Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Cái Tôi là gì?

18/07/201102:02(Xem: 3499)
Chương 9: Cái Tôi là gì?

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG IX
CÁI TÔI LÀ GÌ?

Chúng ta biết chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘cái tôi’? Qua từ ngữ đó, tôi có ý nói về những ý tưởng, ký ức, kết luận, trải nghiệm, những hình thức khác nhau của những ý định hiển lộ hay mơ hồ, những gắng sức có ý thức để là hay không là, ký ức được tích lũy của tầng ý thức bên trong, chủng tộc, nhóm người, cá thể, bộ lạc, và toàn bộ của nó, dù nó được chiếu rọi phía bên ngoài trong hành động hay được chiếu rọi phần tinh thần như đạo đức; nỗ lực để theo đuổi tất cả điều này là cái tôi. Trong nó được bao gồm ganh đua, ham muốn để hiện diện. Toàn qui trình của điều đó là cái tôi; và khi chúng ta bị đối diện với nó, chúng ta thực sự biết rằng nó là một vật xấu xa. Tôi đang cố ý sử dụng từ ngữ ‘xấu xa’, bởi vì cái tôi đang phân chia, cái tôi đang tự-khép kín, những hoạt động của nó, dù cao quý, đều tách rời và cô lập. Chúng ta biết tất cả điều này. Chúng ta cũng biết những khoảnh khắc lạ thường khi cái tôi không hiện diện, trong đó không có ý thức của gắng sức, của nỗ lực, và nó xảy ra khi có tình yêu.

Dường như đối với tôi, hiểu rõ được sự trải nghiệm củng cố cái tôi như thế nào là điều rất quan trọng. Nếu chúng ta nghiêm túc, chúng ta nên hiểu rõ vấn đề của trải nghiệm này. Bây giờ chúng ta có ý nói gì qua từ ngữ trải nghiệm? Chúng ta luôn luôn trải nghiệm, những ấn tượng; và chúng ta diễn giải những ấn tượng đó, chúng ta phản ứng hay hành động tùy theo chúng; chúng ta đang tính toán, đang so đo, và vân vân. Có sự trao đổi liên tục giữa điều gì được thấy một cách khách quan và phản ứng của chúng ta đến nó, và trao đổi qua lại giữa tầng ý thức bên ngoài và những kỷ niệm của tầng ý thức bên trong.

Theo những kỷ niệm của tôi, tôi phản ứng đến bất kỳ thứ gì tôi nhìn thấy, bất kỳ thứ gì tôi cảm giác. Trong qui trình của phản ứng đến cái gì tôi nhìn thấy, cái gì tôi cảm giác, cái gì tôi nhận biết, cái gì tôi tin tưởng, sự trải nghiệm đang xảy ra, đúng chứ? Phản ứng, đáp lại một cái gì đó được nhìn thấy, là trải nghiệm. Khi tôi thấy bạn, tôi phản ứng; đặt tên sự phản ứng đó là trải nghiệm. Nếu tôi không đặt tên phản ứng đó, nó không là một trải nghiệm. Hãy quan sát những phản ứng riêng của bạn và điều gì đang xảy ra quanh bạn. Không có trải nghiệm nếu không có một qui trình đặt tên đang xảy ra tại cùng thời điểm. Nếu tôi không công nhận bạn, làm thế nào tôi có trải nghiệm của gặp gỡ bạn? Điều đó nghe ra đơn giản và đúng đắn. Nó không là một sự kiện hay sao? Đó là nếu tôi không phản ứng tùy theo những kỷ niệm của tôi, tùy theo tình trạng bị quy định của tôi, tùy theo những thành kiến của tôi, làm sao tôi biết rằng tôi đã có một trải nghiệm?

Tiếp theo có sự chiếu rọi của vô số ham muốn. Tôi ham muốn được bảo vệ, có an toàn bên trong; hay tôi ham muốn có một vị Thầy, một đạo sư, một người dẫn đường, một Thượng đế; và tôi trải nghiệm sự việc mà tôi đã chiếu rọi; đó là tôi đã chiếu rọi một ham muốn mà mang một hình thể, mà tôi đã đặt tên; tôi phản ứng đến điều đó. Nó là sự chiếu rọi của tôi. Nó là sự đặt tên của tôi. Ham muốn đó mà cho tôi một trải nghiệm khiến tôi nói: ‘Tôi có trải nghiệm’, ‘Tôi đã gặp vị Thầy’, hay ‘Tôi đã không gặp vị Thầy’. Bạn biết toàn qui trình của công việc đặt tên một trải nghiệm. Ham muốn là điều gì bạn gọi là trải nghiệm, phải không?

