Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Madras, 16 tháng mười hai 1959

16/07/201100:30(Xem: 4772)
10. Madras, 16 tháng mười hai 1959

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Madras, 16 tháng mười hai 1959

Tôi nghĩ sẽ rất tuyệt vời nếu, không có những từ ngữ, người ta có thể chuyển tải điều gì người ta thực sự cảm thấy về toàn vấn đề của sự tồn tại. Ngoài nhu cầu cần thiết của có một công việc và tất cả mọi chuyện như thế, còn có những thôi thúc bên trong, sâu thẳm, những đòi hỏi, những trạng thái mâu thuẫn của thân tâm, cả hiển lộ lẫn sâu kín; và tôi tự hỏi liệu có thể vượt khỏi tất cả chúng, vượt khỏi những biên giới mà cái trí đã tự-áp đặt cho chính nó, vượt khỏi những giới hạn chật hẹp của tâm hồn riêng của người ta, và để sống ở đó, để hành động, để suy nghĩ, và để cảm thấy từ trạng thái đó trong khi vẫn tiếp tục những hoạt động hàng ngày của người ta. Tôi nghĩ điều đó có thể thực hiện được, không chỉ sự truyền đạt của nó nhưng sự kiện của nó. Chắc chắn, chúng ta có thể phá vỡ những giới hạn mà cái trí đã tự áp đặt trên chính nó, bởi vì, rốt cuộc ra, chúng ta chỉ có một vấn đề duy nhất. Giống như cái cây có nhiều gốc rễ của nó, nhiều cành và lá của nó, là một tổng thể, vì vậy chúng ta chỉ có một vấn đề cơ bản. Và nếu, nhờ một phép lạ nào đó, nhờ một đặc ân nào đó, nhờ cách nhìn ngắm những đám mây của một chiều tối, cái trí có thể trở nên nhạy cảm lạ thường đến mọi chuyển động của tư tưởng, của cảm giác – nếu nó có thể thực hiện được điều đó, không phải lý thuyết nhưng thực sự – vậy thì tôi nghĩ chúng ta sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta.

Như tôi đã nói, chỉ có một vấn đề cốt lõi – vấn đề của tôi và những thôi thúc của tôi – từ đó tất cả những vấn đề của chúng ta nảy sinh. Những vấn đề thực sự của chúng ta không phải làm thế nào để đáp trên mặt trăng, hay làm thế nào để phóng một hỏa tiễn lên sao Kim; chúng rất thân thiết, nhưng bất hạnh thay dường như chúng ta không biết làm thế nào để giải quyết chúng. Tôi không chắc rằng chúng ta nhận biết được vấn đề cốt lõi của chúng ta. Muốn biết tình yêu, muốn cảm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, muốn tôn sùng cái gì đó vượt khỏi những sáng tạo của con người – tôi nghĩ tất cả điều này bị khước từ đối với chúng ta nếu chúng ta không hiểu rõ những vấn đề tức khắc của chúng ta.

Vì vậy tôi muốn cùng bạn suy nghĩ về câu hỏi liệu cái trí của chúng ta có thể phá vỡ những biên giới riêng của nó, vượt khỏi những giới hạn riêng của nó, bởi vì chắc chắn rằng sống của chúng ta rất nông cạn. Bạn có lẽ có tất cả của cải mà quả đất có thể trao cho bạn; bạn có lẽ rất thông thái; bạn có lẽ đã đọc quá nhiều sách và có thể trích dẫn rất có trí thức tất cả những uy quyền đã được thiết lập, quá khứ lẫn hiện tại; hay bạn có lẽ rất đơn giản, chỉ đang sống và đang đấu tranh ngày này sang ngày khác, kèm theo tất cả những vui thú và đau khổ nhỏ nhen của cuộc sống gia đình. Dù người ta là gì chăng nữa, chắc chắn một trong những sự việc quan trọng nhất phải tìm ra là làm thế nào những rào chắn mà cái trí đã tự-tạo tác cho chính nó có thể được xóa sạch. Dường như đối với tôi, đó là vấn đề cơ bản. Qua tạm gọi là giáo dục, qua truyền thống, qua vô vàn hình thức của những quy định thuộc xã hội, luân lý, và tôn giáo cái trí bị giới hạn, bị trói buộc trong vũng xoáy quay cuồng của những ảnh hưởng thuộc môi trường sống. Liệu cái trí có thể phá vỡ tất cả những quy định này để cho nó có thể sống cùng hân hoan, nhận biết vẻ đẹp của mọi sự việc sự vật, cảm thấy một ý thức lạ thường của sự sống vô hạn?

