Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Trách nhiệm của bạn đối với xã hội là gì?

19/07/201100:19(Xem: 4441)
02. Trách nhiệm của bạn đối với xã hội là gì?


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings ofJ. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

II. TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN ĐỐI VỚI XÃ HỘI LÀ GÌ?

Chắc chắn quá rõ ràng đối với mỗi người chúng ta khi chúng ta quan sát thế giới . . . rằng phải có loại cách mạng cơ bản nào đó. Tôi đang sử dụng từ ngữ đó để chuyển tải, không phải một đổi mới từng phần, hời hợt, cũng không phải một cách mạng được chủ mưu như một liều lĩnh có tính toán tùy theo một khuôn mẫu đặc biệt của tư tưởng, nhưng sự cách mạng mà có thể xảy ra chỉ tại mức độ tột đỉnh, khi chúng ta bắt đầu hiểu rõ toàn ý nghĩa của cái trí. Nếu không hiểu rõ chủ đề cơ bản này, đối với tôi dường như bất kỳ sự đổi mới tại bất kỳ mức độ nào, dù có lợi lộc nhất thời như thế nào, chắc chắn đều dẫn đến sự đau khổ và hỗn loạn thêm nữa.

Bởi vì thấy khuôn mẫu phức tạp lạ lùng này của giàu có và nghèo khổ, của những chính phủ cầm quyền, của những quân đội, và những công cụ hủy diệt tập thể mới nhất, người ta tự hỏi chính mình điều gì sẽ xảy ra từ tất cả sự hỗn loạn này, và tất cả việc đó sẽ dẫn đến đâu. Câu trả lời là gì? Nếu người ta dư thừa sự nghiêm túc, tôi nghĩ chắc chắn người ta đã tự đặt ra câu hỏi này cho chính mình. Làm thế nào chúng ta, như những cá thể và như những nhóm người, giải quyết được vấn đề này? Bởi vì bị hoang mang, hầu hết chúng ta nương dựa loại khuôn mẫu nào đó, tôn giáo hoặc xã hội; chúng ta nương dựa người lãnh đạo nào đó để dẫn dắt chúng ta ra khỏi hỗn loạn này, hay chúng ta nhất quyết nương dựa vào những truyền thống cổ xưa. Chúng ta nói, ‘Chúng ta hãy quay lại điều gì những đạo sư đã dạy bảo chúng ta, mà tất cả đều ở trong quyển kinh Upanishads, trong quyển kinh Gita; chúng ta hãy cầu nguyện nhiều thêm nữa, hãy có nhiều nghi lễ thêm nữa, nhiều đạo sư thêm nữa, nhiều bậc thầy thêm nữa.’ Đây là điều gì đang thực sự xảy ra, đúng chứ?

Lúc này, khi quan sát toàn bức tranh hỗn loạn này – không phải một cách triết lý, không phải chỉ như một người quan sát đang nhìn ngắm những sự kiện trôi qua, nhưng như một người mà sự đồng cảm của họ bị khuấy động và một người mà có một mầm mống của từ bi, mà tôi chắc chắn hầu hết chúng ta đều có – bạn phản ứng đến tất cả nó như thế nào? Trách nhiệm của bạn đối với xã hội là gì? Hay bạn chỉ bị trói buộc trong những vòng quay của xã hội, đang tuân theo khuôn mẫu truyền thống được thiết lập bởi một văn hóa độc lập, phương Tây hay phương Đông, và thế là bị đui mù đối với toàn nghi vấn? Và nếu bạn mở đôi mắt của bạn, liệu bạn chỉ quan tâm đến đổi mới xã hội, hành động chính trị, điều chỉnh kinh tế? Liệu giải pháp cho vấn đề vô cùng phức tạp này nằm ở bất kỳ nơi nào đó, hay nó nằm trong phương hướng hoàn toàn khác hẳn? Liệu vấn đề chỉ là kinh tế và xã hội? Hay liệu có sự hỗn loạn và sự đe dọa liên tục của chiến tranh bởi vì hầu hết chúng ta đều không quan tâm đến những nghi vấn sâu thẳm hơn của sống, cùng sự phát triển tổng thể của con người?

Lúc này, khi thấy tình trạng này của những sự việc – mà tôi chắc chắn bạn nhận biết rất rõ ràng nếu bạn không vô cảm hay đang cố gắng ngăn chặn nó – câu trả lời của bạn là gì? Làm ơn, đừng trả lời theo lý thuyết, tùy theo người cộng sản, người tư bản, người Ấn độ, hay khuôn mẫu nào đó, mà chỉ là một áp đặt và vì vậy không đúng thực, nhưng thay vì thế, hãy cởi bỏ cái trí không còn tất cả những phản ứng tức khắc của nó, những phản ứng tạm gọi là có giáo dục, và tìm ra phản ứng của các bạn như những cá thể là gì. Làm thế nào bạn sẽ giải quyết vấn đề này?

Nếu bạn đưa cho người cộng sản câu hỏi này, anh ấy có một câu trả lời rất dứt khoát, và người Thiên chúa giáo hay người Hồi giáo hay Ấn giáo chính thống cũng vậy, nhưng những câu trả lời của họ chắc chắn bị quy định. Họ đã được giáo dục để suy nghĩ dựa theo những giới hạn nào đó, nông cạn hay khoáng đạt, bởi một xã hội hay văn hóa mà không quan tâm đến tổng thể sự phát triển của cái trí; và bởi vì họ đang phản ứng từ suy nghĩ bị quy định của họ, chắc chắn những câu trả lời của họ ở trong mâu thuẫn và thế là luôn luôn tạo ra sự thù địch, mà lại nữa tôi nghĩ điều đó quá rõ ràng. Nếu bạn là một người Ấn giáo, một người Thiên chúa giáo, hay bất kỳ người nào bạn muốn, phản ứng của bạn chắc chắn tùy theo nền tảng bị quy định của bạn, văn hóa trong đó bạn đã được nuôi dưỡng. Vấn đề vượt khỏi tất cả văn hóa, vượt khỏi bất kỳ khuôn mẫu đặc biệt, tuy nhiên chúng ta lại đang tìm kiếm một đáp án dựa vào một khuôn mẫu đặc biệt, và thế là có hỗn loạn chất chồng, đau khổ vô cùng. Vì vậy, nếu không có một phá vỡ cơ bản khỏi tất cả bị quy định, một tách khỏi toàn bộ, chắc chắn chúng ta sẽ tạo tác hỗn loạn nhiều hơn, dù chúng ta có lẽ có ý định tốt lành đến chừng nào hay tạm gọi là có tín ngưỡng sâu đậm bao nhiêu.

