Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Madras, 23 tháng mười hai 1964

16/07/201100:30(Xem: 4521)
05. Madras, 23 tháng mười hai 1964

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Madras, 23 tháng mười hai 1964

Học hành còn quan trọng nhiều hơn sự thâu lượm hiểu biết. Học hành là một nghệ thuật. Bộ não điện tử, máy vi tính có thể thâu lượm hiểu biết và có thể cho mọi loại thông tin, nhưng những cái máy này, dù thông minh đến chừng nào, dù được thông tin tốt đến chừng nào, không thể học hành. Chỉ cái trí con người mới có thể học hành. Chúng ta đã phân biệt rõ ràng giữa động thái của học hành và qui trình của hiểu biết. Qui trình của hiểu biết là đang thâu lượm qua trải nghiệm, qua nhiều hình thức khác nhau của những ấn tượng, qua những tác động của xã hội và của mọi dạng ảnh hưởng. Thâu lượm này để lại một cặn bã như hiểu biết và với hiểu biết đó, với hậu cảnh đó, chúng ta vận hành. Ngược lại, nếu không có hiểu biết đó, nếu không có tất cả hiểu biết công nghệ mà chúng ta đã thâu lượm qua nhiều thế kỷ này, chúng ta không thể vận hành, chúng ta không thể biết chúng ta sống ở đâu, sẽ làm gì. Nhưng động thái của học hành là một chuyển động liên tục. Khoảnh khắc bạn đã học hành, nó trở thành hiểu biết, và từ hiểu biết đó bạn vận hành. Và thế là nó luôn luôn đang vận hành trong hiện tại qua quá khứ.

Học hành là một hành động hay một chuyển động luôn luôn trong hiện tại, mà không có sự tuân phục đến quá khứ. Học hành không là lắng nghe bằng hiểu biết của người ta. Nếu bạn lắng nghe bằng hiểu biết, bằng điều gì bạn đã học hỏi, vậy thì bạn thực sự không đang lắng nghe; bạn đang diễn giải; đang so sánh, đang nhận xét, đang đánh giá, đang tuân phục vào một khuôn mẫu nào đó đã được thiết lập từ trước. Động thái của lắng nghe hoàn toàn khác; chỉ khi nào bạn đang lắng nghe bằng chú ý trọn vẹn trong đó không có ý thức của tuân phục vào một khuôn mẫu, không so sánh, không đánh giá, hay diễn giải – bạn là lắng nghe.

Bạn đang lắng nghe tiếng kêu của những con quạ đó (trong những cái cây trên đầu của ông); chúng đang gây nhiều ồn ào, đó là giờ ngủ của chúng. Nhưng nếu bạn lắng nghe bằng sự bực tức bởi vì bạn muốn lắng nghe điều gì người nói đang trình bày, nếu bạn phản kháng sự ồn ào của những con quạ đó, vậy thì bạn không đang trao sự chú ý tổng thể; cái trí của bạn bị phân chia. Động thái của lắng nghe là động thái của học hành.

Người ta phải học hành rất nhiều về sự sống, bởi vì sự sống là một chuyển động trong liên hệ. Và liên hệ đó là hành động. Chúng ta phải học hành, không tích lũy hiểu biết từ chuyển động này mà chúng ta gọi là sống rồi sau đó sống tùy theo hiểu biết đó – đó là tuân phục. Tuân phục là điều chỉnh, ăn khớp vào một cái khuôn, làm cho mình thích nghi với vô số ảnh hưởng, đòi hỏi, áp lực của một xã hội đặc biệt. Sống có nghĩa là để được sống, để được hiểu rõ. Người ta phải học hành về sự sống, và người ta chấm dứt học hành ngay khoảnh khắc người ta tranh cãi với sự sống, tiếp xúc với sự sống bằng quá khứ, bằng tình trạng bị quy định của người ta như hiểu biết.

Vậy là có một khác biệt giữa thâu lượm hiểu biết và động thái của học hành. Bạn phải có hiểu biết; ngược lại bạn sẽ không biết bạn sống ở đâu, bạn sẽ quên tên tuổi của bạn, và vân vân. Vì vậy tại mức độ nào đó hiểu biết là cần thiết, nhưng khi hiểu biết đó được sử dụng để hiểu rõ sự sống – mà là một chuyển động, mà là một sự việc đang sống, đang chuyển động, năng động, đang thay đổi mỗi khoảnh khắc – khi bạn không thể chuyển động cùng sự sống, vậy thì bạn đang sống trong quá khứ và đang cố gắng hiểu rõ cái sự việc lạ thường này được gọi là sự sống. Và muốn hiểu rõ sự sống, bạn phải học hành từng giây phút một về nó và không bao giờ tiếp xúc nó bằng điều gì đã học hành rồi.

