Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Sự quan trọng của cá thể

19/07/201100:19(Xem: 4019)
03. Sự quan trọng của cá thể


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings ofJ. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

III. SỰ QUAN TRỌNG CỦA CÁ THỂ

N

ếu không có một thay đổi cơ bản của cá thể, xã hội trở thành một bổn phận cực nhọc, một tiếp tục vô trách nhiệm trong đó cá thể chỉ là một công cụ.

Tuyển tập những Lời giảng

New Delhi, Ấn độ, ngày 18 tháng 2 năm 1959

Nếu bạn muốn sáng tạo trật tự từ sự hỗn loạn này, bạn sẽ bắt đầu từ đâu?

S

ống là một vấn đề phức tạp, và muốn hiểu rõ nó phải có sự phân tích nhẫn nại về vấn đề và không nhảy đến một kết luận gây thỏa mãn; phải có một tách rời thông minh để hiểu rõ điều thực tế, vấn đề đang hiện diện. Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu thực hiện chuyến hành trình của hiểu rõ. Trong khi thực hiện chuyến hành trình, chúng ta đừng vội vàng chộp lấy hành động hay kết luận nào; chúng ta sẽ hành động, không được đặt nền tảng trên bất kỳ kết luận nào nhưng trên sự thật. Nếu chúng ta quyến luyến, cam kết đến bất kỳ hình thức nào của hành động, chúng ta sẽ không thể hiểu rõ về tiến trình phức tạp của sống; nếu chúng ta quá mật thiết với vấn đề, chúng ta không thể quan sát và hiểu rõ đúng đắn. Nếu chúng ta muốn hiểu rõ về sống, phải không có kết luận, bởi vì kết luận chấm dứt sự suy nghĩ đúng đắn. Bởi vì sống là một tiến trình mênh mang, bất kỳ kết luận nào sẽ là nhỏ nhen và có thành kiến. Vì vậy chúng ta hãy bàn bạc cùng nhau, nếu chúng ta có thể, một cách nghiêm túc và khẩn thiết, vấn đề của sống và không chỉ lắng nghe hời hợt một loạt những nói chuyện; mặc dù tôi có lẽ nói, chính là sống của bạn mà phải quan tâm, những vui vẻ và những đau khổ của bạn, những đấu tranh và những phiền muộn của bạn.

Vì mỗi chặng đường của sống có liên quan lẫn nhau, chúng ta không được tiếp cận nó qua bất kỳ con đường đặc biệt, độc quyền nào; chỉ thuộc trí năng hay chỉ thuộc cảm xúc, chỉ thuộc tâm lý hay chỉ thuộc thần kinh, ngăn cản sự hiểu rõ của toàn tiến trình, mà là sống. Trong nhấn mạnh một con đường, một chặng đường, chúng ta chỉ tạo ra những kết luận mà ngăn cản sự hiểu rõ của tổng thể. Nếu chúng ta chỉ tìm hiểu hay đặc biệt hóa một góc của bức tranh, chúng ta sẽ không hiểu rõ ý nghĩa của tổng thể. Nếu bạn chuyên môn về kinh tế và cố gắng hiểu rõ về sống từ quan điểm bị giới hạn đó, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ ý nghĩa rộng rãi hơn và sâu thẳm hơn và thế là tạo ra hỗn loạn nhiều hơn. Lúc này hãy gạt đi những chuyên môn của bạn và quan sát sống như một tổng thể. Chúng ta càng đặc biệt hóa nhiều bao nhiêu, chúng ta sẽ trở nên bị giới hạn, phá hoại nhiều bấy nhiêu. Những vấn đề của con người chúng ta không giải quyết được bởi vì những người chuyên môn, những chuyên gia, chỉ một vài người có thể hiểu rõ toàn bức tranh, toàn tiến trình của sống – họ sẽ là những người cứu rỗi và không phải những người chuyên môn, không phải những chuyên gia.

Sống, đang sống và hành động, là một vấn đề rất phức tạp mà, nếu bạn muốn hiểu rõ, phải được tiếp cận rất đơn giản. Nếu bạn muốn hiểu rõ một đứa trẻ, một thực thể phức tạp, bạn không được áp đặt vào em tình trạng bị quy định của bạn, bạn phải quan sát mà không phê bình. Nếu bạn thấy một mặt trời hoàng hôn và bạn so sánh nó với những mặt trời hoàng hôn khác mà bạn đã thấy, vậy thì hoàng hôn hiện tại không có hân hoan. Muốn hiểu rõ, phải có một cái trí đơn giản, không phải một cái trí ngây thơ, nhưng cái trí mà nhận biết trực tiếp, và không diễn giải nó tùy theo tình trạng bị quy định của nó. Đây là một trong những khó khăn chính trong sự tiếp cận đúng đắn đến hiểu rõ về sống.

