Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Nạn Đói Tại Verañjā

26/11/201320:42(Xem: 30437)
23. Nạn Đói Tại Verañjā
mot_cuoic_doi_tap_4

Nạn Đói Tại Verañjā


Mấy hôm sau thì tôn giả Sāriputta từ làng Nālaka trở lại. Đức Phật ân cần hỏi thăm tình hình gia đình, và được biết rằng, bà-la-môn Vaṅganta và phu nhân của ông là bà Rūpasārī vẫn bất động, không lay chuyển tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, tôn giả Sāriputta cũng có một thành công nhỏ là thuyết phục được các em, trai và gái, và ai cũng hứa, lúc thuận tiện, đủ duyên sẽ noi gương theo người anh trai tôn kính.

Mùa an cư diễn ra bình thường. Lâu lâu, đức Phật thuyết một thời pháp. Các buổi khác thì hai vị đại đệ tử thay phiên nhau giảng giải kệ ngôn, phân tích câu cú, ngữ nghĩa cho sáng tỏ để học chúng dễ tiếp cận, thấy pháp mà tu tập.

Được một tháng thì vật thực bắt đầu khó khăn do dịch bệnh và đói kém hoành hành. Bình bát của ai trở về cũng chỉ có vài củ sắn khoai đã mốc, teo tóp, cơm tấm siu, chua, gạo lứt còn lẫn vỏ, đôi khi chỉ là những hạt lúa lép. Trận đói lớn xẩy ra cả một vùng lớn rộng. Chính quyền phải mở kho, cứu đói cho dân nhưng cũng không thấm vào đâu. Đến lúc, họ phải phát cho dân những tấm thẻ để phân phối vật thực một cách chừng mực thì Đức Phật và chư tăng năm trăm vị lâm vào tình cảnh tồi tệ chưa từng có.

Ông bà-la-môn Udaya-Verañjā mời thỉnh an cư cũng không thấy trở lại, cũng chưa hề hộ độ được một bữa nào! Nghe nói, khi về nhà, đột ngột nhận được một chuyến làm ăn xa, khi đi, ông quên bẵng lời hứa của mình, cũng không kịp dặn lại vợ con và gia nhân.

Một số chư sư tuy chưa ta thán gì nhưng đã có tiếng thở vô thở ra, thở dài, thở ngắn. Những bước chân đi và về dường như đã không còn hơi sức. Ai cũng ốm, gầy trông thấy. Mấy hôm sau nữa thì ai cũng đói vàng mắt. Nhiều vị gan lì chỉ uống nước và hít thở khí trời, đặt hết thì giờ vào thiền định để qua cơn đói.

Bữa nào, hai vị đại đệ tử, Ānanda, Nanda, Rāhula, thị giả Meghiya... cũng tìm cách chăm lo bữa ăn cho đức Phật. Mà nào có gì? Một chiếc bánh chapati cũng không có. Một vá cơm hẩm cũng không có. Nếu là gạo lứt lẫn với thóc lép, họ để vào bát đá, đâm nhuyễn, thật nhuyễn, trộn nước rồi lọc nước ấy dâng cho đức Phật uống. Cũng qua được mấy ngày. Nhiều vị xin đức Phật di chuyển xa về phương nam, có nhiều thị trấn khá hơn, nhưng đức Phật mỉm cười, nói rằng:

- Đói thì có đói nhưng sẽ không có ai chết đâu, Như Lai biết rõ như vậy. Có đói chúng ta mới cảm thông với mọi người, với chúng sanh, mới biết rõ khi đói, người ta có thể làm tất cả những việc xấu ác trên đời, miễn là có cái gì đó đưa vào bụng! Cái quý nhất, cái bài học quý báu nhất của chúng ta, là tuy bụng đói nhưng tâm ta vẫn thanh tịnh, yên ổn, không có ác niệm nào khởi sanh lên được. Hãy dùng thiền định để nhiếp phục nó.

Được thêm mấy ngày nữa, tôn giả Mahā Moggallāna đến quỳ bên chân đức Phật, tâu rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Chư tăng, nhiều vị đã không thể chịu đựng được nữa rồi. Dân chúng cũng vậy. Đệ tử có khả năng, tay trái bốc chư tăng và mọi người, tay phải lật sâu khoảnh đất này lên, bên dưới có rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể cứu đói cho chư tăng cùng mọi người trong vùng.

- Không nên đâu, này Moggallāna! Cái gì cũng có nhân, duyên và quả của nó. Lật đất lên thì biết bao nhiêu sinh vật bị chết, ông biết rõ mà! Lại nữa, cả khoảnh rừng cây này, hồ suối, mương khe này, ông có thể phục hồi toàn bộ như cũ không? Vậy, không những rất nhiều sinh vật bị hy sinh mà một số cây cỏ cũng bị hy sinh nữa đấy!

- Hay là đức Thế Tôn cho phép một số tỳ-khưu có đầy đủ thắng trí cùng đệ tử đi trì bình khất thực tại Bắc Cu-Lu châu(1)?

- Cũng chưa cần thiết đâu, này Moggallāna!

Sau đó, hình như là pháp bắt đầu đến thử thách thêm nữa, vì chư tăng không những bị đói mà còn bị lạnh! Mưa dầm dề, mưa sụt sùi. Cốc liêu không có, gường không có, những tấm che thì đã lùng bùng, rách nát. Ai cũng chịu ướt, ướt rồi khô. Ngồi thiền phải tránh mưa góc này, góc khác...

