Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại 2 – Thuật giả kim và Sự Đột biến

15/07/201114:24(Xem: 4558)
Đối thoại 2 – Thuật giả kim và Sự Đột biến

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
Tháng 7 - 2011

New Delhi, 1970

Đối thoại 2

THUẬT GIẢ KIM VÀ SỰ ĐỘT BIẾN

New Delhi, ngày 14 tháng 12 năm 1970

N

gười hỏi P: Tôi đang suy nghĩ liệu có quan trọng để bàn luận về thái độ của người Ấn độ cổ xưa đối với thuật giả kim và sự đột biến, và thấy liệu những khám phá của thuật giả kim có bất kỳ liên quan nào đến điều gì anh đang nói. Nó có nghĩa rằng Nagarjuna, một trong những người khai triển vĩ đại của tư tưởng Phật giáo, chính ông ấy là một Bậc thầy của thuật giả kim. Sự tìm kiếm của những người thuật giả kim ở Ấn độ không được hướng quá nhiều đến công việc biến những kim loại căn bản thành vàng, nhưng được hướng nhiều đến một thâm nhập vào những qui trình hóa học và tâm lý nào đó mà trong nó, thân thể và cái trí có thể được giải phóng khỏi những tàn phá của thời gian và những qui trình của sự thoái hóa nhờ vào sự đột biến. Lãnh vực của sự thâm nhập gồm có: làm chủ được hơi thở, uống một loại thuốc trường sinh được bào chế trong lò luyện đơn của phòng thí nghiệm, một chất thuốc mà trong nó thủy ngân có một vai trò quan trọng, và một châm ngòi của một vụ nổ trong ý thức. Hành động của ba việc này dẫn đến một đột biến của thân thể và cái trí. Biểu tượng được dùng bởi người thuật giả kim là tình dục; thủy ngân là hạt giống đực của thần Shiva, chất mica là hạt giống cái của nữ thần; sự hợp nhất của hai giống, không chỉ thuộc vật chất và trong những lò luyện đơn của phòng thí nghiệm nhưng còn trong chính ý thức, gây ra một đột biến; một tình trạng được tự do khỏi thời gian và những qui trình của tuổi tác, một tình trạng không liên quan đến hai yếu tố hợp thành đực và cái mà trong sự hợp nhất trọn vẹn của chúng đã châm ngòi cho sự đột biến. Việc này có liên quan đến bất kỳ điều gì anh đang nói?

Krishnamurti: Bạn đang hỏi về trạng thái của ý thức mà vượt khỏi thời gian.

P: Trong mọi cá thể người ta có thể thấy yếu tố đực và cái đang vận hành.

Người thuật giả kim đã thấy được sự cần thiết của hợp nhất, của cân bằng. Liệu có bất kỳ giá trị nào trong điều này?

Krishnamurti: Tôi nghĩ người ta có thể quan sát điều này trong chính người ta. Tôi đã quan sát rằng trong mỗi người chúng ta đều có những nguyên tố đực và những nguyên tố cái. Hoặc chúng ở trong một trạng thái cân bằng hoàn hảo hoặc trong một trạng thái mất cân bằng. Khi có sự cân bằng hoàn hảo này giữa những nguyên tố đực và những nguyên tố cái, vậy thì các cơ quan thân thể thực sự không bao giờ bị bệnh tật; có thể có những bệnh tật hời hợt nhưng sâu thẳm phía bên trong không có bệnh tật mà phá hoại các cơ quan thân thể. Có lẽ đây chắc là điều gì những người cổ xưa đã tìm kiếm – nhận dạng nó bằng chất thủy ngân và chất mica, nguyên tố đực và nguyên tố cái và qua thiền định, học hành, và có lẽ qua một dạng thuốc men nào đó đã cố gắng tạo ra sự hòa hợp hoàn hảo này. Trong chính người ta, người ta có thể thấy rất rõ ràng sự vận hành của những nguyên tố đực và những nguyên tố cái đang diễn ra. Khi một cái này hay cái kia quá nổi trội, sự mất cân bằng tạo ra bệnh tật; không chỉ những bệnh tật hời hợt nhưng còn cả những bệnh tật tại những chiều sâu. Tôi đã nhận thấy, theo cá nhân bên trong chính bản thân tôi, dưới những tình huống và khí hậu khác biệt, với những con người khác nhau mà hung hăng, bạo lực, những nguyên tố cái đảm đương và nổi trội nhiều hơn. Sự nổi trội này người khác sử dụng để khẳng định chính anh ấy. Nhưng khi có quá nhiều nguyên tố cái quanh người ta, những nguyên tố đực không trở nên hung hăng nhưng rút lui mà không có bất kỳ kháng cự nào.

