Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm tạ xứ Đức.

09/04/201314:14(Xem: 10477)
Cảm tạ xứ Đức.

Cảm tạ xứ Đức

Thích Như Điển

Phật lịch 2546 - 2002

Trung tâm văn hóa xã hội Phật Giáo Việt Nam

---o0o---

LỜI VÀO SÁCH

Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức". Trong mùa an cư kiết hạ nầy tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm để sau đó còn cho dịch ra tiếng Đức, nhằm cho người Đức cũng có thể xem và hiểu nhiều hơn về một dân tộc ở rất xa hơn nửa vòng trái đất; nhưng tại quê hương nầy đã cưu mang họ hơn 25 năm nay trong bàn tay từ ái đón nhận những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đến tạm dung, sinh sống tại xứ Đức nầy.

Tôi không biết có ai đã viết một tác phẩm như thế chưa để tạ ơn nước Đức; nhưng riêng tôi phải có bổn phận phải viết một tác phẩm như thế nhằm để cảm ơn chính quyền và nhân dân Đức đã đón nhận mình cũng như người tỵ nạn Việt Nam trong suốt 25 năm qua và cho tới hôm nay vẫn còn tiếp tục đón nhận dưới nhiều hình thức khác nhau như: tỵ nạn chính trị, đoàn tụ gia đình, kết hôn hoặc những trường hợp nhân đạo khác.

Tôi đến Đức vào ngày 22 tháng 4 năm 1977. Tính đến tháng 4 năm 2002 là đúng 25 năm. Có nghĩa là một phần tư thế kỷ. Trong một phần tư thế kỷ đó cá nhân tôi và người tỵ nạn Việt Nam đã làm gì được cho mình và cho quê hương đất nước nầy và sẽ còn ở lại đây bao lâu. Hoặc giả phải làm gì khi quê mẹ cần đến v.v... Đây là những câu hỏi mà phần trả lời dĩ nhiên là có nhiều lối giải thích khác nhau; nhưng tất cả cũng chỉ với một tấm lòng là: Cảm tạ nước Đức.

Chúng tôi là những người Việt Nam mà cũng là những người Phật Tử, do đó tứ trọng ân, tức bốn ân nặng trong đời không được phép quên. Đó là ơn quốc gia nơi mình sinh sống. Thứ hai là công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Kế đến là ơn Thầy Tổ dạy bảo cho mình trở nên người hữu dụng cho Đời cho Đạo và ơn thứ tư là ơn xã hội đã giúp đỡ mình thành người. Đứng từ tư tưởng nầy người Phật Tử Việt Nam dầu sống bất cứ nơi đâu, hay ở bất cứ chốn nào trên quả địa cầu nầy cũng đều phải có bổn phận cả; chứ không phải chỉ có bổn phận riêng đối với nước Đức nầy mà thôi.

Từ những năm đầu của thế kỷ thứ nhất đến thứ 13 người Việt Nam chúng tôi chỉ biết có người Trung Quốc. Sau đó có dịp tiếp xúc với người Mông Cổ, người Nhật. Rồi đến thế kỷ thứ 16 các nhà truyền giáo Âu Châu đã đến Việt Nam, mà có lẽ trong ấy không có người Đức. Đến thế kỷ thứ 19, 20 người Pháp đã đô hộ nước Việt Nam gần 100 năm; nên người Việt Nam đa phần biết về nước Pháp nhiều hơn; chứ ít đề cập đến nước Đức. Ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam cho đến năm 1975 vẫn còn nhiều hơn, mặc dầu người Mỹ cũng đã có mặt tại quê hương chúng tôi từ sau năm 1954; nghĩa là sau ngày 20 tháng 7 năm ấy đất nước Việt Nam bị chia đôi tại sông Bến Hải qua Hiệp Định Genève. Miền Nam Việt Nam theo chính thể Cộng Hòa và Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 người Cộng Sản miền Bắc đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Do vậy đã có hơn 2 triệu người ra đi tìm tự do từ đó đến nay và con số nầy cho đến hôm nay vẫn còn tiếp tục.

Nước Đức cũng bị chia đôi như thế; nhưng quý vị đã thống nhất trong hòa bình vào năm 1989. Tuy số người chết khi bức tường ô nhục Bá Linh đã ngự trị giữa hai lãnh thổ Đông và Tây Đức; nhưng không nhiều như những người Việt Nam bị chết chìm trong biển Đông, trên rừng sâu của Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Trung Quốc trong khi họ ra đi tìm tự do, mà những người chết không được thống kê chính xác ấy có thể lên đến hơn 500.000 người.

