Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Súc Quyền

15/02/201223:20(Xem: 7983)
Quan Điểm Của Đạo Phật Đối Với Súc Quyền
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI SÚC QUYỀN
Ronald Epstein
Thích nữ Tịnh Quang dịch

Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990)

TIN TỨC

Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.

Khoảng mười lăm năm trước đây có một bài báo Associated Press với một tin nóng từ một làng chài phía bắc Nhật Bản. Nhiều người từ một tàu đánh cá đã bị cuốn xuống biển trong một cơn bão biển. Một trong những người phụ nữ đã được tìm thấy vẫn còn sống trên một bãi biển gần làng ba ngày sau đó. Lúc cô được tìm thấy thì một con rùa biển khổng lồ vừa lúc đã xuất hiện nhanh chóng và bơi ra khỏi bờ. Người phụ nữ nói rằng khi cô sắp chết đuối con rùa đã đến để giải cứu cô và đã mang cô trên lưng nó ba ngày và đưa cô đến nơi mà người ta phát hiện.

Trong tháng hai năm nay, cũng theo hãng tin AP, một người đàn ông mất tích trên biển đã được cứu bởi một con cá đuối gai độc khổng lồ: Một người đàn ông kể rằng ông được đưa đi 450 dặm trên lưng của một con cá đuối gai độc một cách an toàn sau khi thuyền bị lật úp cách đây ba tuần, một đài phát thanh ngày hôm qua đã tường trình.

Đài phát thanh Vanuatu đã nói rằng anh Lottie Stevens 18 tuổi đã vào được bờ hôm thứ Tư tại New Caladonia. Thuyền Stevens bị lật úp vào ngày 15 Tháng 1, trong khi anh và một người bạn trên một chuyến đi đánh cá. Người bạn đã chết và sau bốn ngày trôi nổi với thuyền bị lật, Stevens quyết định để cố gắng bơi đến bờ an toàn, Đài phát thanh Vanuatu tường trình. Vùng biển này có nhiều cá mập, nhưng một con cá đuối gai độc đã đến giải cứu Steven và mang ông trên lưng của nó trong 13 ngày đêm đến New Caladonia, đài phát thanh nói. (AP, San Francisco Chroncicle, 8 Tháng Hai 1990)

Giới Luật Căn Bản Của Phật Giáo

Không giống như truyền thống Do Thái-Kitô giáo, Phật giáo khẳng định sự hiệp nhất của tất cả chúng sinh, tất cả loài hữu tình đều bình đẳng Phật tính, và tất cả đều có tiềm năng để trở thành Phật, có nghĩa là, trở thành giác ngộ viên mãn. Trong số chúng sinh, không có công dân hạng hai. Theo giáo lý Phật, con người không có một vị trí đặc quyền, đặc biệt ở trên và vượt ra ngoài cõi sống. Thế giới không phải là một sáng tạo đặc biệt cho lợi ích và niềm vui riêng của con người. Hơn nữa, trong một số trường hợp theo nghiệp của họ, con người có thể được tái sinh làm người, và động vật có thể được tái sinh làm người. Trong Phật giáo, hầu hết sự hướng dẫn cơ bản nhất đối với hành vi là ahimsa-sự cấm chống lại việc mang đến tai hại và / hoặc cái chết cho bất kỳ chúng sinh. Tại sao người ta nên dừng lại việc sát hại? Đó là bởi vì tất cả chúng sinh có sự sống, chúng yêu cuộc sống của chúng và không muốn chết. Ngay cả một trong những sinh vật nhỏ nhất, con muỗi, khi nó tiếp cận để cắn bạn, nó sẽ bay đi nếu bạn thực hiện các chuyển động nhỏ. Tại sao nó bay đi? Bởi vì nó sợ cái chết. Nó nghĩ nếu nó uống máu của bạn, bạn sẽ tước mất cuộc sống của nó. . . . Chúng ta nên nuôi dưỡng tư tưởng từ bi. Khi chúng ta muốn sống, chúng ta không nên giết chết bất kỳ sự sống của sinh vật khác. Hơn nữa, nghiệp sát được hiểu như là gốc của mọi đau khổ và nguyên nhân cơ bản của bệnh tật và chiến tranh, và các động cơ của việc sát hại rõ ràng dồng nghĩa với ma quân. Lý tưởng cao nhất và phổ quát nhất của Phật giáo là hoạt động không ngừng để kết thúc vĩnh viễn đối với sự đau khổ của tất cả chúng sinh, không chỉ con người