Đối với tôi có vẻ rằng vấn đề nằm tại mức độ hoàn toàn khác hẳn, và tôi nghĩ, trong hiểu rõ nó, chúng ta sẽ sáng tạo một hành động hoàn toàn khác hẳn một hành động của khuôn mẫu cộng sản, tư bản, hay xã hội. Đối với tôi, vấn đề là hiểu rõ những phương cách của cái trí bởi vì nếu người ta không thể quan sát và hiểu rõ qui trình của tư tưởng trong chính người ta, không có tự do, và vì vậy người ta không thể tiến xa lắm. Với hầu hết chúng ta, cái trí không được tự do, có ý thức hay không-ý thức nó bị trói buộc vào hình thức nào đó của hiểu biết, vào vô số những niềm tin, những trải nghiệm, những giáo điều; và làm thế nào một cái trí như thế có thể khám phá, tìm ra cái gì đó mới mẻ?

Đối với mọi thách thức, chắc chắn phải có một phản ứng mới mẻ bởi vì ngày hôm nay vấn đề hoàn toàn khác hẳn nó là gì ngày hôm qua. Bất kỳ vấn đề nào đều luôn luôn mới mẻ, nó luôn luôn đang trải qua sự thay đổi. Mỗi thách thức đòi hỏi một phản ứng mới mẻ, và không thể có phản ứng mới mẻ nếu cái trí không được tự do. Vậy là tự do ngay tại khởi đầu, không phải tại khúc cuối. Chắc chắn, cách mạng phải bắt đầu không phải tại mức độ kinh tế, văn hóa, hay xã hội, nhưng tại mức độ tột đỉnh; và sự khám phá được mức độ tột đỉnh là mấu chốt – sự khám phá được nó, không phải sự chấp nhận của điều gì được giải thích là mức độ tột đỉnh. Tôi không hiểu liệu tôi đang giải thích rõ ràng về mấu chốt này. Người ta có thể được chỉ bảo mức độ tột đỉnh là gì bởi vị đạo sư nào đó, cá thể khôn ngoan nào đó, và người ta có thể lặp lại điều gì người ta đã nghe, nhưng qui trình đó không là sự khám phá; nó chỉ là sự chấp nhận uy quyền, và hầu hết chúng ta đều chấp nhận uy quyền bởi vì chúng ta lười biếng. Tất cả mọi vấn đề đều đã được giải thích hết, và chúng ta chỉ lặp lại nó giống như một cái đĩa hát.

Lúc này, tôi thấy sự cần thiết của khám phá bởi vì chắc chắn rằng chúng ta phải sáng tạo một văn hóa hoàn toàn khác hẳn – một văn hóa không bị đặt nền tảng trên uy quyền nhưng trên sự khám phá bởi mỗi cá thể về điều gì là sự thật, và sự khám phá đó cần đến tự do tuyệt đối. Nếu một cái trí bị cột lại, dù sợi dây có dài bao nhiêu, nó chỉ có thể xoay xở bên trong bán kính cố định, và thế là nó không được tự do. Vì vậy điều gì quan trọng là khám phá mức độ tột đỉnh nơi cách mạng có thể xảy ra, và điều đó đòi hỏi sự rõ ràng lạ thường của tư tưởng; nó đòi hỏi một cái trí tốt lành – không phải một cái trí giả tạo lặp lại; nhưng một cái trí có thể suy nghĩ tột đỉnh, có thể lý luận đến tận cùng, một cách rõ ràng, hợp lý, thông minh. Người ta phải có một cái trí như thế, và chỉ lúc đó mới có thể vượt khỏi.

Dường như đối với tôi, cách mạng có thể xảy ra chỉ tại mức độ tột đỉnh, mà phải được khám phá; và bạn có thể khám phá nó chỉ qua hiểu rõ về chính mình, không phải qua sự hiểu biết được thâu lượm từ những quyển sách cổ xưa của bạn, hay từ những quyển sách của những người phân tích hiện đại. Bạn phải khám phá nó trong sự liên hệ – khám phá nó, và không chỉ lặp lại điều gì đó mà bạn đã đọc hay đã nghe. Vậy thì bạn sẽ phát giác rằng cái trí trở nên rõ ràng lạ thường. Rốt cuộc, cái trí là công cụ duy nhất mà chúng ta có. Nếu cái trí đó bị tắc nghẽn, nhỏ nhen, sợ hãi, như hầu hết những cái trí của chúng ta đều bị; niềm tin trong Thượng đế của nó, sự tôn thờ của nó, sự tìm kiếm sự thật của nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Chỉ khi nào cái trí có thể nhận biết rõ ràng, và thế là rất yên lặng, nó mới có thể khám phá liệu có sự thật hay không; và chỉ một cái trí như thế mới có thể sáng tạo cách mạng tại mức độ tột đỉnh. Chỉ cái trí tôn giáo là cách mạng thực sự, và cái trí tôn giáo không là cái trí lặp lại, đi đến nhà thờ hay đến đền chùa, thực hiện nghi lễ mỗi sáng, theo sau một loại đạo sư nào đó, hay tôn thờ một thần tượng. Một cái trí như thế không là tôn giáo; thật ra nó là một cái trí bị giới hạn, dốt nát; vì vậy nó không bao giờ có thể tự-phản ứng đến thách thức.

Hiểu rõ về chính mình này không là được học hành từ một người khác. Tôi không thể nói cho bạn nó là gì. Nhưng người ta có thể thấy cái trí vận hành như thế nào, không chỉ cái trí năng động hàng ngày, nhưng tổng thể của cái trí, cái trí tầng nhận biết được cũng như tầng giấu giếm. Tất cả những tầng của cái trí phải được nhận biết, được tìm hiểu – mà không có nghĩa xem xét nội tâm. Tự-phân tích không phơi bày tổng thể của cái trí bởi vì luôn luôn có sự phân chia giữa người phân tích và vật được phân tích. Nhưng nếu bạn có thể quan sát sự vận hành của cái trí riêng của bạn mà không có bất kỳ ý thức của nhận xét, đánh giá, không phê bình hay so sánh – chỉ quan sát nó như bạn thường quan sát một vì sao, vô tư, yên lặng, không có bất kỳ ý thức của lo âu – vậy thì bạn sẽ thấy rằng hiểu rõ về chính mình không là một vấn đề của thời gian, rằng nó không là một tiến hành của khoét sâu vào tầng ý thức bên trong để xóa sạch tất cả những động cơ, hay để hiểu rõ những ép buộc và những thôi thúc khác nhau. Chắc chắn, điều gì tạo ra thời gian là sự so sánh, và bởi vì những cái trí của chúng ta là kết quả của thời gian, chúng luôn luôn đang suy nghĩ dựa vào ‘nhiều hơn’, mà chúng ta gọi là tiến bộ.

