Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Dứt khoát với chữ "Tiểu Thừa"

29/12/201112:00(Xem: 5802)
10. Dứt khoát với chữ "Tiểu Thừa"
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Hoang Phong biên soạn và chuyển ngữ
(ấn bản thứ hai)

DỨT KHOÁT VỚI CHỮ «TIỂU THỪA»
(Pour en finir avec le "petit véhicule")
Dominique Trotignon
Giáo sư Viện trưởng Đại học Phật giáo Âu châu
(Hoang Phong chuyển ngữ)


daithua-tieuthuaLời giới thiệu của người dịch :

Bài viết dưới đây của ông D. Trotignon được phổ biến qua bức thưtháng 10 năm 2008 của Đại học Phật giáo Âu châu gởi cho các thành viên và sauđó bài này cũng đã xuất hiện trên một vài trang web.

Bài viết đề cập đến một vấn đề khá tế nhị trong Phật giáo liênquan đến sự phân biệt giữa "Tiểu thừa" và "Đại thừa". Thậtvậy chữ "Tiểu thừa" thường không được hiểu hoàn toàn đúng vì địnhnghĩa của nó được căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn vừa thiếu chính xác lại vừa khácbiệt nhau quá nhiều. Như vậy thì "Tiểu thừa" là gì? Từ đâu lại có chữ"Tiểu thừa"? Vị trí của nó ở đâu trong bối cảnh Phật giáo? Bài viết rấtuyên bác và công phu dưới đây của ông D. Trotignon chắc chắn là sẽ mang lại phầnnào những lời giải đáp cho các thắc mắc vừa nêu trên.

Sau phần chuyển ngữ, người dịch cũng xin phép được góp vài lời đểtóm lược và giải thích thêm một vài nét chính trong bài viết rất khúc chiết và tinhvi này, đồng thời cũng để nêu lên một vấn đề tế nhị khác liên quan trực tiếp đếnPhật giáo Việt Nam. Đó là việc thuật ngữ Phật giáo Việt Nam thường có khuynh hướngtránh né (?) không dùng các chữ "Tiểu" và "Đại thừa" mà thaythế bằng các chữ "Nam tông" và "Bắc tông". Cách "nói chệch" đi như thế có giải quyết được vấn đề hay không?

Về mặt kỹ thuật thì bài viết của ông D. Trotignon cũng đã sử dụngthẳng một số từ tiếng Pa-li và cả tiếng Phạn. Đó cũng là xu hướng chung của cáchọc giả Phật giáo Tây phương ngày nay, mà lý do chính là vì một số thuật ngữ Phậtgiáo bằng tiếng Phạn và tiếng Pa-li không thể dịch được sang các ngôn ngữ Tâyphương một cách trung thực. Ngưòi dịch sang tiếng Việt vì thế cũng tôn trọngcách trình bày của tác giả trong nguyên bản, tuy nhiên cũng đã cố gắng chuyển dịchcác từ này sang thuật ngữ Phật giáo Viêt Nam và đặt vào các ngoặc kép. Đôi khitác giả D. Trotignon cũng giải thích thêm một vài khái niệm mà ông đã nhắc đến trongbài viết và cũng đặt chúng vào các ngoặc kép. Dầu sao thì tất cả đều là chi tiếtvà chỉ có mục đích giúp người đọc dễ theo dõi phần nội dung.

Ý nghĩa của chữ"yâna" (thừa) trongkinh điển xưa

Chữ "yâna"("thừa") rất ít khi xuất hiệntrong các kinh điển xưa và ý nghĩa đã được cụ thể hoá mà người ta thường thấy là: "cỗ xe", "xe chuyên chở" hay "xe cộ" nói chung.Khi vị hoàng tử trẻ tuổi Tất-đạt-đa ra khỏi hoàng cung và trông thấy những gì qua"Bốn đối diện với thực tại" thì ngay sau đó đã quyết tâm chọn con đườngtu tập tâm linh, thì đấy có thể gọi là một yâna- tức lên xe - cùng với người đánh xe để ra đi một nơi khác.

Chữ Yânacòn có nghĩa là "Sự Giảng dạy của Đức Phật", tuy nhiên ý nghĩa này ítthấy đề cập đến. Đây là một cách nói tượng trưng dựa vào hình ảnh của một "ngườilái đò đưa khách qua sông" và hình ảnh này rất phổ biến trong nền văn hóa Ấnđộ dùng để ví với các vị thầy tâm linh, còn gọilà các người "hướng dẫn", khi họ sử dụng thuyền bè hay một phương tiệnchuyên chở nào đó để đưa người vượt qua con sông ta-bà (tức là chu kỳ của sinhtử) đến "bờ bên kia" của hạnh phúc niết-bàn.

Chiếc bè là một biểu tượng của "eka-yâna" (eka:duy nhất, yâna: cỗ xe) có nghĩa là duy nhấtchỉ có sự Giảng huấn của Đức Phật mới có thể giúp vượt thoát thế giới ta-bà, cònnhững lời giảng dạy của các vị thầy khác thì không đủ khả năng để thực hiện đượcviệc đó.

Vấn đề đối nghịch giữa "Tiểu"và "Đại" thừa không hề thấy đề cập trong các kinh sách xưa. Người tachỉ nhận thấy các học phái xưa phân chia sự tu tập thành ba con đường khác nhauvà tất cả đều đưa đến Giác ngộ hay Bodhi. Bacon đường đó là : con đường của các vị "Thanh văn" hay Sâvaka (có nghĩalà người nghe,tiếng Phạn là srâvaka),con đường của những vị Pacceka-buddha (tiếng Phạn là Pratyeka-buddha, tức là cácvị "Độc giác Phật", còn gọi là Bích-chi Phật hay Duyên giác Phật, tứclà các "Vị Phật tự mình đạt được Giác ngộ"), và con đường của những"Sinh linh Giác ngộ" hay Bodhisatta (tiếng Phạn là Bodhisattva, tức làBồ-tát), và chỉ có con đường thứ ba này là có thể mang lại sự "Giác ngộ hoànhảo" cho các vị Sammasam-buddha (tiếng Phạn là Samyaksam-buddha, tức là cácvị Chính đẳng chính giác Phật). Tuy nhiên cả ba con đường trên đây không liên hệgì đến chữ yâna (cỗ xe hay thừa). Các khái niệmnhư "Cỗ xe của các vị Bồ-tát","Cỗ xe của các vị Duyên giác Phật" v.v... chưa hề thấy nêu lên trongcác kinh sách xưa.

Tuy thế theo nguyên tắc thì con đườngcủa các vị Pacceka-buddha (Độc giác Phật, tức tự mình đạt được Giác ngộ) sẽ khôngthể nào đem ra để giảng dạy cho người khác được vì đấy là kết quả trọn vẹn củamột cuộc hành trình đơn độc vào thời kỳ mà Đạo Pháp (Dharma) chưa có ai biết đến.Vì thế không có một học phái Phật giáo nào có thể giảng dạy hay truyền lại mộtcon đường bằng cách như thế, tức là một yâna mang tính cách đơn độc. Trong trường hợp trên đây thìdù đấy là một vị Bodhisatta(Bồ-tát) tứcsẽ trở thành một vị Sammasam-buddha (Chính đẳng chính giác Phật) trong tươnglai thì họ cũng phải tiến lên một mình trong đơn độc, từ chối mọi sự giảng dạy củachư Phật mà họ có thể đã gặp trong vô số kiếp trước. Lýdo là tự họ phải tìm lấy cho riêng mình con đường mang lại sự Giác ngộ toàn vẹnbằng sức cố gắng của chính họ, không có sự giúp đỡ nào và cũng không nhờ vào sựhướng dẫn nào cả, tất cả đều nhờ vào sự tu tập "đạo hạnh" hay pârami (tiếng Phạn là paramita) của chính họ.