Khi tôi ham muốn sự yên lặng của cái trí, điều gì đang xảy ra? Điều gì xảy ra? Tôi thấy sự quan trọng của có một cái trí yên lặng, một cái trí tĩnh lặng, vì vô số lý do; bởi vì kinh Upanishads đã nói như thế, những quyển sách cổ của tôn giáo đã nói như thế, những vị thánh đã nói như thế, và cũng vậy thỉnh thoảng chính tôi cảm thấy được sự yên lặng tốt lành làm sao, bởi vì cái trí của tôi quá huyên thuyên suốt ngày. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy một cái trí an bình, một cái trí yên lặng thật là hạnh phúc và dễ chịu. Ham muốn là phải trải nghiệm sự yên lặng, tôi muốn có một cái trí yên lặng, và thế là tôi hỏi, ‘Làm thế nào tôi có thể có được nó?’ Tôi biết điều gì quyển sách này hay quyển sách kia nói về thiền định, và vô số hình thức của kỷ luật. Vì vậy qua kỷ luật tôi tìm kiếm để trải nghiệm sự yên lặng. Vì vậy cái ngã, ‘cái tôi’, đã tự-thiết lập chính nó trong sự trải nghiệm của yên lặng.

Tôi muốn hiểu rõ sự thật là gì; đó là ham muốn của tôi, ao ước của tôi, kế tiếp là sự chiếu rọi của tôi về điều gì tôi tưởng tượng là sự thật, bởi vì tôi đã đọc nhiều về nó; tôi đã nghe nhiều người kể về nó, những quyển sách tôn giáo đã diễn tả nó. Tôi muốn tất cả điều đó. Việc gì xảy ra? Chính mong muốn đó, chính ao ước đó được chiếu rọi, và tôi trải nghiệm bởi vì tôi công nhận sự vật được chiếu rọi đó. Nếu tôi không công nhận nó, tôi sẽ không gọi nó là sự thật. Tôi công nhận nó và tôi trải nghiệm nó; và trải ngiệm đó củng cố sức mạnh cho cái ngã, cho ‘cái tôi’, đúng chứ? Vì vậy cái tôi trở nên mạnh mẽ hơn trong trải nghiệm. Sau đó bạn nói ‘Tôi biết’, ‘vị Thầy tồn tại’, ‘có Thượng đế’ hay ‘không có Thượng đế’; bạn nói rằng một hệ thống chính trị đặc biệt là đúng và những cái khác đều sai.

Vì vậy trải nghiệm luôn luôn đang củng cố ‘cái tôi’. Bạn càng gắn bó với trải nghiệm của bạn nhiều bao nhiêu, cái tôi càng được củng cố nhiều thêm bấy nhiêu. Vì vậy bạn có một sức mạnh nào đó của nhân cách, sức mạnh nào đó của hiểu biết, của niềm tin, mà bạn phô diễn cho những người khác, bởi vì bạn biết họ không thông minh như bạn, và bởi vì bạn có tài năng của viết lách hay của thuyết giảng và bạn đang bày trò gian trá. Bởi vì cái tôi vẫn còn đang hành động, vì thế những niềm tin của bạn, những vị Thầy của bạn, những giai cấp của bạn, hệ thống kinh tế của bạn, tất cả đều là qui trình của cô lập, và thế là chúng mang lại sự đấu tranh. Bạn phải, nếu bạn nghiêm túc hay khẩn thiết trong điều này, xóa sạch hoàn toàn cái trung tâm này và không bênh vực nó. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hiểu rõ qui trình của trải nghiệm.

