Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tư tưởng và cái không thể đo lường

13/07/201100:56(Xem: 3951)
5. Tư tưởng và cái không thể đo lường

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

CHÂU ÂU

VII

BẢY NÓI CHUYỆN
Ở SAANEN, SWITZERLAND

5

TƯ TƯỞNG VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG

Liệu tư tưởng có thể giải quyết những vấn đề của chúng ta? Chức năng của tư tưởng. Lãnh vực của tư tưởng và những chiếu rọi của chúng. Liệu cái trí có thể thâm nhập vào cái không thể đo lường? Nhân tố của ảo tưởng là gì? Sợ hãi thân thể và tinh thần và những tẩu thoát. Cái trí mà liên tục đang học hành.

Câu hỏi: Liệu người ta có thể quan sát mà không nhận xét và đánh giá? Sự nhận biết là thấy cái gì đó tổng thể? Liệu từ ngữ có thể được sử dụng để diễn tả một trạng thái không-từ ngữ?

Tôi hy vọng sáng nay bạn đã chuẩn bị để tìm hiểu điều gì đó mà đòi hỏi nhiều suy nghĩ, và thấu triệt, không chỉ bằng từ ngữ, thuộc trí năng, mà còn bằng không-từ ngữ. Tôi hoàn toàn không biết phải bắt đầu từ đâu bởi vì theo cá nhân tôi muốn tìm hiểu điều gì đó mà dường như đối với tôi có nhiều hứng thú và quan trọng, và cần sự suy nghĩ rất sáng suốt, có lý luận, khách quan. Và tôi hy vọng bạn đã chuẩn bị sẳn sàng cho điều đó. Tôi không biết kết quả của nó sẽ là gì, nhưng chúng ta sẽ cố gắng.

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng thế giới quá hỗn loạn – nếu bạn cho phép một kẻ điên khùng tổ chức thế giới anh ấy không thể làm tốt hơn điều gì như hiện nay. Và nhiều người cảm thấy rằng phải có sự thay đổi môi trường sống – thuộc chính trị, kinh tế, ô nhiễm không khí, chấm dứt những chiến tranh, nhiều nghèo đói và cùng lúc lại có giàu có khủng khiếp, sự phân phối không đồng đều và vân vân. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng trước tiên những điều này phải được thay đổi – thay đổi hoàn toàn phía bên ngoài, môi trường sống, rồi sau đó con người sẽ có thể giải quyết chính anh ấy một cách hợp lý hơn, thông minh hơn. Nhưng tôi nghĩ vấn đề còn sâu sắc hơn, phức tạp hơn là chỉ thay đổi trong những hoàn cảnh bên ngoài. Tôi nghĩ hầu hết những cái trí có giáo dục và chín chắn – tôi có ý qua từ ngữ có giáo dục không phải trong ý nghĩa thông thường của từ ngữ đó, nhưng cái trí mà đã quan sát những biến cố trong thế giới, hành động buông thả của giới trẻ và thái độ rất đạo đức giả của thế hệ già nua – và cái trí chín chắn tạm gọi là có giáo dục, nhận biết được rằng vấn đề sâu sắc hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều, cần đến một tiếp cận hoàn toàn khác hẳn đến vấn đề mà bạn quen thuộc.

