoàn thành những điều ấy, chúng ta đi tiếp đến những kỷ thuật nâng cao hơn. Trong cách này, bởi trình độ, sự thấu hiểu và nhận thức của chúng ta thay đổi và chúng ta tiến bước trên con đường tu tập. Do thế, Đạo Phật là cực kỳ chính xác. Cho dù quý vị là ai, quý vị có thể tìm thấy những sự giải thích triết lý và phương pháp đặc thù để thực hành phù hợp với trình độ tâm thức cá nhân của quý vị.

Ở phương Tây, chúng ta cầm lên một quyển sách, “Ô, quyển sách này có vẻ hay. Tôi thích nó. Tôi nghĩ là tôi sẽ thực tập thiền quán này.” Nhưng ngay cả những ngôn từ nghe có vẻ hay ho và quý vị thích những ý tưởng ấy, nếu quý vị không sẳn sàng cho một sự thực hành nào đấy, thì không có cách nào mà quý vị có thể bổ sung trong tâm thức quý vị, và nếu quý vị thử, quý vị có thể sau đấy nghĩ rằng, “Ô, phương pháp này không có kết quả.” Nhưng vấn đề không phải là với phương pháp; mà nó là với sự cố gắng của quý vị thực hành điều gì đấy nhưng quý vị chưa sẳn sàng (không hợp với trình độ hiện tại). Quý vị không biết làm thế nào thực hiện những ý tưởng ấy với tâm thức quý vị hay đem nó vào trong sự thực tập của quý vị. Đấy là vấn đề.

Chúng ta có thể thấy những ý tưởng hay lạ trong mỗi quyển sách trên thế giới, nhưng những ý tưởng hay ho ấy liên hệ với tâm thức chúng ta như thế nào? Làm thế nào để đem chúng vào trong thực hành của đời sống hằng ngày? Nếu quý vị có thể, nó có ý nghĩa cho quý vị thực hành nó. Tâm thức quý vị sẽ trở nên uyển chuyển và tế nhị, tĩnh lặng và hòa bình, và đời sống của quý vị sẽ hạnh phúc hơn. Quý vị sẽ bắt đầu nếm vị mật cam lồ của Phật Pháp. Trái lại, không có cam lồ, chỉ có Coca-Cola. Quá nhiều Coke, quá nhiều hơi gas. Không ngủ mà toàn là chạy đến phòng vệ sinh. Tôi chỉ đùa! Tôi không nói về vật chất ở đây; đấy chỉ là những ví dụ cho tâm thức.

Bất cứ điều gì chúng ta tìm thấy trong triết lý nhà Phật và thực hành ở đấy chỉ đơn thuần cho sự trị liệu tâm lý của tâm thức con người. Đức Thế Tôn chẳng bao giờ đưa ra bất cứ một triết lý khó hiểu để Ngài có thể tuyên bố một cách tự hào rằng, “Đây là giáo thuyết của ta.” Ngài không bao giờ đề xuất một điểm triết lý đơn độc mà không liên hệ đến tâm thức con người hay hắc búa để kết hợp với nó. Không bao giờ. Đạo Phật là một lối sống cho đời sống của chúng ta, liên hệ đến chính tâm thức chúng ta, quan điểm của chúng ta, kinh nghiệm của chúng ta. Do thế, hãy cẩn thận khi chúng ta đánh giá Đạo Phật là như “thế này, thế nọ hay thế kia.” Thí dụ, sau bài giảng này, quý vị sẽ về nhà và nói với người ta, “Đạo Phật là thế này, Đạo Phật là thế kia, bởi vì vị Lạt Ma Tây Tạng này nói thế.” Nhưng xin đừng nghĩ rằng tối nay tôi đã nói với quý vị tất cả về Phật Giáo. Tôi vừa mới bàn sơ qua trên bề mặt. Nhưng gì tôi đang nói ở đây không có ý gì đánh giá hay lượng định Đạo Phật.