Vì vậy, là kết quả của thời gian, cái trí luôn luôn suy nghĩ dựa vào sự tăng trưởng, sự thành tựu; và liệu cái trí có thể tự-làm tự do chính nó khỏi ‘nhiều hơn’, mà thật ra là để tách rời chính nó khỏi xã hội. Xã hội khẳng định trên ‘nhiều hơn’. Rốt cuộc, văn hóa của chúng ta được đặt nền tảng trên ganh tị và thâu lợi, đúng chứ? Sự thâu lợi của chúng ta không chỉ trong những vật chất nhưng còn cả trong lãnh vực tạm gọi là tinh thần, nơi chúng ta muốn có nhiều đạo đức hơn, gần gũi người thầy, đạo sư nhiều hơn. Vì vậy, toàn cấu trúc của suy nghĩ của chúng ta được đặt nền tảng trên ‘nhiều hơn’, và khi người ta hoàn toàn hiểu rõ sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’, kèm theo tất cả những hậu quả của nó, chắc chắn có một tách rời hoàn toàn khỏi xã hội; và chỉ cá thể tách rời hoàn toàn khỏi xã hội mới có thể hành động vào xã hội. Người khoác vào một cái khố hay một cái áo choàng của một khất sĩ, mà chỉ trở thành một thầy tu, không tách khỏi xã hội; anh ấy vẫn còn là bộ phận của xã hội, chỉ có sự đòi hỏi cho ‘nhiều hơn’ của anh ấy tại một mức độ khác. Anh ấy vẫn còn bị quy định bởi, và thế là bị trói buộc trong, những giới hạn của một văn hóa đặc biệt.

Tôi nghĩ đây là vấn đề thực sự, và không phải làm thế nào để sản xuất nhiều đồ vật hơn và phân phối cái gì được sản xuất. Vấn đề căn bản là rằng con người không có tánh sáng tạo; anh ấy đã không tự-khám phá cho chính anh ấy nguồn sáng tạo lạ thường này mà không là một sáng chế của cái trí.

Tuyển tập những Lời giảng

Madras, Ấn độ, ngày 11 tháng 1 năm 1956

Có thể có cách mạng cơ bản chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với tập thể

Trong tất cả những liên hệ của chúng ta – với con người, với thiên nhiên, với những ý tưởng, với những sự vật – dường như chúng ta tạo tác mỗi lúc một nhiều vấn đề hơn. Trong cố gắng giải quyết một vấn đề, dù là kinh tế, chính trị, xã hội, tập thể, hay cá thể, chúng ta giới thiệu nhiều vấn đề khác. Dường như, trong chừng mực nào đó chúng ta nuôi dưỡng mỗi lúc một nhiều xung đột hơn và mỗi lúc một cần nhiều đổi mới hơn. Chắc chắn, tất cả đổi mới cần đổi mới nhiều thêm nữa, và vì vậy thật ra nó là sự thoái hóa. Chừng nào cách mạng, dù của phe tả hay phe hữu, chỉ là sự tiếp tục của cái gì đã là dựa vào cái gì sẽ là, nó luôn luôn là sự thoái hóa. Có thể có cách mạng cơ bản, một đổi mới thay đổi liên tục phía bên trong, chỉ khi nào chúng ta, như những cá thể, hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với tập thể. Cách mạng phải bắt đầu bởi mỗi người chúng ta, và không phải bởi những ảnh hưởng thuộc môi trường sống phía bên ngoài. Rốt cuộc, chúng ta là tập thể; cả tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong của chúng ta là cặn bã của tất cả những ảnh hưởng thuộc văn hóa, xã hội, chính trị của con người. Vì vậy, muốn tạo ra một cách mạng cơ bản phía bên ngoài, phải có một thay đổi cơ bản phía bên trong của mỗi người chúng ta, một thay đổi không-phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường sống. Nó phải bắt đầu bởi bạn và tôi. Tất cả những sự việc vĩ đại đều bắt đầu trên một kích cỡ nhỏ, tất cả những phong trào vĩ đại đều bắt đầu bởi bạn và tôi như những cá thể; và nếu chúng ta chờ đợi hành động tập thể, hành động tập thể như thế, nếu nó có xảy ra, gây hủy diệt và dẫn đến đau khổ thêm nữa.

Vì vậy, cách mạng phải bắt đầu bởi bạn và tôi. Cách mạng đó, sự thay đổi cá thể đó, có thể xảy ra chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sự liên hệ, mà là sự tiến hành của hiểu rõ về chính mình. Nếu không biết toàn tiến hành của sự liên hệ của tôi tại tất cả những mức độ khác biệt, tôi nghĩ gì và tôi làm gì không có giá trị gì cả. Tôi có nền tảng gì cho sự suy nghĩ nếu tôi không hiểu rõ về chính tôi? Chúng ta quá ham muốn để hành động, quá hăm hở để làm điều gì đó, để tạo ra loại cách mạng nào đó, loại cải thiện nào đó, thay đổi nào đó trong thế giới; nhưng nếu không biết toàn tiến hành về chính chúng ta cả tại vòng ngoài lẫn phía bên trong, chúng ta không có nền tảng cho hành động, và điều gì chúng ta làm chắc chắn tạo tác thêm đau khổ nhiều hơn, đấu tranh nhiều hơn. Hiểu rõ về chính người ta không xảy ra qua qui trình của rút lui khỏi xã hội hay qua sự ẩn dật trong một tháp ngà. Nếu bạn và tôi thực sự thâm nhập vào vấn đề một cách kỹ càng, thông minh, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta chỉ trong sự lien hệ và không phải trong sự cô lập. Không ai có thể sống trong cô lập. Sống là có liên hệ. Chỉ trong cái gương của sự liên hệ tôi mới hiểu rõ về chính tôi, mà có nghĩa rằng tôi phải tỉnh táo lạ thường trong tất cả những suy nghĩ, những cảm giác, và những hành động của tôi trong sự liên hệ. Đây không là một tiến hành khó khăn hay một nỗ lực siêu nhiên; và giống như với tất cả những con sông, trong khi cái nguồn hầu như không thể nhận biết được, những dòng nước thâu gom động lực khi chúng di chuyển, khi chúng càng đi xa thêm. Trong thế giới hỗn loạn và điên khùng này, nếu bạn thâm nhập vào tiến hành này một cách chín chắn, cẩn thận, kiên nhẫn, không phê bình, bạn sẽ thấy nó bắt đầu thâu gom động lực như thế nào và rằng nó không là vấn đề của thời gian.

Tuyển tập những Lời giảng

Madras, ngày 5 tháng 2 năm 1950

Người ta bắt đầu từ đâu để sáng tạo sự thay đổi cơ bản này mà quá cần thiết trong trật tự xã hội?