Trước năm 1954 có lẽ rất ít người Việt Nam ở Đức. Nếu có, chỉ là những người Việt Nam đi lính cho Pháp và sang ở Đức trong thời gian chiến tranh đệ nhị thế chiến (1939-1945) mà thôi. Trong thời gian từ năm 1964 đến năm 1975 đã có ít nhất là 2.000 sinh viên Việt Nam đến từ miền Nam du học tại Tây Đức; đồng thời phía bên Đông Đức số sinh viên từ miền Bắc Việt Nam đến du học tại Đông Đức cũng không phải là ít. Tôi không biết được rõ ràng ai là người đầu tiên đến Tây Đức nầy và Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa thiết lập tại Bonn vào năm tháng nào cũng không rõ; nhưng nếu có được một sử liệu rõ ràng thì con số người Vi��t Nam ở Đức cũng như học hành của thập niên 50 và 60 chắc không hơn 100 người. Cho đến giữa thập niên 70 con số sinh viên Việt Nam tại Tây Đức đã hơn 2.000 người và kể từ sau năm 1975 đến nay (2002) con số thay đổi trên dưới 100.000 người đang định cư, hội nhập, lập gia đình, học hành tại xứ nầy. Do vậy có nhiều vấn đề để phải đề cập đến. Ví dụ như người Việt Nam hiểu về nước Đức như thế nào? Văn hóa ngôn ngữ của họ ra sao? Trước khi đi tỵ nạn có ai chọn cho mình là sẽ đến Đức không?

Riêng tôi cũng đến Đức; nhưng không phải bằng con đường đi tỵ nạn chính trị, mà là tỵ nạn với lý do Tôn Giáo tại Việt Nam bị đàn áp và cũng phải ra đi khỏi Việt Nam sau năm 1975 mà ra đi du học vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 để đến Nhật Bản. Như vậy tôi cũng đã chẳng có nhân duyên đối với quê hương sinh ra mình suốt hơn 30 năm qua, mà ngày ra đi, lên phi cơ tại phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn tôi đã chẳng nghĩ rằng phải lưu lạc đến Âu Châu và đặc biệt tại xứ Đức nầy từ năm 1977 đến nay vậy.

Không biết người Đức chạy trốn chế độ độc tài của Hitler sau đệ nhị thế chiến để đến Mỹ, Canada, Úc Châu hay một xứ xa xôi của Nam Mỹ nào đó có ai nghĩ rằng: Tại sao mình phải bỏ nước ra đi và đến định cư ở những xứ ấy có nghĩ rằng một ngày nào đó mình phải trở về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình không? hay vấn đề ngôn ngữ, phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của xứ sở tại đã làm cho họ rất khó khăn khi tái hội nhập lại với xứ sở của mình? Đây là một câu hỏi mà chỉ có những người Đức định cư tại ngoại quốc mới có thể trả lời được; chứ người Đức lâu nay sinh sống tại xứ Đức nầy thì không có kinh nghiệm bằng.

Sau khi nước Đức chia đôi, một phần lớn người Đức vẫn còn sinh sống tại Đông Âu như Nga Sô, Tiệp Khắc, Ba Lan v.v... và ngay cả người Đức bên Đông Đức cũng muốn về phía Tây Đức để sinh sống. Người ta tìm về quê hương ấy. Vì lẽ tại Tây Đức có tự do hơn những xứ Cộng Sản Đông Âu lúc bây giờ. Cũng như thế đó, sau 1954 có một triệu người từ miền Bắc Việt Nam di cư vào miền Nam Việt Nam, chứ hầu như không có người miền Nam nào di cư ra miền Bắc để sinh sống ngoại trừ những tù binh hoặc lính tráng. Tại Đức cũng thế, rất nhiều người Đức từ phía Đông sang phía Tây để tỵ nạn lập nghiệp; chứ có rất ít những người Đức từ phía Tây sang phía Đông để tỵ nạn khi chế độ Cộng Sản Đông Đức trước năm 1989 còn tồn tại.