Vì những trường phái khác nhau của triết lý Đạo Phật và những quan điểm ấy tăng dần – những trường phái khác nhau cho những tâm thức khác nhau – làm thế nào quý vị biết là khi quý vị cẩm một quyển sách đặc thù nào đấy lên, những gì nó hàm chứa là phù hợp với tâm thức quý vị? Dĩ nhiên, trong những giáo huấn của Đức Thế Tôn có những phương pháp cho mỗi chúng ta. Nếu quý vị thông minh, quý vị chắc chắn có thể chọn lựa một quyển sách thích ứng với quý vị. Trong Phật Giáo, có điều gì đấy cho mỗi người – điều gì đấy mà bất cứ người nào cũng có thể thấu hiểu và biến thành hiện thực – và không có gì quá khó cho bất cứ người nào, mà không tâm thức con người nào có thể thấu hiểu. Đức Thế Tôn ban bố những giáo huấn chính xác mà có thể được thấu hiểu bởi bất cứ cá nhân nào tùy theo trình độ tâm thức của họ - những phương pháp khác nhau, những quan điểm khác nhau, những triết lý khác nhau, những giáo thuyết khác nhau.

Thí dụ, Đức Thế Tôn đã cho một sự giải thích tổng quát về việc nghiệp báo thể hiện trong đời sống hằng ngày như thế nào mà quý vị không cần một sự thông minh tinh vi để hiểu. Trong ngay giáo huấn đầu tiên, về Bốn Chân Lý Cao Quý, Ngài đã giảng giải nghiệp báo rất đơn giản. Đầu tiên, Ngài nói về sự thật khổ đau. Điều ấy hợp lý chứ? Nếu ai đấy diễn tả chính tâm thức khích động của quý vị - nó đến như thế nào, nó đi như thế nào, những loại hậu quả mà nó có – quý vị từ bỏ nó như thế nào? “Ô, quá nhiều cho tôi.” Không thể được. Làm sao quý vị từ chối lời lẽ của một người nào đấy nói với quý vị một cách đúng đắn và chi tiết về việc tâm thức của quý vị là khích động; nó xung đột hằng ngày như thế nào trong đời sống của quý vị bởi vì nó bị phân hóa, không hòa hiệp? Nếu ai đấy cho quý vị nghe một lời giảng giải toàn hảo về điều này, tại sao quý vị nói là nó quá khó để hiểu? Chúng tôi không cố gắng để giảng giải cho những người mới bắt đầu những điều phức tạp của triết lý Trung Quán. Chúng tôi có thể nói ngay lập tức ai đã sẳn sàng để nghe những giáo lý về tính không và ai không thể. Nhưng chúng tôi có thể daỵ họ về những vấn đề họ đối diện mỗi ngày trong đời sống của họ và bản chất của khổ đau thật sự trong một cách mà họ có thể thấu hiểu sự tiến triển của thực tại hằng ngày của họ.

Thật sự, Đức Thế Tôn đã dạy vể khổ đau của nhân loại và tâm thức khích động trong nhiều cách khác nhau. Đối với một số người, Ngài đưa ra những sự giải thích rất đơn giản; đối với những người khác, tiến bộ thông minh hơn, Ngài cho những giải thích vi tế và kỷ thuật hơn. Ngay cả cung cách Ngài dạy về bản chất tự nhiên của khổ đau là kỳ lạ - Ngài có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để giới thiệu về đề tài này đến tâm thức con người. Không kinh ngạc chứ? Làm thế nào quý vị có thể phủ nhận tâm thức khích động của quý vị? “Tôi không tin là tôi có một tâm thức khích động. Tôi không muốn nghe về điều ấy.” Làm sao quý vị có thể phủ nhận điều này? Mỗi ngày trong đời quý vị, quý vị bị giam trong thân thể vật lý của quý vị và phải chịu đựng nó. Khi người nào đấy giải thích bản chất tự nhiên của nó đến quý vị, làm sao quý vị có thể phủ nhận nó?

Có lẽ quý vị sắp tranh luận rằng quý vị không có một tâm thức khích động. Trong trường hợp ấy, tôi sẽ nói, hãy kiểm tra quý vị khi quý vị thức dậy vào buổi sáng. Hãy tỉnh thức chỉ một ngày, rồi quý vị sẽ thấy. Hay không ngay cả một ngày. Chỉ cố gắng ngồi tĩnh lặng trong một giờ trong tư thế xếp bằng tréo chân. Tự ngã của quý vị sẽ biểu lộ bứt rứt một cách hoàn toàn: “Ô, đầu gối tôi đau.” Sự đau đớn ở đầu gối là tạm thời, ngắn ngủi; nhưng tâm thức khích động của quý vị duy trì tiếp diễn và tiếp diễn và tiếp diễn – cả ngày và cả đêm; hàng tháng, hàng năm. Nó không bao giờ ngừng nghĩ.