Sự liên hệ của chúng ta với sự thoái hóa và hỗn loạn hiện nay, và sự tuyệt vọng đang thịnh hành là gì? Có lẽ bạn, thật sâu thẳm, không nhận biết được sự thoái hóa và tuyệt vọng này. Mọi nơi, ở đây và Châu âu, chúng ta thấy sự thất bại hoàn toàn của tôn giáo và giáo dục, sự sụp đổ của những hệ thống, hoặc của phe hữu hoặc của phe tả. Sự liên hệ của bạn với sự hoang mang kinh hoàng này, sự hỗn loạn hủy diệt này là gì? Nếu bạn muốn mang lại trật tự từ sự hỗn loạn này, bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Chắc chắn với chính bạn, bởi vì sự liên hệ của bạn với sự khủng hoảng này, với sự thoái hóa này là trực tiếp. Chúng ta đừng đổ lỗi thảm họa này cho vài người lãnh đạo mất thăng bằng hay vào những hệ thống, bởi vì bạn đã tạo ra sự hỗn loạn này, và để mang lại trật tự và hòa bình từ nó, bạn phải bắt đầu với chính bạn, bạn phải xếp đặt trật tự trong ngôi nhà riêng của bạn. Chúng ta đừng cho rằng sự đúng đắn hay sự sai lầm của những hệ thống và những công thức mà sẽ hứa hẹn triển vọng tốt đẹp; chúng ta đừng nương nhờ những lý thuyết hay những cách mạng phía bên ngoài; chúng ta phải bắt đầu với chính chúng ta, bởi vì chúng ta, bạn và tôi, chịu trách nhiệm cho thảm họa này, cho hỗn loạn này. Nếu không có bạn, không có thế giới; bạn là thế giới, bạn là vấn đề. Sự khẳng định này không là một công thức thuộc trí năng, nhưng một sự kiện thực tế. Đừng xua đuổi nó đi, mà chỉ thể hiện sự ham muốn tẩu thoát khỏi nó của bạn. Khi bạn công nhận trách nhiệm rõ ràng của bạn cho sự đấu tranh và đau khổ này, điều gì bạn suy nghĩ, cảm thấy và làm, điều gì bạn là trở thành có ý nghĩa lạ thường, và bởi vì bạn không sẵn lòng đối diện nó, bạn nương nhờ những hệ thống, những công thức, những tẩu thoát gây thanh thản. Bạn là thế giới một sự kiện; và bạn phải chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn đau đớn này, và những nói chuyện của chúng ta phải được đặt nền tảng trên sự kiện này. Bởi vì bạn là vấn đề và không có vấn đề độc lập nào tách khỏi bạn, bạn phải hiểu rõ về chính bạn nếu bạn muốn sáng tạo hòa bình và trật tự. Khi bạn nhận biết được sự kiện này, bạn phải hành động một cách tích cực và mãnh liệt, và bởi vì bạn sợ hãi một hành động như thế, bạn nương nhờ những hệ thống và những người lãnh đạo. Mấu chốt khởi đầu và cốt lõi duy nhất là chính bạn. Trách nhiệm cá thể của bạn bị phủ nhận, bị bóp nghẹt, bằng cách trao sự quan trọng cho những hệ thống, dù nó là phe tả hay phe hữu hay dù nó là tôn giáo. Những hệ thống hay những công thức được sử dụng để cứu thoát con người trở thành quan trọng hơn con người, chính anh ấy, hay chính bạn. Xã hội được tổ chức làm mất đi trách nhiệm cá thể; nó làm cho anh ấy cảm thấy thoải mái. Và xã hội, chính thể, trở thành quan trọng hơn cá thể; qua hệ thống quan liêu, sự nhàm chán của văn phòng và lề thói, trách nhiệm sáng tạo của cá thể dần dần bị hủy diệt. Tôn giáo có tổ chức của giáo điều và niềm tin làm hao mòn trách nhiệm và sự tự do của cá thể; qua niềm tin và giáo điều, cá thể, bạn, cảm thấy an toàn, thế là bạn tạo ra sự tồn tại của những tôn giáo có tổ chức, chính thể, hệ thống. Con người, bạn, trở thành không quan trọng qua sự hiệu quả của bộ máy, chính trị hay máy móc; kỹ nghệ, đảng phái, đảm đương sự quan trọng to tát, và bạn chỉ trở thành một công cụ để được làm cho có hiệu quả, để là một đơn vị của một học thuyết. Điều này đang xảy ra cho bạn, bạn phải chịu trách nhiệm cho sự vô trách nhiệm và chết chóc này, và tuy nhiên bạn lại không đang nhận ra sự kiện này. Giáo dục, thay vì đánh thức bạn đến trách nhiệm sáng tạo này, đang sản xuất bạn thành những người chuyên môn theo những giới hạn khác nhau: luật sư, cảnh sát, quân đội, và vân vân. Bạn bị giáo dục và bạn không còn là một cá thể với ý nghĩa sâu thẳm. Bạn càng bị giáo dục nhiều bao nhiêu, bạn càng bị quy định nhiều bấy nhiêu; bạn càng đọc nhiều bao nhiêu, bạn càng lặp lại nhiều bấy nhiêu, và thế là bạn càng có ít khả năng suy nghĩ cách mạng bấy nhiêu. Sự sắp xếp và kỷ luật, qua những hoạt động của xã hội và chính thể, giáo dục, quân đội, và vân vân, được áp đặt vào bạn. Thế là những cái này và những nhân tố khác biến bạn thành một cái máy lặp lại, không còn nhận biết được trách nhiệm và sự quan trọng của bạn.

