Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Địa ngục

09/04/201313:32(Xem: 8644)
Địa ngục

ĐỊA NGỤC

Thích Như Điển

---o0o---

Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.

Năm nay Đại chúng chùa chùa Viên Giác đang lạy đến những trang cuối của quyển I, Kinh Đại Niết Bàn gồm 776 trang, phẩm thứ 20 tên là phẩm Phạm Hạnh. Suốt 10 năm nay chúng tôi đã lạy quyển kinh này và sang năm 2006 chúng tôi sẽ tiếp tục lạy tập II. Cứ mỗi chữ mỗi lạy như thế, chúng tôi cảm niệm được thâm ân của chư Phật đã chỉ rõ đường đi lối về của một hành giả đang tu học theo pháp của Phật. Đến phẩm này có đoạn Vua A Xà Thế sau khi đã giết cha, tâm ông vô cùng hối hận. Cả mình bị đau nhức mà thuốc gì, Hoàng hậu Vi Đề Hy xức cho cũng không bớt được. Nhân đấy có một số vị Bà La Môn học giả thông thái mới đến thưa với vua rằng:

Xưa nay việc giết cha để cướp ngôi đã có nhiều người làm và vì phép của nước chứ không phải là giới luật của người xuất gia, nên không có tội. Bệ hạ cứ an tâm.

Rồi cũng có vị Bà la môn đem một số ví dụ ra để minh chứng cho vua thấy rằng việc giết cha để cướp ngôi không có tội và nói rằng:

Ví như con trùng A La La khi sanh ra thì nó phải cắn xé bụng mẹ phải chết. Như thế cũng đã chẳng có tội. Ngoài ra con La cũng như thế. Nghĩa là khi con con phải được sống thì con mẹ phải biến thể; hoặc phải chết. Việc nầy không có tội.

Cũng có vị Bà la môn khuyên rằng: Chỉ có Đức Phật mới giải cứu được tội của Vua thôi, nhà vua nên đến đó để sám hối và chắc chắc sẽ được hết tội. Nếu chần chờ, Đức Phật sẽ vào Niết bàn.

Tuy có nhiều lời khuyên như thế, nhưng nhà vua vẫn chần chờ. Vì nghĩ rằng mình là người không xứng đáng, như kẻ cùi hủi, còn Đức Phật như một bậc Thánh nên không muốn đến. Dĩ nhiên cuối cùng rồi ông ta cũng đã đến với Đức Phật và đã được Phật giảng giải tỉ mỉ rõ ràng về những cội nguồn của sanh tử để vua A Xà Thế sám hối tội lỗi xưa của mình, nhưng trước đó kinh cũng có đề cập đến những người làm ác mà không chịu ăn năn sám hối thì sẽ bị đoạ vào địa ngục A Tỳ, hay còn gọi là địa ngục Vô Gián. Địa ngục A Tỳ; hay còn gọi là địa ngục vô gián. Địa ngục nầy dành cho những người mắc năm tội nặng. Đó là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hoà hợp Tăng và làm thân Phật ra máu.

Chữ A có nghĩa là không; chữ Tỳ có nghĩa là Cứu hay xen kẻ. Cũng có nghĩa là Vô Gián. Nghĩa là không có thời gian. Ở đây có 5 nghĩa chính:

Thứ nhất là xả thân sanh báo không có thời gian, nghĩa là sinh rồi chết, chết rồi sinh không biết bao nhiêu lần ở trong địa ngục. Thứ hai là thọ khổ không có niềm vui cũng không có thời gian nhất định. Thứ ba là thời gian không hạn định ở trong một kiếp số. Thứ tư là mệnh không gián đoạn và thứ năm là hình không gián đoạn. Địa ngục nầy ngang dọc 8 vạn do tuần, từ một người cho đến vô số người cũng đều chứa được đầy ắp trong đó.

Đây là một trong 8 địa ngục và bên ngoài 8 địa ngục nầy, mỗi địa ngục còn có 4 địa ngục lớn nhỏ chung quanh nữa vây bọc. Khi chúng sanh ra khỏi một trong 8 địa ngục Vô Gián nầy rồi, thấy những địa ngục bên cạnh như nước lạnh mát mẻ, khởi tâm thích mới chạy vào đó; không ngờ đó là địa ngục thiêu đốt, địa ngục Diêm La….tội nhân cứ chết đi sống lại, rồi bị hành hình thọ quả. Nhiều khi muốn chết mà cũng không thể chết được. Vì quả báo thọ chưa xong.

