Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Ý nghĩa và vai trò của lễ bái

18/07/201213:45(Xem: 3902)
Chương 8: Ý nghĩa và vai trò của lễ bái
PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương 8
Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA LỄ BÁI

Tại sao lại có các nghi thức lễ bái trong Phật Giáo? Người Phật Tử,hay ít ra là đối với một Phật Tử Tây Phương thì có nên tránh các việc lễ báihay không?

lelay2-contentSự suy tư và chiêm nghiệm trong PhậtGiáo là nhằm vào chủ đích giúp khơi động lòng từ bi, sự kính trọng và lòng biếtơn, đấy cũng là những gì thật thiết yếu trong phép thiền định mà nhiều người (Tây Phương)đều biết và thường xuyên mang ra luyện tập. Thế nhưng phần đông lại chẳng cómột chút kiến thức nào về vai trò của lễ bái trong Phật Giáo (tác giả muốn nóilà hầu hết các người Tây Phương theo Phật Giáo đều chú tâm vào việc luyện tậpthiền định và không chú ý tìm hiểu vai trò của lễ bái).

Càng coi thường việc lễ bái baonhiêu thì chúng ta lại càng mù tịt bấy nhiêu về giá trị của nó. Những ai từng đãtham dự các buổi lễ lạc thì dường như thường hay có cảm giác rằng đấy là những thứgiả tạo. Thế rồi chúng ta cứ ước mong sao cho Phật giáo bỏbớt đi những hình thức trừu tượng ấy.

Do đó chúng ta cũng nên tìm hiểu sâuxa hơn về cái cảm tính e ngại trên đây hầu có thể hiểu được nó một cách tườngtận hơn.

Tại các quốc gia Tây Phương ngày naythì mối tương quan thiêng liêng đó (giữa lễ bái và tôn giáo) dần dần đã mất đi cái ýnghĩa của nó (tạiPháp hiện chỉ còn 4.50% dân chúng đến nhà thờ). Tuy thế cũng khôngcó nghĩa là trong thế giới Tây Phương mối dây thiêng liêng ấy đã hoàn toàn bịcắt đứt. Các tác phẩm nghệ thuật cũng như các cảnh vật thiên nhiên vẫn còn gây đượcnhiều tác động trong lòng một số người và điều ấy đã chứng tỏ một cách hùng hồnlà mối dây thiêng liêng trên đây không hề mất hẳn. Thật vậy chúng ta đều cảmthấy là đôi khi mình cũng phải cần đến một vài phút giây thư giãn, tự do và cởimở nào đó trước thực tại – chẳng hạn như những lúc ngắm nhìn một tác phẩm hộihọa hay tản bộ trên bãi biển. Trong những giây phút ấy một cảm giác thanh thản dângtràn trong lòng mình.

Thế nhưng mối dây thiêng liêng đókhông còn phải là một thứ độc quyền của các tôn giáo nữa, và đối với phần đôngchúng ta thì đúng ra đấy chỉ là một cách mà các tôn giáo lợi dụng để tạo ảnhhưởng và củng cố quyền lực, hơn là giúp cho con người tìm thấy cội nguồn của sựsống. Do đó đối với chúng ta (người Tây Phương)các nghi thức lễ lạc đã trởthành những thứ xiềng xích còn sót lại từ những thời đại xa xưa, mà ngày nay đãhoàn toàn lỗi thời. Đấy là những gì được xem như mê tín dị đoan hay là nhữngthứ dụng cụ dùng để thống trị và cần phải được loại bỏ.

Thật ra thì xu hướng trên đây còn cómột lý do khác nữa.

Thời đại của chúng ta ngày nay khôngcòn tin vào các thứ nghi thức lễ bái, huyền thoại, các loại biểu tượng hay cácthứ biểu hiệu, mà chỉ nhìn vào tính cách minh bạch của sự thuần lý – dù khônghề ý thức được các khía cạnh cứng nhắc của sự minh bạch đó. Trong thời buổi nàychúng ta chỉ muốn gỡ bỏ các tấm màn u mê của huyền thoại và nhất mực cho rằngnghi lễ chẳng có ích lợi gì cả. Đối với thế hệ chúng ta thì cái thế giới chỉbiết tôn thờ sự hiệu quả này chỉ có thể trở nên toàn vẹn khi nào những ray rứt vềý nghĩa của sự hiện hữu đã hoàn toàn bị loại bỏ, và tất cả mọi sinh hoạt đều nhấtloạt phải được đặt dưới sự chi phối của các tiêu chuẩn thiết lập bởi các nguyêntắc hiệu quả.

Thế nhưng mục đích của các nghi thứclễ bái lại là để mang con người trở về với cội nguồn của họ, nhằm cắt đứt mốidây trần thế và xóa bỏ các thói tục thường tình – tức có nghĩa là những gì vô-hiệu-quả.Nếu nhìn dưới khía cạnh đó thì bất cứ một hình thức lễ bái nào cũng đều giữđược một chút thi vị trong từng khoảnh khắc thời gian nhằm giúp chúng ta tìm thấymột chút ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của mình và để mang lại cho sự sống ấy mộtkhía cạnh sâu sắc hơn.

Chính vì mục đích đó mà nhiều ngườitheo Phật Giáo đã tạo được cho mình một cuộc sống luôn hòa nhịp một cách thật hàihòa với các nghi thức lễ bái, đôi khi các nghi thức ấy cũng chỉ là những gìthật đơn giản (chẳnghạn như thắp một nén hương lên bàn thờ Phật, hay đánh một tiếng chuông vào buổisáng). Trước hết đấy là cách giúp họ biết chú tâm hơn vào cái đẹp trongcon người họ và của thế giới này và để nối kết họ với cội nguồn của họ.

Thế nhưng nếu muốn tìm thấy cái ýnghĩa sâu xa ấy của nghi lễ thì quả thật khá khó cho những người Tây Phươngchúng ta. Bởi vì không phải chỉ biết thực thi các nghi thức lễ bái là đủ mà cònphải ý thức được ý nghĩa của chúng trong nếp sống thường nhật và hình dung rađược cái ý nghĩa ấy trong từng giây phút một.

