Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 19 – Tự do và Cánh đồng

15/07/201114:24(Xem: 4486)
Đối thoại 19 – Tự do và Cánh đồng

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

Madras, 1971

Đối thoại 19

TỰ DO VÀ CÁNH ĐỒNG

Madras, ngày 16 tháng 1 năm 1971

N

gười hỏi A: Anh đã nói chính những tế bào não bị quy định bởi quá khứ, quá khứ thuộc sinh học và lịch sử, và anh đã nói cấu trúc của những tế bào não có thể thay đổi. Liệu chúng ta có thể thâm nhập điều đó? Dường như những tế bào não có một hoạt động của riêng chúng?

Krishnamurti: Sáng nay tôi sẽ thâm nhập liệu có khi nào những người chuyên môn đã nói về những tế bào não.

R:Những triết gia Ấn độ không đề cập đến những tế bào não.

Krishnamurti: Tại sao? Có phải khi họ nói về cái trí, họ bao gồm cả những tế bào não?

A:Họ nói cái trí là vật chất. Họ không thâm nhập thêm nữa.

Krishnamurti:Mọi thứ được ghi lại trong những tế bào não. Mọi biến cố, mọi ấn tượng được khắc sâu trong bộ não; người ta có thể quan sát vô số những ấn tượng trong chính người ta. Bạn đang hỏi làm thế nào vượt khỏi, khiến cho những tế bào não yên lặng?

A:Thông thường anh sẽ nghĩ rằng bộ não là một dụng cụ của mảnh trí năng.

Krishnamurti: Nhưng liệu mảnh trí năng không là dụng cụ của bộ não thay vì cách ngược lại?

A:Như thế à?

Krishnamurti: Chúng ta hãy thâm nhập nó. Khả năng để lý luận, để so sánh, để cân nhắc, để nhận xét, để hiểu rõ, để giải thích, để hành động, tất cả đều là bộ phận của ký ức. Mảnh trí năng hình thành những ý tưởng và từ đó có hành động.

A:Quan điểm thuộc vật chất là rằng, sự suy nghĩ liên quan đến bộ não giống như mật liên quan đến gan như thế nào và rằng sự thể hiện thuộc hiện tượng là kết quả của chuyển động của cái không-hiện tượng. Điều gì những người truyền thống nói là, có sự kết thúc hoàn toàn của bộ não khi chết, nhưng sự kết thúc hoàn toàn của bộ não để lại, trong một cách tinh tế, một cặn bã.

Krishnamurti: Một suy nghĩ?

A:Cặn bã tồn tại một cách độc lập khỏi bộ não mà đã trở nên chết rồi. Vì vậy nó tạo ra một tập trung khác. Từ hoạt động của nó, cái gì mới mẻ nổi lên.

Krishnamurti: Những tế bào não là kho lưu trữ của ký ức. Phản ứng của ký ức là sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ có thể độc lập khỏi ký ức. Giống như quăng một hòn đá mà độc lập khỏi bàn tay ném nó. Liệu sự suy nghĩ đó tạo hình hài khác là một vấn đề khác.

A:Tôi có một cái ca đầy nước; tôi đổ nước vào cái xô và sau đó tôi lấy nước ra lại. Nó khác biệt với nước tôi đã đổ vào, nó không giống như nước tôi đã đổ vào.

Krishnamurti: Điều này tương đối dễ dàng. Bạn đang cố gắng nói gì?

R:Những tế bào não và hoạt động của chúng không là cái nguồn cơ bản của tất cả chuyển động giả dối này.

A:Anh mang chúng tôi đến hành động. Lúc này, chúng tôi luôn luôn bị dính dáng trong hoạt động. Trong bàn luận cùng anh, chúng tôi thấy hoạt động dẫn đến sự ma mãnh. Thấy điều này là sự khởi đầu của hành động. Liệu chúng ta sẽ sử dụng nó tại mức độ của những tế bào não hay tại mức độ của cặn bã; cặn bã mà châm ngòi cho hoạt động của bộ não?