Còn những người Đức ra đi khỏi nước Đức từ năm 1945 cho đến nay có bao nhiêu người trở lại để sinh sống tại quê hương nầy thì tôi không rõ; nhưng đa phần những người Đức mà tôi có dịp gặp họ tại Mỹ, Canada hay Úc thì họ đã chọn những nơi đó làm quê hương, chứ họ không trở lại Đức để sinh sống nữa. Vì lẽ những quốc gia ấy có tương lai cho con cái họ hơn và dĩ nhiên là giàu có, tự do phát triển hơn nước Đức trong hiện tại; mặc dầu đối với Âu Châu nầy nước Đức đang là một cường quốc về kỹ nghệ sản xuất nhiều ngành nghề. Tại sao như vậy? Đây là một câu hỏi mà ở những chương sau chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng hơn. Khi nói về người Đức, chúng tôi lại có cơ hội để so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Việt Nam đã ở trên quê hương nầy hơn 25 năm rồi, để thấy ra điểm tương đồng và điểm dị biệt, để từ đó chúng ta có cái nhìn hiểu biết, thông cảm nhau hơn. Nếu không, người Việt Nam sẽ nhìn người Đức dưới dạng khác và người Đức cũng không thể hiểu người Việt Nam là gì cả. Nếu có cũng chỉ là những câu hỏi xã giao thôi, chứ không đi sâu vào nội dung của câu chuyện được.

Nhiều người Nhật, nhất là những người đàn bà khi bước chân ra khỏi Nhật, họ ở định cư tại Mỹ hay Âu Châu. Vì nhiều lý do khác nhau; nhưng lý do quan trọng có thể là họ đi tìm cái tự do và bình đẳng trong quan hệ Nam Nữ mà ở quê hương họ không có. Nếu là người Nhật, mà chấp nhận ở Nhật, có nghĩa là họ chịu theo truyền thống, chứ không sửa đổi, thì đối với những người nầy họ không có mục đích để đi xa, cũng như không ít một số người Đức cũng có quan niệm như vậy. Cho nên họ nhìn những người ngoại quốc sống trên quê hương nầy với những sự phê phán không nương tay mà họ không biết rằng ngày nay tất cả hoàn cầu của chúng ta đều đập chung một nhịp thở của môi sinh, chứ không còn cảnh ai khôn thì sống, ai dại thì phải chết đâu.

Hai mươi lăm năm qua chúng tôi đã bước đi những bước chân dài ngắn khác nhau trên quê hương nầy, chúng tôi phải biết cảm ơn quốc gia nầy đã cho chúng tôi những đặc ân ấy. Chúng tôi hít thở được không khí tự do ở xứ Đức nầy chúng tôi phải biết cảm ơn chính phủ cũng như nhân dân Đức đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tỵ nạn Việt Nam đến từ Á Châu không có cùng một huyết thống, một ngôn ngữ, một tập quán, một màu da, mà chỉ đã có chung một mục đích là tìm cầu 2 chữ tự do mà thôi. Chúng tôi có được một đời sống yên ổn tại nơi đây phải cảm ơn xã hội Đức nầy đã cưu mang cho chúng tôi từ người già đến người trẻ có một cuộc sống ổn định, không vất vả với miếng cơm manh áo như tại quê hương mình. Đồng thời chúng tôi phải cảm ơn sự giáo dục của nước Đức. Từ đó đến nay suốt hơn 25 năm qua con em của người Việt Nam đã học tại các trường Trung Học, Đại Học, trường dạy nghề v.v... đã ra trường và đang đóng góp trí tuệ, dĩ nhiên là chỉ phần nhỏ thôi, so với số người trí thức tại đây; nhưng điều ấy đã nói lên được điều: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" là vậy. Tục ngữ Việt Nam đã nói lên được vấn đề ơn nghĩa nầy. Hận thù nên bỏ qua; nhưng nhơn nghĩa phải đáp đền. Do vậy khi ăn được trái cây ngon, phải biết rằng có người trồng cây, bón phân, tưới nước mới có được kết quả đó. Nước ta uống được hôm nay đâu phải tự nhiên mà có, phải có sự bắt đầu từ non cao, từ công lao của những người đào giếng. Cũng như thế ấy, cái tự do mà xứ Đức đã có được của ngày hôm nay phải qua bao nhiêu đời Thủ Tướng Adenauer, Willy Brant v.v... hiệp lực với nhân dân Đức mới có được, chứ đâu phải một sớm một chiều mà dân Đức mới phá thủng được bức tường để bỏ phiếu bằng chân qua xứ tự do nầy. Quý vị khác chúng tôi là từ xứ áp bức sang xứ tự do; còn chúng tôi thống nhất mà cộng sản đã cưỡng bức tự do, cho nên người Việt Nam chúng tôi đã ra đi tìm tự do từ năm 1975 cho đến nay hơn 2 triệu người sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Phải nói một câu dễ hiểu là nếu không có chế độ cộng sản trên quê hương Việt Nam thì người Việt Nam đã không bỏ nước ra đi. Họ phải ở lại sinh sống trên quê hương họ, như người Đức không thể chịu đựng chế độ độc tài Nazis nên đã phải rời quê hương thế thôi. Nếu không có chế độ ấy, họ đã phải ở lại quê hương nầy rồi.