C

húng ta nhận ra rằng phải có một thay đổi cơ bản trong cách suy nghĩ của chúng ta, một thay đổi cơ bản của cái trí và quả tim của con người, nhưng thay đổi lạ thường này không thể được tạo ra bằng cách chỉ tiếp tục cái gì đã là trong một hình thức được bổ sung. Cách mạng cơ bản này trong cái trí cũng không thể được tạo ra qua giáo dục như hiện nay nó tồn tại, bởi vì điều gì hiện nay chúng ta gọi là giáo dục chỉ là sự học hành về một phương pháp kỹ thuật với mục đích kiếm sống và tuân phục vào khuôn mẫu bị áp đặt bởi xã hội.

Thế là, vì thấy tất cả điều này, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Người ta sẽ bắt đầu từ đâu để sáng tạo sự thay đổi cơ bản này mà rõ ràng quá cần thiết trong trật tự xã hội? Chắc chắn, vấn đề của cá thể là vấn đề của thế giới. Xã hội là điều gì chúng ta đã tạo ra nó. Có những người mà có, và những người mà không có, những người mà hiểu biết, và những người mà dốt nát, những người đang đạt được tham vọng của họ, và những nguời bị thất vọng; có những tôn giáo khác nhau, cùng những nghi lễ và những niềm tin giáo điều của chúng, và những đấu tranh không ngừng nghỉ bên trong xã hội, sự tranh giành liên tục lẫn nhau để đạt được, để trở thành này. Tất cả điều này là điều gì bạn và tôi đã tạo ra. Những đổi mới xã hội có lẽ được tạo ra qua lập pháp hay qua chuyên chế, nhưng nếu cá thể không thay đổi một cách cơ bản, anh ấy sẽ luôn luôn khuất phục khuôn mẫu mới để phù hợp vào những đòi hỏi thuộc tâm lý của anh ấy – mà lại nữa là điều gì đang xảy ra trong thế giới.

Vậy thì dường như đối với tôi, rất quan trọng phải hiểu rõ toàn tiến hành của tánh cá thể, bởi vì chỉ khi nào cá thể thay đổi một cách cơ bản thì mới có thể có một cách mạng cơ bản trong xã hội. Luôn luôn là cá thể, không phải một nhóm người hay tập thể, mới sáng tạo một thay đổi cơ bản trong thế giới, và lại nữa điều này cũng được lịch sử công nhận.

Bây giờ, liệu cá thể, đó là bạn và tôi, có thể thay đổi một cách cơ bản? Sự thay đổi này của cá thể – nhưng không phụ thuộc vào một khuôn mẫu là điều gì chúng ta quan tâm đến, và đối với tôi nó là hình thức tột đỉnh của giáo dục. Chính sự thay đổi này của cá thể mới tạo thành tôn giáo, không phải sự chấp nhận thuần túy một giáo điều, một niềm tin, mà không là tôn giáo gì cả. Cái trí bị quy định vào một khuôn mẫu đặc biệt mà nó gọi là tôn giáo, dù là Ấn giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào bạn muốn, không là một cái trí tôn giáo, dù nó có lẽ thực hành tất cả những lý tưởng tạm gọi là tôn giáo nhiều bao nhiêu.

Tuyển tập những Lời giảng

Madanapalle, Ấn độ, ngày 19 tháng 2 năm 1956

Chính cấu trúc của xã hội là cấu trúc của bạn

B

ởi vì xã hội này mà chúng ta sống trong đó, chúng ta đã tạo ra, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho nó – mỗi người chúng ta. Nó đã không tồn tại bởi vì những lực lượng tưởng tượng thuộc tinh thần nào đó. Nó đã tồn tại qua sự tham lam của chúng ta, qua sự tham vọng của chúng ta, qua sự ưa thích, và không-ưa thích, những thù hận cá nhân của chúng ta, qua những tuyệt vọng của chúng ta, qua sự tìm kiếm vui thú và thỏa mãn của chúng ta. Chúng ta đã tạo ra những tôn giáo, những niềm tin, những tín điều từ sự sợ hãi của chúng ta. Chính là xã hội đó mà chúng ta sống. Hoặc bạn chạy trốn khỏi xã hội đó bởi vì bạn không thể hiểu rõ nó, hoặc bạn không thể tạo ra một thay đổi trong xã hội đó mà bạn là một bộ phận của nó; hoặc bạn trở nên bị cuốn hút hoàn toàn trong sự khó nhọc đặc biệt riêng của bạn đến độ bạn mất đi sự quan tâm hoàn toàn trong sự đòi hỏi cơ bản của một cái trí con người mà nói rằng nó phải thay đổi.

Vì vậy, sự tồn tại là sự liên hệ, tồn tại là một chuyển động trong sự liên hệ, và sự tồn tại đó là xã hội. Và chúng ta không thể vượt khỏi những giới hạn của cái trí của chúng ta, quả tim của chúng ta, nếu chúng ta không hiểu rõ cấu trúc của thân tâm riêng của chúng ta, mà là xã hội. Xã hội không khác biệt với bạn – bạn là xã hội. Chính cấu trúc của xã hội là cấu trúc của chính bạn. Thế là, khi bạn bắt đầu hiểu rõ về chính bạn, lúc đó bạn đang bắt đầu hiểu rõ về xã hội mà bạn đang sống trong đó. Nó không đối nghịch với xã hội. Vì vậy một con người tôn giáo quan tâm đến sự khám phá của một cách sống mới mẻ, của đang sống trong thế giới này, và đang sáng tạo một thay đổi trong xã hội mà anh ấy sống trong đó; bởi vì bằng cách thay đổi chính anh ấy, anh ấy thay đổi xã hội. Tôi nghĩ hiểu rõ điều này rất quan trọng.

Tuyển tập những Lời giảng

Bombay, Ấn độ, ngày 10 tháng 2 năm 1965

Bạn là gì, thế giới là như thế; và nếu không có sự thay đổi của bạn, không thể có sự thay đổi của thế giới