Ý nghĩa của lễ báitrong Phật Giáo

Lễ bái là một tổng hợp gồm một số hànhđộng biểu trưng cho một sự hài hòa giữa các hành vi, ngôn từ và sự chú tâm củachúng ta. Trong sự hài hòa ấy mỗi cử chỉ đều phát lộ được sự thiết tha, một thểdạng thật ý thức và trọn vẹn, và mỗi ngôn từ thì đều giữ được sự tinh khiết.Chúng ta không thể bảo đấy là một thứ gì độc đáo, duy nhất hay biểu trưng chomột sự thông minh nào cả – mà thật ra đấy chỉ đơn giản là những gì hiện hữu đúngnhư thế.

Nếu muốn cho nghi thức lễ bái đạtđược ý nghĩa ấy thì nó phải đi đôi với một phép tu tập thật chính xác và trang nghiêm.Thiền học Zen khai triển các phép nghi lễ đẹp một cách phi thường, thí dụ nhưtrà đạo chẳng hạn. Trà được đưa vào Nhật vào thế kỷ thứ XII và chỉ được xem nhưlà một dược thảo. Mãi bốn thế kỷ sau thì việc uống trà mới được một vị thiền sưlà Thiên Lợi Hưu (Rikyu) biến thành một nghệ thuật và một phép tu tập hẳn hoi,bằng cách đưa ra một số nghi thức chính xác, và nhất là làm phát lộ được thitính trong các nghi thức ấy.

Đối với bất cứ một nghi thức lễ báinào, thân xác phải hòa nhập với từng ngôn từ khi thốt lên – có nghĩa là mỗi cửchỉ phải phù hợp với từng lời nói. Tất cả đều hòa nhập với nhau để trở thànhmột nếp sinh hoạt đồng nhất.

Sự suy tư và lý luận mang tính cáchphân tích sẽ tuyệt nhiên không còn cần đến nữa. Điều quan trọng hơn hết chính làsự chính xác và nghiêm túc trong từng cử chỉ. Không cần phải tìm cách để sángtạo ra thêm một thứ gì nữa cả mà chỉ cần đơn giản thực thi những gì cần nên làm.

Do đó vai trò của nghi thức trướchết là giúp chúng ta hòa nhập với một thứ quy củ nào đó nhằm giúp chúng ta biết đặt chân trênmặt đất này và đồng thời kết nối với cái bao la của toàn thể vũ trụ, và giúpcho tất cả mọi người chung quanh cũng được hưởng lây cái bầu không khí đó.

Đối với thế giới Tây Phương thì nghilễ không nhất thiết phải mang tính cách tôn giáo. Thí dụ như đi nghe một buổihòa nhạc cũng có thể giúp chúng ta nhận thấy được ý nghĩa sâu xa và đích thật củanghi lễ là gì. Chúng ta bước vào nhà hát và ngồi xuống. Các nhạc công bước vào sauvà bắt đầu chơi nhạc. Tiếng nhạc mang lại cho chúng ta một sự thích thú nào đó.Chúng ta có cảm giác như trút bỏ được những gì luôn đè nặng trong cuộc sống củamình. Chúng ta vỗ tay thật nồng nhiệt để khen thưởng và cám ơn họ.

Lễ bái cũng có một chủ đích tương tựnhư thế. Đấy là những gì thật đơn giản, không hề bắt chúng ta phải suy nghĩ rắcrối, thế nhưng lại có thể giúp chúng ta tìm thấy được sự tự do luôn bị che lấp vàbị đè nặng bởi mọi thứ hiểm nguy và lo lắng, bởi sự mất mát và những nỗi kinhhoàng trong cuộc sống.

Theo quan điểm của Phật Giáo thì mụcđích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật, cái bầu khônggian ấy rộng mở và ấm áp biết bao, đấy chính là sự thật trong từng khoảnh khắcmà chúng ta không mấy khi nhận thấy được. Phật Giáo là một tín ngưỡng vô thần vìthế nên việc lễ bái dù cho có tạo ra được một sự cảm ứng trực tiếp và thật sựnào với Đức Phật hay không thì cũng chẳng quan hệ gì cho lắm. Vì thế mỗi khi suytư về Đức Phật, về Chúa Giê-Xu hay chỉ là một cọng cỏ – thì điều quan trọng hơnhết lại chính là tâm hồn mình, sự mở rộng của con tim và nhịp thở của chínhmình.

Vào thời kỳ khởi nguyên của Phật Giáo tạiẤn Độ, các nghi thức lễ bái chủ yếu nhất chỉ liên quan đến các kiến trúc biểutrưng cho tâm linh của Đức Phật gọi là stupa(tức là các bảotháp). Bảo tháp được xây dựng khắp mọi nơi tại Á Châu. Nghi thức lễbái thì đơn giản chỉ là cách đi quanh các kiến trúc đó theo chiều kim đồng hồ. Bêntrong các kiến trúc ấy thường thì cũng chẳng có phòng ốc gì cả. Cách đi quanh cácbảo tháp thì gọi là diễn hành (circumambulation – diễn hành chung quanh một biểu tượngmang tính cách tôn giáo). Cách bước đi thật trang nghiêm và sự chútâm vào từng động tác của cơ thể giúp mình hoà nhập với sự hiện diện của ĐứcPhật. Việc đi chung quanh một kiến trúc – chẳng hạn như một bảo tháp trongtrường hợp trên đây và trục của bảo tháp là biểu tượng của sự nối kết giữa trờivà đất – chỉ là một hình thức tượngtrưng mang tính cách rất phổ quát, thí dụ như trường hợp các vị giáo sĩ (druide / druid)trong các bộ tộc bán khai (của Âu Châu vào thời cổ đại)đi quanh các gốccây hay các con suối.

