Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Đoạn kết

31/07/201201:54(Xem: 8385)
12. Đoạn kết

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp

 

ĐOẠN KẾT

Bố thí là một việc dễ làm, song bố thí để tạo được phước thiện không phải là việc dễ, mà được phước thiện vô lượng lại càng khó hơn. Bố thí là một hành động từ thiện, một nghĩa cử hào hiệp đáng tán dương ca tụng, xét về mặt hình thức. Bố thí để tạo phước thiện không chỉ hình thức, mà chính là nội tâm, còn vật thí chỉ là một nhân duyênđể tạo nên phước thiện, không phải là phước thiện.

Vậy phước thiện là gì?

Phước thiện chính là thiện tâm.Trong thiện tâm (kusalacitta)hợp với nhiều tâm sở (cetasika), mỗi tâm sở có mỗi tính chất, trạng thái khác nhau, nhưng cùng chung một đối tượng với tâm.

Để tạo nên phước thiện bố thí, tác ý thiện tâm(kusalacetana)đóng vai trò chính, còn tất cả vật thílà nhân duyên phụ, cần phải nhờ đến người thọ thí,khi ấy mới thành tựu được phước thiện bố thí.

Bố thí mà không tạo được phước thiện, ngược lại tạo nên tội lỗi, trong những trường hợp như sau:

Thí chủ bố thí với tâm thammuốn cho người thọ thí thương yêu mình, nên bố thí những vật thí như: rượu, thuốc lá, thuốc phiện, ma túy, heroin, các chất say, v.v... những vật thí này làm cho người thọ thí phải phạm giới, mắc bệnh nghiện,phát sanh những chứng bệnh khó chữa trị... gây ra hậu quả tai hại cho người thọ thí trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai. Như vậy, sự bố thí với tâm thammuốn này không tạo được phước thiện, mà tạo nên tội lỗi thuộc về bất thiện nghiệp (ác nghiệp).

Người chủ tiệm lớn, nhìn thấy một người ăn mày ăn mặc bẩn thỉu đứng trước cửa tiệm, người chủ phát sanh tâm sân không hài lòng người ăn mày ấy, muốn xua đuổi y bằng cách đem tiền bạc, đồ vật bố thí để cho y đi nơi khác. Như vậy, sự bố thí với tâm sânnày, không tạo được phước thiện, mà tạo nên tội lỗi thuộc về bất thiện nghiệp (ác nghiệp).

Bố thí để tạo nên phước thiện, cần phải có những điều kiện như sau:

Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạchhoan hỉ trong việc bố thí để tế độ, giúp đỡ người, hoặc chúng sinh, với tâm từ hoặc tâm bi.

Vật thílà những vật hợp pháp, hợp luật đem lại sự lợi ích, an lạc cho người thọ thí, hoàn toàn không đem lại sự tác hại cho người thọ thí trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai.

Người thọ thí, nếu là người có giới đức trong sạch, có thiện pháp cao thượng, thì việc bố thí của thí chủ có được phước thiện vô lượng, có quả báu vô lượng trong kiếp hiện tại và vô lượng kiếp vị lai.

Nếu người thọ thí là người không có giới đức trong sạch, có ác pháp ô nhiễm, thì việc bố thí của thí chủ có được phước thiện không nhiều, có quả báu không nhiều trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai.

Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, có của cải đầy đủ, giàu sang phú quý... chắc chắn là do quả của phước thiện bố thí. Phước thiện bố thí cho quả báu trong kiếp sanh làm người được giàu sang phú quý, có nhiều của cải tài sản; cho quả báu trong kiếp hoá sanh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, có đầy đủ ngũ trần, hưởng sự an lạc tuyệt vời trong cõi trời ấy.

Dầu tái sanh làm súc sanh do ác nghiệp, song có một số loài súc sanh sống chung, gần gũi với con người, cũng hưởng được quả báu của phước thiện bố thí, như con chó, mèo, trâu, bò, ngựa, voi... được nuôi nấng chăm sóc tử tế, có chỗ ở đàng hoàng, có người săn sóc cẩn thận; thậm chí khi chúng mắc bệnh, có bác sĩ chữa trị.