Đặc biệt trong quyển sách nầy tôi sẽ dành riêng một chương để nói về sự liên hệ với Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức từ năm 1979 đến nay; nhằm cảm ơn sự trợ giúp to lớn của chính quyền Liên Bang cho vấn đề hội nhập của người tỵ nạn Việt Nam tại Đức, đồng thời chính phủ cũng đã hỗ trợ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Chi Bộ Đức Quốc, cũng như Hội Phật Tử Việt Nan Tỵ Nạn tại đây từ đó liên tục cho đến bây giờ (2002) và hy vọng vẫn còn tiếp tục nhiều năm tới nữa.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 1978 Niệm Phật Đường Viên Giác đã được thành lập tại thành phố Hannover và ngày 2 tháng 4 năm 1988 chúng tôi đã làm lễ kỷ niệm 10 năm tại chùa Viên Giác ở đường Eichelkampstr. có mời cả khách Việt và Đức tham dự. Lẽ ra ngày 2 tháng 4 năm 2003 chúng tôi sẽ làm lễ kỷ niệm 25 năm chùa Viên Giác tại đường Karlsruherstr. nầy; nhưng sẽ để trễ hơn 2 tháng, lễ ấy sẽ cử hành vào cuối tháng 6 năm 2003; nhằm kỷ niệm Chùa và Báo Viên Giác tròn 25 tuổi. Trong sách nầy tôi cũng sẽ dành một chương để nói về sự trưởng thành của Chùa cũng như Báo Viên Giác sau 10 năm, rồi 25 năm; nhằm cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền Đức đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Đức nói riêng và Người Tỵ Nạn Việt Nam nói chung tại đây.

Con người có thói quen là hay quên cái cũ và cố tìm tòi cái mới để học hỏi. Thế nhưng nếu không có cái cũ thì cái mới sẽ không xuất hiện và chẳng tồn tại. Do vậy mà viết thành một quyển sách để tri ân là bổn phận của những người đã đi qua, nhằm giao phó cho thế hệ tương lai một trách nhiệm, mà trách nhiệm tương lai ấy chắc chắn phải cần đến nền móng của quá khứ mà hình thành.

Thông thường thì người lớn tuổi học cái mới rất khó nhớ, mà những cái gì thuộc về quá khứ thì chúng liên tục hiện về. Trong khi đó giới trẻ thì nghịch lại, những gì mới thì họ đua đòi, học hỏi, thích hợp nhanh. Còn những gì thuộc về quá khứ thì họ ít quan tâm đến. Tuy nhiên đến một lúc nào đó họ cũng phải già phải chết; lúc ấy họ cũng sẽ làm những nhiệm vụ như những bậc đàn anh của họ đã làm và thế hệ nầy cũng sẽ lui về quá khứ. Vì thế tôi vẫn thường hay nói: mỗi một thế hệ của chúng ta cũng chỉ có thể làm được một nhịp cầu nối từ quá khứ đến hiện tại mà thôi; chứ tuyệt nhiên nhịp cầu của quá khứ đó không thể bắc thẳng đến tương lai được. Nếu cố bắc, sẽ hụt hẫng ngay. Vì lẽ những tư lương của quá khứ không thể trang trải hết cho hiện tại và cả tương lai được.