Đồng thời trong mùa an cư kiết hạ năm nay tôi cũng đang dịch quyển: “Phật thuyết Lập Thế A Tỳ Đàm”. Đây là một phần nhỏ trong quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng kinh. Trong ấy cò nhiều phẩm khác nhau. Ví dụ như vì sao có ngày có đêm? Vì sao có sự khác biệt về ăn mặc giữa châu nầy và châu kia. Đặc biệt Đức Phật cũng nói rõ về các giống dân da đen, vàng, đỏ, trắng ở cõi Nam Diêm Phù Đề và ở các cõi khác. Trong cõi Dục cũng như Sắc và Vô Sắc khác nhau như thế nào. Thật là một sự trùng hợp lạ lùng. Trùng hợp vì lẽ Kinh Đại Bát Niết Bàn chúng tôi đang lạy cũng đang đến chỗ diển tả địa ngục A Tỳ và dịch kinh trong mùa an cư kiết hạ nầy cũng đang nằm ở chỗ các địa ngục. Nay nhân mùa Vu lan báo hiếu; nên tôi kể lại sơ qua những địa ngục đã dịch để quý độc giả hiểu thêm, nhờ đó mà mới biết nhân để sợ quả và lo sám hối tội lỗi như vua A Xà Thế đã làm thì lợi lạc biết bao nhiêu.

Tám loại địa ngục ấy tuần tư như sau:

Thứ nhất là Đẳng hoạt địa ngục (Songtra); những chúng sanh bị sanh vào đây gươm đao đâm chém, bị đánh động bởi gậy gộc, cối xay nghiền giả; khi có gió lạnh thổi đến thì tỉnh lại và sự hành hình tiếp tục.

Địa ngục thứ hai là Hắc Thằng địa ngục (Kalasutra). Kẻ bị phạm tội bị căn thân thể ra bằng giây thừng đen và cưa, chém tứ chi của người có tội.

Địa ngục thứ ba là Chúng Hợp địa ngục (Sanhata). Nơi đây những người phạm tội hợp lại nhau và cắn xé lẫn nhau.

Địa ngục thứ tư gọi là Hào Khiếu Địa ngục (Rovuva) cũng còn gọi là Khiếu Hoán Địa ngục. Nơi đây tội nhân chịu cực hình khổ sở, kêu than thảm thiết.

Thứ năm là Đại khiếu địa ngục (Maha-Rovuva). Các tội nhân mắc tội phải chịu nhiều hình phạt tăng lên, kêu khóc càng to hơn nữa.

Thứ sáu là Viêm Nhiệt địa ngục (Tapana). Tội nhân ở đây bị lửa thiêu toàn thân bốc cháy, khổ cực không sao chịu nỗi.

Thứ bảy là Đại Nhiệt địa ngục (Pratapana); nơi đây lửa thiêu cực kỳ gay gắt, lửa tăng lên gấp đôi.

Thứ tám là Vô gián địa ngục (Avisi). Kẻ mắc tội nơi đây phải chịu khổ hình liên tục nên gọi là vô gián.

Chữ địa ngục có nghĩa là ngục ở dưới đất theo nghĩa đen. Vì chữ địa là đất. Chữ ngục là giam giữ, chữ ngục nầy gồm bộ khuyển có nghĩa là chó. Bộ ngôn có nghĩa là lời nói và chữ khuyển cũng là con chó đứng bên phía tay mặt nữa. Như vậy là lời nói ác như hai con chó đứng hai bên. Kẻ nào như thế đều bị quả báo sẽ vào chốn nầy. Còn nghĩa bóng thì sao?

Ý nói những người nào làm ác thì chịu quả báo. Có thể là ở trước mắt, chứ không nhất thiết là sau khi chết đi mới đoạ vào địa ngục. Vi dụ như ta bất hiếu với cha mẹ mình, thì chính trong đời nầy, con của mình nó sẽ bất hiếu với mình, chứ không cần đời sau. Vì vậy cho nên có câu phong dao rằng:

Ngày xưa quả báo thì chầy

Ngày nay quả báo ở ngay nhãn tiền

Việc nầy lịch sử có ghi rõ ràng qua bao triều đại phế hưng của lịch sử Việt nam, Trung hoa, Nhật bản, cũng như lịch sử của Thế giới.