Theodòng lịch sử các nghi thức lễ bái ngày càng trở nên phức tạp hơn, và các nghithức đó thì được dựa vào các thói tục sẵn có của người Ấn khi hầu tiếp một vị thượngkhách. Lời mời được chuyển đến vị thượng khách nhằm tỏ bày niềm hân hoan củamình nếu được người này viếng thăm, sau đó là cách hầu tiếp người này, việc tặngquà hoặc thông thường hơn thì mời một bữa cơm, sau hết là đưa tiễn người nàyvới tất cả sự tôn kính tương xứng với cấp bậc của người ấy. Cũng thế thay vìtiếp rước một nhân vật nào đó thì chúng ta mở rộng tâm hồn mình để đón nhận ĐứcPhật – xem Đức Phật như một vị khách quý. Chúng ta lập bàn thờ, đặt lên một bátnước ướp hoa thơm và một ít lễ vật. Sau đó thì chúng ta cũng có thể xướng lênnhững lời tán tụng Đức Phật. Đấy là cách tạo ra một bầu không gian mở rộng và manglại những phút giây biểu dương cho một sự sinh động nào đó.

Thậthết sức đáng tiếc là chúng ta thường quên rằng lễ lạc và các nghi thức lễ báicũng có thể giúp giải thoát được tâm thức mình, mà nghĩ rằng chỉ có phép thiềnđịnh và sự học hỏi (Đạo Pháp)mới có thể thực hiện được việc ấy. Dùsao thì nếu chỉ biết thực thi nghi lễ như một thói quen mà không ý thức được ýnghĩa là gì thì cũng chỉ hoài công mà thôi. Khi nào hội nhập được với nghi lễ vàhiểu được đấy là gì thì khi đó nghi lễ mới có thể trở thành một sự trợ lực lớnlao được.

Mỗikhi đứng ra thuyết giảng thì không mấy khi tôi quan tâm đến việc thực thi cácnghi thức lễ bái đúng theo truyền thống(tức các nghi thức tụng niệm trước khi thuyết giảng, và cũngxin mạn phép ghi chú thêm là tác giả tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng và rất tíchcực trong việc hoằng Pháp, và ông cũng là chủ tịch và sáng lập viên của mộthiệp hội Phật Giáo)mà chỉ nhất thiết chú trọng và đề cập đến việcthực hành thiền định. Đấy là cách đơn giản ngồi xuống và không cần đến một hìnhthức màu mè nào khác. Không để cho bất cứ một thứ gì trở nên dư thừa. Chỉ cầnhội nhập trực tiếp với cái thể dạng trần trụi nhất nơi con người của chính mình– và cả với những gì đang kềm kẹp nó và giam hãm nó. Có nghĩa là chỉ cần đón nhậncái đẹp hiển hiện ra trong hiện tại.

Thếnhưng ngoài những lúc phải giảng dạy ra thì lúc nào tôi cũng để cho các nghithức lễ bái chi phối nếp sống của tôi qua từng hành động của tôi. Thiết nghĩ đôikhi chúng ta cũng nên thực thi lễ bái, thế nhưng phải luôn chú tâm làm phát lộđược ý nghĩa của nó và để sống với nó một cách hoàn toàn ý thức.

Tại sao nên lập bànthờ Phật?

Một trong các lý do chính yếu khiếnchúng ta không thích việc lễ bái và không lập bàn thờ Phật là ý nghĩ cho rằngvật chất không liên hệ gì với tâm linh.

Phật Giáo không hề chủ trương phânbiệt giữa vật chất và tinh thần, giữa thân xác và tâm thức mà chỉ khuyên chúngta phải loại bỏ mọi sự bám víu và các thứ gò bó khác, và luôn phải mở rộng contim của mình. Nào có gì khác lại có thể tỏ ra thiết thực hơn thế được! Tuynhiên điều ấy chỉ có thể thực hiện qua những kinh nghiệm cảm nhận trong cuộc sốngthường nhật mà thôi (có nghĩa là cần đến sự chi phối của các nghi thức lễ bái trongcuộc sống của mình).

Tất cả chúng ta đều cất giữ trongnhà một vài tấm ảnh của cha mẹ hay con cái mình, một vài cái lọ con con kỷ niệmcác chuyến du lịch trước đây của mình. Thật thế tâm trí chúng ta nào có đủ sứcđể ghi nhớ hết được hình ảnh của những người thân yêu và các kỷ niệm của nhữngchuyến du ngoạn trước đây. Phải chăng vì thế mà chúng ta thường hay trang trínhà cửa với các vật gợi lại cho mình các kỷ niệm xưa?

Các vật ấy giữ một vai trò rất lớntrong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta. Lắm khi chúng ta đã phải dồn hếttâm trí mình vào việc chọn lựa các vật thân thiết nhất với mình.

Thế thì tại sao chúng ta lại khôngbiết ghép thêm vào cuộc sống của mình một chút gì đó mang tính cách thiêngliêng hơn như thế ? Chẳng hạn như một vài vật có thể nhắc nhở chúng ta tưởng nhớđến Đức Phật ? (tác giả muốn ám chỉ nên lập một bàn thờ Phật hay bày mộtpho tượng Phật trong nhà).

Cúng dường cũng là một cách để bàytỏ sự quý mến của mình đối với Đấng Giác Ngộ, nói lên mối quan tâm của mình luônphải nhớ đến Đức Phật.

Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một mốihiểm nguy nào đó mà Phật Giáo không phải là đương nhiên có thể tránh khỏi được: đấy là cách làm biến dạng cái khía cạnh thi vị trên đây khiến nó trở thành một mớ quy tắc cứngnhắc, và nếu lỡ mà vi phạm vào đấy thì phải gánh chịu những điều «bấthạnh». Đấy chỉ là một thứ đạo đức dựa vào các tiêu chuẩn mang tính cáchbổn phận và mê tín. Cúng dường Đức Phật không phải là cách giúp mình tránh khỏinhững gì bất hạnh, hay là để chứng tỏ mình là một Phật Tử gương mẫu, mà đúnghơn đấy là hành động giúp mình mở rộng con tim và tâm thức của chính mình.