Đối vớiPhật giáo xưa, chỉ có một thứ yâna duy nhấtlà có thể đem ra để giảng dạy : đó là eka-yânamà các vị Thanh văn (Sâvaka) đã từng được nghe giảng. Chỉ có một vịPhật duy nhất có thể đứng ra giảng dạy đó là vị Sammasam-buddha(Chính đẳng chính giác Phật). Về phần vịPaccekka-buddha (Độc giác Phật) thì luôn luôngiữ sự im lặng và không thuyết giảng gì cả. Các vị Sâvaka-buddha(Thanh văn Phật) thì chỉ truyền lại và "lập lại" những lời giảngdạy của vị Sammasam-buddha.

Vậy trong trường hợp có nhiều thứ"yâna" khácnhau thì sao?...

Chưa đầy một thế kỷ sau khi Đức Phậttịch diệt thì các đệ tử của Ngài đã bắt đầu thắc mắc và muốn tìm hiểu xem ĐứcPhật đã đạt được Giác ngộ bằng phương cách chính xác nào: Với cương vị của mộtngười Bồ-tát (có nghĩa là một "sinh linh mang tiềm năng đạt được Giác ngộ")thì qua nhiều tiền kiếp Đức Phật đã từng noi theo con đường như thế nào? Nhất làhọ cũng thắc mắc có phải đúng là Đức Phật đã tiến lên một mình hay không, khôngcần đến sự giảng dạy nào cả và chính Ngài đã khám phá ra những gì để sau này truyềnlại cho các đệ tử. Hay ngược lại Ngài là một "người đã từng đượcnghe" những lời giảng huấn của chư Phật trong quá khứ lúc Ngài còn đang bướctrên "con đường của người Bồ-tát" ?

Về điểm trên đây thì kinh sách khôngđề cập một cách minh bạch... Phần lớn kinh sách khẳng định là Ngài tiến lên mộtmình - và đấy cũng là một điều thật tuyệt diệu, một mình vượt hết con đường đơnđộc cũng là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh thể hiện trong sự giảng dạy của Ngàisau này. Tuy nhiên trong số kinh điển nòng cốt mà Tăng đoàn đã cẩn thận và kínhcẩn lưu giữ cũng có hai hoặc ba bộ kinh cho biết Đức Phật đã từng gặp các chưPhật trong quá khứ và đã từng thọ lãnh sự giảng dạy của các Vị ấy... Khách quanmà nói thì không có bằng chứng cụ thể cho biết cách giải thích nào đúng nhất, vàchỉ còn biết dựa vào "niềm tin sâu kín" trong lòng mỗi người mà thôi !Chính vì thế mà Tăng đoàn đã chia ra thành hai nhóm và thành lập hai trườngphái khác nhau...

Nhóm thứ nhất cho rằng chỉ có thể cómột sự giảng dạy duy nhất : đó là sự giảng dạy do Đức Phật đưa ra. Sau khi vượthết con đường đơn độc thì Ngài đứng ra giảng dạy cho những vị "Thanh văn"(Srâvaka) và khuyên họ hãy chọn cuộc sống của người xuất gia, đó là con đường củanhững "Người xưa" ("Người xưa" dịch từ tiếng Phạn làSthavira, một danh xưng chỉ định cấp bậc của những người tu hành mười năm saukhi đã được chính thức thụ phong, còn kinh sách gốc Hán thì gọi họ là các vị"Trưởng lão"). Vì thế mà trường phái này mang tên là "Con Đườngcủa những Người xưa" (Sthavira-vâda). Nhóm thứ hai thì cho rằng có nhiều thứgiáo huấn khác nhau, ngoài giáo huấn mà Đức Phật sử dụng để giảng dạy cho các đệtử của Ngài sau này thì còn có những lời giảng dạy mà trước đây Đức Phật đã tiếpnhận từ chư Phật trong quá khứ, đặc biệt dành riêng cho những ai đi theo "ConĐường Bồ-tát" giống như Ngài. Những người thuộc vào nhóm thứ hai này đônghơn và được gọi là những người thuộc "Đại Hội đồng" (Mahâ-samghîka)(kinh sách gốc Hán gọi là Đại chúng bộ).

Cũng khó biết được là quan điểm Mahâ-samghîca(Đại chúng bộ) đã được truyền bá khéo léo như thế nào nhưng đã chinh phục được rấtnhiều người và đã trở thành nguồn gốc phát sinh ra tất cả các kinh sách Đại thừa(Mahâ-yâna) sau này.

Dầu sao thì các kinh sách Đại thừa xưanhất - chẳng hạn như "Kinh về Cọng Lúa" (Sâlistamba-sûtra - Đạo cankinh) và Kinh về sự "Hoàn thiện Trí tuệ" (Prajnâparamitâ-sûtra) - đềucó mô tả cảnh các vị Bồ-tát tiếp nhận những lời giáo huấn của Đức Phật Thích-caMâu-ni, hoặc cảnh các vị này trao lại những lời giảng huấn của họ cho các đệ tử,và những cảnh như thế không hề được mô tả trong các kinh sách xưa (có nghĩa làtrước các kinh sách Đại thừa). Trong trường hợp vừa kể thì con đường của ngườiBồ-tát đã trở thành một Con Đường (với đầy đủ ý nghĩa của nó), hay một sự giảng dạy, tức cónghĩa là một yâna có thể mang ra thuyết giảng vàlưu truyền (và đấy gọi là Con Đường Đại thừa).

Và cũng chính vì thế mà người Phật tửcó hai cách tu tập để tùy nghi lựa chọn : hoặc noi theo con đường của các vịThanh văn, hoặc bước theo con đường của người Bồ-tát tức là sẽ cam go hơn nhưngđồng thời cũng "lợi ích" hơn vì nó có thể cứu giúp được tất cả chúngsinh.

Sự khác biệt đó đã làm phát sinh rahai hệ tư tưởng quan trọng. Vào thời kỳ khởi nguyên của Phật giáo thì sau khiđã đạt được Giác ngộ, Đức Phậttrở thành một khuôn mẫu duy nhất để mọi người noi theo, một tấm gương chung chocác vị bhikshu (tỳ kheo). Ngài dứt bỏ tất cả để chọn một cuộc sống "khônggia đình" hầu tuân thủ giới luật (vinaya) và nhất là để tu tập tâm linh(bhavana), đặc biệt là để luyện tập sự chú tâm, mặc dù Ngài đã đạt được Giác ngộ.Ngài biểu lộ lòng từ bi của mình qua những lời giáo huấn và đem nếp sống của mộtngười tỳ kheo mà Ngài đã chọn và đang sống để làm gương cho mọi người.