Liệu có thể cho cái trí, cho cái tôi, không chiếu rọi, không ham muốn, không trải nghiệm? Chúng ta thấy rằng tất cả những trải nghiệm của cái tôi là một tiêu cực, một hủy hoại, và tuy nhiên chúng ta lại gọi chúng là hành động tích cực, đúng chứ? Đó là điều gì chúng ta gọi là cách sống tích cực. Đối với bạn, xóa sạch toàn qui trình này là tiêu cực. Liệu bạn đúng đắn trong việc đó? Liệu chúng ta, bạn và tôi, như những cá thể, có thể thâm nhập tận gốc rễ của nó và hiểu rõ qui trình của cái tôi? Bây giờ điều gì tạo ra sự tan biến của cái tôi? Tôn giáo và những nhóm khác đã cống hiến sự đồng hóa, phải không? ‘Hãy tự-đồng hóa chính bạn cùng cái gì đó vĩ đại hơn, và cái tôi tan biến’, là điều gì họ nói. Nhưng chắc chắn sự đồng hóa vẫn còn là qui trình của cái tôi; đơn giản cái vĩ đại hơn chỉ là sự chiếu rọi của ‘cái tôi’, và thế là củng cố ‘cái tôi’.

Chắc chắn, tất cả những hình thức khác nhau của kỷ luật, niềm tin và hiểu biết chỉ củng cố cái tôi. Liệu chúng ta có thể tìm ra một yếu tố mà sẽ xoá sạch cái tôi? Hay đó là một câu hỏi sai lầm? Theo căn bản, đó là điều gì chúng ta muốn. Chúng ta muốn tìm ra điều gì đó mà sẽ xoá sạch ‘cái tôi’, đúng chứ? Chúng ta nghĩ có vô số phương tiện, gọi tên được, đồng hóa, niềm tin, vân vân; nhưng tất cả chúng đều ở cùng mức độ; cái này không cao quý hơn cái kia, bởi vì tất cả chúng đều có sức mạnh bằng nhau trong việc củng cố cái ngã, ‘cái tôi’. Vì vậy liệu tôi có thể thấy ‘cái tôi’ bất kỳ nơi nào nó vận hành, và thấy sức mạnh và năng lượng hủy hoại của nó? Dù có lẽ tôi cho nó bất kỳ cái tên nào, nó là một sức mạnh gây cô lập, nó là một sức mạnh gây hủy diệt, và tôi muốn tìm ra một phương cách để giải quyết nó. Bạn chắc đã hỏi điều này cho chính bạn – “Tôi thấy ‘cái tôi’ luôn luôn đang vận hành và luôn luôn mang lại lo âu, sợ hãi, thất vọng, tức giận, đau khổ, không chỉ cho chính tôi mà còn cho tất cả những người quanh tôi. Liệu cái tôi đó có thể được xóa sạch, không phải từng phần nhưng toàn bộ?” Liệu chúng ta có thể thâm nhập tận gốc rễ của nó và xoá sạch nó? Đó là cách vận hành đúng đắn duy nhất, phải không? Tôi không muốn thông minh từng phần nhưng thông minh trong một trạng thái hòa hợp. Hầu hết chúng ta đều thông minh trong những khía cạnh khác nhau, bạn có thể thông minh trong một khía cạnh này và tôi trong một khía cạnh khác nào đó. Một số các bạn thông minh trong việc kinh doanh, một số khác trong văn phòng làm việc của các bạn, và vân vân; người ta thông minh trong nhiều lãnh vực khác nhau; nhưng chúng ta không thông minh một cách hòa hợp. Thông minh một cách hòa họp có nghĩa hiện diện không có cái tôi. Liệu có thể được không?

Liệu lúc này cái tôi có thể hoàn toàn tan biến? Bạn biết là nó có thể. Những yếu tố cần thiết, những bắt buộc cần thiết là gì? Yếu tố nào tạo ra nó? Tôi có thể tìm ra nó không? Khi tôi đặt ra câu hỏi đó, ‘Tôi có thể tìm ra nó không?’ chắc chắn tôi được thuyết phục rằng có thể được; thế là tôi đã tạo ra một trải nghiệm mà trong đó cái tôi sắp sửa được củng cố, đúng chứ? Hiểu rõ về cái tôi cần đến nhiều thông minh, nhiều cảnh giác, tỉnh táo, quan sát không ngừng nghỉ, để cho nó không len lẻn trốn thoát. Tôi, người rất khẩn thiết muốn xóa sạch cái tôi. Khi tôi đưa ra câu hỏi đó, tôi biết cái tôi có thể xóa sạch được. Khoảnh khắc tôi nói rằng ‘Tôi muốn làm tan biến cái này’, trong đó vẫn còn có đang trải nghiệm của cái tôi; và thế là cái tôi được củng cố. Vậy thì làm thế nào cái tôi có thể không-trải nghiệm? Người ta có thể thấy rằng trạng thái của sáng tạo không là sự trải nghiệm của cái tôi. Sáng tạo hiện diện khi cái tôi không còn; bởi vì sáng tạo không thuộc trí năng, không thuộc cái trí, không tự chiếu rọi, sáng tạo là cái gì đó vượt khỏi tất cả trải nghiệm. Vì vậy liệu cái trí có thể hoàn toàn yên lặng, trong một trạng thái của không-công nhận hay không-trải nghiệm, trong một trạng thái mà sáng tạo có thể hiện diện, mà có nghĩa khi cái tôi không còn ở đó, khi cái tôi vắng mặt? Vấn đề là điều này, phải không? Bất kỳ chuyển động nào của cái trí, tích cực hay tiêu cực, thật ra là một trải nghiệm củng cố ‘cái tôi’. Liệu cái trí có thể không-công nhận? Điều đó chỉ có thể xảy ra khi có sự yên lặng hoàn toàn, nhưng không phải sự yên lặng mà là một trải nghiệm của cái tôi và vì vậy củng cố cái tôi.

