Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy quý những phút giây đang sống.

09/04/201313:06(Xem: 6153)
Hãy quý những phút giây đang sống.


HÃY
QUÝ GIÂY PHÚT

CHÚNGTA ĐANG SỐNG

Tối nay tôi cùng Minh Bình, bác Diệu Phụng, Diệu Phượng, Diệu Thuận và Đức Trang Nghiêm đến tụng kinh Dược Sư cho Viên Bảo Mỹ.

Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng (đến, rước trước khi tụng kinh và chở đoàn về rồi lại quay về nhà) và vả lại cả đêm Thức đã thức đêm chăm sóc cho Viên Bảo Mỹ đang lên cơn đau rồi.

Được biết ước nguyện của Viên Bảo Mỹ là cho em được sống qua ngày Lễ Giáng Sinh 25/12 và qua cả ngày Sinh Nhật của em là ngày 5/1 thì em sẽ vui lòng nhắm mắt ra đi…

Viên Bảo Mỹ chỉ có 20 tuổi. Một cô sinh viên năm thứ Hai của nghành Xã Hội học xinh xắn, thông minh và hứa hẹn một tương lai tràn trề sức sống. Thế nhưng cơn bịnh ung thư gan ở giai đoạn chót sẽ khiến em phải ra đi trong vài ngày sắp tới như lời các Bác sĩ tiên đoán. Em còn quá nhỏ, nên em chỉ ước mơ được hưởng hạnh phúc, vui vẽ trong những niềm vui nho nhỏ mà không biết cái gì sẽ xảy ra. Không biết SANH TỬ SỰ ĐẠI.

Tôi dán hình Tam Thánh thân sắc vàng (lớn gần 1,50 mét chiều dài) phía bên phải trong phòng em. Tôi dạy em hướng về ngài chắp tay xá ngài, vi em chỉ nằm, không thể ngồi dậy được. Tôi dặn rằng cố nhớ thân tướng từ bi trang nghiêm của các ngài thì các ngài sẽ hỗ trợ và gia hộ cho em. Em sẽ cảm thấy tự tin và không feel lonely. Cố quán tưởng hình các ngài mỗi khi nhắm mắt nha. Em mĩm cười gật đầu.

Tôi hỏi:

- "Con pháp danh là gì? What is your Buddhist name? Hôm qua sư cô vừa làm lễ Quy y cho con đó?"

- "Dạ, Viên… Bảo… Mỹ…".

- "Giỏi quá!"

Như vậy em đã tự nói được pháp danh của mình. Tôi cũng dạy em về pháp hiệu của Đức Phật A Di Đà là vị Phật đứng chính giữa, là vị Phật mà em niệm sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" đó. Tôi chưa dám nói đến tên của hai vị bồ tát Quán Âm và Thế Chí đứng hai bên, vì sợ em nhớ không nổi. Thôi, cũng được, vì trong lời nguyện thứ 19 của Đức Phật A Di Đà rằng nếu ai nhớ niệm danh hiệu ngài 10 câu cho miên mật thôi thì ngài sẽ đến rước. Tôi chỉ mong em vượt qua cơn đau mà nhớ đến niệm đến ngài 10 lần thôi cũng quý lắm rồi.

Làm sao chúng ta cầu nguyện để em sống thêm một tí thời gian nữa như em muốn? Chỉ biết mỗi người, mỗi tâm tạo một nguồn lực nhiệm mầu xoa dịu vết đau cho em. Còn định nghiệp ngày nào em đi hay như thế nào thì chúng ta là bậc phàm tình chỉ lắc đầu, bó tay đành chịu.

Từ việc này, trên đường về, tôi có san sẻ với Minh Bình và những vị trên xe rằng tất cả chúng ta đang bị lưới vô minh bao phủ rất dày. Chúng ta không biết quý từng giây, từng phút chúng ta đang sống, sống cho mình và cho người, sống tha thứ lỗi lầm cho nhau mà trái lại chúng ta tranh hơn tranh thua, bực bội, phiền não hoặc dong duỗi phí phạm qua ngày qua tháng…

Xin hãy nhắm mắt và giữ một phút chánh niệm! Hãy quý trọng mỗi giây phút chúng ta đang thở. Hãy nhìn Viên Bảo Mỹ và cố gắng tự tỉnh lấy mình. Hãy thấy mình thật là người may mắn được sống và đang được thở…

Tại sao chúng ta phải đợi đến ngày Giáng sinh và Sinh nhật của em rồi mới tặng quà cho em, mới đem niềm vui cho em, khi chúng ta đang sống trong vòng HOẶC-NGHIỆP-KHỔ, trong vòng Nghiệp lực chi phối và không làm chủ được vận mệnh của chính mình và của em?

Ngày mai tôi sẽ mua quà Giáng Sinh và Sinh Nhật để tặng Viên Bảo Mỹ. Đừng đợi đến ngày 25/12 hay 5/1 mới là ngày vui, mới là hạnh phúc. Hãy vui trong hiện tại và mừng giáng sinh cùng sinh nhật trong hiện tại, đừng phí phạm thời gian và sức khỏe để trông mong ngóng đợi. HẠNH PHÚC KHÔNG NẰM Ở TƯƠNG LAI MÀ Ở NGAY TRONG HIỆN TẠI. Làm sao tôi chuyển tải tư tưởng này đến Viên Bảo Mỹ? và chính bản thân từng chúng ta đã nhận được nghĩa này chưa? Hạnh phúc và niềm vui không nằm ở một cái gì sau đó hoặc sau khi? Sau khi ra trường, sau khi lãnh lương, sau khi có thẻ xanh, sau khi thi xong, sau khi giải bày xong, sau khi lái xe về đến chùa, sau khi qua hết đoạn kẹt xe, sau khi ăn xong, sau khi ngủ xong, sau khi hết bịnh… Không! Hạnh phúc là chúng ta đang thở, đang nhìn và đang mĩm cười với những gì đang cùng ở xung quanh chúng ta trong giây phút này.

Milwaukee, 11:30 khuya ngày 13/12/07

Thích Nữ Giới Hương

PS: Tôi đã mua một họp chocolate và một tấm card thật đẹp và ghi như sau:

A heart that is happy, a spirit that's free.

Wishing you A happy Christmas Day (25/12/07)

And A wonderful Birthday (5/1/08)

And Joy all your through.

Prayers that are answered and dreamed that come true.

Ngày 14/12/07

SưcôGii Hương và Ban Hộ Trì Tam Bảo chùa Phước

----o0o---

Trình bày: Quảng Pháp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 7511)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 4049)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 4485)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4764)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 5226)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 7888)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 8352)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
15/02/2012(Xem: 4742)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3756)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
15/02/2012(Xem: 4150)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]