Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người hoằng pháp PG hiện đại với phương diện kinh tế.

09/04/201313:01(Xem: 4399)
Người hoằng pháp PG hiện đại với phương diện kinh tế.

THAM LUẬN

NGƯỜI HOẰNG PHÁP PHẬT GIÁO HIỆN ĐẠI
VỚI PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ

Toạ Đàm Phật Pháp: “Sứ Mạng Hoằng Pháp Thời Hiện Đại”
ngày 24 & 25/01/2007 tại Thiền Viện Quảng Đức, VP.II TƯ

(ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Chánh Thư ký Đoàn Giảng Sư BHPTƯ)

Trong thời đại phát triển khoa học ngày nay, con người càng trở nên bận rộn, mệt mõi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những thách thức, những trở ngại và những sự cạnh tranh tất yếu mà cuộc sống mang lại; và buột phải đồng hành theo nhịp sống hiện đại của xã hội hầu thoả mãn được nhu cầu sống cho chính mình. Chính vì vậy, tư tưởng và đạo đức con người ngày càng xuống cấp trầm trọng trước những làn sóng tấn công của nền văn minh vật chất đầy phức tạp. Trên tinh thần đó, người hoằng pháp trong thời đại mới làm thế nào để chia sẻ và trợ giúp cho họ có một đời sống tốt đẹp cả phương diện vật chất lẫn tinh thần? Dĩ nhiên họ phải dấn thân vào xã hội để thực hiện công việc ‘cứu khổ ban vui’cho mọi người theo phương châm ‘xiển dương Chánh pháp, lợi lạc quần sanh’trên tinh thần ‘tuỳ duyên bất biến.’Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết về triết lý sống; trên thực tế, một khó khăn và trở ngại cho những nhà truyền bá Phật giáo tham gia hoạt động xã hội là sự thiếu thốn về điều kiện vật chất. Đây là một vấn đề quan trọng và cần thiết để quyết định sự thành bại về mọi hoạt động Phật sự của ngành hoằng pháp nói riêng và của Giáo hội chúng ta nói chung. Để giải phóng những tình huống khó khăn đó, người hoằng pháp chúng ta làm thế nào có đủ điều kiện vật chất để duy trì và phát triển công việc hoằng pháp mang lại niềm an lạc hạnh phúc cho con người? Đề tài: “Người Hoằng Pháp Phật Giáo Hiện Đại với Phương Diện Kinh Tế”sẽ mở ra một đạo lộ mới cho chúng ta để cùng nhau suy nghĩ và bàn bạc khi bước vào lãnh vực kinh doanh kinh tế; và chỉ có kinh doanh kinh tế mới có thể tháo gỡ mọi nút thắt mà chúng ta đang đối diện.

Chúng ta thừa hiểu rằng thông thường trong cuộc sống tu hành của những nhà truyền bá tôn giáo nói chung, đặc biệt là Phật giáo nói riêng, hầu hết các vị tu sĩ thường nương tựa vào sự ủng hộ và cúng dường vật chất của những người Phật tử hảo tâm với bốn nhu cầu cần thiết như: quần áo, thức ăn, nệm lót và thuốc men. Chính vì vậy, cuộc sống của họ luôn gặp rất nhiều những khó khăn trong sự tu tập và công việc hoằng pháp của mình trừ khi có sự ủng hộ và cúng dường của những tín đồ Phật tử nhiệt tâm, đây là điều không ai có thể phủ nhận được. Để chứng minh một cách cụ thể và thực tế, ngay tại đây chúng ta cùng tìm hiểu hai vấn đề như sau:

1.Về phương diện tu tập

Nếu người hành giả Phật giáo muốn phát triển tâm linh với một bao tử đói khát và thân hình bạt nhược suy yếu thì liệu cuộc sống tu tập của họ có đạt được kết quả giải thoát giác ngộ được không? Chắc chắn là không, vì chính đức Phật đã từng thử nghiệm cho chính mình bằng lối tu hành ép xác khổ hạnh như: nào nghiến răng, chận lưỡi trên vòm họng, kiềm hãm ý niệm bất thiện với ý niệm thiện,[1]v.v..; nào kiềm chế hơi thở từ mũi, miệng và lỗ tai,[2]v.v..; nào sống lõa thể, một tuần ăn một lần, không tắm rữa, không ngồi mà chỉ đứng, hoặc dựa lưng, hoặc ngồi hổm trên gót chân; nào là ban ngày sống trong rừng thưa, ban đêm sống ngoài trời giữa mùa Đông giá rét; nào là ban ngày sống dưới ánh nắng mặt trời, ban đêm sống trong rừng rậm dưới khung cảnh nóng buéc của mùa Hè mang lại;[3]v.v.. Thế nhưng, kết quả mang đến chỉ là sự suy nhược và đau đớn về thể xác cũng như tinh thần[4], và chính đức Phật đã tuyên bố mạnh mẽ rằng:

“…theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí huệ. Chính Thánh trí huệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau (…even by this procedure, by this course, by this mortification, did not reach states of further-men or the excellent knowledge and insight befitting the Aryans. What was the cause of this? It was that by these there is no reaching the Aryan intuitive wisdom which, when reached, is Aryan, leading onwards, and which leads onwards the doer of it to the complete destruction of anguish)” [5]

Thật sự, với một thân thể gầy gò bạc nhược phô bày mọi dấu hiệu kiệt quệ không thể là tối ưu để mưu cầu giải thoát tâm linh, đức Phật đã từ bỏ lối sống tu hành ép xác khổ hạnh và trở về một lối sống quân bình hơn. Đó là lối sống tu tập con đường Trung Đạo(Middle Path)[6], một con đường tu tập trách xa hai cực đoan: ép xác khổ hạnh và đời sống sung túc, và Ngài đã thành đạt quả vị Chánh Đẳng Giác.

2.Về phương diện hoằng pháp

Như chúng ta biết, điều kiện vật chất luônđóng một vai trò quyết định quan trọng về sự thành bại của người hoằng truyền Phật pháp về mọi mặt hoạt động như: làm việc và phục vụ Giáo hội; ấn tống kinh sách tại các vùng sâu vùng xa; tổ chức thuyết giảng Phật pháp ở các tỉnh thành và vùng sâu vùng xa; tổ chức các lễ tổng kết hàng năm, hay các hoạt động giao lưu như: đại hội, hội nghị, diễn đàn, hội thảo, toạ đàm, sinh hoạt trại hè, v.v..; truyền bá Phật pháp qua các hoạt động từ thiện xã hội như: giúp đở những gia đình nghèo, những bệnh nhân bị nhiễm chất độc màu da cam hoặc HIV/AIDS, cứu trợ những nạn nhân bị thiên tai bảo lụt; v.v… Tất cả các mặt hoạt động vừa kể trên, người hoằng pháp trong thời đại mới nếu không đủ điều kiện về vật chất, có thể hoàn thành tốt công việc truyền bá Phật giáo hay không? Hay họ cũng phải nhờ vào sự ủng hộ và giúp đở của Phật tử, các nhà hảo tâm, hoặc các cơ quan đoàn thể? Đó là một vấn đề luôn trăn trở và bức xúc của những người truyền bá Phật giáo hiện nay.

Từ hai vấn đề trên, chúng ta khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: người hoằng pháp trong thời hiện đại luôn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và trở ngại trong việc tu tập và hoạt động hoằng pháp nếu như họ chỉ dựa vào sự ủng hộ của Phật tử thập phương mà không tự dựa vào khả năng chính mình để làm kinh doanh kinh tế. Để tháo gỡ được những khó khăn trên, phương diện hoạt động kinh tế sẽ là một con đường hữu ích và tích cực không chỉ cung cấp những điều kiện vật chất cho nhà truyền bá Phật giáo dễ dàng thành công trong việc dấn thân vào cuộc đời qua hai phương diện: hoạt động xã hội và công tác hoằng pháp; mà còn tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật chất cho vị ấy duy trì cuộc sống tôn giáo của mình một cách lâu dài và vững chắc. Nhận thức như thế, nhà hoằng pháp Phật giáo trong thời đại mới không nên hoàn toàn ỷ vào sự giúp đở và cúng dường của Phật tử; mà trái lại, vị ấy một mặt nên ý thức giảm bớt việc tùy thuộc vào sự giúp đỡ vật chất từ các tín đồ Phật tử hay một đoàn thể cơ quan nào, và mặt khác, nên tự mình mạnh dạn tham gia vào hoạt động kinh doanh kinh tế trên tinh thần ‘tuỳ duyên bất biến’ với nhiều phương thức khác nhau như: viết sách báo; đi giảng dạy; trồng trọt rau quả; cày ruộng trồng lúa; làm đậu hũ, sữa đậu nành…; sản xuất các thực phẩm chay; làm nhang; ấn hành các kinh sách Phật giáo, các băng từ CD-VCD-DVD thuyết giảng Phật pháp; sản xuất các vật phẩm cho việc thờ cúng;… thậm chí có thể mở các cửa hiệu vẽ tranh ảnh, hay bán thức ăn chay và Phật cụ,..; hoặc mở công ty du lịch hay giới thiệu việc làm; hoặc có thể làm bất cứ loại hình kinh doanh nào phù hợp với tư tưởng và tinh thần của Phật giáo… Tất cả những công việc kinh doanh như trên nhằm trợ giúp cho người hoằng pháp có được nguồn thu nhập ổn định để hoàn thành tốt công việc truyền bá Chánh pháp và duy trì cuộc sống tôn giáo vững chắc khi bước trên con đường phụng sự Phật pháp, lợi lạc quần sanh.Thế nhưng! bên cạnh đó, chúng ta cần phải nhận thức thấu đáo rằng phương diện kinh doanh kinh tế luôn là con dao hai lưỡi rất dễ dàng làm tổn thương về nhân cách và tư tưởng của mình cũng như tha nhân nếu như vị ấy thiếu ý thức hiểu biết, không tự chủ, và luôn tham đắm trước những liều thuốc độc ngào ngào của ngũ dục thế gian khi họ đang hoạt động kinh doanh kinh tế. Vì theo quy tắc của những nhà kinh doanh ‘thương trường là chiến trường’, đó là quy luật tất yếu của hầu hết các nhà kinh doanh buột phải thực hiện. Do vậy, hầu hết các giới doanh nghiệp khi bước vào thương trường đều phải tận dụng đầu óc tính toán, cạnh tranh, thủ đoạn, và mưu mô của mình để đánh đổ những đối thủ doanh nghiệp yếu kếm hầu tôn vinh sự tồn tại và phát triển việc kinh doanh của chính mình trong xã hội. Vậy người hoằng pháp Phật giáo khi muốn tham gia hoạt động kinh doanh kinh tế phải làm thế nào để khỏi vướng vào những quy tắc không theo luật lệ nhưng rất hợp lý ấy? Câu trả lời này xin nhường lại cho những ai luôn trăn trở và bức xúc trước khó khăn thực tế mà các nhà hoằng pháp trong thời hiện đại đang phải đối diện. Rất mong sự đóng góp ý kiến và trao đổi nhiệt tình của chư tôn Đức cùng qúy đọc giả đang quan tâm!