Trong Phạn ngữ, chữ dùng cho giáo huấn của Đức Phật là Pháp Bảo hay Giáo Pháp (Dharma). Giáo Pháp là y dược hay thuốc men. Giống như mỗi loại bệnh tật thân thể có thuốc riêng cho từng loại, Đức Thế Tôn đã diễn tả phương pháp đặc thù cho mỗi loại bệnh hoạn tinh thần. Đấy là những gì Ngài đã dạy. Ngài đã không đưa ra cùng một loại giảng dạy cho mọi người, bất chấp họ là ai hay rắc rối của họ là gì. Do thế, quý vị không thể nói một cách đơn giản rằng, “Đạo Phật là thế này.” Giáo Pháp không chỉ có một thứ.

Như tôi đã đề cập trước đây, có nhiều trường phái tư tưởng Phật Giáo. Hai trường phái chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Đến lượt Đại Thừa lại chia ra thành Ba La Mật Thừa Hiển Giáo và Kim Cương Thừa Mật Giáo. Kim Cương Thừa (Vajrayana) hay Tương Tục Thừa (Tantrayana) hay Tantra [1] cũng bao gồm nhiều tông phái. Một cách căn bản, có bốn tông phái, mỗi tông phái có những kỷ thuật đặc thù, nhưng tôi không đi vào vấn đề này ở đây. Tuy nhiên, điều quan trọng cho quý vị để biết là có một sự hiện diện của một con đường tổ chức chu đáo, từng bước một, mà nhờ đấy quý vị có thể dần dần phát triển tâm thức để giác ngộ. Vì Phật Giáo Tây Tạng chưa thiết lập một cách toàn hảo trên vùng này của thế giới, tôi chỉ đề cập điều này cho quý vị có một ít thông tin.

Thí dụ, ngày nay chúng ta đã tiến bộ những kiểu thức giao thông, như xe chạy nhanh và phản lực cơ, nhưng không có nghĩa là không còn nơi nào cho những chiếc xe đạp. Trong sự tiến triển giao thông của con người, chúng ta đã khởi đầu với những chiếc xe đơn giản, rồi mới tới những chiếc xe hơi, rồi đến máy bay và bây giờ chúng ta có hỏa tiển mặt trăng và v.v… Rồi thì sau này sẽ có những thứ gì đấy hơn cả hỏa tiển ngày nay; đừng nghĩ rằng chúng là sự sáng chế tối hậu của con người. Không có giới hạn cho tâm thức con người có thể phát triển xa như thế nào. Như ngày nay, mọi người có truyền hình, nhưng một vài thập niên trước đây, nếu quý vị diễn tả một máy truyền hình đến một người nào đấy, họ sẽ không tin một thứ như vậy là có thể hiện hữu. Hay ngày nay, trong những quốc gia phát triển, tối thiểu, nhiều người có xe hơi. Có lẻ vào thời gian nào đấy, tất cả những người này sẽ có phản lực cơ của riêng họ. Quý vị sẽ nói với tôi rằng điều ấy không thể có, nhưng tại sao không? Những thứ này là những hiện tượng vật chất và nếu tâm thức con người đưa nổ lực trong phương hướng như thế, những thứ như vậy có thể ngày càng bộc lộ rõ. Không có gì siêu nhiên; chỉ là chưa xãy ra mà thôi.

Cách nào đi nữa, những gì tôi đang nói chỉ như ở đây, với những thứ vật chất này, có những mức độ phát triển và những lối giải thích xưa kia đừng lẫn lộn với những thứ mới sau này, cũng thế với triết lý, giáo thuyết, quan điểm và phương pháp bao hàm trong giáo huấn thậm thâm của Đức Phật tất cả ở đấy cho sự phát triển tâm linh dần dần của bất cứ cá nhân con người nào và không xung đột cùng mâu thuẩn với nhau. Dĩ nhiên, nếu quý vị nghĩ rằng thế giới cảm giác vật chất mà chúng ta nhận thức là tất cả của sự tồn tại, và không có khả năng nào để đạt tới điều mà quý vị có thể tưởng tượng, rằng nó chỉ hoàn toàn là sự ức đoán tinh thần, điều ấy thật dại khờ.