Phước thiện bố thí có một năng lực đặc biệt là thí chủ có thể thành tâm hồi hướng phần phước thiện bố thí đến cho thân bằng quyến thuộc từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, đang sống trong cảnh đói khát, khổ cực, khi họ hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện bố thí của thân quyến hồi hướng đến cho họ, ngay khi ấy, họ được giải thoát khỏi kiếp sống khổ cực đói khát ấy, được tái sanh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong cõi trời ấy.

Như vậy, phước thiện bố thí không những đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài cho riêng mình, mà còn cho tất cả chúng sinh khác hoan hỷ, cũng được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài nữa.

"Phước thiện bố thí" chỉ có con người trong cõi Nam thiện bộ châu (trái đất chúng ta đang sống) có nhiều cơ hội thuận lợi để tạo nên phước thiện bố thí. Ngoài ra, còn các châu khác [Tây ngưu hoá châu, Bắc câu lưu châu, Đông thắng thần châu] và 30 cõi khác [10 cõi dục giới, 16 cõi trời sắc giới, 4 cõi trời vô sắc giới] không có cơ hội thuận lợi tạo nên phước thiện bố thí như:

- Con người trong 3 châu khác đang hưởng quả báu an lạc phước thiện của mình, nên không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.

- Chúng sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh) đang chịu quả khổ do ác nghiệp của mình, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.

- Chư thiên trong 6 cõi trời dục giới đang hưởng quả báu an lạc cõi trời do thiện nghiệp của mình đã tạo, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí. Chư thiên nào muốn tạo phước thiện bố thí, chư thiên ấy phải hiện xuống cõi người mới có cơ hội tạo phước thiện bố thí.

- Phạm thiên trong 16 cõi trời sắc giới và 4 cõi trời vô sắc giới đang hưởng quả báu an lạc trong bậc thiền sở đắc của mình, nên cũng không có cơ hội thuận lợi tạo phước thiện bố thí.

Con người cõi Nam thiện bộ châu này, có tính chất đặc biệt hơn tất cả mọi chúng sinh trong các cõi khác về 2 cực: cực thiện và cực ác.

1- Cực thiện:Con người trong cõi Nam thiện bộ châu siêu việt hơn các chúng sinh khác, là có khả năng chứng đắc thành bậc Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh tối thượng Thanh Văn, bậc Thánh đại Thanh Văn thuộc về siêu tam giới pháp.

Và có khả năng trở thành Đức Chuyển luân thánh vương, chứng đắc tất cả 5 bậc thiền sắc giới, 4 bậc thiền vô sắc giới, chứng đắc ngũ thông: thân túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông... thuộc về tam giới pháp.

2- Cực ác:Con người trong cõi Nam thiện bộ châu có thể tạo trọng ác nghiệp gọi là pañcānantariyakamma:ngũ vô gián ác nghiệp: là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm cho Đức Phật bầm máu, chia rẽ Tỳ khưu Tăng. Trọng ác nghiệp này chắc chắn cho quả tái sanh vào đại địa ngục Avīci chịu quả khổ suốt 1 antarakappa so với thời gian cõi người.

[Antarakappa: là khoảng thời gian tuổi thọ con người sống lâu tột đỉnh a tăng kỳ năm (số 1 đứng đầu theo sau 140 số không (0) = 10**140), từ đó giảm dần giảm dần còn lại 10 năm, rồi từ 10 năm tăng dần tăng dần đến a tăng kỳ năm; trải qua 1 chu kỳ thời gian như vậy, gọi là antarakappa]

Con người cõi Nam thiện bộ châu có khả năng biết rõ nhânkhông phải nhân;biết rõ sự lợisự bất lợi; biết rõ thiện nghiệp bất thiện nghiệp (ác nghiệp).

Biết rõ nhân và không phải nhân: Tất cả các pháp phát sanh đều do từ nhân, con người trong cõi Nam thiện bộ châu có khả năng tìm hiểu, khám phá biết rõ pháp này phát sanh do từ nhân này,không phải nhân khác. Nhân nào thì quả ấy, quả luôn luôn phát sanh từ nhân của nó.

Biết rõ sự lợi và sự bất lợi: Con người trong cõi Nam thiện bộ châu có khả năng hiểu biết rõ sự lợilà quả của thân hành thiện, khẩu nói thiện, ý nghĩ thiện; và sự bất lợilà quả của thân hành ác, khẩu nói ác, ý nghĩ ác.