Chẳng hạn như khi ta tặng một món quàcho một người bạn thì đấy cũng có nghĩa là lòng thiện cảm của mình đối với bạnphải quan trọng hơn là giá trị của món quà. Chúng ta tìm thấy một sự vui thíchnào đó qua cử chỉ hiến dâng. Cũng thế, hành động cúng dường mang nhiều ý nghĩanội tâm hơn là giá trị của vật hiến dâng – cái ý nghĩa nội tâm ấy biểu trưngcho lòng biết ơn, sự tự tin và lòng kính mến của mình.

Tại sao chúng ta nêncúng dường các ảnh tượng biểu thị Đức Phật?

Câu trả lời thật hết sức đơn giản,đấy là vì chúng ta thường hay quên bẵng đi sự hiện diện của Đức Phật, của tìnhthương yêu và sự trìu mến. Chính vì thế mà chúng ta cần phải phát lộ một hành độngthiết thực nào đó giúp chúng ta hội nhập với cái bầu không gian rộng mở ấy.

Tuy nhiên sau đây là cách giải thíchthông thường hơn. Nhiều học phái chủ trương nếu muốn đạt được Giác Ngộ thì mộtmặt phải khai mở tâm thức mình (trí tuệ)và con tim mình (từ bi)và một mặt thì phải tạo ra cáccảnh huống thuận lợi (đạo đức). Đấy là sự kết hợp giữa trí tuệ và đạođức. Thiền định và học hỏi (Đạo Pháp)giúp chúng ta đạt được khía cạnh thứnhất (trí tuệ).Hành động sẽ mang lại khía cạnh thứ hai (đạo đức). Cử chỉ dâng lên Đức Phật một cánh hoadù chỉ mang tính cách tượng trưng đi nữa thế nhưng đấy chính là cách tốt nhấtđể gợi lên sự hiện diện của Đức Phật.

Khía cạnh thứ nhất (trí tuệ)mang tính cách tối thượng, khía cạnh thứ hai (đạo đức)mang tính cách tương đối.Phật Giáo chủ trương hai khía cạnh ấy luôn phải đi đôi với nhau.

Tất cả các nghi lễđó có phải là những hình thức tôn thờ hình tượng hay không?

Các tôn giáo dựa vào Kinh Thánh đánhgiá Phật Giáo như là một tôn giáo tôn thờ hình tượng.

Thế nhưng tôn thờ hình tượng làgì? Đấy là cách làm cho sự tuyệt đối ngưng đọng lại trong các hình tượng giúpchúng ta chế ngự được nó và tiếp cận được nó, và đồng thời cảm nhận được mộttình thương yêu buộc mình vào các hình tượng ấy. Đối với các tôn giáo dựa vào KinhThánh thì đấy là cách giúp đạt được sự hiện thực của Trời vượt lên trên tất cảcác hình thức biểu thị của con người.

Tuy nhiên Phật giáo cũng nhất thiết đốinghịch lại một cách triệt để đối với bất cứ một hình thức tôn thờ hình tượngnào. Thật thế, cũng giống như các tôn giáo khác dựa vào Kinh Thánh, Phật Giáo cũngbác bỏ cách làm cho sự tuyệt đối phải bị khô cứng, thế nhưng Phật Giáo lại sửdụng một phương cách khác hơn. Chẳng những Phật Giáo bác bỏ bất cứ một hìnhthức xác định nào về một sự tuyệt đốibất động sau khi đã thu nhỏ để biến nó trở thành những hình tượng biểu thị, màhơn nữa Phật Giáo còn xem đấy là những gì sai lầm và ảo giác. Đối với PhậtGiáo, khái niệm về một vị Trời mang hình tướng con người là một cách thu hẹp sựtuyệt đối, một hình thức tôn thờ hình tượng. Và dù cho Phật Giáo có chủ trươngtôn vinh hình tượng đi nữa, thì PhậtGiáo cũng ý thức được rằng đấy chỉ là cách giúp tiếp nhận được một cách cụ thể kinhnghiệm cảm nhận của chính mình đối với Đức Phật, tức là những gì không thể môtả được bằng ngôn từ.

Chủ trương một tín ngưỡng Phật Giáotinh khiết, hoàn toàn duy lý và phi-lễ-bái chỉ là một chuyện giả tưởng của thếgiới Tây Phương. Nếu nghĩ rằng cần phải thanh lọc để loại bỏ ra khỏi cuộc đờicủa Đức Phật tất cả những gì mang tính cách huyền thoại để viết lại một tiểu sửduy lý hơn, thì đấy sẽ là cách loại bỏ ra khỏi Phật Giáo tính cách phức tạp củacác kinh sách giáo lý, và đấy cũng chính là cách không nhìn thấy được tầm quantrọng của các nghi thức lễ bái trong việc tu tập. Đấy là cách làm khô cạn dòngmáu của Phật Giáo.

Tại sao lễ bái lạirất giống với thi phú?

Tại Trung Quốc dưới thời nhà Đường (518-907),người ta thấy phát sinh một khuynh hướng xem cảm hứng trong thi phú và trựcgiác phát sinh từ kinh nghiệm cảm nhận của một người hành thiền rất gần vớinhau. Thi hào Li Tche-yi trong một bức thư viết cho bạn có một câu nhưsau: «Không có sự khác biệt nào giữa con đường của Đức Phật và thiphú ; sự giác ngộ nơi đầu ngọn bút lông cũng chẳng khác gì với sự Giác Ngộcủa Đức Phật».