Tôi hoàn toàn không biết phải bắt đầu từ đâu. Tôi nghĩ đó là một sự thật. Và người ta cũng thấy rằng tất cả nỗ lực này của con người, phía bên ngoài cũng như bên trong – đi đến mặt trăng và thay đổi chính người ta, cái trí của người ta và quả tim của người ta – chúng ta nghĩ tất cả đều có thể thực hiện được bởi tư tưởng. Chúng ta đã trao quá nhiều sự quan trọng cho chức năng của tư tưởng – một cách hợp lý, khách quan, hay không hợp lý, hay loạn thần kinh. Xuyên suốt mọi thời đại, như người ta thấy, tư tưởng đã đảm trách một vai trò quan trọng lạ thường. Tư tưởng có tánh đo lường, và sự đo lường bởi tư tưởng để tạo ra trật tự và thay đổi này rất bị giới hạn, và rõ ràng đã không thành công – nó có thay đổi nhưng hời hợt và không triệt để. Tư tưởng, toàn bộ máy của suy nghĩ, đã đảm trách một nhiệm vụ mà đã tạo ra sự quy định hiện nay của thế giới này, tôi nghĩ điều đó không thể phủ nhận được. Và chúng ta nghĩ tư tưởng có thể thay đổi, không chỉ những biến cố và những sự việc xảy ra phía bên ngoài, và sự ô nhiểm và mọi chuyện như thế, nhưng người ta cũng nghĩ rằng bằng cách sử dụng cẩn thận tư tưởng người ta có thể thay đổi tình trạng bị quy định của con người, phương cách hành động, phương cách sống của con người. Và lại nữa điều đó rất rõ ràng: rằng tư tưởng có cần thiết để mang lại trật tự trong thế giới. Đó là, nếu tư tưởng được tổ chức, được suy nghĩ một cách cẩn thận, khách quan, lành mạnh, chúng ta nghĩ có thể thay đổi môi trường sống; và môi trường sống cùng sự ô nhiễm, nghèo đói của nó và tất cả mọi chuyện như thế cần đến những thay đổi lớn lao. Lại nữa tôi nghĩ điều đó rất rõ ràng. Và toàn thế giới công nghệ trong đó chúng ta sống đều đặt nền tảng trên tư tưởng cùng sự đo lường của nó. Và tư tưởng chỉ có thể vận hành khi có không gian. Tư tưởng tạo ra không gian riêng của nó – không gian là thời gian, khoảng cách từ đây đến đó, sự đo lường. Và toàn thế giới hiện đại được xây dựng dựa vào đó. Đúng chứ?

Tôi có thể tiếp tục được chứ? Và sự đo lường, mà là chính bản chất của suy nghĩ, cùng không gian của nó, rõ ràng là rất, rất bị giới hạn, bởi vì tư tưởng bị quy định. Tư tưởng là sự phản ứng của toàn ký ức, mà là quá khứ; sự phản ứng đến quá khứ khi nó bị thách thức là tư tưởng. Phải không? Bạn đang theo cùng tôi chứ? Hay tôi đang nói chuyện một mình đây?

Và rõ ràng tư tưởng không kết thúc được chiến tranh. Trái lại tư tưởng đã nuôi dưỡng những chiến tranh, sự phân chia, cả về tôn giáo, kinh tế, xã hội và vân vân. Trong chính nó tư tưởng là nguyên nhân của sự phân chia. Và chức năng của tư tưởng là gì – tư tưởng là sự đáp lại của hiểu biết, và hiểu biết luôn luôn ở trong quá khứ. Từ hiểu biết đó tư tưởng có thể chiếu rọi tương lai, đang bổ sung qua những hoạt động của hiện tại. Đúng chứ? Và bởi vì hiểu biết của nó, tư tưởng có thể chiếu rọi một tương lai của thế giới nên là gì. Nhưng rõ ràng thế giới nên là gì không bao giờ xảy ra được. Những người triết lý, những người thầy tạm gọi là tôn giáo, đã chiếu rọi một thế giới trong tương lai, được đặt nền tảng trên hiểu biết thuộc quá khứ của chúng ta, và đang chiếu rọi cái gì đó từ quá khứ mà sẽ là sự phản ứng đối nghịch hay được bổ sung của quá khứ, và thế là tư tưởng không bao giờ mang con người lại cùng nhau. Lại nữa đó là một sự thật.