VÍ DỤ

Đức Phật trong một tiền kiếp đã tái sinh làm một vua nai. Ngài hy sinh đời sống của mình cho con nai đang mang thai sắp sinh con. Trong một kiếp khác, Đức Phật đã hy sinh thân mạng của mình để nuôi một con hổ đói và hai đứa con của nó khi chúng nó đã bị mắc kẹt trong tuyết. Ngài cho rằng điều đó sẽ tốt hơn để cứu ba cuộc sống hơn là chỉ duy nhất chính mình. Đó là cách tốt hơn để đánh đổi cuộc sống của chính mình hơn là giết chết kẻ khác.

Giá trị liên hệ của cuộc sống conngười và giới luật

Câu hỏi:Nếu không phải là một trường hợp bị tấn công, thì tư tưởng sát hại có thể là được ngừng. Nhưng nếu một người bị tấn công, tự bảo vệ bằng vũ lực, và sau đó là ở trong điều kiện bị ép buộc vì tình trạng nguy hiểm sắp xảy ra, người ta nên làm gì sau đó?

Trả lời:Người ta nên cân nhắc trọng lực tương xứng của các sự lựa chọn thay thế. Nếu một ai đó muốn tước đi cuộc sống của một người, đầu tiên nên cân nhắc đối với việc giữ giới là quan trọng hơn hoặc lợi ích từ việc bảo tồn thân mạng của một người quan trọng hơn, và cho dù phạm giới tạo nên một sự thiệt hại hoặc sự nhượng bộ thân mạng tạo thành một sự mất mát.
Sau khi có sự phản ánh trong lối tư duy này người ta nhận ra rằng việc duy trì giới là hệ trọng và thân mạng của đương sự là không quan trọng. Nếu trong việc tránh nguy hiểm như vậy người ta chỉ có thể thành công trong việc bảo vệ mạng sống, rồi những lợi thế gì đạt được với cơ thể? Cơ thể này là đầm lầy của già yếu, tật bệnh và tử vong. Nó chắc chắn sẽ xấu đi và hư thối. Nhưng nếu, vì lợi ích của việc trì giới, người ta mất đi thân thể của mình, lợi ích của nó thì vô cùng tác dụng. Hơn nữa, người ta nên cân nhắc như vậy: "Từ quá khứ đến hiện tại, ta đã vô số lần mất đi thân mạng của mình. có khi ta đã đầu thai là một kẻ cướp ác độc, là một con chim, hoặc là một con thú. Nơi ta đã sống chỉ vì mưu cầu sự giàu có hoặc lợi ích hoặc tất cả các cách với mục đích bất chính. Bây giờ ta đã gặp phải [một tình huống mà ta có thể bị mất mát] bởi vì việc trì tịnh giới. Không tiếc thân thể và hy sinh đời sống của mình để giữ giới sẽ là một tỷ lần tốt hơn và [thực tế] không có gì so sánh hơn đối với việc bảo vệ bản thân mình đừng phạm những cấm giới ". Theo cách này người ta quyết định rằng nên hy sinh thân thể để bảo vệ sự toàn vẹn của các tịnh giới.