Tuy vậy, khi nhìn vào sắc mặt an nhiên, bình lặng của đức Phật và chư vị trưởng lão, chư tỳ-khưu như được tiếp thêm sức mạnh để chịu đựng.

Hôm nọ, tôn giả Ānanda đi khất thực, phát giác một chuồng trại nuôi ngựa rộng lớn. Số là có một đoàn thương buôn với hàng hóa năm trăm cỗ xe từ Uttarāpatha xuống, vì trời mưa, nước sông dâng tràn bờ nên họ lập chuồng trại dừng chân ở đây mấy tháng, đợi hết mùa mưa.

Vị trưởng đoàn khách thương, khi trông thấy tướng hảo quang minh của tôn giả Ānanda, ông cứ chăm chú nhìn mãi. Sau khi đặt bát cúng dường, ngay chính vật thực của mình, ông tò mò thăm hỏi. Tôn giả Ānanda tình thật trả lời.

Cảm thông hoàn cảnh, ông ta nói:

- Dân chúng đói nên chúng tôi cũng không dám quá đầy đủ. Do chúng tôi làm ăn, nuôi sức ngựa đường xa nên có thể nhín một phần thức ăn, một pattha(1)của ngựa. Vậy nhờ tôn giả trở về thông báo cho chư tăng hay, là chúng tôi sẽ cúng dường vào mỗi buổi sáng. Riêng đức Tôn Sư thì tôi xin được soạn một phần vật thực riêng.

Hôm ấy, phần ăn của người chủ trại dâng cúng, đức Phật chỉ dùng một ít, phần còn lại, ai cũng nhường cho Rāhula. Sau đó, hóa ra thức ăn của ngựa cũng không đến nỗi nào. Nó có gạo, các loại đậu, đường cục nhưng lúa mạch là chính(2)nên ai cũng cố gắng chế biến để dùng, tuy khó ăn nhưng lại đủ dinh dưỡng. Riêng đức Phật thì người khách thương gởi dâng thêm bơ, sữa và mật các loại...

Chư tăng ai cũng nghĩ thầm trong bụng, chắc đức Thế Tôn biết rõ chuyện này nên ngài đã không cho chư tăng dời sang phương khác. Biết rõ chuyện ngài phải ăn gạo có trấu, thóc lép; biết rõ cả chuyện chư tăng sẽ thoát đói nhờ thức ăn của ngựa.

Ai cũng học được bài học quý báu về nhẫn nại và chịu đựng, dù thân đói, khổ vẫn không ảnh hưởng đến tâm tuệ của bậc xuất gia phạm hạnh.



(1)Có tứ đại châu (Mahādīpā): Bắc Cu Lu châu (Uttarakuru), Tây Ngưu Hóa châu (Aparagoyāna), Đông Thắng Thần châu (Pubbavideha), Nam Thiệm Bộ châu (Jambudīpa).

(1)Chừng bằng hai bàn tay bụm lại.

(2)Ngài Buddhaghosa giải thích rằng, lúa mạch này đã được tách vỏ trấu và đã được hấp chín.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11279)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài : Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn, Những vấn đề sáng tạo, . . .
09/04/2013(Xem: 7370)
Có thể nói đây là những bức ký họa chân dung các tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại. Nó đã lột tả được cái thần, cái cốt lõi của các tôn giáo -- một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và tinh tế.
09/04/2013(Xem: 6850)
Con người là gì? Ðó là câu hỏi không đơn giản mà bao đời nay các nhà triết học và khoa học khác nhau ra công tìm lời giải đáp và đã gây ra không ít sự tranh cãi vì bất đồng quan điểm.
09/04/2013(Xem: 5821)
Hàng nghìn năm trước, các ẩn sĩ tu tập theo nhũng trường phái khác nhau đã xem việc sống tách biệt với môi trường bên ngoài như là một phương cách để rèn luyện tâm thức nhằm đạt được sự hiểu biết sâu xa hơn về thế giới xung quanh.
09/04/2013(Xem: 5467)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.
09/04/2013(Xem: 5180)
Tác phẩm này được phát hành lần thứ nhất vào năm 1983 để kỷ niệm lần thứ 21 Ngày Lễ Thành Lập Hội Truyền Giáo Ðạo Phật. Hội đã thu thập và phổ biến một số bài vở được viết bằng một lối văn bình dị và khúc triết nói lên nhiều khía cạnh khác nhau của Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 5752)
(Pháp Thoại TT Thích Thái Hòa giảng cho hơn 300 trại sinh ngành nữ GĐPT Thừa Thiên, nhân ngày Hạnh 19/6/Giáp Thân, tức ngày 04/8/2004, tại Thiền Đường Trăng Rằm, Chùa Từ Hiếu Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Mãn Tuệ kính phiên tả).
09/04/2013(Xem: 11423)
Đạo Phật chú trọng ở điểm: thấy - nghe - suy nghĩ và hành trì. Thấy có chính xác mới hiểu đúng không lệch lạc, thiên kiến. Nghe có đúng thật mới không truyền đạt sai sự thật. Suy nghĩ có chín chắn có cân nhắc kỹ càng, phát ngôn mới đúng.
09/04/2013(Xem: 5161)
Chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tri thức. Sự chuyển đổi ấy sẽ làm thay đổi căn bản mối quan hệ tăng-tục từ gốc rễ, và điều đó thách thức Tăng già phải đi tìm giải pháp khả thi để gìn giữ sự hài hòa của giáo pháp.
09/04/2013(Xem: 5204)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]