V

ậy là, việc đầu tiên phải nhận ra rằng vấn đề của thế giới là vấn đề của cá thể; nó là vấn đề của bạn và vấn đề của tôi; và tiến trình của thế giới không tách khỏi tiến trình của xã hội. Chúng là một hiện tượng kết hợp, và vì vậy bạn làm gì, bạn suy nghĩ gì, bạn cảm thấy gì, còn quan trọng hơn giới thiệu lập pháp hay phụ thuộc vào một đảng phái hay nhóm người đặc biệt. Đó là sự thật đầu tiên phải được nhận ra, mà quá rõ ràng. Một cách mạng trong thế giới là cần thiết, nhưng cách mạng phụ thuộc vào một khuôn mẫu đặc biệt của hành động không là một cách mạng. Một cách mạng có thể xảy ra chỉ khi nào bạn, cá thể, hiểu rõ về chính bạn và thế là sáng tạo một tiến hành mới mẻ của hành động. Chắc chắn, chúng ta cần một cách mạng bởi vì mọi thứ đang vỡ vụn – những cấu trúc xã hội đang phân rã, có những chiến tranh và nhiều chiến tranh hơn. Chúng ta đang đứng trên bờ của một vực thẳm, và chắc chắn phải có loại thay đổi nào đó, bởi vì chúng ta không thể tiếp tục như chúng ta là. Phe tả đưa ra một loại cách mạng, và phe hữu đề nghị một bổ sung của phe tả. Nhưng những cách mạng như thế không là những cách mạng; chúng không giải quyết được vấn đề bởi vì thực thể con người quá phức tạp đến độ không thể được hiểu rõ qua thuần túy một công thức. Và bởi vì một cách mạng không-thay đổi là cần thiết, nó chỉ có thể bắt đầu bởi bạn, bởi sự hiểu rõ về chính bạn của bạn. Đó là một sự kiện, đó là sự thật, và bạn không thể lẩn tránh nó từ bất kỳ khía cạnh nào bạn tiếp cận. Sau khi thấy sự thật của điều đó, bạn phải thiết lập ý định để học hành sự tiến hành tổng thể của chính bạn; bởi vì bạn là gì, thế giới là như thế. Nếu cái trí của bạn quan liêu, bạn sẽ tạo ra một thế giới quan liêu, một thế giới dốt nát, một thế giới của những luật lệ văn phòng trì trệ; nếu bạn tham lam, ganh tị, nông cạn, có tính dân tộc, bạn sẽ tạo ra một thế giới trong đó có chủ nghĩa quốc gia, mà hủy diệt những con người, một cấu trúc xã hội được đặt nền tảng trên tham lam, tài sản, phân chia, và vân vân. Vì vậy, bạn là gì, thế giới là như thế, và nếu không có sự thay đổi của bạn, không thể có sự thay đổi của thế giới. Nhưng hiểu rõ về chính bạn đòi hỏi sự chú ý lạ thường, sự mềm dẻo nhạy bén lạ thường, và một cái trí bị chất nặng bởi sự ham muốn một kết quả không bao giờ có thể theo sát chuyển động vùn vụt của tư tưởng. Vậy là, khó khăn đầu tiên là thấy sự thật rằng cá thể chịu trách nhiệm, rằng bạn chịu trách nhiệm cho toàn sự hỗn loạn, và khi bạn thấy trách nhiệm của bạn, thiết lập một ý định để quan sát và thế là sáng tạo một thay đổi cơ bản trong chính bạn.

Tuyển tập những Lời giảng

Bangalore, Ấn độ, ngày 11 tháng 7 năm 1948

T

ại bất kỳ mức độ nào bạn sống, có xung đột, không những xung đột của cá thể, nhưng còn cả xung đột của thế giới. Thế giới là bạn; nó không tách khỏi bạn. Bạn là gì, thế giới là như thế. Phải có một cách mạng cơ bản trong sự liên hệ của bạn với con người, với những ý tưởng; phải có một thay đổi cơ bản, và thay đổi đó phải bắt đầu, không phải phía bên ngoài của bạn, nhưng trong những liên hệ của bạn. Vì vậy cho một con người của hòa bình, cho một con người của suy nghĩ, hiểu rõ về chính anh ấy là cần thiết; bởi vì nếu không hiểu rõ về chính anh ấy, những nỗ lực của anh ấy chỉ tạo ra sự hỗn loạn thêm nữa và sự đau khổ thêm nữa. Hãy nhận biết được toàn tiến hành của chính bạn. Bạn không cần đạo sư, không sách báo, để hiểu rõ sự liên hệ của bạn với mọi sự việc sự vật từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.

Tuyển tập những Lời giảng

Colombo, Sri Lanka, ngày 1 tháng 1 năm 1950

Người hỏi:Ông nói rằng tại cơ bản cái trí của tôi vận hành một cách chính xác giống như cái trí của mọi người khác. Tại sao điều này khiến cho tôi phải chịu trách nhiệm cho toàn thế giới?

Krishnamurti: Điều gì nguời nói đã trình bày là, bất kỳ nơi nào bạn đi, khắp thế giới, những con người chịu đựng đau khổ, sống trong xung đột, họ cảm thấy lo âu và hoang mang. Cả phần tâm lý lẫn vật chất có rất ít an toàn; có sợ hãi, có cô độc, tuyệt vọng và phiền muộn. Đây là số mạng chung của con người dù họ sống ở Trung quốc, Nhật bản, Ấn độ, Mỹ, Nga hay ở đây – mọi người trải qua điều này. Nó là sống của họ. Và như một con người, thuộc tâm lý bạn là toàn thế giới. Bạn không tách khỏi con người đang đau khổ, lo âu và cô độc ở Ấn độ hay ở Mỹ. Bạn là thế giới và thế giới là bạn. Đây là một sự kiện mà chẳng bao nhiêu người nhận ra, không phải một khái niệm triết lý, một ý tưởng, nhưng một sự kiện – như khi bạn bị nhức đầu. Và khi người ta nhận ra điều đó thật sâu thẳm, vậy thì câu hỏi nảy sinh: trách nhiệm của tôi là gì? Làm ơn, chúng ta đang đặt ra câu hỏi này cho lẫn nhau. Khi bạn nhận ra điều đó, không phải bằng từ ngữ nhưng trong máu huyết của bạn, rằng bạn không còn là một cá thể – mà là một cú choáng cho hầu hết mọi người, chúng ta nghĩ những cái trí của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, những lo âu của chúng ta, tất cả là của chúng ta, thuộc cá nhân – khi người ta thấy sự thật của vấn đề này, vậy thì trách nhiệm của bạn là gì? Thuộc toàn cầu trách nhiệm của bạn là gì – không chỉ cho gia đình, người vợ, và con cái của chúng ta – nhưng cho tổng thể của nhân loại, bởi vì chúng ta là nhân loại. Chúng ta là những ảo tưởng của chúng ta, những hình ảnh của Thượng đế của chúng ta, những hình ảnh của thiên đàng của chúng ta, những nghi lễ của chúng ta, chính xác giống như phần còn lại của nhân loại, chỉ với những danh tánh khác nhau, nhưng khuôn mẫu là giống hệt.

Phản ứng của bạn là gì khi bạn cảm thấy rằng bạn là nhân loại? Bạn phản ứng đến thách thức như thế nào? Bạn gặp gỡ mọi thách thức như thế nào? Nếu bạn gặp gỡ nó từ tình trạng bị quy định cá nhân riêng của bạn, tự nhiên phản ứng của bạn sẽ hoàn toàn không trọn vẹn và gây phân chia, nó sẽ khá tầm thường. Vì vậy bạn phải tìm ra phản ứng của bạn là gì đối với sự thách thức lớn lao này. Cái trí của bạn gặp gỡ nó đầy nghiêm túc, hay bằng những sợ hãi của bạn, những lo âu của bạn, những quan tâm nhỏ nhen về chính bạn?

