Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Bombay, 21 tháng hai 1965

16/07/201100:30(Xem: 4387)
06. Bombay, 21 tháng hai 1965

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Bombay, 21 tháng hai 1965

Tôi muốn bàn về điều gì đó mà có lẽ được nghĩ là khá phức tạp, nhưng thật ra lại rất đơn giản. Chúng ta thích biến những sự việc thành phức tạp; chúng ta thích làm phức tạp những sự việc. Chúng ta nghĩ sẽ rất có trí năng nếu được phức tạp, giải quyết mọi sự việc trong một cách trí năng hay một cách truyền thống và thế là chuyển một vấn đề hay một chủ đề thành phức tạp. Nhưng muốn hiểu rõ bất kỳ sự việc nào một cách sâu sắc, người ta phải tiếp cận chủ đề một cách đơn giản – mà là, không chỉ bằng từ ngữ hay bằng cảm xúc nhưng trái lại bằng một cái trí rất trong sáng. Hầu hết chúng ta đều có những cái trí già nua bởi vì chúng ta đã có quá nhiều trải nghiệm. Chúng ta đã bị vùi dập; chúng ta đã gặp phải quá nhiều kinh hoàng, quá nhiều vấn đề; và chúng ta mất đi tánh mềm dẻo, sự nhạy bén của hành động. Chắc chắn, một cái trí tươi trẻ là một cái trí mà hành động trong đang thấy và đang quan sát. Đó là, một cái trí tươi trẻ là một cái trí mà đang thấy là đang hành động.

Tôi không hiểu bạn lắng nghe một âm thanh như thế nào. Âm thanh có một vai trò quan trọng trong sống của chúng ta. Âm thanh của một con chim, tiếng sấm, những đợt sóng ầm ĩ liên tục của biển cả, tiếng rền rĩ của một thị trấn lớn, tiếng thì thầm giữa những chiếc lá, tiếng cười, tiếng khóc, một từ ngữ – đây là tất cả những hình thức của âm thanh, và chúng có một vị trí lạ thường trong sống của chúng ta không chỉ như âm nhạc mà còn cả như âm thanh hàng ngày. Người ta lắng nghe âm thanh quanh người ta, âm thanh của những con quạ, tiếng nhạc xa xa đó như thế nào? Người ta lắng nghe nó bằng sự ồn ào riêng của người ta, hay người ta lắng nghe nó mà không có sự ồn ào?

Hầu hết chúng ta đều lắng nghe bằng những ồn ào đặc biệt riêng của chúng ta, của huyên thuyên, của quan điểm, của nhận xét, của đánh giá, của đặt tên, và chúng ta không bao giờ lắng nghe sự kiện. Chúng ta lắng nghe sự huyên thuyên riêng của chúng ta và không bao giờ đang lắng nghe thực sự. Muốn lắng nghe thực sự, cái trí phải yên lặng và thanh thản lạ thường. Khi bạn đang lắng nghe người nói, nếu bạn đang tiếp tục nói chuyện riêng của bạn với chính bạn, đang tạo ra những quan điểm hay những ý tưởng hay những kết luận hay những đánh giá của bạn, bạn thực sự không đang lắng nghe người nói gì cả. Nhưng để lắng nghe không chỉ người nói mà còn cả chim chóc, sự ồn ào của sống hàng ngày, phải có một thanh thản nào đó, một yên lặng nào đó.

Hầu hết chúng ta đều không yên lặng. Chúng ta không chỉ đang tiếp tục một nói chuyện với chính chúng ta, nhưng chúng ta còn luôn luôn đang chuyện trò, đang chuyện trò vô tận. Muốn lắng nghe chúng ta phải có một ý thức nào đó của không gian, và không có không gian nếu chúng ta đang huyên thuyên với chính chúng ta. Lắng nghe cần đến một trạng thái yên lặng nào đó, và muốn lắng nghe bằng yên lặng cần đến một kỷ luật nào đó. Đối với hầu hết chúng ta, kỷ luật là sự kiềm chế được sự ồn ào đặc biệt riêng của chúng ta, nhận xét riêng của chúng ta, đánh giá riêng của chúng ta. Muốn ngừng huyên thuyên, ít nhất trong một tích tắc, chúng ta cố gắng kiềm chế nó và vì vậy tạo ra một nỗ lực để lắng nghe người nói hay con chim. Đối với hầu hết chúng ta, kỷ luật là một hình thức của kiềm chế; nó là một hình thức của tuân phục đến một khuôn mẫu. Muốn lắng nghe một âm thanh, mọi hình thức của kiểm soát, kiềm chế, phải biến mất một cách tự nhiên. Nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ phát giác khó khăn lạ thường khi ngừng được sự ồn ào riêng của bạn, huyên thuyên riêng của bạn, và để lắng nghe một cách yên lặng.