Bước sang thời đại nhà Tống (960-1279),chủ trương nêu cao tầm quan trọng của mối tương quan trên đây (giữa thi phú và những cảm nhận khi hành thiền)đã đạt được một cấp bậc thật cao, và chủ trương này cũng đã được truyền sangNhật Bản vào thế kỷ XII. Thiền học Zen dựa vào một số phương pháp thật uyên bácđã nâng những gì mà chúng ta gọi là «thi phú» lên một vị thế thậtquan trọng. Theo chủ trương đó thi phú không những chỉ là một sự «thựchiện» hay một sự «sáng tạo» mà còn là con đường giúp bước vàosự tĩnh lặng. Hầu hết các hành động của con người đều có thể hướng vào conđường mang lại sự hoàn thiện, hay là một phép tu tập giúp cho tâm thức bừngtỉnh dậy trong ta nhằm giúp nó trực thoại với chính nó, tương tự như vô-hình cấtlên tiếng hát với vô-hình.

Thiền học Zen sáng tạo ra một conđường, hay đúng hơn là một thứ nghi lễ nhằm hướng dẫn hầu hết các hành động củacon người: chẳng hạn như cắm một cành hoa vào bình hay rót một tách trà.Thật thế, trà đạo là một phương tiện đơn giản thế nhưng đã nêu lên được thế nàolà đạo đức Phật Giáo. Sự chú tâm vào cách sử dụng các dụng cụ (pha trà)và vào từng cử chỉ sẽ làm phát lộ được mối tương quan với toàn thế giới, và đồngthời thì toàn thể thế giới cũng tiếp tay để ca ngợi sự tương quan ấy (ý thức được sựtương quan với toàn thể thế giới là một phương tiện giúp phát lộ lòng từ bi).

Người hầu trà chú tâm vào việc phatrà thế nhưng cùng lúc cũng hoà đồng nhịp thở và các động tác của mình với nhịpthở và động tác của các vị khách đang ngồi trước mặt. Nguời hầu trà dùng mộtchiếc khăn lụa để lau chiếc lọ sứ đựng trà và cái thìa múc trà bằng tre. Chínhxác trong từng cử động một. Sau đó thì dùng một cái gáo nhỏ bằng tre để múcnước sôi trong ấm và rót vào một cái bát. Nước trong bát được dùng để rửa một túmchổi tre và sau khi rửa xong thì túm chổi tre cũng được kiểm tra lại cẩn thận.Nước trong bát được đổ đi và bát thì được lau sạch bằng một chiếc khăn ẩm bằng chỉgai.

Tiếng nước sủi tăm trong ấm reo lên khekhẽ. Người hầu trà cho bột trà vào bát (trà đạo sử dụng trà đã xay nhuyễn thành bột),rót nước nóng vào, dùng túm chổi tre để khuấy cho tan đều, sau đó lại thêm vàomột ít nước nữa, lại tiếp tục khuấy đều và sau khi khuấy xong thì mời ngườikhách thứ nhất.

Thoạt nhìn thì nghi lễ ấy có vẻ thậtđơn giản và tự nhiên, thế nhưng thật ra thì lại vô cùng tinh tế và phải mất nhiềunăm để học hỏi và thực tập. Mỗi giai đoạn của phép trà đạo đều được quy địnhmột cách thật tỉ mỉ: bắt đầu là việc chuẩn bị và mời khách, tiếp theo thìngười hầu trà pha trà với các động tác thật chính xác, sau cùng là các vị kháchlần lượt thay nhau thưởng thức. Không để cho bất cứ một sơ hở nhỏ nhoi nào cóthể xảy ra một cách bất ngờ. Sự chuyển động của toàn thân và cả các cử động củatừng ngón tay tất cả đều nhịp nhàng như một vũ điệu! Đồng thời tỏa ra một bầu khôngkhí làm hiển lộ một sự tự nhiên thật nghiêm khắc và trang trọng.

Cái bầu không khí đó sẽ khiến chongười khách thưởng thức trà có cảm tưởng là mình đang trải qua một khoảnh khắc nàođó vượt ra khỏi mọi kích thước của thời gian, hay nói đúng hơn thì đấy cũng làmột cách hội nhập với cái thời gian thật tinh khiết mà nơi đó những gì sâu xanhất của sự sống đang ngự trị. Thật thế nghi thức trà đạo giúp mình hòa nhậpvới người khác và với cả thiên nhiên.

Đấy cũng là nơi ngự trị của những gìquan trọng và mầu nhiệm nhất của lòng từ bi Phật Giáo. Cái lòng từ bi đó ẩn nấpphía sau những động tác thật kín đáo, đấy là sự quan tâm đến từng chi tiết thậtnhỏ bé nhằm tạo ra một bối cảnh thuận lợi giúp biến cải con tim mình ăn nhịpvới từng động tác. Và đấy cũng chính là ý nghĩa đích thật của các nghi thức lễbái.

Chúng ta có nênbày ra thêm các nghi thức mới hay không?

Các nghi thức lễ bái dù là do các vịthầy Tây Tạng hay các vị thiền sư Zen thực thi thì cũng đều là các nghi thức lễbái đích thật của Phật Giáo, thế nhưng đồng thời thì các nghi thức ấy cũng chịuảnh hưởng nặng nề từ các nền văn hóa và các thần linh địa phương. Tuy rằng cácthói tục lễ bái ấy là những gì hoàn toàn xa lạ đối với người Tây Phương thếnhưng họ vẫn cứ mang ra để thực thi. Tất nhiên là việc thực thi ấy không manglại nhiều lợi ích cho họ, lý do cũng dễ hiểu vì đấy không phải là những gì đãtừng ăn sâu vào ngôn ngữ, phong cách cũng như lịch sử của họ (người dịch cũngxin mạn phép góp thêm một chút thiển ý. Quả đúng là người Phật Giáo Tây Phương tùytheo học phái của mình có thể tụng niệm bằng tiếng Nhật, tiếng Tây Tạng, tiếng Pa-li...và ăn mặc theo các nhà sư Nhật Bản, Tây Tạng hay Theravada... Tuy rằng các nghithức ấy dù không phản ảnh ngôn ngữ, phong cách và lịch sử của họ, thế nhưng cũng giúp họ hội nhập được với nguồn gốc và lịchsử nói chung của Phật Giáo. Xin đơn cử một bằng chứng khá cụ thể là trước đâyhội Thiền Học Zen của Pháp dịch bài Tâm Kinh ra tiếng Pháp để trì tụng,thế nhưng sau đó không lâu thì lại quyếtđịnh quay lại tụng niệm bài kinh này bằng tiếng Nhật, bởi vì cách trì tụng bằngtiếng Pháp hình như không mang lại hiệu quả như mong muốn).