Trách nhiệm phụ thuộc vào phản ứng đối với thách thức. Liệu nó chỉ là một kích động, một hứng thú, hay cái gì đó sâu thẳm mà sẽ thay đổi toàn cách nhìn vào sống của bạn? Vậy thì bạn không còn là người Anh, người Mỹ, người Pháp. Liệu bạn sẽ từ bỏ tất cả điều đó? Hay chỉ đùa giỡn với ý tưởng rằng nó là một lý thuyết Không tưởng tuyệt vời?

Câu hỏi và Trả lời

Brockwood Park, Anh, ngày 2 tháng 9 năm 1980

Người hỏi: Làm thế nào ý tưởng, ‘Bạn là thế giới và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại’ có thể được biện hộ trên một nền tảng thông minh, khách quan, hợp lý?

Krishnamurti: Người ta không chắc chắn nó có thể lý luận trên một nền tảng khách quan, thông minh. Nhưng đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu trước khi chúng ta nói điều đó không thể được.

Trước hết quả đất chúng ta sống trên đó là quả đất của chúng ta – đúng chứ? Nó không là quả đất của người Anh, hay quả đất của người Pháp, người Đức, người Nga, người Ấn độ, hay người Trung quốc; nó là quả đất mà tất cả chúng ta đều đang sống trên đó. Đó là một sự kiện. Nhưng tư tưởng đã phân chia nó theo chủng tộc, địa dư, văn hóa, kinh tế. Sự phân chia đó đang gây ra thảm họa trong thế giới – chắc chắn. Không có sự phủ nhận về điều đó. Điều đó hợp lý, khách quan, thông minh. Đúng chứ? Và chúng ta đã nói nó là quả đất của tất cả những con người đang sống trên quả đất này, không phải quả đất của những cộng đồng phân chia, cô lập. Nó là quả đất của chúng ta mà trên đó tất cả chúng ta đều đang sống, mặc dù thuộc chính trị, kinh tế, chúng ta đã phân chia nó – vì sự an toàn, vì vô số hình thức khác nhau của những lý do ảo tưởng, yêu nước – mà cuối cùng đều tạo ra chiến tranh.

Làm ơn, hãy cùng tôi thâm nhập điều này. Bạn có lẽ không đồng ý, bạn có lẽ nói tất cả đều vô lý, nhưng làm ơn hãy lắng nghe điều này và xem thử liệu nó có hợp lý, khách quan, thông minh.

Chúng ta cũng đã nói rằng tất cả ý thức của con người chúng ta đều giống nhau. Trên bất kỳ phần nào của quả dất mà chúng ta sống, tất cả chúng ta đều trải qua nhiều đau khổ, nhiều phiền muộn, nhiều lo âu, hoang mang, sợ hãi. Và thỉnh thoảng, hay có lẽ thường xuyên, chúng ta có vui thú. Đây là nền tảng chung mà trong đó tất cả những con người đều dựa vào. Đúng chứ? Đây là một sự kiện không thể chối cãi. Chúng ta có lẽ cố gắng lẩn tránh nó, chúng ta có lẽ cố gắng nói điều đó không đúng, rằng tôi là một cá thể và vân vân, và vân vân; nhưng khi bạn quan sát nó một cách khách quan, không cá nhân, không phải như người Anh, người Pháp, và vân vân, trong thâm nhập nó bạn sẽ phát giác rằng ý thức của chúng ta giống hệt như ý thức của tất cả những con người, một cách tâm lý. Bạn có lẽ cao, bạn có lẽ có mái tóc vàng hoe, bạn có lẽ có mái tóc đen, tôi có lẽ da đen, hay da trắng, hay da vàng, hay bất kỳ như thế nào, nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, tất cả chúng ta đều đang trải qua một thời gian kinh hoàng. Tất cả chúng ta đều có một ý thức của cô độc vô cùng. Chúng ta có lẽ có con cái, một người chồng, và mọi chuyện của nó, nhưng khi bạn ở một mình bạn có cảm giác rằng bạn không có sự liên hệ với bất kỳ thứ gì, hoàn toàn bị cô độc. Tôi không chắc hầu hết chúng ta đã có cảm giác đó. Và chúng ta đang nói đây là nền tảng chung mà tất cả những con người đang dựa vào. Và chúng ta phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều gì đang xảy ra trong phạm vi của ý thức này. Đó là: nếu tôi bạo lực, tôi đang thêm vào bạo lực cho ý thức đó mà chung cho tất cả chúng ta. Nếu tôi không-bạo lực, tôi không đang thêm vào nó, tôi đang mang lại một nhân tố hoàn toàn mới mẻ cho ý thức đó. Vì vậy, tôi phải chịu trách nhiệm cơ bản hoặc đóng góp vào bạo lực đó, vào hỗn loạn đó, vào phân chia khủng khiếp đó; hoặc bởi vì tôi công nhận sâu thẳm trong quả tim của tôi, trong máu huyết của tôi, trong những chiều sâu của thân tâm tôi, rằng tôi là phần còn lại của thế giới, tôi là nhân loại, tôi là thế giới, thế giới không tách khỏi tôi, vậy thì tôi trở nên hoàn toàn có trách nhiệm. Chắc chắn, điều này hợp lý, khách quan, thông minh. Điều khác là không-thông minh; gọi chính mình là một người Ấn giáo, một người Phật giáo, một người Thiên chúa giáo và mọi chuyện của nó – chúng chỉ là những nhãn hiệu.

Vì vậy, khi người ta có cảm giác đó, sự thật đó, thấy sự thật rằng mọi con người đang sống trên quả đất này phải chịu trách nhiệm không chỉ cho chính anh ấy, nhưng còn phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ đang xảy ra, làm thế nào người ta thể hiện nó trong sống hàng ngày? Làm thế nào bạn thể hiện nó nếu bạn có cảm giác đó? Không phải như một kết luận thuộc trí năng, như một lý tưởng, và vân vân, vậy thì nó không có sự thật. Nhưng nếu sự thật là rằng bạn đang đứng trên quả đất này mà chung cho tất cả nhân loại, và bạn cảm thấy có trách nhiệm hoàn toàn, vậy thì hành động của bạn đối với xã hội, đối với thế giới trong đó bạn thực sự đang sống là gì? Thế giới như hiện nay nó là, bị chất đầy bạo lực. Chỉ có rất, rất ít người lẩn trốn được nó bởi vì họ được bảo vệ, canh gác rất cẩn thận. Giả sử tôi nhận ra rằng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, vậy thì hành động của tôi là gì? Liệu tôi sẽ gia nhập một nhóm người khủng bố? Chắc chắn không. Chắc chắn sự ganh đua giữa những quốc gia đang hủy diệt thế giới – những quốc gia có quyền hành nhất, những quốc gia ít quyền hành hơn, và những quốc gia ít quyền hành hơn đang cố gắng trở thành có quyền hành nhiều hơn, đó là sự ganh đua. Liệu tôi sẽ, đang nhận ra rằng tôi là phần còn lại của nhân loại và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, liệu tôi sẽ ganh đua? Làm ơn, hãy trả lời những câu hỏi này. Khi tôi cảm thấy chịu trách nhiệm cho điều này, tự nhiên tôi không còn ganh đua.