Tuy nhiên, suốt dòng tiến hóa quanhiều thế kỷ, thì người ta lại có chiều hướng nâng cao hơn tầm quan trọng của vaitrò người Bồ-tát trước khiđạt đượcGiác ngộ, tức là khi mà vị này vẫn còn đang trên đường tu tập. Trong các trườnghợp này người Bồ-tát được xem như là một "người chủ gia đình" dấn thânvào cuộc sống xã hội, xả thân vì sự an vui của người khác và đồng thời vẫn tu tậpđể tìm lấy sự giải thoát cho chính mình. Trong bối cảnh đó thì người Bồ-tát sẽbiểu lộ lòng từ bi của mình bằng cách giúp đỡ tích cực mọi người, sử dụng các"phương tiện thiện xảo" để hướng dẫn những người bình thường bước theocon đường mà chính mình đang đeo đuổi. Dù chưa hoàn toàn đạt được Giác ngộ nhưngngười Bồ-tát vẫn cứ mang những lời giáo huấn đã tiếp nhận được từ trước để giảngdạy lại cho người khác.

Tuy nhiên cũng cần nêu lên là theokinh sách xưa thì nếu có quá nhiều người chọn con đường cam go của người Bồ-tátthì đấy cũng là những gì vừa "vô ích" lại vừa "không hợp lý"cho lắm bởi vì chỉ cần một vị Phật duy nhất cho mỗi kỷ nguyên vũ trụ (kalpa) thì"cũng đủ" để giảng dạy cho toàn thể nhân loại trong thời kỳ thuộc vàokỷ nguyên đó... Hơn nữa, nếu như tất cả mọi người đều đi theo con đường của ngườiBồ-tát, thì sẽ chẳng còn ai cần đến sự giáo huấn nữa bởi vì mỗi người đều tự bướclên con đường đơn độc của chính mình, và thể dạng samyaksam-bodhi(Chính đẳng chính giác) - tượng trưng các phẩm tính ngoại hạng của ĐứcPhật qua sự giảng dạy của Ngài - sẽ không còn giữ một vai trò nào nữa vì sẽkhông còn dùng để giảng dạy cho ai cả !

Bảng so sánh

"Con Đường củaNgười xưa"

Con đường "Đạithừa"

Người Bồ-tát(tức vị Phật trong tương lai)

-dấnthân một mình

-tựmình khám phá ra tất cả

-khôngthể giảng dạy

-đãtừng tiếp nhận giáo huấn của Đức Phật trong quá khứ và có thể tự mình đứng ragiảng dạy

Đức Phật lịch sử Cồ-đàm

-duynhất có thể thuyết giảng trong khắp các miền vũ trụ

-làmột người đã "tắt nghỉ" vĩnh viễn và không còn thuyết giảng nữa

-đươngthời với các vị Phật khác đang thuyết giảng trong các vụ trụ khác ; đó là mộtsự "biểu lộ" của một vị Phật siêu nhiên vì thế vẫn còn tiếp tụcthuyết giảng

Giáo huấncủa Đức Phật

-chỉcó thể truyền thụ bằng một Con Đường duy nhất, đó là con đường của các vị tỳkheo (bhikshu) : tức là "Cỗ xe Duy nhất" (Eka-yâna) có thể mang ragiảng dạy

-truyềnthụ bằng hai con đường khác nhau : con đường của các người tu hành ("Cỗxe Nhỏ") và con đường của các vị Bồ-tát ("Cỗ xe Lớn") hay"Cỗ xe Duy nhất" (Eka-yâna)

Nguồn gốc của chữ "hina-yâna"

Một sự biến đổi quan trọng khác đã xảyra và ưu đãi rõ rệt con đường Bodhisattva-yâna (Bồ-tát thừa), và chèn ép hẳn conđường Sravâka-yâna (Thanh văn thừa). Sự biến đổi này được đặc biệt trình bày trongkinh "Hoa sen chánh Pháp", theo kinh này thì con đường Sravaka-yâna(Thanh văn thừa) và Pratyeka-yâna (Độc giác thừa) chỉ dành riêng để giảng dạycho những người có khả năng kém và quyết tâm còn "thấp", bởi vì họ vẫncòn "ích kỷ", trong khi đó thì Bodhisattva-yâna (Bồ-tát thừa) dùng đểgiảng dạy cho những người ngoại hạng, được thúc đẩy bởi lòng từ bi rộng lớn vàước vọng cứu giúp tất cả chúng sinh.

Nội dung "Kinh Hoa Sen" làmột đầu đề tranh cãi lớn vì rõ ràng đã phân chia giai cấp giữa con người, căn cứvào khả năng của mỗi cá thể, tuy rằng điều này cũng đã từng được nêu lên trongcác kinh sách xưa hơn. Thế nhưng cũng cần phải hiểu rằng chính Đức Phật cũng côngnhận là không phải bất cứ ai cũng đều có thể hiểu được những lời giáo huấn củaNgài giống như nhau (đấy cũng là câu châm ngôn nổi tiếng trong kinh Hoa Sen) vàvì thế mà Ngài đã thuyết giảng Đạo Pháp với "84 000 cửa vào" (còn gọilà "phương tiện thiện xảo") và cũng nhờ đấy mà Đạo Pháp mới có thể đemra để giảng dạy cho tất cả mọi người, không loại trừ bất cứ ai. Chẳng phải chínhvì thế mà các lời giảng dạy trong kinh sách được công nhận là vẹn toàn hay sao?"Không có gì giấu diếm trong lòng bàn tay nắm chặt của Vị Thầy","đúng từ đoạn đầu, đúng từ đoạn giữa và tiếp tục đúng cho đến đoạn cuối cùng,tất cả ý nghĩa đều minh bạch trong từng chữ và cả trong tâm thức".

"Kinh Hoa Sen" và kể cả "Duy-ma-cậtsở thuyết kinh" (Vimalakirtinirdesa-sûtra) đều có thể gây ra tranh cãi...khicác kinh này ấn định các yâna theotừngthứ bậc, và đây là một điều mới lạ vì đã cho rằng có những lời giáo huấn "cấtgiữ riêng" mà trước đây chưa hề được đem ra phổ biến. Hơn nữa điều đócũng nêu lên một sự đối nghịch giữa "Cỗ Xe Lớn" hay Maha-yâna (đại diệnduy nhất bởi Bodhisattva-yâna - Bồ-tát thừa) và "Cỗ Xe Nhỏ" hay Hîna-yâna(bao gồm cả hai yâna là Thanh văn thừa và Độcgiác thừa) : chẳng lẽ chỉ vì lý do Bồ-tát thừa là một thừa duy nhất có thể đemra giảng dạy mà phải xem thừa này đương nhiên cao hơn hai thừa kia hay sao, và nếunhư thế thì cũng sẽ hết sức khôi hài khi phải chấp nhận một loại thừa "thấpkém" (hîna), chỉ vì thừa này chỉ dànhriêng cho những người có khả năng kém cỏi !