Theo tôi thì phải bày ra các nghi lễkhác hơn, ăn sâu hơn vào nền văn hóa sẵn có của người Tây Phương và phù hợp hơnvới bối cảnh sinh sống của họ (ý kiến nay cũng khá đúng vì các vị tu hành theo thiền họcZen, Phật Giáo Tây Tạng, Tích Lan, TrungQuốc... tụng niệm bằng các ngôn ngữ khác nhau, cách ăn mặc vàcác nghi thức lễ bái cũng có phần khác nhau, thế nhưng cũng có nhiều nét rấtgần nhau. Do đó nếu người Tây phương thật sự muốn tìm cho mình các nghi thức lễbái phù hợp với văn hóa và lịch sử của mình thì nhất thiết là một việc nên làm,thế nhưng cũng không phải là một việc dễ. Người ta thường thấy tác giả FabriceMidal mặc áo sơ-mi và áo vét màu đen, đeo cà-vạt hình lá cờ Phật Giáo, trên ngựcáo thì cái một cái trâm hình chiếc lá bồ-đề, đầu thì cạo nhẵn thín. Có phải chăngđấy là cách mà ông muốn nêu lên hình ảnh tiêu biểu của một nhà sư Tây Phương ?– ghi chú thêm của người dịch). Cũng xin mạn phép được nhắc lại rằngchủ đích sâu xa của nghi lễ là giúp tạo ra một sự hòa nhập giữa thân xác, các kinhnghiệm cảm nhận cũng như các xúc cảm của mình với sự hiện diện của Đức Phật,nhằm giúp mình vượt lên trên các mối tương quan mang tính cách hoàn toàn« trí óc » đối với thế giới này. Tóm lại là quả thật hết sức khó chochúng ta (tứcngười Tây Phương)phải học theo các nghi thức lễ bái thực thi ở Trung Quốc hay Campuchea từ nhữngthời đại xa xưa.

Tất nhiên không phải là quá khó chongười Tây Phương học hỏi và thực hành các nghi thức trà đạo hay các nghi lễ thụgiới tan-tra của người Tây Tạng. Tất cả các nghi thức ấy đều thật hết sức tuyệtvời, tuy nhiên chỉ có một số ít người Tây Phương có thể theo kịp. Chính vì thếsẽ rất khó để có thể giúp cho Phật Giáo trở nên sinh động và khởi sắc tronglòng mọi người ở khắp nơi.

Phải chăng đã cónhiều buổi lễ long trọng từng đưọc tổ chức nhằm đánh dấu các biến cố trọng đạitrong cuộc đời của mỗi người hay chăng?

Dân tộc nào cũng có những nghi thứclễ lạc cầu kỳ mang ít nhiều ý nghĩa liên quan đến cuộc sống. Các nghi thức lễlạc ấy là nhằm đánh dấu các biến cố trọng đại trong mỗi kiếp người : chẳng hạnnhư lúc sinh, sự chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang tuổi thiếu thời (người Do Thái tổchức các nghi lễ để đánh dấu sự chuyển tiếp hay «trưởng thành» này,tức là lúc đứa trẻ được 13 tuổi đối với con trai và 12 tuổi đối với con gái),ngày thành hôn hay khi chết.

Chúng ta sẽ không sống một cách thậtsự nếu như các biến cố xảy ra trong cuộc đời mình chẳng còn mang một ý nghĩa nàonữa. Có rất nhiều người lúc bình thường thì thờ ơ với tôn giáo thế nhưng vẫnquay về với tôn giáo mỗi khi xảy ra các biến cố trọng đại trong đời mình. Kể cảđối với những người vô thần cực đoan nhất thì đôi khi người ta vẫn thấy họ tổchức hôn lễ tại nhà thờ hoặc xin làm thánh lễ vào các dịp ma chay (tác giả nói đếnnhững gì xảy ra trong các xã hội Tây Phương, thế nhưng thực trạng đó thật phổquát và có thể xảy ra trong bất cứ một xã hội nào hay một quốc gia nào).

Chúng ta luôn cần đến các hành động,các ngôn từ và cử chỉ giúp chúng ta hòa nhập với một mớ biểu tượng hầu giúpchúng ta tìm thấy một sự trợ lực nào đó. Phật Giáo luôn khuyên chúng ta nên chọncho mình những biểu tượng nào thích nghi nhất trong từng cảnh huống. Chính vì thếnên lúc nào tôi cũng sẵn sàng và luôn tìm thấy một niềm hân hoan khi đứng ralàm chủ lễ các cuộc hôn phối và tôi luôn xem đấy như là một dịp để làm hiển lộ nhữnggì đích thật trong tình yêu thương.

Ngày nay người ta thường xem cáichết như là một biến cố mang tính cách hung bạo, một sự thất bại trong cuộcsống. Thế nhưng các nghi lễ đánh dấu sự xa lìa giữa chúng ta và người quá vãnghình như không còn giữ được như trước nữa. Nhiều nhà xã hội học và tâm lý học rấtquan tâm đến các vấn đề khó khăn sinh ra từ sự thờ ơ đó. Việc loại bỏ các nghilễ là một cách chối bỏ tầm quan trọng của sự xa lìa do cái chết gây ra và cả nhucầu ước mong tìm thấy cho mình một sự an ủi tâm linh luôn hiện hữu trong lòngmỗi con người. Phật Giáo là một tín ngưỡng có thể giúp chúng ta giải quyết đượcnhững khó khăn này.