Tôi nghĩ điều đó có thể được, nhưng tôi không nghĩ nó là một tiến hành từ từ. Không phải qua tiến hóa, không phải qua thời gian, mà sự phá vỡ này có thể xảy ra. Nó được thực hiện tức khắc hay không bao giờ. Trực nhận của sự thật không xảy ra tại khúc cuối của nhiều năm. Không có ngày mai trong sự hiểu rõ. Hoặc cái trí hiểu rõ ngay tức khắc hoặc không gì cả. Rất khó khăn cho cái trí khi thấy điều này, bởi vì hầu hết chúng ta đã quen thuộc suy nghĩ dựa vào ngày mai. Chúng ta nói, ‘Hãy cho tôi thời gian, hãy cho tôi có nhiều trải nghiệm thêm nữa, và cuối cùng tôi sẽ hiểu rõ’. Nhưng liệu bạn không nhận thấy rằng sự hiểu rõ luôn luôn xuất hiện trong ánh chớp, không bao giờ qua sự tính toán, qua thời gian, không bao giờ qua sự vận dụng và phát triển từ từ? Cái trí mà dựa vào ý tưởng của hiểu rõ từ từ này là cái trí lười biếng. Đừng hỏi, ‘Làm thế nào cái trí lười biếng có thể được làm cho tỉnh táo, sắc bén, năng động?’ Không có ‘làm thế nào’. Dù một cái trí ngu dốt có lẽ cố gắng để trở nên thông minh đến chừng nào chăng nữa, nó sẽ vẫn còn ngu dốt. Một cái trí nhỏ nhen không kết thúc được sự nhỏ nhen bằng cách tôn sùng Thượng đế mà nó đã sáng chế. Thời gian sẽ không phơi bày sự thật, vẻ đẹp của bất kỳ thứ gì. Điều gì thực sự mang lại sự hiểu rõ là trạng thái chú ý – chỉ cần chú ý, thậm chí trong một giây bằng toàn thân tâm của bạn, mà không tính toán, mà không có ý định trước. Nếu bạn và tôi có thể hoàn toàn chú ý trong ngay tích tắc, vậy thì tôi nghĩ có một nắm bắt tức khắc, một hiểu rõ tổng thể.

Nhưng trao sự chú ý tổng thể vào điều gì đó là khó khăn cực kỳ, phải không? Tôi không hiểu liệu có khi nào bạn đã cố gắng nhìn ngắm bông hoa bằng toàn thân tâm của bạn, hay hoàn toàn nhận biết được những phương cách của cái trí riêng của bạn. Nếu bạn đã thực hiện việc đó, bạn sẽ biết sự chú ý tổng thể làm nổi bật lên bất kỳ vấn đề nào rõ ràng đến chừng nào. Nhưng trao sự chú ý như thế đến bất kỳ vấn đề nào lại chẳng dễ dàng gì cả, bởi vì những cái trí của chúng ta rất được kính trọng; chúng đã bị làm què quặt bởi những từ ngữ và những biểu tượng, bởi những ý tưởng của nên làm gì hay không nên làm gì.

Tôi đang nói về sự chú ý, và tôi không hiểu liệu bạn có đang chú ý, hay chỉ chú ý đến điều gì đang được nói, bởi vì điều đó chỉ có sự quan trọng phụ, nhưng liệu bạn chú ý trong ý nghĩa của hoàn toàn nhận biết được những cản trở, những ngăn chặn mà cái trí đã tự-tạo tác cho chính nó? Nếu bạn nhận biết được những cản trở này – chỉ nhận biết được chúng, mà không nói, ‘Tôi sẽ làm gì cho chúng?’ – bạn sẽ phát giác rằng chúng bắt đầu tan vỡ; và tiếp theo có một trạng thái của chú ý trong đó không còn sự chọn lựa, không còn lang thang rời khỏi, bởi vì chẳng còn cái trung tâm mà từ đó nó lang thang. Trạng thái của chú ý đó là tốt lành; nó là đạo đức duy nhất. Không còn đạo đức nào khác.