Nghĩa bóng có nghĩa là không phải là hình thật, mà chỉ nói bóng nói gió vậy thôi. Nhưng bóng gió đây cũng có ý nghĩa thực tế của nó như: “Hình ngay thì bóng thẳng, hình vọng thì bóng cong”;hoặc “nhân nào quả nấy”v.v…

Có thể nhiều người không tin có địa ngục. Cũng có thể như thế. Vì họ bảo rằng phải chứng minh cho họ thấy họ mới tin. Nhưng tôi thì cho rằng dù có chứng minh đi chăng nữa, họ cũng khó tin được. Ví dụ như: Không khí chúng ta không thấy được; nhưng chúng ta vẫn tin rằng nếu không có không khí thì chúng ta sẽ chết, và một ví dụ khác: Ta chưa bao giờ thấy mặt của Ông bà cha mẹ ta trong 5 hay 7 đời về trước, nhưng ta vẫn tin rằng: Nếu không có họ, thì làm sao có ta ngày hôm nay. Đó là chuyện trước mắt mà còn không tin thì chuyện không dùng mắt để thấy được, làm sao có thể tin được. Sở dĩ người Phật tử tin được là vì qua trí tuệ chứng đắc của Đức Phật, Ngài đã thấy rõ mọi sự việc trên thế gian và đã kể lại cho Ngài A Nan nghe và những việc như thế đã được in thành sách, viết thành kinh để răn dạy người đời. Còn tin hay không, ấy là chuyện của mỗi người, chứ Đạo Phật hay Đức Phật chẳng bắt ai phải tin theo mình cả. Gíao lý của Đức Phật cũng ví như ngọn đèn sáng; nhưng đối với người mù thì sự sáng ấy đâu có giá trị gì. Nhưng điều ấy không có nghĩa là giáo lý ấy chỉ dạy cho người mù. Không phải vì người mù mà không có ánh sáng. Sở dĩ người ta không thấy được ánh sáng là tại vì người ta mù, chứ không phải ngược lại. Cũng như thế ấy, người không tin Phật pháp thì dầu cho có Phật hiện thân cũng khó độ được; huống nữa là những pho sách vỡ hay kinh điển ấy. Thật ra nó chẳng có giá trị gì, vì người ta chưa đụng vào thực tế. Mà thực tế của cuộc sống là gì? Là con số không to tướng, điều ấy không có nghĩa là không có tội phước, địa ngục, cưc lạc hay cảnh giới khác v.v… Tất cả đều có và tất cả đều phải bị chi phối bởi nghiệp lực, vô thường, khổ, không, và vô ngã. Ai hiểu được điều nầy tức hiểu được giáo lý của Đức Phật.

Có một điều chắc chắn chúng ta biết rằng: không có ngày hôm qua thì sẽ không có ngày hôm nay và nếu ngày hôm nay không có thì ngày mai sẽ không có. Nhưng trước ngày hôm qua và sau ngày mai là những gì nữa thì do nhân và quả tạo thành cái giải luân hồi vô tận ấy và ta phải tin rằng: Nhân tốt sẽ không bao giờ sanh trái đắng và người hiền không bao giờ bị nhân quả hàm oan. Nếu có chỉ vì nghiệp xưa chưa trả hết và bây giờ cứ an phận mà trả cho món nợ vô hình kia thì: “Sau cơn mưa trời lại sáng” xin đừng than phiền và đừng trách móc ai. Vì tất cả đều do mình làm và tất cả mình phải gánh lấy hậu quả của nó. Không ai phạt ta cả; ngoại trừ ta tự gieo nhân không lành và cũng chẳng ai thưởng ta cả khi nghiệp dĩ vô minh của chúng ta vốn đầy sân si và tội lỗi.