Phật Giáo là một tín ngưỡng phi giáođiều do đó có thể giúp cho nhiều quốc gia khác nhau sáng tạo ra thêm các nghithức lễ bái mới.

Phật Giáo đồng thời cũng mang các khíacạnh phi-tôn-giáo và do đó có thể giúp chúng ta nhìn thấy được những gì thiếtthực dễ dàng hơn : đấy là cách gợi lên các động tác và biểu tượng (tức có nghĩa cácnghi thức lễ bái)nói lên được một cách cụ thể ý nghĩa của thực tại vàniềm hân hoan trong sự hiện hữu của mình vào những giây phút hiện tại đang xảyra.

Phật giáo cũng nhất thiết chủ trươngvô thần, và chính vì thế mà mỗi khoảnh khắc cũng sẽ đúng thật là như thế, khôngcần phải ghép thêm cho nó một ý nghĩa ngoại lai nào khác (hiện thực là như thế không cần đến bàn taycủa một đấng Tối Cao nào cả). Nghi thức lễ bái chỉ nhằm làm hiển lộ sựthật trong từng bối cảnh khác nhau.

Vài lời ghi chúcủa người dịch

Phật Giáo Đại thừa đưa ra nhiều nghithức lễ bái đôi khi khá cầu kỳ và Phật Giáo Nguyên Thủy cũng có nhiều nghi lễ dùbề ngoài có vẻ đơn giản thế nhưng thực ra cũng không kém phần trang trọng và nghiêmtúc. Trong khi đó thì một số người Phật Giáo Tây Phương lại có khuynh hướng muốnbiến Phật Giáo trở thành một «tín ngưỡng» hoàn toàn khoa học, thựcdụng và duy lý. Đại diện cho khuynh hướng này là một vị thiền sư và học giả PhậtGiáo lỗi lạc là Stephan Batchelor, và khuynh hướng này của ông cũng hiện đang gâyra nhiều tranh cãi tại Tây Phương.

Sở dĩ nêu lên sự kiện trên đây là vìmột vài học giả Phương Tây thường hay ghép chung một cách sai lầm khuynh hướngtrên đây của Stephan Batchelor với chủ trương tu tập của một vị đại sư và tư tưởnggia Phật Giáo thuộc tầm cỡ lớn của Thái Lan là Buddhadasa Bhikkhu (1906-1993).Stephan Batchelor chủ trương biến cải Phật Giáo để thích nghi với khuynh hướng duy lý trong các xã hội Phương Tây,trong khi đó thì Buddhadasa Bhikkhu một mặt vẫn tôn trọng phần giáo lý tinh khiếtcủa Phật Giáo và một mặt thì chỉ nêu lên và triển khai những khía cạnh nào thậtthiết thực giúp người tu tập hướng thẳng vào giác ngộ. Chủ trương này có thể nhậnthấy khá rõ nét qua một tác phẩm rất nổi tiếng của ông mang tựa đề là «Quyển Sách cho Nhân Loại».

Dù sao thì các nghi thức lễ bái hiểutheo nghĩa rộng, cũng thật hết sức cần thiết cho bất cứ một tín ngưỡng nào, đấylà nguồn sinh lực của tôn giáo nói chung. Đối với trường hợp của Phật Giáo thì dùđấy là Đại Thừa hay Nguyên Thủy thì cũng đều có những nghi thức lễ lạc mang cácý nghĩa thật gần nhau. Thật vậy, nếu một người Phật Tử Đại Thừa viếng thăm một nướcPhật Giáo Nguyên Thủy chẳng hạn như Miến Điện, Thái Lan hay Tích Lan thì cũng rấtcó thể là sẽ không cảm thấy một chút xa lạ nào cả.

Riêng tại Việt Nam thì lại thường xảyra một sự «pha lẫn» thật lạ lùng và đầy thú vị, rất nhiềuPhật Tử Đại Thừa đến chiêm bái các ngôi chùa Nguyên Thủy, họ thắp hương và lễ báicũng chẳng khác gì như khi họ đến với một ngôi chùa Đại Thừa, và nguợc lại thìcác Phật tử Nguyên Thủy cũng thường xuyên tham gia vào các dịp lễ lạc của ĐạiThừa.

Nếu người Phật tử Nguyên Thủy chú tâmvào việc thực thi các nghi thức lễ bái thật tinh khiết giúp mang lại cho mình mộtnội tâm trong suốt thì người Phật tử Đại Thừa lại chăm lo và quan tâm đến từngchi tiết thật nhỏ phản ảnh qua từng động tác và ngôn từ của mình nhằm giúp cho cácxúc cảm từ bi và một sức mạnh nội tâm thật phi thường trỗi dậy và tràn ngập contim của mình.

Thiếtnghĩ cũng nên nêu lên một vài nhận xét về thiền học Zen mà trên đây tác giả cũngđã trình bày một vài nét về ý nghĩa của trà đạo. Thật thế, thiền học Zen dù bềngoài chủ trương sự đơn sơ và tinh khiết thế nhưng thật ra thì đã sáng tạo ra vôsố những quy tắc và nghi thức lễ bái thật chính xác, quy củ và vô cùng tinh tế.