Con của người hàng thịt và giới sát

Ví dụ, có một vị Tu Đà Hoàn đã sinh ra trong gia đình hàng thịt. Khi ông ta đang trên ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành, dù ông ta được cho là nối nghiệp gia đình của mình, ông không thể giết thú vật. Cha và mẹ của ông cho ông một con dao và một con cừu và đẩy ông vào một căn phòng, và bảo rằng "Nếu mày không giết con cừu, chúng ta sẽ không cho phép mày đi ra khỏi phòng và nhìn thấy mặt trời hay mặt trăng hoặc có thực phẩm và nước uống để sống".
Người con trai tự nghĩ, "Nếu ta giết con cừu này, sau đó ta sẽ [bị ép buộc] theo đuổi nghề nghiệp này cả đời. Ta có thể phạm tội ác lớn này [chỉ đơn giản] là vì lợi ích của thân xác này". Rồi anh ta liền cầm dao tự sát. Người cha và mẹ đã mở cửa để xem xét. Con cừu vẫn đang đứng một bên trong khi người con trai đã chết. Vào lúc đó, khi ông tự sát, ông được sinh vào cõi trời. Nếu một ai giống như thế, thì điều này được cho là ‘bất tham’ [ngay cả thân mạng của mình] để bảo toàn tịnh giới.(Chuyển dịch và bản quyền bởi Dharmamitra)

Thực hành

I.Nghi thức phóng sanh là một sự thực hành của Phật giáo đối với việc giải cứu động vật, chim, cá ... cho đến việc giết mổ hoặc bị giam cầm thường xuyên. Chúng nó được giải thoát với một đời sống vật chất và tinh thần mới. Sự thể hiện minh họa rằng giáo lý căn bản Phật giáo là lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Một đệ tử của Đức Phật phải duy trì thiện tâm và sự thực tập tu luyện về việc cứu độ chúng sanh. Y nên suy nghĩ như sau: 'Tất cả người nam đã là cha ta và tất cả các phụ nữ đã là mẹ của ta. Không có một ai đã không sinh ta trong kiếp trước của ta, do đó tất cả chúng sinh trong sáu cõi là cha mẹ của ta. Vì vậy, khi một người giết chết và ăn thịt của các chúng sinh, y do đó tàn sát cha mẹ của mình. Hơn nữa, y giết chết một thân mạng đã một lần của chính y, vì tất cả các nguyên tố đất và nước trước kia phục vụ như là một phần của cơ thể của ta và tất cả các nguyên tố lửa và gió đã phục vụ như là những chất cơ bản của ta. Vì vậy, ta phải luôn trau dồi sự tu tập của mình về việc giải thoát và trong mỗi kiếp sống luôn luôn tuân hành giáo Pháp và những lời giảng dạy khác để giải thoát mình và kẻ khác. 'Bất cứ khi nào một vị Bồ tát thấy có người chuẩn bị giết một con vật, y nên nghĩ ra một phương pháp thiện xảo để cứu hộ và bảo vệ nó, giải thoát khỏi sự đau khổ và khốn kiếp... (Kinh Phạm Võng I 162)
Ở Trung Quốc, nghi lễ phóng sanh rất là phổ biến và đã tiếp tục cho đến ngày nay. Nó cũng được thực hành tại chùa Vạn Phật Thành ở Hoa Kỳ và tại các trung tâm Phật giáo khác.

II. Ăn chay
Tất cả chúng sinh- người hoặc thú vật, Thích sống và sợ chết
Đều sợ nhất về lò mỗ
Với những lát thịt và chặt băm thành từng mảnh.
Thay vì tàn bạo và ác độc,
Tại sao không dừng sát hại và thương yêu cuộc sống?
(Trân quý cuộc sống, I, 83

Trong Phật giáo sự tôn trọng chế độ ăn uống chay tịnh hoàn toàn là một lẽ tự nhiên và hợp lý của giới điều đạo đức chống lại việc tước đoạt cuộc sống của mọi loài. Giới Bồ tát là một đặc trưng rõ ràng cấm việc ăn thực phẩm từ động vật.

Sinh viên: "... khi bạn ăn một bát cơm, bạn lấy đi sinh mạng của tất cả các hạt gạo, trong khi ăn thịt bạn chỉ lấy đi cuộc sống chỉ có một con vật."