Cũng vậy thế giới, thế giới tôn giáo cũng như thế giới kinh tế, thế giới xã hội, được đặt nền tảng trên một nguyên tắc thứ bậc. Và liệu tôi sẽ có tầm nhìn thứ bậc này? Chắc chắn không, bởi vì lại nữa đó là người mà nói, ‘Tôi biết’, và người khác mà nói, ‘Tôi không biết’. Người mà nói tôi biết lúc này đang đảm trách một vị trí cao hơn, thuộc kinh tế, thuộc xã hội, thuộc tôn giáo và có một địa vị. Và nếu bạn muốn địa vị đó, hãy theo đuổi nó, nhưng bạn đang góp phần vào sự hỗn loạn của thế giới.

Vì vậy có những hành động thực sự, thông minh, khách quan khi bạn nhận biết, khi bạn nhận ra trong quả tim của những quả tim của bạn, trong chiều sâu của thân tâm của bạn rằng bạn là phần còn lại của nhân loại và rằng chúng ta đang đứng trên cùng nền tảng.

Ojai, California, ngày 14 tháng 5 năm 1982

Không có phương cách nào vượt khỏi, ngoại trừ bạn nhận biết được trách nhiệm vô hạn này như một con người

N

hư một cá thể, chính là trách nhiệm của bạn phải sáng tạo một cách mạng cơ bản trong thế giới. Nó là trách nhiệm của bạn, bởi vì bạn là bộ phận của xã hội này, bởi vì bạn là bộ phận của sự đau khổ vô tận này của con người, nỗ lực, đấu tranh, phiền muộn, và lo âu liên tục này. Bạn chịu trách nhiệm. Nếu bạn không nhận ra trách nhiệm to tát này và hiệp thông trực tiếp cùng trách nhiệm đó và lắng nghe toàn cấu trúc, bộ máy của trách nhiệm đó, dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn – đi tới mọi đền chùa, mọi đạo sư, mọi người thầy, mọi quyển sách tôn giáo trong thế giới – hành động của bạn không có ý nghĩa gì cả, bởi vì đó chỉ là những tẩu thoát khỏi thực tế.

Vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ sự tồn tại này, sống này, sự liên hệ của chúng ta với xã hội. Chúng ta không những hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với lẫn nhau, với xã hội, nhưng còn sáng tạo một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ đó. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Tôi không nghĩ chúng ta cảm thấy sự khẩn thiết này. Chúng ta mong ngóng những người chính trị, chúng ta chờ đợi triết lý nào đó, chúng ta ao ước cái gì đó huyền bí mà sẽ tạo ra một thay đổi bên trong chính chúng ta. Không có phương cách nào vượt khỏi ngoại trừ bạn trở nên nhận biết được trách nhiệm vô hạn này như một con người, và trở nên nhận biết được trách nhiệm đó, bạn học hành tất cả về nó và không mang tất cả hiểu biết có sẵn từ trước của bạn khi bạn học hành. Và muốn học hành phải có tự do; nếu không, bạn sẽ lặp đi lặp lại cùng sự việc. Bạn không thể học hành lý thuyết cấm sát sinh.

Tôi không hiểu liệu bạn đã từng nhận thấy rằng có quá nhiều hoang mang, phiền muộn, và đau khổ trong thế giới, và con người đó – con người hiện đại hôm nay – đã không thể tìm được một phương cách thoát khỏi nó. Thế là anh ấy nương dựa vào quá khứ. Anh ấy nghĩ rằng anh ấy phải quay lại năm hay bảy ngàn năm và khôi phục lại quá khứ đó để tạo ra một sống lại. Và lại nữa, không có đáp án theo phương cách đó. Thời gian có thể làm cho sống hạnh phúc hơn, thoải mái hơn; nhưng thoải mái và vui thú không là những đáp án tuyệt đối cho sống. Đáp án cũng không nằm ở sự đổi mới nào đó. Cũng không có một cách thoát khỏi nhờ vào bất kỳ đền chùa nào, bất kỳ quyển sách thiêng liêng nào. Tôi nghĩ người ta phải nhận ra sự nghiêm trọng của tất cả điều này, và gạt bỏ mọi vô lý đó, và đối diện thẳng thắn cùng những sự kiện – đó là sống của chúng ta, sống hung bạo, không-an toàn, lo âu, tàn nhẫn hàng ngày của chúng ta, cùng những vui thú của nó, cùng những vui chơi của nó – và thấy liệu người ta có thể sáng tạo, như một con người đã sống được hai triệu năm, một thay đổi cơ bản phía bên trong chính người ta, và thế là bên trong cấu trúc của xã hội.

Nhận biết được trách nhiệm này có nghĩa đòi hỏi một công việc gian nan, cực nhọc. Chúng ta phải làm việc không những bên trong chính chúng ta nhưng còn cả trong sự liên hệ của chúng ta với những người khác. Qua từ ngữ ‘làm việc’ tôi có ý không phải sự thực hành một công thức ngu xuẩn nào đó, lý thuyết vô lý nào đó, những khẳng định tuyệt vời nào đó của người triết lý nào đó hay của vị đạo sư hay vị thầy nào đó. Tất cả điều đó đều quá ngây thơ, không-chín chắn. Khi chúng ta nói về làm việc, qua đó chúng ta có ý trở nên nhận biết được trách nhiệm, như một con người đang sống trong thế giới này, rằng anh ấy phải làm việc để sáng tạo một thay đổi bên trong chính anh ấy. Và nếu anh ấy thực sự thay đổi, nếu anh ấy sáng tạo một thay đổi bên trong chính anh ấy, vậy thì anh ấy sẽ thay đổi thế giới. Xã hội không được thay đổi qua bất kỳ cách mạng nào, kinh tế hay xã hội. Chúng ta đã thấy điều này qua Cách mạng Pháp, Cách mạng Nga. Sự hy vọng mãi mãi của con người – rằng bằng cách thay đổi những sự vật bên ngoài, bản chất phía bên trong của con người có thể được thay đổi – đã chưa bao giờ thành tựu được, và nó sẽ không bao giờ. Thay đổi phía bên ngoài, thay đổi kinh tế, mà chắc chắn sẽ xảy ra nơi quốc gia này vì quá nghèo nàn – thay đổi đó sẽ không thay đổi thái độ của con người, những phương cách của sống, sự đau khổ của anh ấy, sự hoang mang của anh ấy.