Sống mà hầu hết chúng ta theo đuổi trong xã hội là để tuân phục, đó là, để điều chỉnh suy nghĩ của chúng ta, cảm giác của chúng ta, những cách sống của chúng ta, đến một mô hình, một quy định hay khuôn mẫu đặc biệt của một xã hội có văn minh, một xã hội mà luôn luôn đang chuyển động chầm chậm, đang tiến hóa tùy theo những khuôn mẫu nào đó. Và chúng ta được giáo dục từ niên thiếu để tuân phục đến một khuôn mẫu, để điều chỉnh chúng ta đến môi trường trong đó chúng ta sống. Và trong qui trình này không bao giờ có học hành. Chúng ta có thể phản kháng lại sự tuân phục, nhưng sự phản kháng đó không bao giờ là tự do. Và chỉ một cái trí đang học hành, không bao giờ đang tích lũy, mới chuyển động cùng một dòng chảy của sự sống.

Và xã hội là sự liên hệ giữa những con người, phản ứng qua lại giữa những con người. Nó đã thiết lập những khuôn mẫu nào đó mà, từ niên thiếu, chúng ta đã bị bắt buộc phải tuân phục, điều chỉnh, và trong sự tuân phục này chúng ta không bao giờ được tự do. Xã hội thiết lập một uy quyền nào đó, những khuôn mẫu nào đó của thái độ, của cư xử, của luật lệ. Nó không bao giờ giúp đỡ con người được tự do; trái lại, xã hội bắt buộc con người tuân phục, kính trọng, vun quén những đạo đức của xã hội đặc biệt đó, phù hợp vào một khuôn mẫu. Và xã hội không bao giờ muốn anh ấy được tự do; nó không giáo dục anh ấy được tự do. Tất cả những tôn giáo là bộ phận của xã hội, được sáng chế bởi con người cho sự an toàn tâm lý đặc biệt riêng của anh ấy. Như hiện nay chúng được tổ chức, những tôn giáo có những giáo điều của nó, những nghi lễ của nó; chúng bị chất đầy những uy quyền và những phân chia. Vậy là những tôn giáo cũng không muốn con người được tự do. Điều này rõ ràng.

Vì vậy vấn đề là phải có trật tự trong xã hội. Bạn phải có trật tự; ngược lại bạn không thể sống – trật tự là sự hiệu quả, trật tự là mỗi công dân đồng hợp tác, cố gắng hết sức để thành tựu chức năng của anh ấy mà không có địa vị xã hội. Đó là trật tự – không phải điều gì xã hội đã tạo ra, mà chúng ta gọi là trật tự, mà là địa vị xã hội. Chức năng tạo ra địa vị xã hội; chức năng tạo ra thanh danh, quyền lực, chức vụ. Và trong trận chiến của xã hội ganh đua này, có những luật lệ để giam giữ con người trong trật tự.

Vì vậy vấn đề là, phải có sự tuân phục – theo phía đúng của con đường khi bạn đang lái xe – và cũng phải có tự do. Ngược lại xã hội không có ý nghĩa gì cả. Xã hội không trao tặng con người sự tự do; nó có lẽ giúp đỡ anh ấy phản kháng, nhưng bất kỳ cậu học sinh nào cũng có thể phản kháng! Để giúp đỡ con người được tự do và hiểu rõ toàn vấn đề của sự tuân phục, để giúp đỡ anh ấy tuân phục và tuy nhiên lại không là một nô lệ cho xã hội, để tuân phục đến những luật lệ, đến khuôn mẫu, để điều chỉnh đến xã hội và tuy nhiên lại duy trì ý thức lạ thường của tự do, tất cả việc đó đòi hỏi nhiều thông minh. Con người không được tự do, mặc dù anh ấy đã sống hàng triệu năm. Nếu con người không được tự do, sẽ không có kết thúc sự đau khổ; sẽ không có kết thúc sự lo âu, sự phiền muộn, sự nghèo khó kinh hoàng của cái trí và quả tim riêng của người ta.