Biết rõ thiện nghiệp và bất thiện nghiệp: Nghiệp có 3 loại: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Theo thật tánh pháp của mỗi loại nghiệp phân chia làm 2 loại: thiện nghiệp và bất thiện nghiệp (ác nghiệp).

Con người trong cõi Nam thiện bộ châu có khả năng biết rõ thiện nghiệplà tác ý thiện tâm hành thân thiện nghiệp: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; tác ý thiện tâm hành khẩu thiện nghiệp: không nói dối, không nói lời đâm thọc chia rẽ, không nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, không nói lời vô ích; tác ý thiện tâm hành ý thiện nghiệp: không tham lam, không thù hận, có chánh kiến... thuộc về thiện pháp. Có khả năng biết rõ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp, siêu tam giới thiện pháp.

Và có khả năng biết rõ bất thiện nghiệp(ác nghiệp) là tác ý bất thiện hành thân ác nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm; tác ý bất thiện hành khẩu ác nghiệp: nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, nói lời vô ích; tác ý bất thiện hành ý ác nghiệp: tham lam, thù hận, tà kiến... thuộc về bất thiện pháp (ác pháp).

Chúng ta đã là con người trong cõi Nam thiện bộ châu, mọi cơ hội thuận lợi đang có đối với chúng ta, chúng ta nên biếtchọn lấy cơ hội thuận lợi ấy để tạo nên mọi thiện pháp, để nâng đỡ chúng ta trở nên con người cao thượng. Thật vậy, chỉ có thiện phápmới có khả năng nâng đỡ chúng ta từ cõi dục giới lên cõi sắc giới do nhờ sắc giới thiện pháp, và cõi vô sắc giới do nhờ vô sắc giới thiện pháp; từ phàm nhân lên bậc Thánh nhân; từ quả Thánh bậc thấp lên quả Thánh bậc cao tột cùng do nhờ siêu tam giới thiện pháp. Phẩm giá thấp hoặc cao của mỗi con người căn cứ vào thiện pháp của người ấy, hoàn toàn không căn cứ nơi học vị bậc nào, nơi quyền cao chức trọng ... Vậy, chúng ta nên cố gắng tinh tấn tạo mọi thiện pháp, đó là điều thiết yếu nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Trong Phật giáo có đầy đủ 4 loại thiện pháp: dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp và đặc biệt có siêu tam giới thiện pháp đó là: 4 Thánh Đạo Tâm. Người Phật tử là bậc xuất gia cũng như hàng tại gia cư sĩ có khả năng chừng nào, có thể phát triển, tiến hóa đến chừng ấy, không bị hạn chế, có khả năng tiến hoá đến tột cùng A-ra-hán Thánh Đạo, A-ra-hán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Chúng ta nên có đức tintrong sạch nơi Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, và tin nghiệp và quả của nghiệp để làm nền tảng vững chắc cho mọi thiện pháp phát sanh và tăng trưởng.

Nếu có cơ hội thuận lợi bố thí,thì nên bố thí để tạo phước thiện.

Nên giữ gìn giớicho trong sạch, nghĩa là có tác ý thiện tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi tội ác, cố gắng thân hành thiện, khẩu hành thiện để làm nền tảng cho pháp hành thiện định, pháp hành thiền tuệ.

Nên tiến hành thiền địnhđể làm cho tâm được an tịnh, dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc giới, các bậc thiền vô sắc giới; được hưởng sự an lạc trong kiếp hiện tại, và tái sanh kiếp sau làm phạm thiên trên cõi trời sắc giới, hoặc vô sắc giới tuỳ theo bậc thiền sở đắc của mình, hưởng sự an lạc trong tầng trời ấy.

Nên tiến hành thiền tuệđể làm cho trí tuệ thiền tuệ phát sanh thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn. Cuối cùng đạt đến cứu cánh Niết Bàn giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Đó là mục đích tối thượng của những người Phật tử: bậc xuất gia và hàng tại gia cư sĩ.

Núi rừng Viên Không,
mùa hạ 2545
Tỳ khưu Hộ Pháp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5702)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 7433)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 3960)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 4410)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4674)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 5168)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 7713)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 7992)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
15/02/2012(Xem: 4696)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3655)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]