Trong mọi kinh điển Đức Phật hay xác nhận rằng: Kẻ nhất xiển đề và kẻ phạm tội ngũ nghịch thì bị đoạ địa ngục và nhất định không được giải thoát. Tuy nhiên trong kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật dạy rất rõ ràng là dầu cho nhất xiển đề hay tội ngũ nghịch mà có tin nơi Tam Bảo thì người ấy trước sau cũng có khả năng giải thoát, giác ngộ. Điều ấy cho chúng ta một sự khẳng định như trong Đại Trí Độ Luận nói rằng: Như trong một căn phòng tồi vô lượng kiếp (dụ cho vô minh) nếu ta mang vào căn phòng nầy một ánh đèn nhỏ, thì dầu cho căn phòng tối bao nhiêu lâu đi chăng nữa, căn phòng ấy vẫn có một chút ánh sáng (dụ cho chân lý giải thoát) và chính nhờ cái nhân sáng ấy, tức nhân có tin nhân quả, nghiệp báo, Niết bàn, địa ngục mà người ấy sẽ có khả năng thành Phật trong mai hậu.

Con đường đến với Đạo Phật có rất nhiều lối, không phải chỉ có đi lên hay đi xuống, đi qua đi lại, đi ngang đi dọc v.v… suốt cả một cuộc hành trình sanh tử như thế. Chỉ đến khi nào vô minh dứt sạch thì mọi chi nhánh của 12 nhân duyên không còn nữa và lúc ây Niết Bàn an lạc lại đến với mọi người, bất kể là ai.

Tôi mỗi năm có được những tháng ngày yên ổn như thế này để hành trì và dịch kinh viết sách, cảm thấy mình là người rất an lạc và hạnh phúc. Vì chân lý đang ở trong ta chứ không phải ở bên ngoài, và tất cả đều do ta tạo tác cũng như hưởng quả chứ không ai gieo thiện và không ai làm ác với ta. Vì tất cả chúng sanh mới là thiện hữu tri thức của mình. Tôi chỉ biết một điều duy nhất là: “Bồ tát sợ nhân còn chúng sanh sợ quả"mà thôi. Nên tôi phải hiểu mình là ai hơn là đi tìm hiểu kẻ khác là ai. Vì có kẻ khác nầy thì lại có thêm kẻ khác nữa. Ai công đâu mà phải đi tìm 6 tỉ nhân sinh như thế trên quả địa cầu nầy. Đó là chưa kể đến những chúng sanh khác ở thế giới nầy hay thế giới khác nữa. Vì:

“Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan”

Xứ Tam quan chắc là dừa nhiều lắm, người ta có muốn tưới cây không thể tưới hết nỗi. Do vậy bổn phận của mỗi người hãy tự tưới tẩm tâm thức của mình một chút hiểu biết, là cây giác ngộ sẽ có cơ hội đâm chồi nảy lộc rồi.

Tóm lại viết cho báo Tâm Giác lần nầy nhân lễ Vu Lan mà viết về Địa ngục, chắc chắn nhiều vị độc giả bảo rằng: ‘Tôi đem chuyện ma nhác con nít ngày hôm nay, là điều chúng chẳng sợ mà còn cười”. Xem ai đó có cười thì cứ cười. Vì sau nụ cười bao giờ cũng là tiếng khóc. Vì ai đó “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Khi nghiệp dĩ đã phát sanh, lúc ấy cứu chữa đã chậm lắm rồi. Như Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế, Vô Não.v.v… Đó là người đời xưa. Còn bây giờ nhiều nhà tù đang nhốt tù nhân trong đó; những nơi đày ải cải tạo ấy chẳng phải địa ngục là gì? Nhưng ở trong ấy nếu người nào còn có niềm tin, có sự hy vọng thì sẽ có tất cả. Vì tục ngữ Nga có nói rằng:

“Mất tiền là chẳng mất gì hết cả. Mất danh dự là mất một phần lớn của cuộc đời. Chỉ có ai đánh mất đi niềm tin và mất sự hy vọng mới là mất hết tất cả”.

Mong rằng quý vị đừng đánh mất một niềm tin.

Viên Giác Tự vào một sáng mùa hạ

Nhân mùa an cư kiết hạ năm Ất Dậu-2005

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 16849)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11493)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 11266)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
20/12/2013(Xem: 36412)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 16241)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15033)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18096)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 11321)
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân của bộ lạc này tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật, Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Nhưng người nào cũng làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối?"
16/12/2013(Xem: 14068)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 35123)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]