Trái lại tư tưởng ham muốn được vận hành trong hiểu biết, và nó chỉ có thể vận hành trong hiểu biết, và hiểu biết lại có tánh đo lường, tư tưởng không bao giờ tạo ra sự liên hệ thực sự giữa con người và con người. Đúng chứ? Vì vậy tôi đang tự hỏi: chức năng của hiểu biết là gì, mà là cái đã được biết, mà là quá khứ, sự vận hành của phản ứng đến quá khứ đó, mà là tư tưởng, trong sống hàng ngày là gì? Đúng chứ? Bạn có khi nào đặt câu hỏi này?

Người ta sống dựa vào tư tưởng, người ta hành động dựa vào tư tưởng. Tất cả những toan tính của chúng ta, tất cả những liên hệ của chúng ta, và tất cả cách cư xử của chúng ta đều dựa vào tư tưởng, mà là hiểu biết, và hiểu biết đó là đo lường, trong chừng mực nào đó, nhiều hay rộng lớn, nó là đo lường. Và hiểu biết luôn luôn trong lãnh vực của cái đã được biết. Và liệu con người, liệu bạn và tôi, có thể nhận ra sự quan trọng của hiểu biết và thấy được những giới hạn của nó và vượt khỏi nó? Đó là vấn đề của tôi – bạn hiểu rõ chứ? Đó là điều gì tôi muốn tìm ra. Bởi vì tôi thấy rằng nếu bạn luôn luôn đang vận hành trong lãnh vực của hiểu biết, bạn sẽ luôn luôn là những tù nhân, rất bị giới hạn với những biên giới chật chội hay mở rộng nào đó mà luôn luôn đo lường được. Và vì vậy cái trí sẽ luôn luôn bị giam giữ trong những biên giới của hiểu biết. Đúng chứ? Tôi đang tự hỏi liệu hiểu biết, mà là trải nghiệm, dù được thâu lượm trong vài ngày qua, hay trong nhiều, nhiều thế kỷ, liệu cái trí đó có thể làm tự do con người để cho anh ấy có thể vận hành hoàn toàn khác hẳn, để cho anh ấy luôn luôn không đang sống trong quá khứ, mà là hiểu biết? Chúng ta có đang gặp gỡ chứ?
Bạn biết câu hỏi này đã được đặt ra hoàn toàn khác hẳn bởi nhiều người thực sự rất nghiêm túc, đặc biệt trong thế giới tôn giáo: liệu con người luôn luôn bị trói buộc bởi thời gian, mà là hiểu biết? Đó là, bị trói buộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai. Và họ đã luôn luôn đặt ra câu hỏi này – ít nhất những học giả, những người thông thái, và những đạo sư vĩ đại mà đã nói chuyện với tôi – họ luôn luôn hỏi tôi liệu con người có thể vượt khỏi thời gian – không phải thời gian tưởng tượng thuộc khoa học – bạn đang theo kịp chứ? – nhưng thực sự không là một nô lệ cho thời gian, bởi vì thời gian có thể đo lường được, hiểu biết có thể đo lường được, hành động trong lãnh vực của hiểu biết là đo lường được, và vì vậy nếu con người không tự-giải thoát anh ấy khỏi lãnh vực đó, anh ấy sẽ luôn luôn là một nô lệ. Bạn có lẽ trang hoàng lãnh vực đó, bạn có lẽ làm mọi loại sự việc trong lãnh vực đó, biến nó trở nên đẹp đẽ, không bị ô nhiễm – bạn biết đó – không có nghèo đói và vân vân, nhưng anh ấy sẽ luôn luôn sống trong sự giới hạn của lãnh vực đó, mà là thời gian, đo lường, hiểu biết. Đúng chứ? Bạn sẽ tự-đặt câu hỏi đó cho chính mình chứ? Làm ơn hãy thực hiện! Đó là: liệu con người luôn luôn bị trói buộc vào quá khứ cùng những hiểu biết, trải nghiệm và hành động của nó? Nếu anh ấy như thế, anh ấy có thể không bao giờ được tự do. Đúng không? Anh ấy luôn luôn bị quy định và từ tình trạng bị quy định đó anh ấy có lẽ chiếu rọi một ý tưởng của sự tự do, một thiên đàng nơi anh ấy sẽ ngồi bên phải chúa – hay bên tay trái, nó tùy thuộc vào loại niềm tin tôn giáo nào bạn có. Và vì vậy tẩu thoát khỏi sự kiện thực sự của thời gian, bằng cách chiếu rọi một ý tưởng, một niềm tin, một khái niệm, anh ấy có thể tẩu thoát vào một ảo tưởng mà có lẽ là không thời gian, nhưng vẫn còn là một ảo tưởng. Đúng chứ?