Muốn sáng tạo trật tự và hòa bình từ sự tối tăm và đau khổ này, bạn phải khởi sự nơi chính bạn và không kèm theo hệ thống, bởi vì thuộc tâm lý, bạn luôn luôn là ông chủ của bộ máy, của hệ thống. Bạn có sự quan trọng tột đỉnh và không phải xã hội lẫn chính thể, bởi vì sự liên hệ của bạn với một người khác là xã hội; điều gì bạn suy nghĩ, điều gì bạn cảm thấy, điều gì bạn làm có sự quan trọng tột đỉnh, bởi vì bạn tạo ra môi trường sống, chính thể.

Tuyển tập những Lời giảng

Madras, ngày 26 tháng 10 năm 1947

Tôi nghĩ sẽ là một sai lầm vô cùng khi nói rằng những vấn đề của chúng ta phải được giải quyết qua hành động tập thể hay đa số

Đ

ối với hầu hết chúng ta, phải rõ ràng rằng một loại suy nghĩ và hành động khác hẳn phải được sáng tạo trong thế giới, và điều đó đòi hỏi sự quan sát rất cẩn thận về chính chúng ta, không phải phân tích, nhưng thâm nhập sâu thẳm vào những hoạt động của mỗi nguời chúng ta. Những vấn đề thuộc sự tồn tại hàng ngày của chúng ta là vô vàn, và chúng ta không có phương tiện hay khả năng để giải quyết chúng; và bởi vì sống của chúng ta quá buồn chán, trì trệ, và ngớ ngẩn, chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi chúng, hoặc thuộc trí năng hoặc thuộc huyền bí. Thuộc trí năng chúng ta trở nên yếm thế, khôn ngoan, và rất có học thức, hay thuộc huyền bí chúng ta phát triển những quyền năng nào đó hay theo sau những đạo sư, hy vọng khiến cho những tâm hồn của chúng ta dễ thương hơn và làm cho sống của chúng ta thú vị hơn. Hay, thấy sự buồn chán của sống và hàm ý của những vấn đề của chúng ta, và thấy rằng những vấn đề luôn luôn đang gia tăng, luôn luôn đang gấp bội, chúng ta nghĩ rằng muốn tạo ra một thay đổi cơ bản, chúng ta không thể hành động như những cá thể, nhưng phải hành động trong đa số, thuộc tập thể. Tôi nghĩ nó là một sai lầm vô cùng khi nói rằng những vấn đề của chúng ta phải được giải quyết qua hành động tập thể hay đa số. Chúng ta tin tưởng rằng hành động cá thể không quan trọng và không có vai trò gì cả khi những vấn đề lại quá rộng lớn, quá phức tạp, quá đòi hỏi; vì vậy chúng ta hướng về hành động tập thể hay đa số. Chúng ta suy nghĩ rằng nếu bạn và tôi hành động một cách cá thể, nó sẽ không tạo ra nhiều kết quả, vì vậy chúng ta gia nhập những phong trào thuộc số đông và tham gia hành động tập thể. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu rất kỹ càng hành động tập thể, chúng ta sẽ thấy rằng thật ra nó được đặt nền tảng trên bạn và tôi. Dường như chúng ta nghĩ rằng hành động tập thể là hành động có hiệu quả duy nhất bởi vì nó có thể sản sinh một kết quả, nhưng chúng ta quên bẵng rằng hành động cá thể còn có hiệu quả nhiều hơn, bởi vì tập thể được tạo thành bởi những cá thể, tập thể không là một thực thể độc lập, nó không khác biệt hay tách khỏi bạn và tôi.