S:Những nguyên tố đực và những nguyên tố cái là gì?

Krishnamurti: Thông thường nguyên tố đực là hung hăng, bạo lực, thống trị và nguyên tố cái là yên lặng, mà dẫn đến sự phục tùng và sau đó bị trục lợi bởi con người. Nhưng sự phục tùng mà được coi là chất lượng của nguyên tố cái, thực sự là sự mềm mỏng mà dần dần chinh phục nguyên tố đực.

Khi những nguyên tố cái và những nguyên tố đực hòa hợp hoàn hảo, chất lượng của cả hai nguyên tố đều thay đổi. Nó không còn là đực hay cái nữa. Nó là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn, liên quan đến điều gì được nghĩ như đực và cái. Những nguyên tố đực và những nguyên tố cái như những tích cực và những tiêu cực bởi vì chính bản chất của chúng là phân hai, ngược lại sự cân bằng hoàn hảo, một hòa hợp của hai nguyên tố có một chất lượng khác hẳn. Tôi được phép nói điều gì chứ? Nó giống như chất lượng của quả đất mà mọi thứ đều sống trong nó nhưng không thuộc về nó. Tôi đã nhận thấy điều này vận hành rất thường xuyên. Khi toàn cái trí rút lui khỏi thân thể và môi trường, nó giống như thể nó ở rất xa; xa không phải trong không gian và thời gian, nhưng một trạng thái mà không gì có thể tiếp xúc được. Trạng thái này không phải một trừu tượng và cũng không phải một rút lui nhưng một không-hiện diện tuyệt đối, phía bên trong. Khi sự hòa hợp hoàn hảo này xảy ra, bởi vì không có xung đột, nó có sức sống riêng của nó. Nó không hủy diệt cái còn lại. Vì vậy, xung đột không chỉ ở phía bên ngoài nhưng còn cả phía bên trong và khi xung đột này hoàn toàn kết thúc, có một đột biến mà không bị tiếp xúc bởi thời gian.

P: Người thuật giả kim đã gọi điều này là sự sinh ra của Kumara, của đứa trẻ kỳ diệu – cậu ấy mà không bao giờ già nua, cậu ấy mà hoàn toàn hồn nhiên.

Krishnamurti: Nó rất thú vị – nhưng thuật giả kim đã trở thành tương đồng quá nhiều với những ma thuật giả tạo.

P:Nhưng những người thuật giả kim, những vị thầy mà được biết đến như là rasa siddha – những người hiệp thông cùng bản thể – đã khẳng định rằng điều gì họ đã diễn tả, họ thấy bằng hai mắt riêng của họ, rằng điều gì họ ghi lại không phải từ nghe nói lại hay từ sự diễn giải của vị thầy. Có một yếu tố lý thú khác. Trong thuật giả kim cái dụng cụ, cái thùng chứa được chú ý nhiều. Khoa học luyện kim đã phát triển từ điều này – một trong những thùng chứa hay yantras được biết đến như là garbha yantra, cái thùng chứa tử cung. Nó là một từ ngữ chính trong thuật giả kim.

Krishnamurti: Liệu có một sự việc như chuẩn bị cái tử cung của cái trí, mà trong đó thời gian được bao hàm?

P:Những người thuật giả kim cũng hiểu rõ rằng tại điểm chuẩn của sự đột biến, của sự cố định của thủy ngân, của sự sinh ra của cái không-thời gian, thời gian không dính dáng.

Krishnamurti: Đừng sử dụng từ ngữ chuẩn bị. Chúng ta hãy trình bày nó theo cách này. Liệu có một trạng thái cần thiết, một nền tảng cần thiết, một thùng chứa cần thiết mà có thể chứa đựng cái này? Tôi muốn nói rằng không, bởi vì khi họ tìm được cậu bé Krishnamurti, những người mà được nghĩ là tiên tri trong thời gian đó, đã thấy rằng cậu ta không có chất lượng của ích kỷ và vì vậy cậu ta xứng đáng là cái thùng chứa, và tôi nghĩ rằng điều đó đã vẫn y nguyên như vậy từ lúc đó đến lúc này.