Bây giờ tôi muốn tìm ra liệu con người có thể vận hành trong thế giới này, nhưng lại đang được tự do khỏi thời gian. Có thời gian tuần tự – hôm nay, ngày mai và ngày kia, Thứ ba, Thứ tư, Thứ năm, tuần tới, tháng tới, năm tới. Nếu tôi không có thời gian tuần tự, tôi sẽ nhỡ chuyến xe lửa, chuyến xe buýt. Và tôi nhận ra rằng thời gian tuyệt đối phải tồn tại để vận hành, để làm việc gì đó. Và thời gian đó đo lường được. Thời gian luôn luôn đo lường được. Và hành động của thời gian, mà là hiểu biết, là cần thiết; ngược lại tôi không thể nói tiếng Anh, tôi sẽ không thể tìm ra nơi nào tôi sống, hay đi xe lửa, đi đến văn phòng, làm việc trong nhà máy và vân vân. Hiểu biết như thời gian và hành động là cần thiết. Và nếu đó là việc duy nhất trong đó tôi sống, và vận hành và chuyển động, tôi bị trói buộc hoàn toàn, tôi là một nô lệ. Và cái trí của tôi quan sát, nhìn, hỏi, và muốn tìm ra liệu nó có thể được tự do khỏi chuỗi thời gian này? Đúng chứ? Đó là, tôi nhận thấy hiểu biết là cần thiết – để viết một lá thư, để làm bất kỳ việc gì tôi phải có hiểu biết. Và tôi cũng thấy rằng hiểu biết, vì đo lường được, luôn luôn bị giới hạn. Và cái trí phản kháng chống lại ý tưởng là một nô lệ của thời gian – thời gian là truyền thống, thế hệ già nua hơn, thế hệ trẻ hơn, khoảng cách giữa già và trẻ, tất cả điều đó là thời gian. Và khi bị trói buộc trong điều đó cái trí phản kháng chống lại toàn ý tưởng của sống trong một văn hoá được đặt nền tảng trên tư tưởng, và thời gian, và hiểu biết. Đúng chứ? Tôi nghĩ rằng tôi đã giải thích đầy đủ.

Bây giờ tôi muốn tìm ra – cái trí muốn tìm ra liệu nó có thể vượt khỏi thời gian? Đó là, thâm nhập vào cái vô hạn, mà có khoảng không gian riêng của nó, và sống trong thế giới đó và vận hành cùng sự hiểu biết? Sống trong một thế giới tuyệt đối không đo lường, tự do khỏi thời gian, và tuy nhiên vẫn vận hành cùng thời gian, cùng hiểu biết, cùng tất cả thành tựu công nghệ mà tư tưởng đã mang lại? Bạn đang nắm rõ quan điểm của tôi chứ? Không à? Đây là một câu hỏi rất quan trọng phải đặt ra. Và những người tôn giáo, vì không thể thâm nhập vào cái gì đó mà không đo lường được, đã sáng chế ra một khái niệm về tự do, mà là một ảo tưởng bởi vì khái niệm đó là kết quả của tư tưởng, và vì vậy vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian và hiểu biết.