Vậy thì, điều gì quan trọng là phải hiểu rằng bất kỳ hành động sáng tạo, hiệu quả rõ ràng có thể được tạo ra chỉ bởi những cá thể, đó là, bởi bạn và tôi. Thật ra, hành động tập thể là một sáng chế của người chính trị, đúng chứ? Nó là một hành động xung đột trong đó không có suy nghĩ và hành động độc lập về phần của cá thể. Nếu bạn theo dõi lịch sử, tất cả những phong trào quan trọng mà kết quả thành hành động tập thể đều bắt đầu bằng những cá thể giống như bạn và tôi, những cá thể mà có thể suy nghĩ rất rõ ràng và thấy những sự việc như chúng là; những cá thể đó, qua sự hiểu rõ của họ, mời mọc những người khác, và kế tiếp có hành động tập thể. Rốt cuộc, tập thể được tạo thành bởi những cá thể, và chỉ có sự phản ứng của cá thể, của bạn và tôi, mới có thể sáng tạo một thay đổi cơ bản trong thế giới; nhưng khi cá thể không thấy trách nhiệm của anh ấy, anh ấy quẳng trách nhiệm cho tập thể, và tiếp theo tập thể bị lợi dụng bởi những người chính trị khôn lanh, hay bởi những người lãnh đạo tôn giáo ranh mãnh. Trái lại, nếu bạn thấy rằng bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi của những quy định trong thế giới, vậy thì cá thể trở nên quan trọng lạ thường và không chỉ là một công cụ, một dụng cụ, trong bàn tay của một người khác. Vì vậy, bạn, cá thể, là bộ phận của xã hội, bạn không tách khỏi xã hội, bạn là gì, xã hội là như thế. Mặc dù xã hội có lẽ là một thực thể tách khỏi bạn, nhưng bạn đã tạo ra nó, và thế là bạn, một mình, có thể thay đổi nó. Nhưng thay vì nhận ra trách nhiệm của chúng ta như những cá thể trong tập thể, chúng ta như những cá thể trở nên yếm thế, trí năng, huyền bí; chúng ta lẩn tránh trách nhiệm của chúng ta đối với hành động rõ rệt, mà phải là cách mạng trong ý nghĩa cơ bản; và chừng nào cá thể, mà là bạn và tôi, không nhận trách nhiệm cho sự thay đổi hoàn toàn của xã hội, xã hội sẽ vẫn còn y nguyên như nó là.

Dường như chúng ta quên bẵng rằng vấn đề của thế giới là vấn đề của cá thể, rằng những vấn đề của thế giới được tạo ra bởi bạn và tôi như những cá thể. Những vấn đề của chiến tranh, nạn đói, bóc lột, và tất cả những vấn đề khác trong vô vàn những vấn đề mà đối diện mỗi người chúng ta được tạo ra bởi bạn và tôi; và chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ về chính chúng ta tại mọi mức độ, chúng ta sẽ duy trì sự thoái hóa của xã hội hiện nay. Vậy là, trước khi bạn có thể thay đổi xã hội, bạn phải hiểu rõ về toàn cấu trúc của bạn là cách suy nghĩ của bạn, cách hành động của bạn, cách liên hệ của bạn với con người, những ý tưởng, và những sự vật. Cách mạng trong xã hội phải bắt đầu bởi cách mạng trong suy nghĩ và hành động của bạn. Hiểu rõ về chính bạn có sự quan trọng chính nếu bạn muốn sáng tạo một thay đổi cơ bản trong xã hội, và hiểu rõ về chính mình là tự-hiểu rõ. Hiện nay, chúng ta đã khiến cho tự-hiểu rõ là cái gì đó khó khăn và xa xôi cực kỳ. Những tôn giáo đã khiến cho tự-hiểu rõ thành rất huyền bí, trừu tượng, và xa xôi; nhưng nếu bạn quan sát nó rất kỹ càng hơn, bạn sẽ thấy rằng tự-hiểu rõ rất đơn giản và cần đến sự chú ý đơn giản trong liên hệ – và nó là cốt lõi nếu muốn có một cách mạng cơ bản trong cấu trúc của xã hội. Nếu bạn, cá thể, không hiểu rõ những phương cách của những hoạt động và suy nghĩ riêng của bạn, chỉ tạo ra một cách mạng hời hợt trong cấu trúc phía bên ngoài của xã hội là tạo ra sự hỗn loạn và đau khổ thêm nữa. Nếu bạn không hiểu rõ về chính bạn, nếu bạn theo sau một người khác mà không hiểu rõ về toàn tiến hành của suy nghĩ và cảm giác riêng của bạn, chắc chắn bạn sẽ bị dẫn đến sự hỗn loạn thêm nữa, thảm họa thêm nữa.