Ngay cả người sáng chế ra hỏa tiển đã phải hình dung trong tâm thức của người ấy trước khi ông ta có thể chế tạo nên nó. Đầu tiên ông ta mơ tưởng về nó; rồi thì ông đặt những yếu tố vật chất với nhau cần thiết để sản xuất nó; rồi thì hỏa tiển xuất hiện. Không có cách nào ông ấy có thể sáng chế nên một hỏa tiển mà không tạo ra trong tâm thức ông trước. Thế thì quý vị có thể thấy, tất cả những sáng chế khác nhau hiện tại kết quả từ năng lực tâm thức của con người. Do vậy, đừng nghĩ rằng những giấc mơ không bao giờ trở thành hiện thực. Nó là có thể lắm chứ. Có lẻ bây giờ đã đủ. Một cách căn bản, Đại Thừa Phật Giáo chứa đựng nhiều phương pháp và kỷ năng và mỗi thứ một cần thiết cho sự phát triển tâm thức mỗi con người. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây, nhưng nếu quý vị có bất cứ câu hỏi nào, tôi sẽ vui vẻ cố gắng trả lời chúng.

HỎI:Tôi muốn hỏi một vài điều về tái sinh. Một số nhà huyền bí học tin rằng nếu thầy sinh ra ở một quốc gia phương Tây, thầy sinh ở đấy vì những bài học mà thầy được học ở phương Tây và tiếp tục một giáo huấn phương Đông là thoái bộ, bởi vì thầy đã từng ở phương Đông nhiều lần trước đây. Hiện tại, điều này có thể là một quan điểm buồn cười, nhưng một số người chấp chặc nó và tôi tự hỏi thầy nghĩ gì.

ĐÁP:Ồ, đấy là một câu hỏi hay – Tôi nghĩ! Vậy thì, sự kết luận của ông là gì? Rằng những ai sinh ra ở phương Tây là những con người tiến bộ và đối với họ học hỏi những triết lý phương Đông là thoái hóa trong thế giới thú vật? Đấy nó nghe dường thế ấy chứ gì. Nhưng đấy là một câu hỏi hay; một số người có thể nghĩ như thế. Và tôi đồng ý rằng có thể có một cố người nói rằng “tôi đã được nuôi dưỡng với lối sống Tây phương. Tôi không thể chịu đựng nó được nữa. Tôi sẽ đi về phương Đông.” Người này cũng là cực đoan, và sự chối bỏ phương Tây của ông ta và tiếp nhận những ý tưởng phương Đông trong cách này có thể được thấy như một sự trở lại thế giới loài vật.

Nhưng những người phương Tây khác có thể nghĩ, “Tôi đã có mọi thứ. Tôi là người học vấn đàng hoàng, tôi có vợ và gia đình, một nghề nghiệp tốt, một căn nhà, một chiếc xe, và hàng khối tiền, nhưng tôi vẫn không hài lòng. Khi tôi là một đứa bé, tôi nghĩ nếu có tất cả những thứ này tôi sẽ hạnh phúc, nhưng tôi vẫn không vui. Tiền bạc không là tất cả. Tôi cần hổ trợ tâm thức của tôi.” Ông ta biết toàn bộ kinh nghiệm phương Tây từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc nhưng ông vẫn không hài lòng và muốn học hỏi về tâm thức. Thế thì, ông ta đi đâu? Ông biết rằng những nhà tâm lý học Tây phương không thể giải thích tính bản nhiên của tâm thức và nó hoạt động như thế nào trong giây phút hiện tại. Nhưng ông ta cần sự hài lòng ngay bây giờ. Ông muốn có thể đối diện thế giới và giúp tâm thức ông ấy mà không có sợ hãi. Ông ta tìm kiếm chung quanh và đi đến kết luận rằng những phương pháp phương Đông của tư tưởng có thể hổ trợ ông hơn những thứ của phương Tây. Đi đến những người phương Đông trong cách này là một chương trình, không phải là một sự thoái bộ lại thế giới loài vật. Đối với một số người, điều ấy cần thiết. Do thế, tiếp nhận tư tưởng phương Đông có thể là tích cực cho một số người, trong khi đối với một số người khác có thể là tiêu cực.

HỎI:Những nhà khoa học nói rằng có những chúng sinh thông minh khắp vũ trụ. Có phải Trái Đất là nơi duy nhất mà con người có thể đạt được giác ngộ hay thầy có quan tâm rằng có những chúng sinh thông tuệ trên những hành tinh khác có thể đạt đến giác ngộ trong trình độ vật lý của chính họ không?

ĐÁP:Không phải chỉ trong thái dương hệ này mà quý vị có thể đạt được giác ngộ. Cả khoa học và Đức Thế Tôn đã từng diễn tả hàng tỉ tỉ thái dương hệ. Những gì Đức Thế Tôn đã diễn tả 2.500 năm trước đây và những nhà khoa học ngày nay đã khám phá đã gặp nhau một cách tuyệt vời.