R:Sự diễn tả truyền thống là: tôi ăn bằng bàn tay của tôi. Có một mùi của thức ăn. Tôi rửa bàn tay của tôi, cái mùi vẫn còn đó. Vì vậy trải nghiệm trong suốt sống để lại một ấn tượng cặn bã. Thân thể chết đi nhưng một loại mùi vị nào đó của trải nghiệm vẫn còn lại mà tìm kiếm nhiều trải nghiệm hơn.

A:Anh đang nói chính mảnh trí năng là kết quả của hoạt động của bộ não. Nhưng với mảnh trí năng tôi thấy những tích lũy của quá khứ, như ký ức, đã lưu lại trên tôi sự ảnh hưởng gì. Thậm chí khi mảnh trí năng thấy điều này, hoạt động của những tế bào não đang chuyển động.

Krishnamurti: Liệu bạn đang cố gắng nói rằng những tế bào não luôn luôn đang thâu nhận; chúng luôn luôn đang ghi lại, trong trạng thái ngủ cũng như trong trạng thái thức. Ghi lại đó là một chuyển động độc lập. Chuyển động độc lập đó tạo ra khả năng để suy nghĩ, để lý luận. Vì vậy, mảnh trí năng có thể quan sát sự vận hành của chuyển động thuộc sự suy nghĩ. Nó có thể quan sát làm thế nào sự suy nghĩ đã tự tạo ra chính nó. Và lại nữa đó là thành phần thuộc toàn cấu trúc của những tế bào não. Câu hỏi là gì?

A:Làm thế nào cấu trúc của những tế bào não sẽ thay đổi?

Krishnamurti: Đó là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Những tế bào não luôn luôn đang ghi lại – nhận biết, thiết kế, màu sắc, mọi thứ đang được ghi lại. Một yếu tố đảm đương một quan trọng khác thường. Và những tế bào não này, luôn luôn đang thâu nhận những ấn tượng, một cách có ý thức hay không ý thức, đang xây dựng khả năng để suy nghĩ, để lý luận. Dụng cụ của sự lý luận này là mảnh trí năng. Hai cái không tách rời.

A: Nếu không có mảnh trí năng, liệu sẽ có sự lý luận?

Krishnamurti: Liệu mảnh trí năng độc lập khỏi những tế bào não? Liệu khả năng để lý luận độc lập khỏi những tế bào não hay bởi vì là một bộ phận của chúng, liệu nó có khi nào được độc lập? Bạn không thể lý luận một cách độc lập, bởi vì những tế bào não và mảnh trí năng là bộ phận của nguyên nhân-hậu quả. Và liệu mảnh trí năng có thể quan sát được nền tảng của ký ức, mà là bộ não?

Tôi tin rằng những người khoa học hiện đại đang cố gắng tách rời những tế bào khác nhau mà chứa đựng những kỷ niệm và thâm nhập những tế bào, nghiên cứu theo sinh học. Bạn có thể làm điều đó dưới kính hiển vi và nếu mảnh trí năng là sản phẩm của bộ não, mảnh trí năng phải luôn luôn bị quy định bởi ký ức, bởi hiểu biết. Nó có thể chiếu rọi rất xa nhưng nó vẫn còn bị trói buộc. Mảnh trí năng có thể tìm kiếm tự do, nhưng nó không bao giờ có thể tìm được tự do. Nó có thể được tự do chỉ trong bán kính của sự trói buộc riêng của nó; nó bị giới hạn trong chính nó. Và tự do phải vượt khỏi khả năng trí năng này, phải là cái gì đó bên ngoài cánh đồng.

Lúc này, cái gì nhận biết được toàn hiện tượng này, rằng mảnh trí năng không bao giờ có thể được tự do? Nó có thể nghĩ nó được tự do và nó có thể chiếu rọi một ý tưởng, nhưng nó không là tự do bởi vì nó là sản phẩm của những tế bào não mà là cặn bã của ký ức.