Rốt cuộc, sống là liên hệ, và nếu không có liên hệ không thể có sống. Không có sống trong cô lập, bởi vì sống là một tiến hành của liên hệ, và liên hệ không là với những trừu tượng, nó là sự liên hệ của bạn với tài sản, với con người, và với những ý tưởng. Trong sự liên hệ bạn thấy chính bạn như bạn là, dù bạn là gì, xấu xa hay tốt lành, tinh tế hay thô thiển; trong cái gương của sự liên hệ bạn thấy chính xác mọi vấn đề mới mẻ, toàn cấu trúc của chính bạn như bạn là. Bởi vì bạn nghĩ rằng bạn không thể thay đổi cơ bản sự liên hệ của bạn, bạn cố gắng tẩu thoát theo trí năng hay huyền bí, và sự tẩu thoát này chỉ tạo ra nhiều vấn đề thêm, nhiều hỗn loạn thêm, và nhiều thảm họa thêm. Nhưng nếu, thay vì tẩu thoát, bạn quan sát sống của bạn trong liên hệ và hiểu rõ toàn cấu trúc của sự liên hệ đó, vậy thì có thể vượt khỏi cái mà rất gần gũi. Chắc chắn, muốn đi rất xa, bạn phải bắt đầu rất gần, nhưng chúng ta gặp rất khó khăn khi bắt đầu rất gần bởi vì chúng ta muốn tẩu thoát khỏi cái gì là, khỏi sự kiện của chúng ta là gì. Nếu không hiểu rõ về chính chúng ta, chúng ta không thể tiến xa lắm, và chúng ta liên tục trong liên hệ, không có sự tồn tại nếu không có liên hệ. Vì vậy liên hệ là tức khắc, và muốn vượt khỏi tức khắc, phải có hiểu rõ về liên hệ. Nhưng chúng ta ưa thích tìm hiểu cái mà rất xa xôi, mà chúng ta gọi là Thượng đế hay Chân lý, hơn là sáng tạo một cách mạng cơ bản trong sự liên hệ của chúng ta, và sự tẩu thoát đến Thượng đế hay Chân lý này đều hoàn toàn là tưởng tượng, không thực tế. Sự liên hệ là việc duy nhất mà chúng ta có, và nếu không hiểu rõ sự liên hệ đó chúng ta không bao giờ có thể tìm ra Chân lý là gì hay Thượng đế là gì. Vì vậy, muốn sáng tạo một thay đổi hoàn toàn trong cấu trúc xã hội, trong xã hội, cá thể phải lau sạch sự liên hệ của anh ấy, và sự lau sạch của sự liên hệ là sự khởi đầu của thay đổi riêng của anh ấy.

Tuyển tập những Lời giảng

Bombay, ngày 14 tháng 3 năm 1950

Tôi thấy rằng bất kỳ cách mạng nào – kinh tế, xã hội, khoa học – chỉ gây ảnh hưởng chu vi, những biên giới phía bên ngoài của cái trí; nhưng phía bên trong tôi vẫn còn y nguyên

N

hư hiện nay xã hội tồn tại, sự liên hệ của con người với con người được tổ chức; trong đó có vô-trật tự bởi vì chúng ta đang xung đột, không chỉ bên trong chính chúng ta nhưng còn cả với lẫn nhau: bởi vì những cộng đồng đang phân chia chính chúng theo ngôn ngữ, theo quốc gia, theo tôn giáo; đang phân chia chính nó như một gia đình đối nghịch với một cộng đồng, cộng đồng đối nghịch với một quốc gia, và vân vân – phía bên ngoài. Phía bên trong, có sự thúc giục mãnh liệt để thành công, để ganh đua, để tuân phục; có động cơ của tham vọng, sự tuyệt vọng, sự nhàm chán của sự tồn tại hàng ngày, và sự tuyệt vọng của mỗi con người khi anh ấy phát giác mình đang bị cô độc hoàn toàn, không thể chữa trị. Tất cả điều này, nhận biết hay không-nhận biết được, là nền tảng của đấu tranh trong sự liên hệ. Nếu chúng ta không sáng tạo trật tự trong liên hệ này; dù cách mạng xã hội, cách mạng kinh tế, cách mạng khoa học có lẽ sản sinh hay ho đến chừng nào, chắc chắn nó sẽ gây phân chia, bởi vì toàn cấu trúc của cái trí con người đã không được hiểu rõ và không được giải quyết và không được chuyển thành tự do.