Bây giờ liệu tôi có thể, cái trí này có thể tìm hiểu chất lượng và bản chất của cái vô hạn, khi biết rất rõ rằng bất kỳ hình thức nào của ảo tưởng, một chiếu rọi của tư tưởng, vẫn còn nằm trong lãnh vực của thời gian và thế là hiểu biết? Vì vậy cái trí phải hoàn toàn được tự do khỏi bất kỳ chuyển động nào mà có lẽ tạo ra ảo tưởng. Bạn có đang theo kịp điều này? Bởi vì rất dễ dàng để tưởng tượng người ta ở trong một thế giới không thời gian và mê đắm trong nó, bị loạn thần kinh, có những ảo tưởng kỳ dị, và nghĩ rằng bạn đã có được Thượng đế bên tay phải! Tất cả điều đó là ảo tưởng. Vì vậy điều gì gây ra ảo tưởng? Bạn theo kịp không? Điều gì tạo ra ảo tưởng? Sự lừa dối, một cái trí bị bệnh tâm thần phân liệt, tách rời, loạn thần kinh. Đúng chứ? Điều gì tạo ra một ảo tưởng như thế? Nhân tố của ảo tưởng là gì? Chúng ta đang theo cùng nhau? Tôi xin phép tiếp tục chứ? Tôi biết, tôi biết, bạn muốn tôi tiếp tục và bạn chỉ lắng nghe. Làm ơn, đừng làm việc đó, không vui gì cả đâu. Bởi vì bạn phải thực hiện việc này, bạn biết không, thực sự làm nó, đó là tự-biết cho chính bạn rất rõ ràng sự giới hạn, sự nô lệ, vào hiểu biết. Và tuyệt đối cần thiết phải biết việc đó, trái lại bạn không thể làm điều gì cả.

Và cũng ý thức được, nhận biết được, rằng người ta có thể tự-lừa dối mình một cách rất kỳ lạ, tưởng tượng rằng bạn có những tầm nhìn lạ thường và tất cả những ngu xuẩn đó. Vì vậy người ta phải tìm hiểu nghi vấn này rất, rất cẩn thận. Trước hết không được tự-lừa dối chính mình trong bất kỳ tình huống nào, không đạo đức giả, không có những tiêu chuẩn hai mặt, tiêu chuẩn riêng tư và tiêu chuẩn công chúng, nói một việc và làm việc khác, suy nghĩ điều gì đó và nói điều gì đó khác. Điều đó đòi hỏi sự chân thật vô cùng, mà có nghĩa tôi phải tìm được điều gì là nhân tố mà tạo ra, gây ra trong cái trí, sự lừa dối, đạo đức giả, nói hai lời, ảo tưởng, những biến dạng loạn thần kinh khác nhau. Nếu cái trí không rất rõ ràng về bất kỳ sự biến dạng nào, nó không thể thâm nhập vào cái vô hạn. Đúng chứ?

Vì vậy bạn nghĩ điều gì mang lại những ảo tưởng – những ảo tưởng của cái vô hạn, những ảo tưởng của một ý thức lớn lao rằng bạn đã tìm được sự thật, rằng bạn đã nắm được trong bàn tay của bạn tất cả sự khai sáng – bạn biết rồi – những sự việc, những qui trình loạn thần kinh mà người ta có? Điều gì là nguyên nhân, mà không phân tích, tự-thấy cho chính mình rất rõ ràng nơi nào sự biến dạng xảy ra? Sự biến dạng là đạo đức giả, sự biến dạng là tưởng tượng, nơi nào sự tưởng tượng không nên len lỏi vào. Nó có thể được, sự tưởng tượng khi bạn vẽ một bức tranh, khi viết một bài thơ, viết một quyển sách, một quyển tiểu thuyết, một truyện trinh thám, nhưng nếu bạn sử dụng tưởng tượng và nói rằng “Cái vô hạn đó hiện diện”, vậy thì bạn bị trói buộc. Đúng chứ? Vì vậy tôi phải tìm ra nhân tố của ảo tưởng, biến dạng – không phải chỉ tìm ra mà còn phải được hoàn toàn tự do khỏi nó. Đúng chứ? Bạn đã đặt câu hỏi này cho chính bạn chưa? Không có những tiêu chuẩn hai mặt, sống cá nhân và sống công chúng, nói chuyện nước đôi, tin tưởng một điều và làm một điều khác, là một người Thiên chúa giáo với tất cả những ý tưởng và huyền thoại về Chúa Jesus và tất cả điều đó, và cùng lúc – bạn biết đó – lại bạo lực, hung hăng, thú tính và vân vân, nói về tình huynh đệ và hiến dâng cho chủ nghĩa quốc gia, cho những phân chia. Vì vậy tất cả điều này là những thể hiện của sự biến dạng.