Trong trường hợp đó thì chữ hîna nhất định đã được dùng theo nghĩa từ chương của nó tức là "thuộc vào cấp bậc thấp","kém hơn", "không đáng quan tâm". Thật ra thì cũng nên hiểurằng cách dịch chữ hîna với ý nghĩa là "nhỏ" chỉ xảy ra tương đối gần đây thôi và đấycũng là một cách dịch tránh né cho nhẹ bớt đi (tiếng Pháp trong nguyên bản là euphémisme,tiếng Anh là euphemism, tức là cách nói cố tình làm giảm bớt đi tính cách thô bạocủa một từ hay một lời phát biểu nào đó)... Nếu hiểu theo lượng tính thìchữ "mâha" có nghĩa là "lớn" và đúng ra thì phản nghĩa của nó phải làchữ "cula" tức là "nhỏ" với ý nghĩa nhỏ hẹp, chẳng hạn như khita cho rằng một người nào đó có đầu óc quá "nhỏ"tức có nghĩa là "ti tiện", đối nghịch với một "tâm hồn cao cả".

Sự thực hiển nhiên bên trong các học pháiPhật giáo Ấn độ

Theo dòng phát triển, các học phái Đạithừa ngày càng có xu hướng chú trọng đến phần trí tuệ và sự hiểu biết siêu nhiêntức là những phẩm tính hiển lộ khi đạt được Giác ngộ hơn là quan tâm đến sự Giảithoát khỏi thế giới ta-bà như trước đây, kể cả những gì mà các vị arhat (a-la-hán)sẽ đạt được khi đã "hoàn toàn tắt nghỉ" (pari-nirvâna).Vì thế các học phái Đại-thừa không còn hình dung niết-bàn (nirvana) nhưmột thực thể "khác", mà đúng hơn là một cách nhìn khác về ta-bà (samsara), điều đó cũng trực tiếp giúp cho chư Phậtcó thể tiếp tục sứ mạng của mình trong thế giới ta-bà nhưng không hề phải chịu đựngsự trói buộc và tù đày trong cái thế giới đó. Sở dĩ có được sự quán thấy đúng đắnấy là nhờ vào giáo lý về "Tánh không toàn cầu" của tất cả mọi hiện tượng.

Vì thế nếu dùng chữ "Tiểu thừa"thì đấy là một cách không phải chỉ đơn giản nêu lên một phương thức tu tập đưađến Giác ngộ mà hơn thế nữa còn ám chỉ một thứ Trí tuệ kém khai triển, thiếu tínhcách siêu nhiên, chỉ đơn giản khuyến khích vị a-la-hán tìm lối thoát ra khỏi thếgiới ta-bà thay vì lưu lại đấy vì lý tưởng cứu giúp tất cả chúng sinh. Đấy cũnglà một cách chỉ trích thậm tệ học phái xưa Sarvastivâda (Nhất thiết hữu bộ) - làhọc phái quan trọng nhất chủ trương một giáo lý triết học đối nghịch lại với cáchọc phái Đại thừa - vì học phái này chủ trương là các hiện tượng (dharma) trongbối cảnh chung quanh đều hiện hữu thật một cách sâu xa.

Trong khi đó thì khái niệm về Tánhkhông toàn cầu trong triết học Đại thừa đã góp phần hình dung ra sự tương đồngsâu xa giữa ta-bà và niết-bàn, và cũng chính vì thế mà Đức Phật đã thực hiện đượclý tưởng của mình bằng "hai chân" - một chân trong thế giới ta-bà vàmột chân trong cõi niết-bàn... Do đóvà cũng bắt đầu từ đấy chữ mâhayâna đã trở thành một hệ thống triết học làm nềnmóng tu tập và động cơ thúc đẩy các môn đệ của Đức Phật !

Nếumuốn chấp nhận cách nhìn trên đây thì tất nhiên cũng phải chấp nhận quan điểm chorằng người Bồ-tát có thể tiếp nhận sự giảng dạy, nhưng đó lại là những gì mà nhiềuhọc phái bác bỏ (tức là người Bồ-tát phải bước theo một con đường đơn độc), và cáchọc phái này chỉ chấp nhận duy nhất đường lối của Thanh văn thừa (tức nghe giảngmà thành Phật)... Tuy nhiên đối với một số học phái khác thì việc học hỏi và thựchành con đường này hay con đường kia không phải là một sự trở ngại, mỗi vị tỳkheo tự do chọn lựa cho mình cách này hay cách khác chỉ cần phù hợp với xu hướngcủa mình là đủ. Ngoài ra cũng có một số học phái mới được thành lập sau này và đặcbiệt chỉ chọn lựa con đường Bồ-tát thừa và tự ghép mình vào nhóm Đại thừa.

Tình trạng đó kéo dài nhiều thế kỷ tạiẤn và đã được một nhà sư Trung hoa là ngài Huyền Trang tu học tại đây vào thế kỷthứ VII đích thân chứng kiến, vị này đếm được 700 tu viện giảng dạy cùng lúc cảhai con đường, 1000 tu viện chỉ giảng dạy Đại thừa và hơn 1300 tu viện chỉ giảngdạy Thanh văn thừa.

Vả lại cũng theo quan điểm của một nhàsư Trung hoa khác nữa là ngài Nghĩa Tịnh cũng du học tại Ấn vào thế kỷ thứ VIIthì cách phân chia giữa Tiểu thừa và Đại thừa không có giá trị đáng kể nào cả.Vị này nhận thấy chỉ có một sự kiện khác biệt duy nhất đáng chú ý là người theoĐại thừa thì "đọc kinh Đại thừa và thờ phụng các vị Bồ-tát" thế thôi,và sau đó thì ngài cũng cho biết thêm quan điểm của mình là dù sao đi nữa thì "dù là người này hay người kia thì rốtlại cả hai cũng đều nhập vào niết-bàn", và đối với ngài thì ấy mới thậtlà điều quan trọng ! Mặt khác ngài Huyền Trang cũng có mô tả hai nhóm trên đâynhư sau "Các người theo Đại thừa vàTiểu thừa chia ra thành hai nhóm khác nhau. Một nhóm[hîna-yâna] thìthiền định trong yên lặng, và dù đang đi hay đang nghỉ ngơi thì lúc nào họ cũnggiữ cho tâm thức mình bất động, không màng đến thế giới chung quanh ; và nhómkia[mahâ-yâna] thì lại khác hẳn vì họ tranh cãi nhau thật huyên náo".

Sau cùng thì cách phân biệt trên đâycũng đã giữ vai trò quyết định trong việc định nghĩa hai chữ hîna-yâna vàmahâ-yâna : chữ hîna-yâna (Tiểu thừa) dùng đểchỉ những người tu hành quan tâm nhiều hơn đến giới luật của người xuất gia,trong khi đó thì những người theo mahâ-yâna (Đạithừa) lại là những người tham gia tích cực vào các cuộc tranh luận triết học vàdo đó có thể xem họ là những người gần gũi hơn với sự sinh hoạt của thế tục. thếnên hai chữhinâ-yâna và mahâ-yâna thậtradùng để chỉ định hai lốisống và hai cách giảng dạy Đạo Pháp (Dharma) khác nhau, đúng hơn là chỉ địnhhai con đường khác nhau đưa đến Giác ngộ.