Cái gì nhận biết rằng, mảnh trí năng không thể vượt khỏi phạm vi thuộc bán kính riêng của nó? Tôi không biết liệu bạn hiểu rõ câu hỏi?

A:Chính mảnh trí năng có thể nhận biết điều này.

Krishnamurti: Tôi không biết. Tôi đang hỏi.

R:Mảnh trí năng là một mảnh.

Krishnamurti: Không có tự do bên trong cánh đồng. Vì vậy mảnh trí năng nói, phải có tự do bên ngoài cánh đồng. Điều đó vẫn còn là qui trình lý luận, và thế là sự tìm kiếm phía bên ngoài của nó vẫn còn ở bên trong cánh đồng. Vậy thì cái gì nhận biết được tổng thể cánh đồng? Liệu nó vẫn còn là qui trình lý luận.

A:Không.

Krishnamurti: Tại sao không? Nó không còn là qui trình lý luận, hay sao? Người ta nói rằng những tế bào não là cái máy ghi lại. Chúng đang ghi lại mọi thứ. Sự ghi lại đó đã tạo ra một dụng cụ mà là khả năng để thâm nhập, để theo dõi, để phê bình, mà bạn có thể gọi nó là mảnh trí năng. Sau đó mảnh trí năng tìm kiếm tự do phía bên ngoài chính nó. Nó thấy rằng không thể có tự do bên trong cánh đồng và tự do đó là ở phía bên ngoài. Vì vậy nó nghĩ nó chuyển động phía bên ngoài cánh đồng của chính nó. Sau khi đã nói như thế, điều gì xảy ra? Nó thấy rằng bất kỳ chuyển động nào nó thực hiện vẫn còn bên trong cánh đồng. Bất kỳ chuyển động nào bắt nguồn từ nó vẫn còn bên trong cánh đồng; mở rộng cánh đồng theo phương ngang hay phương dọc nhưng nó vẫn còn bên trong cánh đồng. Vì vậy nó luôn luôn ở trong một ngục tù.

Mảnh trí năng thấy điều đó, quan sát điều đó, thâm nhập điều đó. Lúc này bạn đang hỏi làm thế nào những tế bào não sẽ thay đổi? Thâm nhập đi.

Đây là chuyển động mà con người đã bị trói buộc. Và bởi vì không biết làm thế nào để thoát khỏi nó, anh ấy đã sáng chế ra cái tinh thần vũ trụ.

A:Những người Phật giáo nói qui trình này mà đã hiện diện bởi một nguyên nhân, có một kết thúc và sự nhận biết của nó là một kết thúc-chết.

Phật giáo khẳng định rằng sự nhận biết của một kết thúc-chết (họ sử dụng từ ngữ pudgala) là thấy rằng, trong cái này không có sự vĩnh cửu, và rằng tái sinh là sự tái sinh của sự dốt nát của qui trình này. Vì vậy khi anh quan sát qui trình này như không-vĩnh cữu, lúc đó tuyệt đối nó phải tạo ra sự không quyến luyến đến qui trình này. Tất cả mọi điều được giải thích cho anh là thấy sự không-vĩnh cữu, và bởi vì thấy điều này, không còn sự quyến luyến đến điều này, và đây là kết thúc-chết. Hãy suy ngẫm điều này.

Phật đã thấy chỉ một lần – bệnh tật, tuổi già và chết. Khi thấy nó một lần, ngài không bao giờ quay lại. Cậu trai Krishnamurti cũng không bao giờ quay lại. Phật đã nói, thấy không-vĩnh cửu của nó, trong đó, không có nỗ lực gì cả. Krishnamurti chỉ nói ‘thấy’.

Krishnamurti: Vậy thì câu hỏi là gì? Làm thế nào những dụng cụ ghi lại này cùng khả năng riêng của chúng, những chuyển động riêng của chúng, làm thế nào chúng chết đi và thâm nhập vào một kích thước khác, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn ngủi? Bạn không thể nương dựa Upanishads. Trong đó là uy quyền.