Vì vậy vấn đề của chúng ta là, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự sáng tạo một cách mạng tuyệt đối thuộc tâm lý bởi vì mỗi người, mỗi con người, là bộ phận của xã hội, không tách khỏi xã hội. Không có sự việc như một cá thể. Anh ấy có lẽ có một danh tánh, một gia đình riêng, và mọi chuyện của nó, nhưng, thuộc tâm lý, anh ấy không là một cá thể bởi vì anh ấy bị quy định bởi xã hội của anh ấy, bởi những niềm tin của anh ấy, những sợ hãi của anh ấy, những giáo điều của anh ấy, tất cả những ảnh hưởng đó mà bị áp đặt bởi xã hội, bởi những hoàn cảnh mà anh ấy sống trong đó. Điều đó quá rõ ràng. Anh ấy bị quy định bởi xã hội mà anh ấy sống trong đó, và xã hội mà anh ấy sống trong đó được tạo ra bởi chính anh ấy. Anh ấy phải chịu trách nhiệm cho xã hội đó; và anh ấy, một mình, như một con người, phải sáng tạo một thay đổi trong xã hội đó.

Và đó là trách nhiệm lớn lao nhất của mỗi con người – không phải để tham gia những đổi mới xã hội nào đó; điều đó hoàn toàn không-trọn vẹn, hoàn toàn không-ý nghĩa; đó là một tưởng tượng của những người nào đó tùy theo những ý tưởng vị kỷ của họ. Chúng ta, như những con người, phải làm gì – và làm việc này là trách nhiệm của chúng ta – là sáng tạo một cách mạng thuộc tâm lý, để cho sự liên hệ giữa con người và con người được đặt nền tảng trên trật tự. Trật tự đó chỉ có thể hiện diện qua một cách mạng thuộc tâm lý, và cách mạng này chỉ có thể hiện diện khi mỗi người chúng ta trở nên có trách nhiệm đầy nghiêm túc và mãnh liệt.

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng người nào khác sẽ tạo ra cách mạng này; rằng những hoàn cảnh, Thượng đế, những niềm tin, những người chính trị, những lời cầu nguyện, đọc những quyển sách nào đó được gọi là ‘những quyển kinh thiêng liêng’, và vân vân, trong chừng mực nào đó sẽ thay đổi những cái trí của chúng ta – đó là, chúng ta đẩy trách nhiệm của chúng ta sang người nào khác, sang người lãnh đạo nào đó, sang khuôn mẫu xã hội nào đó, sang ảnh hưởng nào đó. Những cách suy nghĩ như thế thể hiện một vô-trách nhiệm hoàn toàn và cũng cả một ý thức của lười biếng vô cùng.

Vậy thì đây là vấn đề của bạn. Tôi không đang áp đặt vấn đề này vào bạn. Bạn có lẽ không nhận biết được nó, và người nói chỉ đang cố gắng vạch nó ra cho bạn; ông ta không đang áp đặt vấn đề vào bạn. Nếu bạn không bị đói, dù người nào khác có nói bao nhiêu chăng nữa rằng bạn bị đói sẽ không làm cho bạn bị đói; nhưng muốn bị đói một cách lành mạnh, thân thể của bạn phải có nhiều vận động. Bạn phải nhận biết được vấn đề này: rằng sự cách mạng khoa học, chính trị, kinh tế không là đáp án; không người lãnh đạo, dù độc đoán hay nhân từ bao nhiêu, không uy quyền, có thể mang lại trật tự thuộc tâm lý, ngoại trừ bạn, chính bạn, như một con người – không phải trong thế giới của thiên đàng, thậm chí nếu có một thế giới như thế, nhưng trong thế giới này, và ngay lúc này.

Vì vậy, nó là vấn đề của bạn. Bạn có lẽ không mong muốn nó. Bạn có lẽ nói, ‘Tôi ao ước người nào đó sẽ chỉ cho tôi lối ra; tôi sẽ tuân theo dễ dàng thôi.’ Bởi vì chúng ta quá quen thuộc tuân theo người nào đó – trong quá khứ, những người thầy tôn giáo; hiện nay nó là Marx, hay vị đạo sư đặc biệt của bạn, hay vị thánh nào đó cùng những phong cách đặc trưng của ông ấy – chúng ta luôn luôn bị kiềm hãm bởi uy quyền. Một cái trí bị nô lệ bởi uy quyền trong hàng thế kỷ, qua truyền thống, qua phong tục, qua thói quen – một cái trí như thế sẵn lòng để tuân theo và thế là đẩy trách nhiệm sang người nào đó; một cái trí như thế không thể, dưới bất kỳ tình huống nào, tạo ra trật tự thuộc tâm lý. Và trật tự thuộc tâm lý đó là cấp bách bởi vì chúng ta phải đặt nền tảng trong sống hàng ngày của chúng ta – đó là vấn đề duy nhất phải quan tâm. Từ đó, từ nền tảng vững chắc đó, bạn có thể đi rất xa. Nhưng nếu bạn không có nền tảng, hay nếu bạn đã đặt nền tảng của bạn trên niềm tin, trên giáo điều, trên uy quyền, giao phó cho người nào đó, vậy thì bạn hoàn toàn bị mất hút.