Và xã hội không quan tâm đến sự tự do này mà qua đó chính con người có thể tự-khám phá cho anh ấy một cách sống mới mẻ – không lệ thuộc một khuôn mẫu, không lệ thuộc hiểu biết, nhưng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, đang trôi chảy cùng sự sống. Nếu con người không được tự do trong ý nghĩa sâu thẳm của từ ngữ đó – không phải trong ý nghĩa rằng anh ấy được tự do để làm bất kỳ điều gì anh ấy ưa thích, mà quá đơn giản và ngu xuẩn – nhưng được tự do khỏi xã hội mà đã áp đặt những quy định vào anh ấy, mà đã đúc khuôn cái trí của anh ấy, anh ấy có thể sống thêm hàng triệu năm hoặc hơn nữa, và anh ấy sẽ không được tự do khỏi đau khổ, khỏi sự phiền muộn của cô độc, khỏi sự cay đắng của sống, khỏi vô vàn lo âu mà anh ấy là người kế thừa.

Vì vậy vấn đề là: liệu con người có thể vẫn tuân phục và tuy nhiên lại được tự do khỏi xã hội? Con người phải tuân phục, phải điều chỉnh chính anh ấy – anh ấy phải đi phía bên đường đúng cho sự an toàn của những người khác khi anh ấy đang lái xe, anh ấy phải mua một con tem để gửi một lá thư, anh ấy phải trả thuế lợi tức của anh ấy, và vân vân. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, sự tuân phục còn to tát hơn nhiều; chúng ta tuân phục phần tâm lý, và đó là nơi những ma mãnh của xã hội bắt đầu. Và chừng nào con người còn không được tự do khỏi xã hội, không được tự do khỏi khuôn mẫu mà xã hội đã thiết lập cho anh ấy tuân theo, vậy thì anh ấy chỉ có luân lý – luân lý trong đó anh ấy có trật tự trong ý nghĩa xã hội – nhưng anh ấy lại vô-trật tự trong ý nghĩa đạo đức. Một người mà tuân theo luân lý của một xã hội đặc biệt là vô-luân lý, bởi vì luân lý đó chỉ thiết lập anh ấy mỗi lúc một khắc sâu thêm trong một khuôn mẫu và khiến cho anh ấy càng ngày càng là một nô lệ cho nó. Anh ấy trở nên mỗi lúc một được kính trọng và thế là càng ngày càng tầm thường.

Khi anh ấy sống, một con người đang học hành là đang hiểu rõ toàn sự vận hành của xã hội, mà là để thiết lập sự liên hệ đúng đắn giữa con người và con người, để giúp đỡ anh ấy hợp tác, không phải bằng một ý tưởng, không phải bằng một khuôn mẫu, không phải bằng uy quyền, nhưng hợp tác từ trìu mến, từ tình yêu, từ thông minh. Anh ấy cũng đang hiểu rõ sự nhạy cảm cao độ của thông minh.Và thông minh có sự nhạy cảm cao độ đó không liên quan gì với trải nghiệm, với hiểu biết, bởi vì hiểu biết và trải nghiệm làm đờ đẫn cái trí.

Bạn biết, bạn có thể đi ngang qua một cái cây mỗi ngày trong sống của bạn. Nếu bạn không có sự trân trọng về hình thể lạ thường của một cành cây, hay của một chiếc lá, hay của sự trơ trụi của cái cây vào mùa đông, hay của vẻ đẹp hoàng hôn, hay nếu bạn không hiệp thông trọn vẹn cùng sự nghèo khổ, cùng mặt trời lặn chiều tối, hay cùng sự phản chiếu của cây cọ dừa trên dòng nước, vậy thì cái trí của bạn là một cái trí đờ đẫn, dù có luân lý đến chừng nào, dù được kính trọng đến chừng nào, dù có lẽ tuân phục vào xã hội đến chừng nào. Và một cái trí như thế không bao giờ có thể được tự do. Và chỉ cái trí mà học hành khi nó sống, hàng ngày, hàng phút, trong chuyển động của sự sống, của liên hệ mà là hành động, chỉ một cái trí như thế mới có thể được tự do. Cái trí phải được tự do, tự do khỏi xung đột, tự do khỏi sự tự-mâu thuẫn mà hiện diện trong con người. Sự tự-mâu thuẫn trong con người tạo ra xung đột vô tận trong chính anh ấy và với người hàng xóm của anh ấy, và xung đột này lại được gọi là luân lý bởi vì nó giúp đỡ con người tuân phục vào khuôn mẫu mà xã hội đã thiết lập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 13933)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 10231)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
19/11/2012(Xem: 6892)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 10177)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 5171)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 4042)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 7911)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4853)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 8595)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 9335)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]