Vậy là chúng ta nhận ra rằng những cái trí của chúng ta rất bị giới hạn. Chúng ta đã thu rút quả đất, những bầu trời, chuyển động vô hạn của sự sống, vào một góc nhỏ xíu của ‘cái tôi’, cái ngã, kèm theo sự đấu tranh vô tận của nó để là hay để không là. Liệu cái trí này, mà quá nhỏ nhoi, quá tầm thường, quá tự cho mình là trung tâm, làm thế nào nó có thể phá vỡ những biên giới, những giới hạn mà nó đã tự-áp đặt vào chính nó? Như tôi đã nói, chỉ qua sự chú ý, trong đó không có sự chọn lựa, sự thật mới được thấy; và chính là sự thật mà phá vỡ biên giới, mà quét sạch những giới hạn, không phải nỗ lực của bạn, không phải thiền định của bạn, không phải những luyện tập của bạn, những kỷ luật của bạn, những kiểm soát của bạn.

Chắc chắn, muốn ở trong trạng thái của chú ý này đòi hỏi một hiểu biết về ‘cái tôi’ và những phương cách của nó. Tôi phải biết về chính tôi; cái trí của tôi phải nhận biết được chuyển động của mọi cảm xúc, mọi tư tưởng. Nhưng sự hiểu biết là một vật đặc biệt. Sự hiểu biết có tánh tích lũy; nó luôn luôn trong quá khứ. Trong hiện tại chỉ có đang biết. Sự hiểu biết luôn luôn tô màu đang-biết. Chúng ta quan tâm đang biết chứ không phải sự hiểu biết, bởi vì sự hiểu biết về chính người ta gây biến dạng đang-biết về chính người ta. Tôi nghĩ có một khác biệt giữa luôn luôn đang-biết về chính tôi và sự hiểu biết về chính tôi. Khi sự hiểu biết về chính tôi là một tích lũy của thông tin mà tôi đã lượm lặt về chính tôi, nó ngăn cản hiểu rõ về chính tôi.

Hãy quan sát, cái ngã, ‘cái tôi’, bị biến động không ngớt; nó luôn luôn đang lang thang, không bao giờ đứng yên. Nó giống một con sông cuồn cuộn, đang tạo tác sự náo động kinh hoàng khi nó đổ xô xuống thung lũng này. Nó là một vật đang sống, đang chuyển động; và làm thế nào người ta có thể có sự hiểu biết về cái gì đó mà luôn luôn đang chuyển động, không bao giờ giống như cũ? Cái ngã luôn luôn trong chuyển động; nó không bao giờ đứng yên, không bao giờ yên tĩnh một giây phút nào. Khi cái trí đã quan sát nó, nó đã qua rồi. Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào thử quan sát về chính bạn, thử trói chặt cái trí của bạn vào bất kỳ một vấn đề nào. Nếu bạn làm như thế, vấn đề mà bạn trói chặt luôn luôn ở trước mặt bạn, và thế là bạn đã đến được sự kết thúc của sự hiểu biết về chính mình. Tôi đang chuyển tải cái gì đó phải không?