Liệu có một thực thể tách khỏi cái tôi, và nhìn vào cái tôi và làm tan biến cái tôi? Liệu có một thực thể tinh thần vĩ đại hơn cái tôi và hủy diệt cái tôi, xóa sạch cái tôi? Chúng ta nghĩ là có, đúng chứ? Hầu hết những người tôn giáo đều nghĩ rằng, có một thực thể như thế. Những người theo chủ nghĩa vật chất lại nói rằng, ‘Cái tôi không thể xóa sạch được; nó chỉ có thể bị quy định và bị kiềm hãm – thuộc chính trị, thuộc kinh tế, và thuộc xã hội; chúng ta có thể giam cầm nó trong một khuôn mẫu nào đó và chúng ta có thể định hình nó; và thế là nó có thể được uốn nắn để theo một sống cao quý hơn, một sống đạo đức hơn, và không can thiệp bất kỳ việc gì nhưng tuân theo khuôn mẫu xã hội và vận hành chỉ như một cái máy’. Chúng ta biết điều đó. Còn có những người khác, những người tạm gọi là tôn giáo – thật ra họ không là tôn giáo, mặc dù chúng ta gọi họ như thế – nói rằng, ‘Theo căn bản, có một thực thể như thế. Nếu chúng ta có thể tiếp xúc nó, nó sẽ làm tan biến cái tôi’.

Liệu có một thực thể như thế sẽ làm tan biến cái tôi? Làm ơn hãy nhìn thấy điều gì chúng ta đang làm. Chúng ta đang dồn ép cái tôi vào một góc. Nếu bạn để cho chính bạn bị dồn ép vào một góc, bạn sẽ thấy điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta thích có một yếu tố mà không-thời gian, không thuộc cái tôi, mà, chúng ta hy vọng, sẽ hiện xuống và làm trung gian và xóa sạch cái tôi – mà chúng ta gọi là Chúa. Bây giờ liệu có một sự việc như thế mà cái trí có thể hình thành? Có lẽ có hay có lẽ không có; đó không là mấu chốt. Nhưng khi cái trí tìm kiếm một trạng thái tinh thần không-thời gian mà sẽ hành động với mục đích xóa sạch cái tôi, liệu đó không là một hình thức khác của trải nghiệm mà đang củng cố ‘cái tôi’ hay sao? Khi bạn tin tưởng, liệu đó không là điều gì thực sự đang xảy ra? Khi bạn tin tưởng rằng có sự thật, Thượng đế, trạng thái không-thời gian, bất tử, đó không là qui trình của củng cố cái tôi hay sao? Cái tôi đã chiếu rọi sự việc đó mà bạn cảm thấy và tin tưởng sẽ hiện xuống và xóa sạch cái tôi. Vì vậy, khi đã chiếu rọi ý tưởng của sự tiếp tục trong trạng thái không-thời gian như một thực thể tinh thần, bạn có một trải nghiệm; và một trải nghiệm như thế chỉ củng cố thêm cái tôi; và thế là bạn đã làm gì? Thật ra bạn đã không xóa sạch cái tôi nhưng chỉ cho nó một danh tánh khác, một chất lượng khác; cái tôi vẫn còn đó, bởi vì bạn đã trải nghiệm nó. Vẫn vậy hành động của chúng ta từ khi bắt đầu cho đến kết thúc là cùng hành động, chỉ là chúng ta nghĩ nó đang tiến hóa, đang tăng trưởng, đang trở thành tốt lành nhiều hơn và nhiều hơn; nhưng, nếu bạn quan sát phía bên trong, nó là cùng hành động đang xảy ra, cùng ‘cái tôi’ đang vận hành ở những mức độ khác nhau với những nhãn hiệu khác nhau, những danh tánh khác nhau.