Vì thế đối với sự sinh hoạt thườngnhật trong các thể chế Phật giáo Ấn thì hai chữ hîna-yânavà mahâ-yâna không còn mang ý nghĩa đúngtheo cách đã được mô tả trong kinh sách...

Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng từyâna chưa hề được sử dụng để chỉ định đặc biệtmột học phái nào cả, thông thường thì chữ vâda(có nghĩa là "giáo lý được trình bày", tuy đôi khi cũng thấy dịch là"con đường") mới đúng là chữ dùng để chỉ các học phái, chẳng hạn nhưngười ta thường thấy chữ vâda được dùng để đặttên cho rất nhiều học phái xưa, thí dụ như : Sthavira-vâda, Sarvâsti-vâda,Pudgala-vâda, v.v. Hơn nữa, chẳng hạn như các học phái thuộc nhóm Mahâsânghikathì một mặt tiếp tục kết nạp vào giáo lý của mình các kinh sách mahâ-yâna (Đạithừa) và một mặt thì vẫn tiếp tục thuyết giảng theo đường lối của sravâka-yâna(Thanh văn thừa) và nêu cao lý tưởng của người a-la-hán...

Tóm lại là từ yâna được sử dụng thật phức tạp và mang nhiều sắcthái thật khác biệt nhau !

Các "yâna"trong Phật giáo Đông-nam Á

Trong bối cảnh Phậtgiáo Trung hoa đặc biệt chịu ảnh hưởng của Đại thừa, thì chữ hîna-yâna được hiểu dưới hai sắcthái khác nhau : thực hành và triết học, có nghĩa là vừa quy định lối sốngcủa người tỳ kheo lại vừa chỉ định sự giảng dạy liên quan đến "Bốn sự thậtCao quý" (Tứ Diệu đế) và "Sự tạo tác do điều kiện" (lý duyên khởi).Đấy là giáo lý làm căn bản chung cho các học phái Phật giáo xưa mà người tu tậpphải noi theo để thực hiện thể dạng a-la-hán. Trái lại Đại thừa thì lại vạch ralối sống của người Bồ-tát mang chủ đích thực hiện sự Giác ngộ toàn vẹn và sự hiểubiết siêu nhiên của các vị Phật toàn thiện dựa vào giáo lý về "Tánhkhông" (sûnyata).

Đối với các học phái đặcthù Trung hoa mà gần như hầu hết chỉ bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ V sau Tâylịch, thì không còn việc chọn lựa giữahai "Thừa" nữa mà gần như đã trở thành một hiện tượng độc quyền,đến độ một số học phái không còn truyền dạy các quy tắc giới luật cho người xuấtgia, cũng không thuyết giảng gì cả về Bốn Sự thật Cao quý vì xem những thứ ấylà "thấp kém" và "vô ích", và chỉ chú trọng duy nhất vào những"lời thệ nguyện của người Bồ-tát"và giáo lý về Tánh không. TạiĐông-nam Á không còn một nền giáo huấn nào tôn trọng thật nghiêm túc giáo lý củaTiểu thừa.

"Yâna"trong các học phái tan-tra

Các biến đổi về ý nghĩacủa chữ yâna được thổi phồng thêm trong Phậtgiáo tan-tra kể từ thế kỷ thứ VII sau Tây lịch. Ngoài hai yâna theo cách "định nghĩa mới" như trênđây thì lại còn phát sinh ra thêm một yânathứ ba nữa, căn cứ vào các phương cách tu tập khác nhau được mô tả trong kinhtan-tra, và yâna mới này được gọi là Tantra-yâna (Tan-trathừa) hay còn gọi là Vajra-yâna (Kim cương thừa).

Các loại kinh sách mới (tứclà các kinh tan-tra) đưa ra các phương pháp tu tập căn cứ vào khái niệm về "Tánhkhông toàn cầu" và "Bản chất của Phật" (Tathagata-garba,tức là Phật tính) hiện hữu trong mỗi chúngsinh, đấy cũng là nền tảng giáo lý được các học phái xuất hiện muộn thuộc Đạithừa đã khai triển. Do đó một hệ thống cấp bậc mới lại được thiết đặt thêm chochữ "yâna", và hệ thống này hoàntoàn không liên hệ gì đến hệ thống cấp bậc trướcđây được thành lập dựa vào kinh sách su-tra (sutra), dù đấy là các kinh sách xưahay thuộc Đại thừa cũng thế : vì thế màyâna không còn được xem như một "con đường"đầy đủ và trọn vẹn nữa, đồng thời cũng không còn dùng để chỉ định một phươngpháp tu tập theo định nghĩa trước đây, màđã trở thành các giai đoạn thăng tiến tuần tự tiếp nối nhau trên một "conđường" duy nhất, kể cả trong lãnh vực giáo lý cũng như thực hành. Mỗilãnh vực sẽ giải thoát cho người tu tập một thứ Ảo giác đặc thù và riêng biệt vàmỗi lần thì mỗi tinh tế hơn. Do đó con đường tan-tra sẽ khởi đầu bằng hîna-yâna mang lại thể dạng a-la-hán, sau đó thì chuyểnsang mahâ-yâna và chấm dứt bằng tantra-yâna.

Theo dòng phát triển củaPhật giáo Tan-tra qua nhiều thế kỷ, nhất là trên phần đất Tây tạng, kinh sáchtan-tra cũng dần dần trở nên phong phú hơn, và tùy theo các kinh sách được căncứ mà người ta ước tính có từ sáu đếnchín yânatuần tự xuất hiện liên tiếp nhau.Do đó mỗi cánhân sẽ tùy vào sở thích riêng của mình mà tự lựa chọn cho mình một thừa nào đó,và thừa được lựa chọn cũng đã được dự trù sẽ tuần tự biến đổi trên đường tu tậpsau này : thí dụ một người khởi sự tu tập theo hina-yâna và khi đã đạt được thểdạng a-la-hán thì sau đó sẽ "chuyển hướng" sang cách tu tập của ngườiBồ-tát đúng theo cung cách Đại thừa, và sau hết thì dồn tất cả nổ lực vàoTan-tra thừa. Các yâna trong các trường hợp này sẽ không còn mangtính cách độc quyền nữa mà đúng hơn là một hình thức tích lũy : "thừa"cao hơn kết nạp "thừa" thấp hơn và sau đó thì vượt lên trên thừa này vàcứ tiếp tục như thế.

Do đó chữ hîna-yâna mang hai ý nghĩa khác nhau : hoặc chỉ định giai đoạn giảng dạy và tu tậpđầu tiên trên con đường tu tập tan-tra, hoặc chỉ định cho một học phái giảng dạygiới hạn trong khuôn khổ srâvaka-yâna(Thanh văn thừa).

Sự suy tàn dần của Phậtgiáo trên đất Ấn nói chung kể từ thế kỷ thứ X và bối cảnh biệt lập của xứ Tây tạnggiới hạn trong vùng phía bắc của bán lục địa Ấn độ đã khiến cho ý nghĩa thứ haicủa chữ hînâ-yâna dùng để chỉ định một họcphái chỉ còn đại diện trên thực tế cho hai học phái chủ trương giáo lý của Srâvaka-yâna(Thanh văn thừa). Hai học phái này khá phát triển trong vùng bắc Ấn thời bấy giờ: đó là học phái Sarvâstivâda và học phái Sautantrika (cả hai thật ra cũng chỉlà hai "trào lưu cải cách" cùng xuất phát từ Srâvaka-yâna).