Sự hiểu biết luôn luôn gây hủy diệt đang biết. Đang biết về chính người ta không bao giờ có tính tích lũy; nó không lên đến cực điểm trong một điểm mà từ đó bạn nhận xét sự kiện của ‘cái tôi’ là gì. Bạn thấy, chúng ta tích lũy sự hiểu biết, và từ đó chúng ta nhận xét, và đó là sự khó khăn của chúng ta. Khi đã tích lũy sự hiểu biết qua trải nghiệm, qua học hành, qua đọc sách, từ hậu cảnh đó chúng ta suy nghĩ, chúng ta vận hành. Chúng ta đảm trách một vị trí trong hiểu biết, và từ đó chúng ta nói, ‘Tôi biết tất cả về cái ngã. Nó là tham lam, ngu dốt, luôn luôn muốn vượt trội hơn’. Khoảnh khắc bạn đảm trách một vị trí trong hiểu biết, hiểu biết của bạn rất hời hợt. Nhưng nếu không có sự tích lũy của hiểu biết mà cái trí dựa vào, vậy thì chỉ có chuyển động của đang biết, và vậy thì cái trí trở nên nhanh nhẹn lạ thường trong những nhận biết của nó.
Vậy là điều quan trọng là đang biết về chính mình, và không phải là sự hiểu biết về chính mình. Đang-biết chuyển động của tư tưởng, đang-biết chuyển động của cảm giác mà không tích lũy – và vì vậy không bao giờ kèm theo một khoảnh khắc của nhận xét, của chỉ trích – là điều rất quan trọng, bởi vì khoảnh khắc có sự tích lũy, có một người suy nghĩ. Sự tích lũy của hiểu biết cho một vị trí đến cái trí, một trung tâm để từ đó suy nghĩ; nó tạo ra một người quan sát mà nhận xét, chỉ trích, đồng hóa. Nhưng khi có đang biết về chính mình, không có người quan sát lẫn vật được quan sát; chỉ có một trạng thái của chú ý, của đang nhìn ngắm, đang học hành.

Chắc chắn một cái trí đã tích lũy hiểu biết không bao giờ có thể học hành. Nếu một cái trí muốn học hành, nó phải không có gánh nặng của hiểu biết, gánh nặng của điều gì nó đã tích lũy. Nó phải trong sáng, hồn nhiên, tự do khỏi quá khứ. Sự tích lũy của hiểu biết tạo ra ‘cái tôi’; nhưng đang-biết không bao giờ có thể làm điều đó bởi vì đang-biết là đang học hành, và một cái trí đang liên tục học hành không thể có một nơi nghỉ ngơi. Nếu bạn thực sự nhận biết được sự thật của điều này, không phải ngày mai nhưng ngay lúc này, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng chỉ có một trạng thái của chú ý, của học hành không bao giờ kèm theo một khoảnh khắc của tích lũy, và vậy thì những vấn đề mà hầu hết chúng ta có bây giờ đều hoàn toàn tan biến. Nhưng đây không là một lừa bịp để qua đó giải quyết những vấn đề của bạn, nó cũng không là một bài học dành cho bạn học hành.

Bạn thấy, một xã hội giống như xã hội của chúng ta – dù là Ấn độ, Nga, Mỹ, hay xã hội nào khác – đều là tham lợi, không chỉ trong sự theo đuổi những sự việc vật chất mà còn cả dựa vào ganh đua, kiếm được, đang đến, đang thành tựu. Xã hội này đã định hình những cách suy nghĩ của chúng ta đến độ chúng ta không thể giải thoát chúng ta khỏi khái niệm của một mục đích, một kết thúc. Chúng ta luôn luôn đang suy nghĩ dựa vào đến được nơi nào đó, dựa vào đạt được hòa bình phía bên trong, và vân vân. Sự tiếp cận của chúng ta luôn luôn là thâu lợi lộc. Thuộc vật chất chúng ta phải thâu lợi lộc ở mức độ nào đó; chắc chắn chúng ta phải cung cấp cho mình lương thực, quần áo, và chỗ ở. Nhưng cái trí sử dụng những sự việc này như một phương tiện để thâu lợi lộc thêm nữa. Tôi đang nói về sự thâu lợi lộc trong ý nghĩa tâm lý. Giống như cái trí lợi dụng những nhu cầu vật chất để kiếm được thanh danh và quyền hành, vậy là qua vật chất nó tự-thiết lập chính nó trong một vị trí của sự chắc chắn thuộc tâm lý. Sự hiểu biết cho chúng ta một ý thức của an toàn, đúng chứ? Từ hậu cảnh của trải nghiệm của chúng ta, của hiểu biết đã tích lũy về chính chúng ta, chúng ta suy nghĩ và sống, và tiến trình này tạo ra một trạng thái phân hai: tôi là gì và điều gì tôi nghĩ tôi nên là. Thế là có một mâu thuẫn, một trận chiến liên tục giữa hai đối nghịch. Nhưng nếu người ta sáng suốt quan sát tiến trình này, nếu người ta hiểu rõ nó, thục sự cảm thấy ý nghĩa của nó, vậy thì một cách tự nhiên người ta sẽ phát giác rằng cái trí là tốt lành, tỉnh táo, thương yêu; nó luôn luôn đang học hành và không bao giờ đang kiếm được. Vậy thì sự hiểu biết về chính mình có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, bởi vì nó không còn là một tích lũy của hiểu biết về chính mình nữa. Sự hiểu biết về chính mình là nhỏ nhen, tầm thường, gây giới hạn, nhưng đang-biết về chính mình là vô-giới hạn; không có sự kết thúc cho nó. Vì vậy vấn đề của chúng ta là từ bỏ, ngay tức khắc, những phương cách của thói quen, của tập quán, và để được sinh ra mới mẻ lại.
Một trong những khó khăn của chúng ta trong tất cả điều này là vấn đề của sự hiệp thông, hay sự chuyển tải. Tôi muốn trình bày cho bạn điều gì đó, và trong chính đang trình bày nó bị biến dạng bởi sự diễn tả, từ ngữ mà được sử dụng. Điều gì tôi muốn chuyển tải sang bạn, hay hiệp thông cùng bạn, rất đơn giản: tự-từ bỏ toàn bộ ngay tức khắc. Đó là tất cả – không phải điều gì xảy ra sau tự-từ bỏ hay hệ thống mà sẽ tạo ra nó. Không có một hệ thống, bởi vì khoảnh khắc bạn thực hành một hệ thống, chắc chắn bạn đang củng cố cái ngã. Liệu cái trí không thể đột ngột buông bỏ những cái neo mà nó đã thả xuống vô vàn khuôn mẫu của sự tồn tại hay sao?