Từng năm rồi từng năm. Mỗi năm như thế có một kỷ niệm khác nhau. Vì thời gian và sự kiện khác biệt nhau. Ví dụ như năm 2002 nầy tôi viết quyển sách nầy để tạ ơn nước Đức. Vì lẽ tôi đã đến đây đúng 25 năm (22.4.1977 - 22.4.2002) và sang năm 2003 sẽ kỷ niệm 25 năm thành Chùa và Báo Viên Giác, vì lẽ Chùa Viên Giác được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1978, đến ngày 2.4.2003 là 25 năm và Báo Viên Giác số 1 bộ cũ ra ngày 1 tháng 1 năm 1979 và đến cuối năm 2003 cũng đúng 25 năm; nên chúng tôi đã chọn kỷ niệm 25 năm của 2 sự kiện quan trọng nầy vào cuối tháng 6 năm 2003. Rồi năm 1978 Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức được thành lập, sau đó là Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức thành lập vào năm 1979. Tất cả những sự kiện ấy sẽ hòa chung cùng một nhịp để hân hoan đón mừng về thành quả và sự tồn tại của những sự kiện trong suốt 25 năm qua.

Mỗi năm chùa Viên Giác tại Hannover đều có an cư kiết hạ 3 tháng như thế, kể từ sau lễ Phật Đản đến lễ Vu Lan. Đây là cơ hội để chư Tăng Ni thúc liễm thân tâm, tu hành giới đức; nhằm củng cố nội tâm và duy trì sự truyền thừa mạng mạch của chư Phật và chư Tổ suốt mấy ngàn năm qua. Ngày nay tuy ở ngoại quốc; nhưng Tăng Ni viên hành trì được như thế, không phải là điều dễ thực hiện. Vì hoàn cảnh chung quanh tại Âu Mỹ rất phức tạp; tuy nhiên Tăng Ni phải khắc phục để có được những cơ hội tu học miên mật nầy. Mỗi ngày trong 90 ngày ấy mỗi người đều có từ 4 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ hành trì nơi Phật điện như tụng kinh, lễ Phật, ngồi thiền, kinh hành, niệm Phật, trì chú v.v... Ngoài ra có nhiều vị còn dậy sớm hơn để tu riêng cho chính mình. Đó là những thời khóa công cộng. Ngoài ra mỗi ngày còn phải học một tiếng rưỡi đồng hồ cũng như làm việc từ 3 đến 4 tiếng nữa. Như thế cả ngày 24 tiếng đồng hồ, chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ đã sử dụng hơn 12 tiếng cho việc tu học rồi. Điều ấy rất đáng trân quý và mong rằng mãi cho đến các thế hệ mai sau đều luôn luôn tiếp tục được những việc truyền thừa như thế.

Kể từ cuối năm 1995 Đại chúng chùa Viên Giác đã bắt đầu lạy kinh Đại Bát Niết Bàn. Mỗi chữ mỗi lạy và cho đến nay (2002) đã lạy được 500 trang sách chữ nhỏ li ti. Cứ mỗi đêm như thế lạy chừng 300 lạy. Có đêm nhiều hơn, có đêm ít hơn, do theo nhịp điệu của người đánh khánh nhanh hay chậm. Như vậy trung bình 500 trang sách là 100.000 lạy. Nếu lạy hết bộ kinh nầy có lẽ cũng trên 400.000 lạy, có nghĩa là 400.000 chữ trong kinh. Bộ kinh Pháp Hoa hơn 70.000 chữ, chúng tôi cũng đã lạy mỗi chữ kinh mỗi lạy trong vòng hơn 5 năm và Vạn Phật kinh cũng như Tam Thiên Phật kinh cũng thế. Kể từ năm 1984 đến nay chùa Viên Giác tại Hannover trong 3 tháng an cư kiết hạ đều hành trì như thế. Đây là công phu tu hành miên mật của Tăng Ni và Phật Tử vậy. Nếu không làm gì cả, để thời gian trôi qua, rồi cũng luống công vô tích sự. Nếu cố gắng mỗi đêm chỉ lạy 1 trang kinh và 90 đêm của một năm hay 540 đêm của 6 năm. Đúng ra phải lạy gần 200.000 lạy mới phải; nhưng còn phải lo cho những cuối tuần Thọ Bát Quan Trai hoặc những khóa tu khác nữa; nên chỉ còn lại quá bán của 540 ngày ấy, để thực hiện 100.000 lạy; quả là điều vi diệu vô cùng.