Vì vậy chúng ta phải sáng tạo một thay đổi thuộc tâm lý trong sự liên hệ của chúng ta với xã hội trong đó chúng ta sống. Vì vậy không có sự tẩu thoát khỏi nó khi vào trong dãy núi Himalayans, khi trở thành một thầy tu hay một nữ tu, và khi đảm nhiệm sự phục vụ xã hội, và tất cả mọi chuyện kinh doanh thiếu chín chắn đó. Chúng ta phải sống trong thế giới này; chúng ta phải sáng tạo một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta, không phải trong tương lai xa xăm nào đó, nhưng ngay lúc này; và đó là trách nhiệm lớn nhất của chúng ta. Bởi vì nếu bạn không thể thay đổi cái tinh thần, cấu trúc phía bên trong của cái trí và quả tim của bạn, vậy thì bạn sẽ mãi mãi sống trong hỗn loạn, đau khổ, và tuyệt vọng.

Vậy thì, nếu nó là vấn đề của bạn, không bị áp đặt bởi tôi, và nếu bạn tỉnh táo, nếu bạn đang chú ý đến mọi thứ đang xảy ra trong thế giới, chắc chắn bạn sẽ có vấn đề này đang đối diện bạn. Bạn có lẽ lẩn tránh nó và, vì vậy, trở thành vô-trách nhiệm. Nhưng nếu nó là vấn đề đối với bạn – bởi vì nó phải là vấn đề đối với mọi con người nhạy cảm, thông minh, chín chắn – vì vậy vấn đề là: làm thế nào người ta sẽ sáng tạo sự thay đổi cơ bản này trong cái tinh thần, trong cấu trúc thuộc tâm lý của cái trí con người?

Tôi, như một con người, đang sống trong một xã hội đặc biệt, và xã hội đó không khác biệt tôi. Tôi là bộ phận của xã hội đó, tôi bị quy định bởi xã hội đó. Xã hội đó đã khuyến khích tham lam, ganh tị, ghen tuông, tham vọng, tàn bạo của tôi; và tôi đã đóng góp tàn bạo của tôi, tham vọng của tôi cho xã hội đó. Cả hai chúng ta đều ở trong nó. Tôi là bộ phận của nó, tôi là bộ phận của cấu trúc thuộc tâm lý của xã hội đó, đó là tôi. Bây giờ, làm thế nào tôi sẽ sáng tạo một cách mạng cơ bản trong chính tôi?

Tôi thấy rằng bất kỳ cách mạng nào – kinh tế, xã hội, khoa học – chỉ gây ảnh hưởng chu vi, những biên giới phía bên ngoài của cái trí tôi, nhưng phía bên trong tôi vẫn còn y nguyên. Tôi có thể khoác vào những bộ quần áo khác nhau, kiếm được những hình thức khác nhau thuộc hiểu biết công nghệ, làm việc chỉ vài tiếng đồng hồ trong một tuần lễ, và vân vân. Nhưng phía bên trong, tôi vẫn còn xung đột; tôi vẫn còn tham vọng, thất vọng, sống trong một căng thẳng tột độ. Nếu không có một thay đổi cơ bản ở đó, tôi không thể có trật tự trong sống; không thể có tự do, không hạnh phúc, không vượt khỏi đau khổ.

Tuyển tập những Lời giảng

Bombay, ngày 14 tháng 2, 1965

K

huôn mẫu xã hội được thiết lập bởi con người; nó không tách khỏi con người, mặc dù nó có một sống của riêng nó, một con người không tách khỏi nó; chúng có liên quan lẫn nhau. Thay đổi bên trong khuôn mẫu là không thay đổi gì cả; nó chỉ là sự bổ sung, sự đổi mới. Chỉ bằng cách phá vỡ khuôn mẫu, mà không thiết lập một khuôn mẫu khác, bạn mới có thể ‘giúp đỡ’ xã hội. Chừng nào bạn còn phụ thuộc vào xã hội, bạn chỉ đang giúp đỡ nó thoái hóa. Tất cả những xã hội gồm cả nơi không tưởng kỳ diệu nhất, đều có trong nó những hạt giống của sự thoái hóa riêng của nó. Muốn thay đổi xã hội, bạn phải phá vỡ nó. Bạn phải không còn là điều gì xã hội là: thâu lợi, tham vọng, tham vọng, ganh tị, tìm kiếm quyền hành, và vân vân.