Tôi đang sử dụng từ ngữ discipline trong ý nghĩa đúng của nó, nghĩa lý đúng của nó, mà là học hành. Discipline không hàm ý, trong ý nghĩa gốc của từ ngữ đó, sự tuân phục, sự kiềm chế, sự bắt chước, nhưng trái lại một tiến hành của học hành. Và học hành đòi hỏi không phải là sự tích lũy thuần túy của hiểu biết – mà bất kỳ cái máy nào cũng có thể thực hiện. Không cái máy nào có thể học hành; ngay cả một bộ não điện tử hay một máy vi tính điện tử cũng không thể học hành. Những máy vi tính hay những bộ não điện tử chỉ có thể tích lũy hiểu biết, thông tin, và đưa nó lại cho bạn. Vì vậy động thái của học hành là động thái của kỷ luật, và đây là điều rất quan trọng phải hiểu rõ.

Chúng ta đang thâm nhập điều gì đó mà đòi hỏi động thái của học hành từng giây phút – không phải một tuân phục, không phải một kiềm chế, nhưng ngược lại một học hành. Và không thể có học hành nếu bạn chỉ đang so sánh điều gì bạn nghe với điều gì bạn biết rồi hay đã học hành – dù nó bao quát, thông minh đến chừng nào. Nếu bạn đang so sánh, bạn ngừng học hành. Học hành chỉ có thể xảy ra khi cái trí yên lặng và lắng nghe từ yên lặng đó; ngược lại không có học hành. Khi bạn muốn học một ngôn ngữ mới, một kỹ thuật mới, cái gì đó mới mà bạn không biết, cái trí của bạn phải tương đối yên lặng; nếu nó không yên lặng nó không đang học hành. Khi bạn biết trước ngôn ngữ hay kỹ thuật, bạn chỉ thêm vào thông tin. Thêm vào thông tin nữa chỉ đang thâu lượm nhiều hiểu biết hơn nhưng không là học hành.

Học hành là kỷ luật. Tất cả liên hệ là một hình thức của học hành, và tất cả liên hệ là một chuyển động. Không liên hệ nào đứng yên, và mọi liên hệ cần đến một học hành mới. Mặc dù bạn đã lập gia đình được bốn mươi năm và đã thiết lập một liên hệ tôn trọng, bền vững, dễ chịu với người vợ hay người chồng của bạn, khoảnh khắc bạn đã thiết lập nó như một khuôn mẫu, bạn đã ngừng học hành. Liên hệ là một chuyển động; nó không đứng yên. Và mỗi liên hệ đòi hỏi rằng bạn học hành về nó liên tục, bởi vì liên hệ đang liên tục thay đổi, chuyển động, năng động; ngược lại bạn không có liên hệ gì cả. Bạn có lẽ nghĩ rằng bạn có liên hệ, nhưng thật ra bạn có liên hệ đến hình ảnh riêng của bạn về người còn lại, hay trải nghiệm mà cả hai bạn đã có, hay sự đau khổ hay tổn thương hay vui thú. Hình ảnh, biểu tượng, ý tưởng – cùng nó bạn tiếp cận một con người, và thế là bạn khiến cho liên hệ thành một sự việc chết rồi, một sự việc đứng yên, mà không có sự sống, mà không có sức sống, mà không có đam mê. Chỉ một cái trí đang học hành mới rất đam mê.

Chúng ta đang sử dụng từ ngữ passion đam mê không trong ý nghĩa của vui thú cao độ nhưng trái lại trạng thái đó của cái trí mà luôn luôn đang học hành và thế là luôn luôn háo hức, sinh động, chuyển động, năng động, mãnh liệt, tươi trẻ. Chẳng bao nhiêu người trong chúng ta có đam mê. Chúng ta có những vui thú giác quan, dục vọng, thụ hưởng, nhưng không có ý thức của đam mê. Nếu không có đam mê, trong ý nghĩa hay nghĩa lý bao quát của từ ngữ đó, làm thế nào bạn có thể học hành, làm thế nào bạn có thể khám phá những sự việc mới mẻ, làm thế nào bạn có thể tìm hiểu, làm thế nào bạn có thể theo cùng chuyển động của tìm hiểu?

Một cái trí rất đam mê luôn luôn trong nguy hiểm. Có lẽ hầu hết chúng ta, một cách vô tình, nhận biết được cái trí đam mê này mà đang học hành và thế là đang hành động, và một cách vô tình đã thất bại, và có thể đó là một trong những lý do tại sao chúng ta không bao giờ đam mê. Chúng ta đứng đắn; chúng ta tuân phục; chúng ta chấp nhận; chúng ta vâng lời. Có sự đứng đắn, bổn phận, và mọi chuyện thuộc từ ngữ đó mà chúng ta sử dụng để vây bủa động thái của học hành.