A:Chúng ta đến mấu chốt nơi mảnh trí năng nhận ra rằng bất kỳ điều gì nó làm vẫn còn trong cánh đồng và thế là, cái gì?

Krishnamurti: Bạn thấy, con người kết thúc-chết đã nói điều đó và kết thúc ở đó. Nhưng một con người kết thúc-chết khác đã nói tôi phải có cái gì hơn nữa; và thế là cái tinh thần vũ trụ xuất hiện.

A:Những người Phật giáo đã nói không có linh hồn. Cái mà thối rữa sẽ kết thúc. Nó sẽ chấm dứt. Đừng quyến luyến. Đó là tất cả mà anh có thể làm. Nó dẫn đến trống không, hay shunyata.

R:Những người Vedantin cũng nói cùng sự việc.

A:Họ sáng chế maya. Nó hấp thụ toàn lý luận của họ.

Krishnamurti: Sự phân biệt giữa hai là không-tồn tại. Chính mảnh trí năng nói, chuyển động này ở bên trong cánh đồng này. Liệu có bất kỳ chuyển động nào khác? Nó không nói có hay không có. Nó không thể lý luận, bởi vì nếu nó nói có, nó quay lại trong cùng cánh đồng – tích cực hay tiêu cực.

Vậy thì câu hỏi là, liệu có một chuyển động khác hẳn chuyển động này? Ngược lại, không có tự do. Một vật mà vận hành từ một trung tâm bên trong bán kính riêng của nó, dù bao la đến chừng nào, không bao giờ được tự do. (Ngừng)

Tự do là gì?

A:Khi nó hỏi liệu có một chuyển động khác, tôi không thể biết.

Krishnamurti: Tôi biết đây là ngục tù. Tôi không biết tự do là gì.

A:Anh đã xóa sạch một hoang mang, rằng tất cả là ảo tưởng. Truyền thống đã biến điều đó thành một kết luận.

Krishnamurti: Nghi vấn của tôi là, liệu có tự do? Truyền thống sẽ nói có, có moksha. Tất cả đều thiếu chín chắn.

A:Bị đối diện với nghi vấn này, lúc này tôi tuyệt đối không có dụng cụ để giải đáp nó.

Krishnamurti: Không, bạn có dụng cụ của qui trình lý luận, mảnh trí năng. Liệu không có giá trị trong sự thâm nhập này hay sao? Tôi đang hỏi, nếu không có tự do bên trong cánh đồng này, vậy thì tự do là gì?

A:Mảnh trí năng không bao giờ có thể biết.

Krishnamurti: Đừng nói nó không thể biết. Mảnh trí năng chỉ có thể biết tự do bên trong cánh đồng, giống như một con người biết tự do bên trong một ngục tù. Vậy thì, nó hỏi tự do là gì? Nếu đây không là ‘nó’, vậy thì tự do là gì? Liệu có một sự việc như thế? Và nếu không có sự việc như thế, chúng ta hãy sáng chế những điều tốt đẹp nhất cho cái này – nhiều nhà vệ sinh hơn, nhiều móc treo quần áo hơn, nhiều phòng ốc hơn, tạo ra nội thất đó hoàn hảo. Thế là, con người không bao giờ được tự do.

Mảnh trí năng khước từ rằng có thể không có tự do, bởi vì nó không thể tưởng tượng rằng không có cách nào thoát khỏi ngục tù này. Những bộ não lanh lợi sáng chế maya, atman, brahman. Lúc này tôi đang tự hỏi mình, nếu không có tự do, liệu vĩnh viễn cái trí bị bắt buộc phải sống trong cánh đồng này? Sự ích lợi của tất cả nó là gì? Những người cộng sản, những người vật chất nói rằng bạn không thể thoát khỏi. (Ngừng)

Tôi đã nắm được nó: tôi không quan tâm liệu những tế bào não thay đổi hay không thay đổi. Tôi thấy rằng sự quan tâm về tự do này, tự do mà không là một công thức, mà không là một kết luận, không là tự do. Đúng chứ?