HỎI:Thầy đã từng tái sinh chứ? Thầy có những đời sống tiền kiếp chứ?

ĐÁP:Vâng, dĩ nhiên. Tâm thức tôi – nhưng không phải thân thể này – đã đến từ những kiếp sống trước. Và tôi sẽ tiếp tục mãi mãi. Đời sống này sẽ trở thành quá khứ của đời sống tương lai của tôi. Không ai có thể làm dừng lại năng lượng của thần thức hay tâm thức. Do thế, tự giết mình không phải là giải pháp cho một đời sống khó khăn. Tốt hơn cứ đơn giản làm dịu lại và chờ cho cái chết đến vào đúng thời điểm của nó.

HỎI:Có phải Đạo Phật dạy về sự chấm dứt của một tâm thức đặc thù hay có phải sự chuyển tiếp tâm thức tiếp diễn mãi mãi?

ĐÁP:Một số loại tâm thức nào đấy có thể chấm dứt nhưng không có sự chấm dứt của tâm căn bản. Tâm thức từng thời khắc – những làn sóng trên đại dương – có thể dừng nhưng năng lượng đại dương tâm lưu truyền mãi mãi.

HỎI:Có phải đấy có nghĩa là thế giới và vũ trụ sẽ tiếp tục vô tận?

ĐÁP:Tôi nói đấy là tâm thức tiếp tục.

HỎI:Và ai là kẻ giữ cho bánh xe này lưu chuyển?

ĐÁP:Ai giữ bánh xe của tâm thức chuyển động? Năng lượng. Thí dụ, năng lượng của tâm thức quý vị của hôm qua tự động di chuyển đến tâm thức hôm nay của quý vị. Giống như thân thể vật lý của quý vị trong ấy khi thân thể chết đi, năng lượng của những nhân tố của nó tiếp tục hoạt động, mặc dù trong một hình thức khác.

HỎI:Có phải luôn luôn có cùng số lượng chúng sinh? Có phải luôn luôn có cùng số lượng?

ĐÁP:Trong thái dương hệ này, con số thay đổi. Đôi khi nhiều hơn, đôi khi ít hơn; trong thái dương hệ này, chúng sinh đến và đi.

HỎI:Có phải điều ấy có nghĩa là chúng ta có thể hiện thân trong một thái dương hệ khác?

ĐÁP:Vâng, chúng ta thể hiện vào trong những thế giới khác. Đôi khi chúng ta có thân thể hữu tướng; đôi khi thân thể chúng ta là vô tướng.

Nhưng bây giờ chúng ta phải dừng lại. Nếu quý vị có những câu hỏi khác, xin hãy nêu lên vào tối ngày mai và chúng ta có thể tranh luận với nhau sau đấy.

***

[1]Tantra nghĩa là tương tục Từ ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. Mật Điển Du-giàcó tên gọi là Trang Nghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật Điểngiải thích rằng giải thích rằng tantra là một sự tương tục được định nghĩa là sự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm thức này, mà với cấp độ phát khởi chúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều đó, chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm linh, cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của đạo pháp và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể đạt đến thể trạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế, sự tương tục này của tâm thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG-

Nguyên tác: Buddhism: Something For Everybody

Ẩn Tâm Lộ ngày 17/06/2011

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=139&chid=210

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2013(Xem: 12348)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 39762)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 29925)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 25576)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40944)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 10727)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
26/06/2013(Xem: 4701)
Éric Rommeluère là một nhà sư ngườiPháp sinh năm 1960, khởi sự tập thiền từ năm 1978 dưới sự hướng dẫn của thiềnsư Teisen Deshimaru. Một năm sau ông xin quy y và hai năm sau đó thì ông chínhthức xuất gia và thụ phong tỳ-kheo. Éric Rommeluère ngày nay đã trở thành một vịthiền sư rất năng động
26/05/2013(Xem: 7533)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
13/05/2013(Xem: 3802)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu. Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là “chiến tranh văn hóa”.
05/05/2013(Xem: 3979)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đềhiện đại” là một tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhàkhoa học nổi tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo.Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm đã dày công sưu tầm và phiên dịch các bài nghiên cứu đặcsắc và có giá trị nghiên cứu này, góp phần làm phong phú nền Phật học Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]