Khi bạn thấy toàn qui trình, những sáng chế kỳ quặc, ma mãnh, sự khôn ngoan của cái tôi, cách nó tự-che đậy chính nó qua đồng hóa, qua đạo đức, qua trải nghiệm, qua niềm tin, qua hiểu biết; khi bạn thấy rằng cái trí đang chuyển động trong cái vòng tròn, trong một cái cũi của sự tạo tác riêng của nó, điều gì xảy ra? Khi bạn nhận biết được nó, khi bạn hoàn toàn thấy được nó, vậy thì bạn không trở nên yên lặng lạ thường – không qua ép buộc, không qua bất kỳ phần thưởng, không qua bất kỳ sợ hãi nào, hay sao? Khi bạn nhận ra rằng, mỗi chuyển động của cái trí chỉ là một hình thức để củng cố cái tôi, khi bạn nhìn ngắm nó, thấy nó, khi bạn hoàn toàn tỉnh thức được nó trong hành động, khi bạn đến được mấu chốt đó – không thuộc học thuyết, không thuộc từ ngữ, không qua trải nghiệm được chiếu rọi, nhưng khi bạn thực sự trong trạng thái đó – vậy thì bạn sẽ thấy rằng cái trí, hoàn toàn yên lặng, không còn khả năng tạo tác. Bất kỳ điều gì cái trí tạo ra đều ở trong một vòng tròn, trong lãnh vực của cái tôi. Khi cái trí không còn tạo tác có sáng tạo, mà không là một qui trình công nhận.

Sự thật, chân lý không thể được công nhận. Muốn sự thật hiện diện, niềm tin, hiểu biết, trải nghiệm, theo đuổi đạo đức – tất cả điều này phải biến mất. Con người đạo đức mà ý thức được sự theo đuổi đạo đức không bao giờ có thể tìm ra sự thật. Anh ấy có lẽ là một con người rất ngay thẳng; nhưng điều đó hoàn toàn khác hẳn là một con người của sự thật, một con người mà hiểu rõ. Đối với con người của sự thật, sự thật đã hiện diện. Một người đạo đức là một người chính trực, và một người chính trực không bao giờ hiểu rõ sự thật là gì, bởi vì đối với anh ấy đạo đức là che đậy cái tôi, củng cố cái tôi, bởi vì anh ấy đang theo đuổi đạo đức. Khi anh ấy nói, ‘Tôi phải không có tham lam’, trạng thái không-tham lam mà anh ấy trải nghiệm chỉ củng cố thêm cái tôi. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải ‘nghèo khó’, không chỉ trong những sự việc của thế giới, nhưng cũng còn trong niềm tin và trong hiểu biết. Một con người giàu có của cải thuộc thế giới trần tục hay một con người dư thừa hiểu biết và niềm tin sẽ không bao giờ biết bất kỳ thứ gì ngoại trừ bóng tối, và sẽ là trung tâm của tất cả ma mãnh lẫn đau khổ. Nhưng nếu bạn và tôi, như những cá thể, có thể thấy toàn sự vận hành của cái tôi, vậy thì chúng ta sẽ biết tình yêu là gì. Tôi bảo đảm với bạn rằng đó là sự đổi mới duy nhất mà có thể thay đổi được thế giới. Tình yêu không thuộc cái tôi. Cái tôi không thể nhận ra tình yêu. Bạn nói rằng ‘Tôi thương yêu’; nhưng ngay lúc đó, trong chính đang nói về nó, trong chính đang trải nghiệm về nó, tình yêu không hiện diện. Nhưng, khi bạn biết tình yêu, cái tôi không còn. Khi có tình yêu, cái tôi không hiện diện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 30059)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 16231)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 12599)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 10829)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3008)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 4604)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 15886)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
10/01/2011(Xem: 5836)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 2900)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 8427)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567