Sau đó cái trí nói nếu điều này không đúng, vậy thì tự do là gì?

Thế là, nó nói tôi không-biết.

Nó thấy rằng trong không-biết đó, có một đang chờ đợi để biết.

Khi tôi nói tôi không biết tự do là gì, có một đang chờ đợi và một đang mong muốn để tìm ra. Điều đó có nghĩa cái trí không nói nó không-biết, nhưng đang chờ đợi cái gì đó xảy ra.

Tôi thấy điều đó và tôi loại bỏ điều đó.

Thế là tôi thực sự không-biết.

Tôi không đang chờ đợi, không đang mong muốn. Tôi không đang hy vọng cái gì đó sẽ xảy ra, đáp án nào đó sẽ đến từ một tác nhân bên ngoài. Tôi không đang mong chờ một sự việc.

Nó kia kìa. Có manh mối.

Tôi biết đây không là ‘nó’. Không có tự do ở đây. Có sự đổi mới, nhưng không có tự do. Sự đổi mới không bao giờ có thể mang lại tự do. Con người phản kháng chống lại toàn ý tưởng rằng anh ấy không bao giờ có thể được tự do, rằng anh ấy bị bắt buộc phải sống trong thế giới này. Không chỉ mảnh trí năng phản kháng, nhưng toàn cơ quan, toàn sự nhận biết. Đúng chứ? Thế là nó nói rằng bởi vì cái này không là ‘nó’, tôi không biết tự do là gì. Tôi không mong chờ một sự việc, tôi không hy vọng hay cố gắng tìm ra tự do là gì. Tôi thực sự không-biết.

Không-biết đó là tự do. Biết là ngục tù. Điều này tuyệt đối đúng đắn.

Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Thế là, tôi được tự do khỏi quá khứ, được tự do khỏi cánh đồng này.

Biết của cánh đồng là ngục tù, không-biết của cánh đồng cũng là ngục tù.

Thưa bạn, hãy quan sát, tôi biết ngày hôm qua. Tôi biết việc gì đã xảy ra ngày hôm qua. Biết của việc gì đã xảy ra ngày hôm qua là ngục tù.

Thế là, cái trí mà sống trong một trạng thái không-biết là một cái trí tự do. Đúng chứ?

Những người truyền thống đã sai lầm khi họ nói, đừng bị quyến luyến. Bạn thấy, họ đã phủ nhận tất cả những liên hệ. Họ không thể giải quyết được vấn đề của những liên hệ, nhưng họ đã nói đừng bị quyến luyến và thế là đã tách rời khỏi tất cả những liên hệ. Họ đã nói ‘hãy tách rời’, thế là họ rút lui vào sự cô lập.

Sống cùng sự hiểu biết của cánh đồng này là ngục tù. Và không biết ngục tù cũng không là tự do.

Và thế là một cái trí sống trong cái đã được biết, luôn luôn trong ngục tù. Đó là tất cả.

Liệu cái trí có thể nói tôi không-biết, mà có nghĩa ngày hôm qua đã kết thúc?

Chính sự hiểu biết của tiếp tục mới là ngục tù.

A:Theo đuổi điều này đòi hỏi sự tàn nhẫn.

Krishnamurti: Đừng sử dụng từ ngữ tàn nhẫn. Nó đòi hỏi sự tinh tế cực kỳ. Khi tôi đã nói tôi thực sự không biết, tôi thực sự không biết. Chấm hết. Hãy thấy điều gì nó tạo ra. Nó có nghĩa một khiêm tốn thực sự, một ý thức của mộc mạc. Vậy thì ngày hôm qua đã kết thúc. Thế là, người đã kết thúc ngày hôm qua thực sự đang bắt đầu mới mẻ lại. Vì vậy anh ấy phải mộc mạc. Tôi thực sự không-biết; đó là một điều tuyệt vời làm sao. Tôi không biết liệu tôi có lẽ chết vào ngày mai. Vì vậy ‘không thể có bất kỳ kết luận nào tại bất kỳ thời điểm nào’, mà có nghĩa, không bao giờ có bất kỳ gánh nặng nào. Gánh nặng là biết.