Bình phẩm về Sống, quyển III

Cấu trúc thuộc tâm lý của xã hội còn quan trọng hơn khía cạnh được tổ chức của xã hội

V

à như chúng ta đã nói, con người chịu trách nhiệm – bạn chịu trách nhiệm, và tôi – cho sự quy định của xã hội trong đó chúng ta sống. Chúng ta chịu trách nhiệm, không phải những người chính trị, bởi vì bạn đã tạo dựng những người chính trị như họ là gì – gian manh, kiêu ngạo, tìm kiếm vị trí và thanh danh – mà là điều gì chúng ta đang thực hiện hàng ngày. Chúng ta chịu trách nhiệm cho xã hội. Cấu trúc thuộc tâm lý của xã hội còn quan trọng hơn khía cạnh được tổ chức của xã hội. Cấu trúc thuộc tâm lý của xã hội được đặt nền tảng trên tham lam, ganh tị, thâu lợi, ganh đua, tham vọng, sợ hãi, sự đòi hỏi liên tục này của một con người đang mong muốn sự an toàn trong tất cả những liên hệ của anh ấy, an toàn trong tài sản, an toàn trong liên hệ của anh ấy với con người, an toàn trong liên hệ của anh ấy với những lý tưởng. Đó là cấu trúc của xã hội mà người ta đã tạo ra. Và tiếp theo thuộc tâm lý, xã hội áp đặt cấu trúc đó vào mỗi người chúng ta. Bây giờ, tham lam, ganh tị, tham vọng, ganh đua – tất cả điều đó là một lãng phí của năng lượng bởi vì trong nó luôn luôn có một xung đột, xung đột không ngừng nghỉ như trong một con người ghen tuông.

Bởi vì chúng ta chịu trách nhiệm cho đau khổ, cho nghèo đói, cho những chiến tranh, một con người tôn giáo không tìm kiếm Thượng đế. Con người tôn giáo quan tâm đến sự thay đổi của xã hội mà là chính anh ấy. Con người tôn giáo không là con người mà có vô số những lễ nghi, tuân phục những truyền thống, sống trong một văn hóa quá khứ, chết rồi, đang giải thích vô tận kinh Gita hay kinh Bible, đang cầu nguyện liên tục, hay đang thực hiện đời sống tu hành khất thực – đó không là một con người tôn giáo; một con người như thế đang tẩu thoát khỏi những sự kiện. Con người tôn giáo quan tâm, một cách trọn vẹn và đầy đủ, đến hiểu rõ về xã hội mà là chính anh ấy. Anh ấy không tách khỏi xã hội. Sáng tạo trong chính anh ấy một thay đổi tổng thể, trọn vẹn có nghĩa kết thúc hoàn toàn tham lam, ganh tị, tham vọng; và thế là anh ấy không phụ thuộc vào những hoàn cảnh, mặc dù anh ấy là kết quả của những hoàn cảnh – lương thực anh ấy ăn, những quyển sách anh ấy đọc, những cuốn phim anh ấy xem, những niềm tin, những giáo điều, những nghi lễ thuộc tôn giáo, và mọi chuyện đó. Anh ấy chịu trách nhiệm, và thế là con người tôn giáo phải hiểu rõ về chính anh ấy, mà là sản phẩm của xã hội mà anh ấy, chính anh ấy đã tạo ra. Vì vậy muốn tìm ra sự thật, anh ấy phải bắt đầu tại đây, không phải trong một đền chùa, không phải trong một hình ảnh – dù hình ảnh đó được chạm khắc bởi bàn tay hay bởi cái trí. Ngược lại, làm thế nào anh ấy có thể tìm ra cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, một trạng thái mới mẻ?

Tuyển tập những Lời giảng
Bombay, ngày 3 tháng 3 năm 1965
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2011(Xem: 6608)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 3564)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 9468)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 3521)
Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe.
05/01/2011(Xem: 36591)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51705)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
03/01/2011(Xem: 4840)
Tôi có nhân duyên với Đạo Phật từ khá sớm, hồi còn học trung học vào đầu thập niên 40. Thế Giới ấy đối với tôi là niềm vui thích và tin tưởng càng ngày càng lớn.
02/01/2011(Xem: 8508)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 10412)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
29/12/2010(Xem: 4359)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]