Thídụ sau đây nêu lên sự diễn tiến của một buổi hành thiền cũng sẽ có thể nói lên đượcsự tinh tế đó. Trườc khi bước vào thiền đường thì người hành thiền phải cởi dépvà xếp thật ngay ngắn và thứ tự nơi bậc thềm ở cửa thiền đường, mũi của đôi déphướng ra phía ngoài. Khi ôm tọa cụ để bước vào bên trong thì phải bước bằng chântrái, và ngay sau đó thì hướng nhìn lên bàn thờ Phật và vái lạy trước khi tìm mộtchỗ để ngồi xuống. Khi đã bước vào bên trong thì phải giữ yên lặng và không cònđược phép nói một lời nào nữa. Không được đi tréo ngang phòng thiền, hoặc đi ngangtrước bàn thờ Phật mà phải giữ hướng đi thẳng, nếu muốn đổi hướng thì phải xoaymình theo một góc 90 độ và lại tiếp tục đi thẳng, nếu cần thì lại đổi hướng chođến khi nào tìm được chỗ ngồi. Đến nơi ngồi thì đặt tọa cụ xuống, chiếc quai bằngvải của tọa cụ phải hướng ra phía trước. Trước khi ngồi thì xoay người và hướngvào bàn thờ Phật vái lạy, sau đó thì vái lạy chỗ mình sắp ngồi và vén áo cà-sathật gọn và ngồi lên tọa cụ. Phải chú ý so thật thẳng với các người ngồi cùng mộthàng với mình, và giữ một khoảng cách đối với bức tường trước mặt đúng như nhữngngười khác. Nếu phải ngồi vào hàng thứ hai thì không được ngồi sau lưng ngườingồi ở hàng phía trước mà phải ngồi đúng vào khoảng cách giữa hai người trước mặt...

Trongkhi hành thiền thì nơi bốn góc thiền đường có bốn vị thiền sư ngồi đối mặt vớicác người hành thiền để «canh chừng», tay thì cầm một cái chuông nhỏ.Nếu có vị nào tâm không yên hoặc bị xao lãng thì thể dạng dao động ấy sẽ phản ảnhngay trên tư thế ngồi, chẳng hạn như ngồi không yên, thường xuyên sửa tư thế, lưngkhông được thẳng hoặc hai vai bỗng nhiên xệ xuống,.. và các dấu hiệu đó khôngsao tránh khỏi sự quan sát của vị thiền sư phụ trách việc canh chừng, và vị nàyliền đánh một tiếng chuông thật khẽ để cảnh giác và để kéo người hành thiền trởvề với thể dạng chú tâm. Vị thiền sư chủ trì thì ngồi trên một cái bục thấp,hướng vào bàn thờ Phật trong tư thế nhập định. Vị này thỉnh thoảng cũng có thểcất lời để nêu lên một công án hay giảng một vài câu kinh ngắn với một giọngnói thật thấp, chậm rãi và thật êm ả.

Tómlại nếu người hành thiền không nắm vững được ý nghĩa của các nghi thức trên đâythì rất có thể sẽ nghĩ rằng đấy là những quy tắc quá đỗi nghiêm túc, khắt khevà câu nệ. Thế nhưng khi đã ý thức được chủ đích sâu xa của các nghi thức ấy thìngười hành thiền cũng sẽ hiểu rằng sự trang trọng và nghiêm túc đó lại chính làmột phương tiện giúp mình quên đi cái ngã của chính mình và để hòa nhập với cáibầu không gian vắng lặng, trang nghiêm và ấm áp đang tỏa rộng chung quanh, mộtbầu không gian thật sâu xa và tinh khiết, vượt ra khỏi không gian và thời gian,cắt đứt các mối dây trói buộc mình với thế giới trần tục.

Sau khoảng một giờ (hay một tuầnnhang) thì buổi hành thiền tạm thời dừng lại, mọi người đứng lên nối đuôi nhau hànhthiền.Việc hành thiền cũng được quy định bởi nhiều quy tắc thật nghiêm nhặtkhông kém gì so với những điều quy định cho tư thế ngồi.

Sau khi phần hành thiền chấm dứt thìmỗi người lại lần lượt quay về vị trí của mình để tiếp tục thiền định và lần nàythì cũng kéo dài khoảng một giờ. Buổi hành thiền chấm dứt bằng ba tiếng chuôngcủa vị sư chủ trì, và tiếp theo đó là chín hồi trống thật mạnh kéo người hànhthiền trở về với hiện thực chung quanh. Mọi người xoay lưng lại, hướng vào nhauvà đọc kinh theo nhịp mõ. Sau đó thì tất cả đứng lên hướng vào nhau vái lại vàquỳ mọp xuống để lạy nhau ba lần. Sau cùng thì mỗi người ôm tọa cụ của mình nốiđuôi nhau chậm rãi bước ra khỏi thiền đường. Khi gần đến cửa thì xoay người lạihướng vào bàn thờ Phật để vái lạy một lần chót. Trước khi bước ra thì lại có mộtvị thiền sư đứng sẵn bên cạnh cửa, tay cầm một cái chuông nhỏ vừa đánh nhẹ mộttiếng vừa vái lạy mình và mình cũng phải vái lạy lại để trả lễ. Khi bước ra khỏicửa thì phải bước bằng chân phải...

Trênđây là tóm luợc diễn tiến tiêu biểu của một buổi hành thiền theo học phái Zen, mộtvài chi tiết có thể thay đổi tùy theo các chi phái hay các vị chủ trì. Tóm lạichỉ cần nhìn vào khía cạnh «duy lý» và «thực dụng» củacác nghi thức trên đây thì chúng ta cũng có thể nhận thấy được đấy là một cáchbiểu dương sức sống của một tín nguỡng, sức mạnh của lòng quyết tâm nơi mỗi cáthể, và tất cả đều liên hệ mật thiết đến sự tồn vong của một tôn giáo. Thật thếnếu một tôn giáo không còn đủ sức bảo tồn và duy trì các nghi thức lễ bái của mìnhthì cũng sẽ mai một mà thôi. Nếu ý thức được một cách sâu xa hơn như thế thì cũngcó thể hiểu được các nghi thức lễ bái chính là một trong các «phương tiệnthiện xảo» (upaya) giúp chúngta bước theo Con Đường một cách vững chắc hơn. Nói cách khác thì đấy là hiện thâncủa giáo lý hoặc cũng có thể khẳng định đấy chính là hóa thân (nirmanakaya) của Đấng Như Lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2011(Xem: 6817)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
18/07/2011(Xem: 7044)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
17/07/2011(Xem: 5931)
Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào? Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa.
16/07/2011(Xem: 7555)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 8339)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6928)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 6524)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 6531)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 4195)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 6796)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]