Có nhiều người bảo tại sao Phật sự tại chùa Viên Giác phát triển mạnh mẽ như thế? Câu trả lời rất đơn giản. Vì ở đây có nhiều người dụng công, nhiều người tu học, nhiều người hành trì Phật Pháp nên chư Thiên và chư vị Bồ Tát cũng như chư Phật gia hộ sai khiến nhắc nhở mọi người nên hướng về đó để hộ trì. Chỉ đơn giản thế thôi. Chùa Viên Giác sẽ chẳng hưng thịnh nữa khi chư Tăng Ni chểnh mảng việc tu học và nghiêm trì giới luật thì điều ấy xảy ra ngược lại những gì đã thành tựu như xưa nay.

Mỗi ngày tôi có được một số thời giờ rảnh sau lúc tụng kinh công phu khuya buổi sáng; nên tôi đã chắp bút tạo thành những tác phẩm lâu nay. Nếu không có những mùa an cư như thế, khó mà thực hiện được. Thời kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng rất quan trọng. Do vậy kể từ khi xuất gia học đạo (1964) đến nay gần 40 năm tôi đã chưa bỏ một buổi tụng nào, ngoại trừ những khi bịnh hoạn; nhưng suốt gần 40 năm qua số ngày bịnh chưa ra khỏi 10 ngón tay. Nếu đi Phật sự nơi đâu, tôi cũng cố gắng hành trì; nếu trái giờ giấc, hoặc tại tư gia không có bàn thờ Phật thì đó là điều ngoài ý muốn. Thần chú Thủ Lăng Nghiêm rất quan trọng; nếu mỗi người tu nào chểnh mảng ắt sẽ không chiến thắng được chính mình khi ma chướng ập đến.

Tại chùa Viên Giác trong hiện tại có hơn 20 Tăng Ni đang tu học và hơn 10 người làm công quả, 4 người làm việc văn phòng: có như thế công việc mới chạy được. Tôi chịu ơn tất cả mọi người. Vì nếu không có chúng Tăng, tôi sẽ không có nơi để gởi gắm lòng mình mà thực hiện hạnh từ bi. Nếu không có Phật Tử công quả hộ trì, tôi sẽ không có cơ hội để trang trải sự lợi tha ở nhiều khía cạnh. Tất cả những ơn đức ấy đều nằm trong ơn chúng sanh và ơn xã hội. Ngay cả như tác phẩm nầy được thành tựu là do mọi bàn tay, mọi khối óc tạo thành; trong ấy có sự tài trợ về tài chánh của Bộ Nội Vụ Đức, đặc biệt là cơ quan truyền thông và văn hóa đã hỗ trợ để tác phẩm thứ 34 nầy của tôi được thành tựu. Rồi đánh máy, trang trí, sửa bài, dịch sang tiếng Đức v.v... cả là những công việc cần phải có nhiều thời gian cũng như thiện chí. Nếu không có những trợ duyên ấy, chắc chắn tác phẩm nầy cũng chẳng hoàn thành.

Xin chắp tay cảm tạ thâm ân của chính phủ Đức, của nhân dân Đức, của những người Phật Tử Việt Nam tại Đức đã hỗ trợ cho tôi, cho chùa Viên Giác và Báo Viên Giác trong suốt 25 năm qua. Nếu không có những trợ duyên nầy, tôi kể như kẻ ra khơi không có phương tiện.

Xin cảm tạ thâm ân đó.

Tác giả THÍCH NHƯ ĐIỂN

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2021(Xem: 16847)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 12295)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 5131)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
26/06/2021(Xem: 9849)
LỜI ĐẦU SÁCH Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành. Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.
07/05/2021(Xem: 21254)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14670)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 24458)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
29/04/2020(Xem: 5240)
Xưa nay trên lịch sử loài người, chưa có nhà cách mạng nào đại tài như Đức Phật Thích Ca. Ngài đã thành công vẻ vang trên đường cách mạng bản thân, cách mạng xã hội và cách mạng tư tưởng để giải phóng con người thoát ách nô lệ của Bà La Môn thống trị. Đường lối và phương thức cách mạng của Ngài không giống những nhà cách mạng khác, có thể nói đi trước thời đại và cũng là tiên phong cho những phong trào cách mạng về sau. Sự cách mạng của Ngài khởi điểm tại Ấn Độ, khởi đầu bằng sự thành đạo nơi gốc Bồ đề, sau bốn mươi chín ngày nhập định, tìm ra lối thoát và lẽ sống cho chúng sanh.
23/04/2020(Xem: 5767)
Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.
21/04/2020(Xem: 6793)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]