Sau đó thì tên gọi họcphái Srâvaka-vâda cũng dần dần trở nên phổ biến và quen thuộc hơn so với tên gọicủa các học phái khác và do đó được đem ra để chỉ định trực tiếp sự giảng dạy triếthọc chung cho tất cả các học phái trong nhóm này, và vì thế không còn là một đặcthù của nền giáo huấn Sravâka-yâna nữa.

Ý nghĩa của chữ "hîna-yâna"ngày nay

Trong suốt gần mười thếkỷ (từ khi Phật giáo biến mất ở Ấn độ cho đến ngày nay) thì chữ hîna-yâna gần như chỉ thấy sử dụng ở Tây tạng. TạiViễn Đông nơi mà không có một học phái nào chủ trương giáo lý của Sravâka-yâna(Thanh văn thừa) thì chữ hîna-yâna chỉ thấyxuất hiện trong các kinh sách của Đại thừa (mahâyâna-sutra) và chữ này dù có xuấthiện thì cũng không nhất thiết dùng để chỉ định một học phái đặc biệt nào cả. Trongcác quốc gia thuộc nam Á châu nơi mà các học phái Đại thừa đã bị học pháiTheravâda (Phật giáo Nguyên thủy) thay thế (Phật giáo Đại thừa phát triển trướcnhất tại các nước như Miến điện, Thái lan, Campuchia... và sau đó mới bị Phậtgiáo Nguyên thủy thay thế, Phật giáo Indonêxia mà ngày nay gần như đã hoàn toànbiến mất thì cũng là Phật giáo Đại thừa - ghi chú thêm của người dịch), thì chữhîna-yâna hoàn toàn không có trong thuật ngữPhật giáo !

Không có một chút nghingờ nào cả chính là người Tây phương khi quan tâm đến Phật giáo và khi nghiên cứucác văn bản Đại thừa, đã sử dụng chữ hîna-yânanhư là một danh xưng căn cứ vào các đặctính lịch sử để chỉ định các học phái xưa, xuất hiện trước kỷ nguyên Thiên chúagiáo. Ngay cả một học giả lỗi lạc là André Bareau cũng đã dùng chữ nàytrong tựa đề của một trong những quyển sách quan trọng nhất của ông, đó là quyển"Các giáo phái Phật giáo thuộc Tiểuthừa" trình bày các học phái Ấn độ xuất hiện trong vòng năm thế kỷ đầutiên trong lịch sử Phật giáo. Trong trường hợp vừa kể chữ Tiểu thừa đã được sửdụng một cách khá độc đoán bởi vì trong sách có nêu lên học phái Mahâsânghika,và học phái này thì lại kết nạp cả các kinh điển Đại thừa vào giáo lý của mình,ngoài ra một học phái Tích lan là Vetullaka cũng đã được kê ra trong sách và họcphái này thì lại nhất thiết ngả theo các luận đề triết học mới của mahâ-yâna (Đạithừa), tức là đối nghịch hẳn với truyền thống Theravada (Nguyênthủy)... Cách sử dụng chữ hîna-yâna dựa vào các đặc tính "lịch sử"của chữ này đã làm đảo lộn cả truyền thống sử dụng thuật ngữ đã có từ trướctrong kinh điển của các học phái Phật giáo, dù đấy là các kinh điển triết họchay giáo khoa cũng thế !

Mặt khác, khi Phật giáo Tây tạng du nhập vào thế giớiTây phương và kinh sách Tây tạng được đem ra nghiên cứu, thì những gì đặc thù thuộccác học phái đó cũng dần dần trở nên phổ cập hơn. Điều này đã tạo ra những khókhăn đặc biệt liên quan đến ý nghĩa thứ hai của chữ hînâ-yâna(tức là ý nghĩa dùng để chỉ định một sự giảng huấn thuộc lãnh vực triết học), bởivì cả hai học phái (Sarvastivâda và Sautrântica) mà Phật giáo Tây tạng từng nêulên trước đây (để đả kích) thì nay đã hoàn toàn mai một, và do đó ý nghĩa củachữ hîna-yâna lại được chuyển sang để gán chomột học phái duy nhất còn đang tồn tại và chủ trương giáo lý của Srâvaka-yâna(Thanh văn thừa), đó là học phái Theravâda(Nguyên thủy).

Tuy nhiên, như đã đượctrình bày trên đây, chữ hîna-yâna với ý nghĩamột học phái chỉ được dùng để chỉ định giáo lý triết học "duy thực" dohọc phái Sarvastivâda chủ trương. Thế nhưng ngay từ thế kỷ thứ III trước Tây lịchhọc phái Theravada (Nguyên thủy) cũng đã từng quyết liệt chống lại học phái Sarvastivâdatrên phương diện luận giải kinh sách (và trong dịp này cũng đã đưa đến sự phân táchlần thứ ba giữa các học phái trong lịch sử Phật giáo). Vì thế với tư cách mộtthuật ngữ triết học thì chữ hîna-yâna theo "định nghĩa của Tây tạng" nhất định khôngthể nào đem ra để áp dụng cho trường hợp học phái Theravada, nhất là khi đã hiểurằng các môn đồ của học phái này kết hợp với các môn đồ của Đại thừa để đồng chỉtrích giáo lý duy thực của học phái Sarvâstivada. Trong trường hợp đó lại càngkhông thể nào dùng chữ hîna-yâna để chỉ địnhhọc phái Theravâda được !

Nói một cách thẳng thắnthì chữ "Tiểu thừa" - với ý nghĩa một "Thừa thấp kém" ! - làmột cách diễn đạt mà người ta chỉ tìm thấy duy nhất trong các kinh sách "Đạithừa". Thật ra thì đó cũng chỉ là mộtcách dựa vào các tiêu chuẩn giáo lý để làm nổi bật đặc tính độc đáo của Đại thừamà thôi, hơn nữa cách dựa vào giáo lý ấy lại chỉ căn cứ vào một cách luận giảikinh sách mà hơn một nữa những người Phật giáo Ấn đã bác bỏ... Vì thế chữ"Tiểu thừa" chỉ có thể chấp nhận được trong các giới hạn quy định bởihọc thuyết "Đại thừa" và "Kim cương thừa", và đồng thời cũngphải ý thức rằng chữ này không hề được dùng để ám chỉ bất cứ một học phái đặc biệtnào cả - ngoại trừ trường hợp đặc biệt của Phật giáo Tây tạng (gán cho học pháiSarvastivâda là hîna-yâna), và ngay trongtrường hợp này thì cũng đã là một sự lệch lạc vì chỉ nêu lên giáo lý triết họccủa một trường phái duy nhất là Sarvastivâda (có nghĩa là nêu lên chủ trương "duythực" riêng của học phái này và cho đấy là chủ trương chung của tất cả cáchọc phái hîna-yâna để mà chỉ trích một cáchtoàn bộ, ghi chú thêm của người dịch). Hơn nữa chủ trương triết học ấy khôngliên hệ gì đến học phái Theravâda mà chỉ tượng trưng cho quan điểm triết họcriêng của một học phái thuộc "Con Đường của những Người xưa" .