A: Liệu người ta có thể đến được mấu chốt này và ở nguyên đó?

Krishnamurti: Bạn không phải ở nguyên đó.

A:Cái trí có một cách của chuyển hướng đột ngột. Những từ ngữ chỉ dẫn dắt anh đến một mấu chốt. Không có chỗ cho việc chuyển hướng đột ngột.

Krishnamurti: Hãy theo chầm chậm. Đừng trình bày nó theo cách đó. Chúng ta thấy điều này. Chúng ta thấy người mà nói sự tách rời, chúng ta thấy người mà sáng chế đại ngã. Chúng ta đến và nói, hãy nhìn kìa, cả hai đều sai lầm. Trong cánh đồng này không có tự do.

Sau đó chúng ta hỏi, liệu có tự do hay không? Tôi nói tôi thực sự không-biết. Nó không có nghĩa tôi đã quên quá khứ. Trong ‘tôi không-biết’ không có sự bao gồm của quá khứ, cũng không có một loại bỏ của quá khứ, cũng không có một vận dụng của quá khứ.

Tất cả mọi điều mà nó nói là, trong quá khứ không có tự do. Quá khứ là sự hiểu biết, quá khứ là sự tích lũy, quá khứ là mảnh trí năng. Trong đó không có tự do.

Trong khi hỏi liệu có tự do hay không, con người nói ‘tôi thực sự không-biết’. Anh ấy được tự do khỏi cái đã được biết.

R:Nhưng cấu trúc của những tế bào não vẫn còn nguyên.

Krishnamurti: Chúng trở nên linh động lạ thường. Bởi vì linh động chúng có thể phủ nhận, chấp nhận; có sự chuyển động.

A:Chúng ta thấy cái gì đó như hành động. Từ trước đến nay chúng ta chỉ biết hoạt động. Không bao giờ chúng ta có thể phủ nhận hoạt động. Nó tiếp tục diễn ra. Trong sáng tạo hoạt động trống không, nó không còn là một cản trở cho hành động. Đang sống thông thường ngày sang ngày là một tiến hành đang diễn ra.

Krishnamurti: Bạn đang hỏi hành động là gì? Đối với một người không-biết, hành động là gì? Cái người mà biết đang hành động từ hiểu biết và hành động của anh ấy, hoạt động của anh ấy luôn luôn ở bên trong ngục tù, đang chiếu rọi ngục tù đó vào tương lai. Nó luôn luôn ở trong cánh đồng của cái đã được biết.

Đối với con người mà nói tôi không-biết, hành động là gì? Thậm chí anh ấy không hỏi, bởi vì anh ấy đang hành động.

Bạn đang bỏ lỡ cái gì đó, mà là, không-biết liệu ngày mai có hiện diện ở đó. Liệu bạn có thể thâm nhập vào điều đó? Tôi sẽ có bữa cơm của tôi vào buổi chiều, tôi sẽ đi dạo bộ; ngoại trừ việc đó, đối với một người mà biết tất cả hành động đều là không-hành động tổng thể; hành động của anh ấy luôn luôn gây tổn hại. Người hành động luôn luôn bị cam kết, bị dính líu. Bạn thấy hành động là sự liên hệ trong cánh đồng của cái đã được biết. Nó ở đó trong tách rời, trong quyến luyến, trong thống trị, trong qui phục. Sống là liên hệ. Liệu những người chuyên nghiệp đã nói về sự liên hệ?

R:Không.

Krishnamurti: Đối với họ sự liên hệ có nghĩa quyến luyến và vì vậy họ nói về tách rời. Nhưng tôi phải sống trong thế giới này. Thậm chí trong dãy núi Himalayas, tôi cần lương thực. Có sự liên hệ. Đó có lẽ là lý do tại sao toàn chuyển động Ấn độ về sự tách rời đã làm cho cái trí quá xuẩn ngốc, quá lặp lại.