Động thái của học hành là kỷ luật. Kỷ luật này không có sự tuân phục thuộc bất kỳ loại nào và vì vậy không có sự kiềm chế bởi vì, khi bạn đang học hành về những cảm giác của bạn, về sự tức giận của bạn, về những ham muốn tình dục của bạn, và về những sự việc khác, không có cơ hội để kiềm chế, không có cơ hội để buông thả. Và đây là một trong những sự việc khó khăn nhất khi thực hiện, bởi vì tất cả truyền thống của chúng ta, tất cả quá khứ, tất cả ký ức, những thói quen, đã cố định cái trí trong một khe rãnh đặc biệt. Chúng ta tuân theo một cách dễ dàng trong khe rãnh, và chúng ta không muốn bị quấy rầy trong bất kỳ phương hướng nào để ra khỏi khe rãnh đó. Vì vậy, đối với hầu hết chúng ta, kỷ luật chỉ là sự tuân phục, sự kiềm chế, sự bắt chước, và cuối cùng dẫn đến một sống rất đứng đắn – nếu nó là sống. Một con người bị trói buộc bên trong cái khung của sự đứng đắn, của sự kiềm chế, của sự bắt chước, sự tuân phục, không sống gì cả. Tất cả mọi điều anh ấy đã học hành, tất cả mọi điều anh ấy đã thâu lượm, là một điều chỉnh đến một khuôn mẫu, và kỷ luật mà anh ấy đã tuân theo đã hủy diệt anh ấy.

Nhưng chúng ta đang nói về động thái của học hành mà có thể xảy ra chỉ khi nào có một trạng thái sinh động, một đam mê mãnh liệt. Động thái của học hành là từng giây phút, không phải rằng bạn đã học hành và bạn áp dụng điều gì bạn đã học hành cho biến cố kế tiếp – vậy thì bạn ngừng học hành. Và loại kỷ luật này mà chúng ta đang nói là cần thiết bởi vì tất cả mọi liên hệ là một chuyển động trong trật tự, mà là trong kỷ luật. Và kỷ luật này mà là động thái của học hành từng giây phút là cốt lõi để thâm nhập vào cái gì đó mà đòi hỏi thấu triệt, hiểu rõ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2011(Xem: 3660)
Ngày nay nhân loại đang đứng trước vấn đề khủng hoảng môi sinh. Khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân bạch, bụi bạch của thiên nhiên, nạn khai thác rừng, cháy rừng, giao thông vận tải quá tải, sự thiêu đốt, sự khai thác các nguồn năng lượng vô tội vạ, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp nhẹ và nặng trong một nền kinh tế thị trường đầy lợi nhuận luôn biến động.
16/08/2011(Xem: 9177)
Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấpTây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có ngu ycơ khiến đồng bào của Ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của Ngài xa lánh.
15/08/2011(Xem: 3932)
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý
11/08/2011(Xem: 6256)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
05/08/2011(Xem: 7719)
Mặt trời đang chiếu sáng trên chùa Tsuglakhang, trên đồi núi của Hy mã lạp sơn Ấn Độ, hàng trăm người Tây Tạng đang tập trung trong sân cho buổi lễ hội. Khi những thầy tu xới cơm trắng và rau cải hầm ra, những tiếng kèn và chập chỏa vang lên. Những lễ lược như vậy là thông thường ở đây - tu sĩ thường cung cấp thức ăn cho những dân làng địa phương như một hành động phục vụ để tích tập phước đức- nhưng không khí lễ hội dường như thu hút được tình cảm của vị hiền nhân sống bên cạnh ngôi chùa.
03/08/2011(Xem: 8489)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
01/08/2011(Xem: 4009)
Khi chúng ta nhìn vào những kinh luận truyền thống của Đạo Phật dường như có rất ít liên hệ trực tiếp với những gì ngày nay gọi là khái niệm môi trường hay sinh thái học. Khi chúng ta thể nhập một cách thông minh vào thế giới mà Đức Phật đã sống và hành đạo, lý do của điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khung cảnh nổi bật lên là một nền văn hóa sống trong sự hòa hiệp vô cùng sâu xa với môi trường, nếu đôi khi phải nói là trong sự thông cảm của lối sống Phật Giáo, và một cuộc “Vận Động Môi Trường” đơn giản là không cần đến.
27/07/2011(Xem: 7183)
Dallas, Texas, USA,10 tháng Năm, 2011 - Đức Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky. Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón tiếp Đức Thánh Thiện.
20/07/2011(Xem: 6470)
Từ khi ngài tuyên bố từ bỏ trách nhiệm của một vị nguyên thủ chính quyền lưu vong Tây Tạng, đời sống của ngài đã thay đổi thế nào? Không có thay đổi gì nhiều, bởi vì trong thập niên vừa qua, từ năm 2001, chúng tôi đã có đội ngũ lĩnh đạo qua bầu cử. Tôi sẽ diễn tả vị trí của tôi là giống như vậy từ lúc ấy. Do vậy, những quyết định chính yếu là trong tay của những người dân cử.
19/07/2011(Xem: 5185)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]