Một chiều tối nào đó khi mặt trời vừa đang hạ xuống, khi những ruộng lúa xanh rì đang lấp lánh, khi có một người cô đơn đang rảo bước và những con chim đang vẫy cánh, ngay tức khắc nó phải xảy đến cho bạn rằng có một an bình lạ thường trong thế giới. Không có ‘bạn’ đang nhìn ngắm, đang cảm thấy, đang suy nghĩ, bởi vì bạn là vẻ đẹp đó, an bình đó, trạng thái vô hạn của đang là. Một sự việc như thế chắc chắn đã xảy đến cho bạn nếu bạn đã từng nhìn ngắm diện mạo của thế giới, sự bao la của bầu trời. Làm thế nào nó xảy đến? Khi bỗng nhiên bạn không còn lo âu, khi bạn không còn suy nghĩ rằng bạn thương yêu người nào đó, hay đang thắc mắc liệu người nào đó có thương yêu bạn, và bạn trong trạng thái của thương yêu đó, trạng thái của vẻ đẹp đó, điều gì đã xảy ra? Cái cây đầy sức sống, bầu trời trong xanh, những dòng nước lăng xăng của biển cả, toàn vẻ đẹp của quả đất – tất cả điều này đã xua tan cái ngã xấu xa, nhỏ nhen, tầm thường, và trong tích tắc bạn là tất cả điều đó. Chắc chắn đây là trạng thái tự-từ bỏ mà không tính toán.