S:Đó có lẽ là như thế, nhưng còn những người bình thường giống như chúng tôi thì sao? Liệu đây là một đặc ân chỉ được trao tặng cho rất rất ít người, một người trong một ngàn năm hay nhiều hơn, hay liệu điều này xảy ra cho những người mà quan tâm đến tất cả điều này, mà cam kết đến tất cả điều này, mà thực sự nghiêm túc trong sự thâm nhập này?

Krishnamurti: Để trả lời câu hỏi này, những yếu tố thân thể và những trạng thái tâm lý nào đó là cần thiết. Thuộc thân thể phải có sự nhạy cảm. Sự nhạy cảm thuộc thân thể không thể xảy ra khi sử dụng thuốc men, nhậu nhẹt, ăn thịt. Sự nhạy cảm của thân thể phải được duy trì. Đó là điều cốt lõi. Thuộc truyền thống, thông thường một thân thể như thế vẫn còn phải ở trong một nơi được hỗ trợ bởi những người học trò, bởi gia đình. Thân thể không bị choáng váng hay bị phơi bày.

Liệu một người rất nghiêm túc trong tất cả điều này, liệu anh ấy với một thân thể mà đã trải qua những ảnh hưởng khắc nghiệt thông thường, liệu anh ấy có thể làm cho thân thể đó nhạy cảm cao độ? Và cũng vậy cái tinh thần mà đã bị tổn thương qua sự trải nghiệm, liệu nó có thể xóa sạch tất cả những tổn thương và bầm dập và tự làm mới mẻ lại chính nó để cho có một trạng thái không-tổn thương? Đây là hai điều cốt lõi – nhạy cảm và cái tinh thần không-dấu vết. Tôi nghĩ điều này có thể được thành tựu bởi bất kỳ người nào thực sự nghiêm túc. Bạn thấy cái tử cung luôn luôn sẵn sàng để thụ thai. Nó tự làm mới mẻ lại chính nó.

P:Giống như quả đất, tử cung có chất lượng cố hữu của tự làm mới mẻ lại này.

Krishnamurti: Tôi nghĩ, chắc chắn cái trí cũng có cùng chất lượng.

P: Quả đất im lìm, tử cung yên lặng và trong cả hai đều có khả năng cố hữu để làm mới mẻ.

Krishnamurti: Quả đất, tử cung, cái trí đều có cùng chất lượng. Khi quả đất không bị canh tác và tử cung trống không và cái trí không có bất kỳ chuyển động nào, vậy thì mới mẻ lại xảy ra. Khi cái trí hoàn toàn trống không, nó giống như tử cung; nó là tinh khiết để mới mẻ lại, thâu nhận.

P:Vậy thì đây là cái thùng chứa, nơi chứa đựng.

Krishnamurti: Vâng, đây là thùng chứa, nhưng khi bạn sử dụng từ ngữ thùng chứa và nơi chứa đựng bạn phải cực kỳ cẩn thận.

Chất lượng cố hữu của cái trí để tự làm mới mẻ lại chính nó này có thể được gọi là sức trẻ trung vĩnh cửu.

P: Nó được biết đến như là Kumara Vidya.

Krishnamurti: Vậy thì điều gì khiến cho cái trí già nua? Chắc chắn chuyển động của cái tôi khiến cho cái trí già nua.

P: Cái tôi làm cạn kiệt những tế bào?

Krishnamurti: Tử cung luôn luôn sẵn sàng thâu nhận. Nó luôn có một chất lượng của luôn luôn tự-làm tinh khiết chính nó, nhưng cái trí mà bị chất nặng bởi cái tôi – xung đột là cái tôi – không có không gian để tự làm mới mẻ lại. Khi cái tôi bị bận tâm với chính nó và những hoạt động của nó, cái trí không có không gian để tự làm mới mẻ lại. Vì vậy không gian là cần thiết, cả vật chất lẫn tinh thần. Làm thế nào điều này phù hợp với thuật giả kim?

P: Ngôn ngữ họ sử dụng là khác hẳn. Họ nói về sự đột biến qua hợp nhất.

Krishnamurti: Tất cả điều đó hàm ý nỗ lực, xung đột.

P: Làm thế nào người ta biết được?

Krishnamurti: Nếu nó hàm ý bất kỳ hình thức nào của qui trình, bất kỳ hình thức nào của thành tựu, nó hàm ý nỗ lực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 9391)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3857)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 61373)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7364)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5646)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 58109)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10298)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 23574)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8527)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13205)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]