A: Trong bài giảng đầu tiên của ngài, Phật đã nói rằng cả sự quyến luyến lẫn sự tách rời đều ô nhục. Cả hai điều đã đại diện cho ý tưởng của Ấn giáo về chạy trốn khỏi thế giới.

Krishnamurti: Tại sao họ đã không suy nghĩ về sự liên hệ? Khi người khất sĩ từ bỏ thế giới anh ấy không thể từ bỏ sự liên hệ. Anh ấy có lẽ không ngủ với một người đàn bà nhưng anh ấy không thể từ bỏ sự liên hệ. Tôi đang tự hỏi mình, nếu bạn từ bỏ sự liên hệ, hành động trở thành vô nghĩa. Hành động không có sự liên hệ là gì? Nó là đang làm cái gì đó một cách máy móc?

A:Hành động là sự liên hệ.

Krishnamurti: Sự liên hệ là điều cơ bản. Ngược lại, cái gì tồn tại? Nếu cha tôi không ngủ với mẹ tôi, tôi sẽ không hiện diện. Vì vậy sự liên hệ là chuyển động cơ bản của sự sống. Sự liên hệ bên trong lãnh vực của hiểu biết là chết rồi, hủy hoại, thoái hóa. Đó là thế giới trần tục.

Vì vậy, hành động là gì? Chúng ta đã tách rời hành động khỏi những liên hệ: như hành động xã hội, hành động chính trị, bạn theo kịp chứ? Chúng ta không giải quyết được vấn đề của sự liên hệ này. Chúng ta loại bỏ nó bởi vì nó quá bi đát khi bàn luận về sự liên hệ, bởi vì tôi biết tôi có một người vợ và điều gì đó có lẽ xảy ra. Vì vậy tôi không muốn bàn luận nó. Tất cả mọi điều mà tôi nói là, tôi phải tách rời. Nếu bạn chấp nhận tất cả đang sống là sự liên hệ, vậy thì hành động là gì? Có một loại hành động thuộc công nghệ, hành động thuộc máy móc, nhưng mọi hành động khác đều là không-máy móc. Ngược lại, tôi thâu hẹp sự liên hệ thành quay cái bánh xe. Đó là lý do tại sao chúng ta đã khước từ tình yêu.

A:Liệu chúng ta có thể thâm nhập sự liên hệ của chúng ta cùng thiên nhiên?

Krishnamurti: Sự liên hệ của tôi cùng thiên nhiên là gì – chim chóc, bầu trời, cây cối, những bông hoa, những dòng nước đang chuyển động? Đó là sống của tôi. Nó không chỉ là sự liên hệ giữa người đàn ông và người đàn bà, nhưng tất cả việc này là bộ phận thuộc sống của tôi. Tôi đang nói về sự liên hệ cùng mọi thứ. Làm thế nào tôi có thể quyến luyến với cánh rừng, với con sông? Tôi có thể quyến luyến với từ ngữ nhưng không với những dòng nước. Bạn thấy, chúng ta bỏ lỡ toàn sự việc bởi vì chúng ta lẫn lộn từ ngữ với sự việc.

A:Liệu nó là một vấn đề của thức dậy lại tánh nhạy cảm?

Krishnamurti: Không. Câu hỏi là sự liên hệ là gì? Là liên quan với mọi thứ. Liên hệ có nghĩa ân cần; ân cần có nghĩa chú ý; chú ý có nghĩa tình yêu. Đó là lý do tại sao sự liên hệ là nền tảng của mọi thứ. Nếu bạn bỏ lỡ điều đó, bạn bỏ lỡ toàn sự sống. Vâng, thưa bạn, đây là ngục tù. ‘Biết’ là ngục tù và ‘sống trong biết’ cũng là ngục tù.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 110155)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12745)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6212)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
28/06/2018(Xem: 6272)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
25/06/2018(Xem: 6687)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
18/06/2018(Xem: 7820)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 25060)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27480)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6660)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 86891)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]