THƯ MỤC THAM KHẢO

Horner, I.B., The Middle Length Sayings,Vol. I , London: PTS, 2000.

Minh Châu, Thích Trung Bộ Kinh,Vol. I & II, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1992.

Ambedkar, B.R., The Buddha and His Dhamma, Nagpur – India: Buddha Bhoomi Publication, 1997.

Ñāamoli, The Life of the Buddha, Kandy – Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1998.

Schumann, H.W. (Auth); &

Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1997.

Ven. Narada, The Buddha and His Teachings, Kandy: Buddhist Publication Society, 1997.

Wickremesinghe, K.D.P., The Biography of the Buddha, Colombo: Priyanka Lakshman Wickremesinghe, 2002.

CHÚ THÍCH

[1]Xem thêm HT. Thích Minh Châu, ‘Đại Kinh Saccaka’ trong Trung Bộ Kinh I, trang 531f; I.B. Horner, ‘Greater Discourse to Saccaka’ trong The Middle Length Sayings I., trang297; K.D.P. Wickremesinghe, The Biography of the Buddha, trang 58f; H.W. Schumann (Auth), Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, trang 134f; Bhikkhu Ñāamoli, The Life of the Buddha, trang17; Ven. Narada, The Buddha and His Teachings, trang13.

[2]Xem thêm HT. Thích Minh Châu, ‘Đại Kinh Saccaka’ trong Trung Bộ Kinh I, trang 532ff; I.B. Horner, ‘Greater Discourse to Saccaka’ trong The Middle Length Sayings I, trang297ff; K.D.P. Wickremesinghe, The Biography of the Buddha, trang 59; H.W. Schumann (Auth), Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, trang 135; Bhikkhu Ñāamoli, The Life of the Buddha, trang17f; Ven. Narada, The Buddha and His Teachings, trang 13f.

[3]Xem thêm HT. Thích Minh Châu, ‘Đại Kinh Saccaka’ trong Trung Bộ Kinh I, trang 536ff; I.B. Horner, ‘Greater Discourse to Saccaka’ trong The Middle Length Sayings I, trang 300ff; HT. Thích Minh Châu, ‘Đại Kinh Sư Tử Hống -Mahāsīhanādasutta’ trong Trung Bộ Kinh I, 1992, trang 180ff; I.B. Horner, ‘Greater Discourse the Lion’s Roar - Mahāsīhanādasutta’ trong The Middle Length Sayings I, trang 103ff; H.W. Schumann (Auth), Phương Lan (dịch), Đức Phật Lịch Sử, trang 135ff; Ven. Narada, The Buddha and His Teachings, trang 14f.

[4]Dr. B.R. Ambedkar, The Buddha and His Dhamma, trang 63ff-65ff.

[5]HT. Thích Minh Châu, ‘Đại Kinh Sư Tử Hống -Mahāsīhanādasutta’ trong Trung Bộ Kinh I, trang 187f. Xem thêm I.B. Horner, ‘Greater Discourse the Lion’s Roar - Mahāsīhanādasutta’ trong The Middle Length Sayings I, trang108.

[6]Xem thêm ‘Con đường Trung Đạo (Middle Path)’ trong Ven. Narada, The Buddha and His Teachings, trang17f.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 3879)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 62591)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7420)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5662)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 58662)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10366)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 24125)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8546)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13287)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16965)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]