Thật ra thì các học pháithuộc "Con Đường của các Người xưa" trước đây cũng đã biết đến "conđường của người Bồ-tát", dù rằng vẫn xem con đường này không thể dùng để giảngdạy... Một cách khách quan mà nói thì phải công nhận rằng quan điểm trên đây("Tiểu thừa") không mang tánh cách "thấp kém" so với Đại thừa,mà đơn giản chỉ là một sự khác biệt với Đại thừa, nếu không muốn nói là đối nghịchhẳn lại - và dầu sao thì điều đó cũng khôngcó nghĩa là đương nhiên ám chỉ bất cứ một sự đánh giá nào...!

Vài lời gópý

Bài viết của ông D. Trotignon phân tíchthật chi tiết và cặn kẽ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chữ "Tiểu thừa"(Hîna-yâna) và chứng minh cho chúng ta thấylà chữ này không có một thực thể vững chắc nào cả, không tượng trưng hay đại diệncho một "thừa", một "tông phái" hay một "học phái"đặc biệt nào, mà đúng hơn đấy chỉ là một chữ đã được "Đại thừa" tạo dựngra để tự cho mình là "cao hơn".

Khi Phật giáo Đại thừa xuất hiện vàokhoảng thế kỷ thứ I sau Tây lịch thì trên đất Ấn đã có sẵn bốn học phái Phật giáolớn trong đó gồm chung tất cả 18 học phái nhỏ. Trong số bốn học phái lớn thì chỉ có học phái Sarvâstivâda (Nhất thiết hữu bộ)nhờ có sự bảo trợ của hoàng đế Kanisha (77-144 sau Tây lịch) nên phát triển lớnvà gần như là độc chiếm cả vùng bắc Ấn. Học phái này dưới triều đại của hoàng đếA-dục trước đây (tức là vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch) đã tách ra từ học pháiSthaviravâda ("Trưởng lão bộ", mà tác giả D. Trotignon gọi là "Họcphái của những Người xưa"). Trái lại thì học phái Sthaviravâda từng bànhtrướng lớn dưới triều đại hoàng đế A-dục thì nay lại gần như biến mất trong vùngbắc Ấn và những chỗ cho học phái Sarvâstivâda để chỉ còn phát triển rất yếu ớtvà thu hẹp trong vùng phía tây và phía nam của bán lục địa Ấn độ, mà sau này đãtrở thành học phái Theravâda ở Tích lan.Tóm lại sự "tranh cãi" giữa"Đại thừa" và "Tiểu thừa" thật ra chỉ là sự tranh cãi giữahọc phái Đại thừa vừa xuất hiện vào thế kỷ thứ I và học phái Sarvastivâda đã cótừ trước và đang hưng thịnh tại vùng bắc Ấn. Đấy là bối cảnh lịch sử cho thấysự hình thành của Đại thừa trong tình trạng cọ sát với học phái Sarvastivâda tạivùng bắc Ấn, và chữ hîna-yâna là do học pháiĐại thừa đặt ra để "ám chỉ" học phái Sarvastivâda mà thôi. Vậy sự tranhcãi giữa hai học phái thuộc vào lãnh vực nào ?

Sarvastivâda chủ trương Vô ngã của cáthể con người tức là Tánh không của cá thể, nhưng lại xem các hiện tượng(dharma) bên ngoài (đối cảnh, ngoại cảnh) hiện hữu thật sự một cách sâu kín, chỉcó các "tổng hợp do chúng tạo ra"tức là các "hiện tượng cấu hợp"là vô thường và "tự chúng thì chúngkhông hiện hữu". Trong khi đó học phái Đại thừa thì lại chủ trương "bản chất tối hậu của cá thể cũng như củatất cả các hiện tượng khác đều vô ngã"có nghĩa là Tánh không tuyệt đối.Đấy là khía cạnh khác biệt thứ nhất khá tinh tế giữa hai học phái.

Sự khác biệt thứ hai liên quan đếnkhái niệm về samsâra (ta-bà) và nirvâna (niết-bàn). Các học phái "xưa"được hình thành trước khi học phái Đại thừa được thiết lập chẳng hạn nhưSarvastivâda, Sthaviravâda... thì cho rằng "sống" trong thế giới ta-bàlà một "cách cảm nhận" hay một "thể dạng cảm nhận" trực tiếpsự cấu hợp, phù du và vô thường của tất cả mọi hiện tượng và tình trạng lệ thuộccủa chúng (tức là sự tạo tác lệ thuộc - còn gọi là lý duyên khởi). Trong khi đó"sống" trong cõi niết bàn là "cách cảm nhận" thể dạng phi-điều-kiện(không còn vướng vào lý duyên khởi), phi-cấu-hợp (thoát ra khỏi vô thường), tứclà không còn gì để tự-nhận-diện ra "chính mình" và cũng không còn gìđể mà tự-bám-víu vào đấy.

Đối với học phái Đại thừa thì sự cảmnhận trong thế giới ta-bà cũng không khác với quan điểm của Sarvastivâda và cáchọc phái xưa khác nêu lên. Tuy nhiên đối với niết-bàn thì học phái Đại thừa chủtrương rằng "sống" trong niết bàn tức là cách cảm nhận "thể dạngphi-thực-thể tối hậu" của mọi hiện tượng. Niết-bàn không phải là một thựcthể "khác" với ta-bà, mà đúng hơn là một "thể dạng khác" củahiện thực phát sinh từ điều kiện, có nghĩa là một "khía cạnh khác" củata-bà. Thiền sư D. T. Suzuki so sánh hiện thực với một tấm màn ảnh chiếu phim, trênmột mặt của tấm màn có vô số hình ảnh biến động tiếp nối nhau hiển hiện, nhưng mặtphía bên kia thì không có gì cả.

Tóm lại người ta đã khuếch đại và phổcập sự "phân biệt" giữa hai quan điểm triết học siêu hình trên đây giữaSarvastivâda và Đại thừa để hình dung ra hai đường hướng hay hai con đường khácnhau và đem áp dụng để chỉ định chung cho toàn thể Phật giáo. Tuy nhiên nếu suynghĩ chín chắn và phân tích thật sâu xa về những sự khác biệt đó thì sẽ thấy rằngcác khác biệt ấy quả thật là vô nghĩa vì đấy chỉ là những gì thuộc vào lãnh vựccủa khái niệm, ngôn từ, một cách diễn đạt hoàn toàn mang tính cách quy ước vànhị nguyên, và thật ra đó cũng là những gì thật "tệ hại" và "nguyhiểm" mà Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta phải vượt lên trên. Dầu sao thìnhững nhận xét này cũng có thể là một cách mở rộng và hướng vào một chủ đề khác,tức là "lạc đề" không còn thuộc vào chủ đích của bài viết về "Đạithừa" và "Tiểu thừa".