[Hòa Thượng] Thạc sĩ Hua trả lời: "Thực tế, Trên cơ thể một con vật có hàng trăm ngàn, triệu sinh vật nhỏ. Những sinh vật này là những phần nhỏ của những gì một khi đã là một thú vật. Linh thức của một con người lúc chết có thể chia thành nhiều loài động vật. Một người có thể trở thành mười con thú vật.. Đó là lý do tại sao động vật là thật ngu ngốc. Linh thức của một con vật có thể phân tán và trở thành, trong sự phân chia nhỏ nhất của nó, một sinh vật hoặc cây thực vật. Các cảm xúc của cây cỏ, sau đó, là những gì được tách ra từ linh thức của con vật khi nó phân tán vào lúc chết. Mặc dù mãnh lực đời sống của nhiều thực vật có thể xuất hiện khá lớn, nó không phải có tác động to lớn như một động vật đơn thuần hoặc một miếng thịt, Ví dụ, như cơm: hàng chục tỉ hạt cơm không chứa nhiều sanh mạng bằng một miếng thịt. Nếu bạn mở Ngũ nhãn bạn có thể biết điều này trong nháy mắt. Nếu bạn không mở mắt của bạn, người ta cố gắng giải thích cho bạn như thế nào không quan trọng, bạn sẽ không hiểu. Nó được giải thích như thế nào không còn là vấn đề, bạn sẽ không tin điều đó, bởi vì bạn không phải là một cây thực vật!

"Một ví dụ khác là những con muỗi. Hàng triệu con muỗi trên núi này có thể đơn giản là linh thức của một người đã đầu thai thành tất cả loài hút máu. Nó không phải là trường hợp mà một linh thức con người biến thành một con muỗi. Một người có thể biến thành vô số con muỗi.

Vào lúc chết những thay đổi tự nhiên, linh thức phân tán, và những phần nhỏ nhất trở thành các thực vật. Như vậy, có một sự khác biệt giữa việc ăn thực vật và ăn loài vật. Hơn thế nữa, thực vật có cuộc sống rất ngắn ngủi. Ví dụ, cỏ được sinh ra vào mùa xuân và chết trong vòng vài tháng. Loài vật thì sống một thời gian dài. Nếu bạn không giết chúng, chúng sẽ sống trong nhiều năm. Cây lúa, dù có đầy đủ điều kiện, chỉ sống một thời gian ngắn. Và như vậy, nếu bạn thực sự nhìn vào nó, có nhiều yếu tố để xem xét, và ngay cả khoa học cũng không cho việc ăn thịt là đúng "(Buddha Root Farm, 64).

Ngài Mahakashyapa hỏi Đức Phật, "Tại sao Như lai không cho phép ăn thịt? Đức Phật trả lời: "Bởi vì ăn thịt là cắt đứt hạt giống đại từ bi." (Trân quý cuộc sống, II 5)

Súc Quyền hiện tại phát xuất từ quan điểm Phật giáo

Mặc dù những sự hướng dẫn sau đây dành cho quyền lợi súc vật nhưng rõ ràng phát xuất từ cơ bản giáo lý Phật giáo dù chúng không có nghĩa là dành riêng cho Phật tử. Hy vọng của tôi đối với hội nghị này là có nhiều người tham gia, bất kể những quan điểm tôn giáo khác, hết lòng cứu xét đến chúng trong công việc tương lai của mình đối với súc quyền.

1) Chúng ta nên giảm bớt sự sợ hãi, ghét bỏ, và ý muốn báo thù bằng cách tra tấn và giết chết động vật.

2) Chúng ta không nên là nạn nhân với những cảm xúc tiêu cực, bạo lực, chúng gây nên vấn đề. Giải pháp thực sự đến từ sự thay đổi tâm người chứ không phải từ việc tạo ra sự đối đầu và va chạm.

3) Chúng ta không nên giới hạn lòng từ bi của chúng ta đối với động vật và những người cùng chung chí hướng, và mở rộng lòng từ cho tất cả chúng sinh, ngay cả khi chúng ta cảm thấy rằng một vài điều rõ ràng là sai. Lòng từ bi cần phải là cơ sở của tất cả các tương tác của chúng ta với những người khác, bất kể quan điểm và hành động của họ trong phạm vi đối với quyền động vật.

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang

Xem thêm bản dịch của Vạn Phật Thánh Thành: ● MỘT QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ QUYỀN CỦA LOÀI VẬT GS. Ronald Epstein



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5697)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 7431)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 3958)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 4400)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4668)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 5161)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 7705)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 4689)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3647)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
15/02/2012(Xem: 4082)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]