Vậy là muốn sáng tạo một thay đổi tổng thể của con người, con người phải trở nên nhận biết được chính anh ấy – đó là anh ấy phải tự-học hành về chính anh ấy một cách mới mẻ lại. Con người, theo những khám phá mới đây của nhân chủng học, đã sống được hai triệu năm; và con người đã không tìm được phương cách thoát khỏi sự đau khổ của anh ấy. Anh ấy đã lẩn tránh nó, anh ấy đã chạy trốn đến ảo tưởng ưa thích nào đó. Nhưng anh ấy đã không tìm được nó, đã không sáng tạo một xã hội hoàn toàn được tự do; anh ấy đã không sáng tạo một xã hội mà không là một xã hội của tuân phục.

Bạn biết, nếu bạn quan sát, có những xã hội đồng-hợp tác do bởi cần thiết. Do bởi cần thiết, do bởi ép buộc, do bởi một cách mạng công nghệ, con người phải sống cùng nhau, họ phải đồng-hợp tác, họ phải tuân phục, họ phải đi theo một khuôn mẫu. Và trong xã hội đó, như người ta có thể quan sát, vẫn còn có những xung đột; mỗi con người vẫn còn chống lại người khác bởi vì anh ấy đầy tham vọng, anh ấy đầy ganh đua, mặc dù anh ấy có lẽ nói về thương yêu người láng giềng. Do bởi ép buộc, anh ấy phải đồng-hợp tác nhưng qua đồng-hợp tác đó, qua sự khẳng định thương yêu người láng giềng đó, anh ấy ganh đua, nhẫn tâm, tham vọng. Vì vậy một khuôn mẫu xã hội như thế tạo ra sự hủy diệt riêng của nó.

Vậy là có một đổi mới của xã hội nơi nào không có ý thức của trách nhiệm chung; mỗi con người ra ngoài để sống cho chính anh ấy. Như bạn quan sát trong quốc gia này, mỗi con người quan tâm đến gia đình của anh ấy, đến nhóm người của anh ấy, đến giai cấp của anh ấy, đến vùng đất đặc biệt thuộc quốc gia của anh ấy, đến những phân chia ngôn ngữ của anh ấy; và anh ấy không có ý thức của trách nhiệm chung. Anh ấy không nhận biết được việc gì đang xảy ra cho người láng giềng; anh ấy không lưu tâm; anh ấy hoàn toàn dửng dưng với việc gì xảy ra. Nhưng tuy nhiên, nếu bạn quan sát, những quyển sách tôn giáo của anh ấy đã dạy bảo anh ấy rằng có lẽ anh ấy sẽ có một cuộc đời kế tiếp, vì vậy, anh ấy phải cư xử đúng đắn; rằng có nghiệp lực; điều gì anh ấy làm bây giờ sẽ quan trọng, anh ấy nói năng như thế nào, anh ấy kể về những sự việc như thế nào, không đặt thành vấn đề cho người nào; cư xử đó phải đúng đắn và nếu bây giờ anh ấy không cư xử đúng đắn, anh ấy sẽ phải trả lại nó vào cuộc đời kế tiếp – đây là một hình thức thô thiển. Hàng thế kỷ bạn đã được dạy bảo theo nguyên tắc đó, và vẫn vậy, những niềm tin như thế, những ý tưởng như thế không quan trọng gì cả trong suốt sống của bạn bởi vì bạn không tin tưởng. Bạn vẫn tiếp tục như thể đây là cuộc đời quan trọng duy nhất. Bởi vì bạn ganh đua, bạn tham vọng, bạn hủy diệt người láng giềng của bạn; bạn không có một cái trí chung của xã hội.

Vì vậy có hai hình thức của xã hội. Một hình thức của xã hội là con người sống trong nó bị ép buộc phải tuân phục, bị ép buộc phải đồng-hợp tác do bởi cần thiết. Thế là con người trở nên có cái trí chung: anh ấy không quăng rác rưởi ra đường bởi vì anh ấy sẽ bị phạt; có trật tự. Nhưng phía bên trong trật tự đó, phía bên trong cái khung đó, mỗi con người đang chống lại người khác. Trong hình thức khác của xã hội, như trong quốc gia này, không có cái khung. Ở đây bạn không có ý thức chung gì cả, bởi vì bạn không tin tưởng chút nào trong điều gì bạn nghĩ bạn đang được dạy bảo.

Bạn có hai hình thức này của xã hội, và mỗi xã hội này, tiềm ẩn sẵn bên trong chính nó, có hạt giống của sự hủy hoại riêng của nó. Vì vậy, một con người tôn giáo quan tâm đến việc sáng tạo một xã hội mới mẻ mà không là xã hội này hay xã hội kia, nhưng cái gì đó hoàn toàn khác hẳn – đó là, mỗi con người cư xử đúng đắn từng giây phút bởi vì anh ấy hiểu rõ trách nhiệm của anh ấy như một con người. Anh ấy, một mình, chịu trách nhiệm và không phải người nào khác – anh ấy cư xử như thế nào; những hoạt động của anh ấy là gì; liệu anh ấy tham vọng, hung dữ, phá hoại, thù ghét, ghen tuông, ganh đua; những sợ hãi của anh ấy là gì. Chỉ một cái trí như thế mới có thể sáng tạo một xã hội mới mẻ.

Và chúng ta cần một xã hội mới mẻ, và xã hội đó sẽ không được sáng tạo bởi bất kỳ ai ngoại trừ bởi chính bạn. Tôi không nghĩ chúng ta cảm thấy trách nhiệm vô hạn của điều này. Đó là vấn đề đầu tiên phải quan tâm. Bởi vì đó là nền tảng, mà là cách cư xử đúng đắn, tư cách đúng đắn – không phải tư cách của một khuôn mẫu, nhưng tư cách mà hiện diện qua học hành. Nếu bạn luôn luôn đang học hành, chính học hành đó sáng tạo hành động đúng đắn riêng của nó. Vậy là chỉ cái trí tôn giáo mới có thể sáng tạo xã hội mới mẻ này.

Tuyển tập những Lời giảng

Bombay, ngày 10 tháng 2 năm 1965


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 26969)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 15963)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
29/08/2019(Xem: 12568)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 12696)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 13868)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19500)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3977)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 15316)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 8751)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 7622)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]