Theo nhận xét của ông D. Trotignonthì chữ "Tiểu thừa" cũng đã xuất phát từ một "cách nói trệch điđể làm nhẹ bớt ý nghĩa quá thô bạo của một ngữ tự" (euphemism). Thế nhưng "cách nói trệch" ấy lạithêm một lần nữa được đẩy xa hơn để gọi "Đại thừa" và "Tiểu thừa"là "Bắc tông" và "Nam tông" và đây cũng là cách gọi rấtquen thuộc trong thuật ngữ Phật giáo Việt Nam. Cách "nói trệch" haichữ "Đại thừa" và "Tiểu thừa" thành ra "Bắc tông"và "Nam tông" rất ít thấy trong thuật ngữ Phật giáo Tây phương, nếu cóthì đấy cũng chỉ là một cách để phân biệt Phật giáo phát triển trong vùng Đôngnam Á tức là học phái Theravâda và Phật giáo thuộc các học phái khác bành trướngtrong các quốc gia khác của Á châu. Dầu sao thì "cách nói trệch" thứhai trên đây chỉ dựa duy nhất vào các tiêu chuẩn địa lý và cũng đã đẩy sự lẩm lẫnxa thêm. Thật ra tại các nước Đông nam Á như Miến điện, Thái Lan, Campuchia... thìPhật giáo Đại thừa phát triển trước nhất và sau đó mới bị học phái Theravâda lấnlướt và thay thế. Về phía bắc Ấn độ thì Phật giáo "Tiểu thừa" cũng đãtừng phát triển khá mạnh ở Tây tạng, Trung hoa, Triều tiên và Nhật bản.

Ngoài ra cũng còn một khía cạnh kháccần nhắc đến là con đường "Đại thừa" nêu lên lý tưởng và lòng từ bi rộnglớn của người Bồ-tát hướng vào sự giúp đỡ tất cả chúng sinh, và lý tưởng đó đã ảnhhưởng sâu đậm vào sự sinh hoạt của tăng đoàn và nếp sống của người tỳ kheo, cónghĩa là sự sinh hoạt và nếp sống đó hội nhập chặt chẽ hơn vào đời sống thế tục.Đồng thời thì cách thờ phụng vô số chư Phật và thánh nhân trong Đại thừa cũng làmột cách mở rộng vào thế giới chung quanh. Trái lại "Tiểu thừa" thìquan tâm nhiều hơn vào lối sống của người xuất gia nơi chùa chiền và hướng vàosự giải thoát cá nhân. Về mặt giới luật thì Đại thừa cũng tuân thủ các giới luậtghi chép trong Luật tạng (Vinaya) quy định cho người xuất gia đúng theo "Tiểuthừa", và hơn thế nữa còn thiết đặt thêm một số phương châm đạo đức đặc thùcủa một vị Bồ-tát. Dầu sao thì những khác biệt trên đây cũng chỉ liên hệ đến lãnhvực sinh hoạt của người tỳ kheo, và trên thực tế thì cách tổ chức và đời sống xãhội ngày nay đã ảnh hưởng và làm thay đổi khá nhiều sự sinh hoạt của các tăng đoàndù thuộc "Đại thừa" hay "Tiểu thừa".

Ngoài ra theo quan điểm của Phật giáoTây tạng thì "Tiểu thừa" là một trào lưuphát sinh từ lần chuyển Pháp luân thứ nhất và chỉ chấp nhận các kinh sách thuộcvào lần chuyển pháp luân này mà thôi, trong khi đó thì "Đại thừa" côngnhận tất cả kinh sách thuộc vào cả ba lần chuyển Pháp luân, nhất là các kinh sáchthuộc vào hai lần chuyển Pháp luân thứ hai và thứ ba chủ trương các khái niệm vềTánh không toàn cầu, Tam thân Phật, Phật tính, v.v... Tuy nhiên trên thực tế thìmột số khái niệm "Đại thừa" kể cả Tan-tra thừa cũng đã được kết nạp vàogiáo lý của "Tiểu thừa" đại diện bởi học phái Theravâda, nhất làtrong các quốc gia đông nam Á như Thái lan, Campuchia... Một thí dụ điển hình vàcụ thể là học phái Theravâda trong các quốc gia này chấp nhận một hình thức nàođó của khái niệm "hồi hướng công đức" đặc thù của "Đại thừa".

Tóm lại việc phân định hai trường phái"Đại thừa" và "Tiểu thừa" rất phức tạp vì được dựa vào quánhiều tiêu chuẩn khác biệt nhau và trong số đó có nhiều tiêu chuẩn không được vữngchắc hoặc hoàn toàn sai lầm. Vậy trên thực tế phải giải quyết như thế nào để phùhợp với các tiêu chuẩn lịch sử, căn bản giáo lý và cả... các thói quen hay cáchhiểu đã có từ lâu. Thiết nghĩ chúng ta có thể mượn bảng so sánh giữa "ConĐường của các Người xưa" và "Con Đường Đại thừa" trong bài viết trênđây của tác giả D. Trotignon để tạm đề nghị "phân chia" hay đúng hơnlà "hình dung" Phật giáo thành hai đường hướng (yâna) hay trường phái như sau :

- Đường hướng thứ nhất tạm gọi là Phật giáo Nguyên thủy, đại diện bởi một"học phái xưa" duy nhất còn tồn tại là Theravâda và 18 học phái đã maimột.

- Đường hướng thứ hai là Phật giáo Đại thừabao gồm hầu hết cáchọc phái khác đã và đang phát triển trên thế giới hiện nay.

Bures-Sur-Yvette,30.09.10

Dominique Trottignon (tháng10, 2008)

Hoang Phongchuyển ngữ (21.09.2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6890)
hững nhà văn chương đạo đức, những bậc thầy đời là một kiến thức xây dựng cho đời một lối sống ổn định hạnh phúc chung. Bao giờ hạnh phúc có liên quan với nhau hạnh phúc đó tồn tại. Những hạnh phúc ích kỷ cá nhân, . . .
09/04/2013(Xem: 17653)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 9245)
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 10456)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 5133)
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
09/04/2013(Xem: 5076)
Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức.
09/04/2013(Xem: 5324)
Phật Giáo Nhân Sinh là đề tài do Thái Hư Ðại Sư đưa ra mấy năm trước ngày Người tịch diệt. Trong thời gian Ngài chưa đề cập đến vấn đề này, bắt đầu từ năm dân quốc thứ 17, từ bản thân mình, Ngài đã biểu hiện như là một tấm gương tốt về Phật học nhân sinh.
09/04/2013(Xem: 5445)
Xã hội hôm nay đang trải qua những biến đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quan hệ quốc tế v.v... với bao hệ tư tưởng cùng những ngộ nhận đáng tiếc. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại những thành tựu đáng kể, . . .
09/04/2013(Xem: 11800)
Không ai có thể phủ nhận được rằng chiến tranh là một tội ác, là một hình thức dã man. Nó là hiện thân của đau khổ, chết chóc, tàn phá và hủy diệt. Ngôn ngữ loài người không đủ để nói lên những hậu quả thảm khốc và tàn nhẫn của nó.
09/04/2013(Xem: 4631)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh. Nội dung các bài viết này chỉ có một mục đích là trình bày các phương pháp tu trì của Đạo Phật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]