Muốn cảm thấy ý thức của tự-từ bỏ này, bạn cần sự đam mê. Bạn không thể nhạy cảm nếu bạn không đam mê. Đừng sợ hãi từ ngữ đam mê. Hầu hết những quyển sách tôn giáo, hầu hết những đạo sư, những người giảng đạo, những người lãnh đạo tôn giáo, nói ‘Đừng có đam mê’. Nhưng nếu bạn không có đam mê, làm thế nào bạn có thể nhạy cảm đến những xấu xí, đến những đẹp đẽ, đến những chiếc lá đang thì thầm, đến hoàng hôn, đến một nụ cười, đến một tiếng khóc? Làm thế nào bạn có thể nhạy cảm nếu không có một ý thức của đam mê mà trong đó có tự-từ bỏ? Bạn hỏi làm thế nào để có được đam mê. Người ta thừa mứa đam mê khi kiếm một việc làm lương cao, hay thù ghét một gã tội nghiệp nào đó, hay ghen tuông người nào đó, nhưng tôi đang nói về điều gì đó hoàn toàn khác hẳn – một đam mê mà thương yêu. Tình yêu là một trạng thái trong đó không có ‘cái tôi’. Tình yêu là một trạng thái trong đó không có phê bình, không nói rằng tình dục là đúng hay sai, rằng điều này là tốt lành và điều kia là xấu xa. Tình yêu không là những sự việc mâu thuẫn này. Mâu thuẫn không thể tồn tại trong tình yêu. Và làm thế nào người ta có thể thương yêu nếu người ta không có đam mê? Nếu không có đam mê, làm thế nào người ta có thể nhạy cảm? Nhạy cảm là cảm thấy người bên cạnh đang ngồi gần bạn; nhạy cảm là thấy sự xấu xí của thị trấn cùng sự tồi tàn của nó, sự bẩn thỉu của nó, sự nghèo khổ của nó, và thấy vẻ đẹp của con sông, biển cả, bầu trời. Nếu bạn không đam mê, làm thế nào bạn có thể nhạy cảm đến tất cả việc này? Làm thế nào bạn có thể cảm thấy một nụ cười, một giọt nước mắt? Tôi cam đoan với bạn, tình yêu là đam mê. Và nếu không có tình yêu, dù làm bất kỳ việc gì bạn muốn – theo sau vị đạo sư này hay vị đạo sư kia, đọc tất cả những quyển sách thiêng liêng, trở thành người đổi mới vĩ đại nhất, nghiên cứu Marx và có một cách mạng – nó sẽ chẳng có giá trị gì cả, bởi vì khi tâm hồn trống rỗng, không có đam mê, không có tánh đơn giản lạ thường, không thể có tự-từ bỏ.

Chắc chắn, cái trí đã tự-từ bỏ chính nó và những trói buộc của nó chỉ khi nào không còn sự ham muốn cho an toàn. Một cái trí đang tìm kiếm an toàn không bao giờ có thể biết tình yêu là gì. Tự-từ bỏ không là trạng thái của người hiến dâng trước thần tượng của anh ấy hay hình ảnh tinh thần của anh ấy Điều gì chúng ta đang trình bày khác biệt với trạng thái đó như ánh sáng và bóng tối. Tự-từ bỏ có thể xảy ra chỉ khi nào bạn không vun quén nó và khi có đang-biết về chính mình. Làm ơn hãy lắng nghe và thâm nhập vào nó.

Khi cái trí đã hiểu rõ ý nghĩa của sự hiểu biết, chỉ lúc đó mới có đang-biết về chính mình, và đang biết về chính mình hàm ý tự-từ bỏ. Bạn đã không còn dựa dẫm vào bất kỳ trải nghiệm nào như một trung tâm từ đó quan sát, nhận xét, cân nhắc; vì vậy cái trí đã sẵn sàng đắm chìm trong chuyển động của tự-từ bỏ. Trong tự-từ bỏ đó có nhạy cảm. Nhưng cái trí mà bị vây bủa trong thói quen của ăn uống, của suy nghĩ, trong thói quen của không bao giờ nhìn ngắm bất kỳ thứ gì, một cái trí như thế không thể nhạy cảm, không thể đang thương yêu. Trong ngay tự-từ bỏ những giới hạn riêng của nó, cái trí trở nên nhạy cảm và vì vậy hồn nhiên. Và chỉ cái trí hồn nhiên mới biết được tình yêu là gì, không phải cái trí tính toán, không phải cái trí đã phân chia tình yêu thành xác thịt hay tinh thần. Trong trạng thái đó có đam mê, và nếu không có đam mê sự thật sẽ không bao giờ đến gần bạn. Chỉ một cái trí yếu ớt mới mời mọc sự thật, chỉ cái trí đờ đẫn, tham lam mới theo đuổi sự thật, Thượng đế. Nhưng cái trí mà biết đam mê trong tình yêu, đối với một cái trí như thế cái không tên hiện diện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5809)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 7507)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 4044)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 4483)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4754)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 5209)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 7860)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 8303)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
15/02/2012(Xem: 4740)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3748)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]