Và tôi muốn tìm ra liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi bất kỳ nhân tố nào gây biến dạng? Đúng chứ? Lúc này điều gì gây biến dạng cái trí? Tôi được phép tìm hiểu nó chứ? Nhân tố của sự biến dạng là tư tưởng. Đó là, tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi, giống như tư tưởng nuôi dưỡng vui thú. Tư tưởng nói, “Tôi phải thâm nhập vào trạng thái không thời gian đó bởi vì nó hứa hẹn sự tự do và có lẽ có cái gì đó hơn thế nữa cho tôi”. Nó muốn thành tựu, nó muốn đạt được, bởi vì có lẽ bạn có trải nghiệm lạ thường hơn ở đó? Đúng chứ? Thế là tư tưởng, mà là hiểu biết, khi nó vận hành hợp lý, khách quan, thông minh, không là một nhân tố gây biến dạng. Đúng chứ? Muốn đi đến mặt trăng – nếu bạn loạn thần kinh bạn không thể đi đến mặt trăng, nếu bạn là một chuyên viên loạn thần kinh trong công nghệ bạn không thể sắp đặt mọi vật vào cùng nhau. Nhưng khi bạn đến được mặt trăng bạn vẫn còn là người Nga hay người Mỹ, mà là loạn thần kinh, và ở đó bạn cắm một lá cờ hay làm tất cả những sự việc trẻ con, ngu xuẩn, mà vẫn là hành động của tư tưởng. Bạn theo kịp tất cả điều này chứ?

Vì vậy nhân tố chính – làm ơn lắng nghe điều này – nhân tố của biến dạng là sợ hãi và sự đòi hỏi vui thú qua sự thỏa mãn. Đúng chứ? Vì vậy cái trí phải hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi. Nó có thể được hay không? Đừng nói được hay không được. Bạn không biết gì cả. Chúng ta hãy tìm hiểu. Làm ơn thấy sự quan trọng của điều này. Yếu tố của biến dạng là sợ hãi. Yếu tố của biến dạng là sự đòi hỏi vui thú, thỏa mãn, thụ hưởng, sự đòi hỏi – không phải chính vui thú nhưng đòi hỏi có vui thú – bạn đang theo kịp tất cả điều này – tất cả những cấu trúc tôn giáo đạo đức của chúng ta đều được đặt nền tảng trên đó. Vì vậy tôi đang tự hỏi chính mình: liệu cái trí này, cái trí con người, cái trí con người mà là kết quả của thời gian, mà cùng bộ não của nó là toàn nội dung của ký ức, bao quát hay giới hạn, nông cạn hay rộng rãi, có thể đo lường được, liệu cái trí này có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi, ngược lại sự biến dạng xảy ra?

Bây giờ có sợ hãi thuộc thân thể – sợ hãi những con rắn, bóng tối, những con thú hoang, không chỉ trong cánh rừng mà còn trong văn minh, sợ hãi cái không biết được, sợ hãi mất đi điều gì người ta có, sợ hãi chết, sợ hãi không được thương yêu, sợ hãi không đạt được, sợ hãi không thành tựu, không trở thành, sợ hãi cô độc, sợ hãi không có những liên hệ – bạn theo kịp không? – sợ hãi. Chính những sợ hãi rất, rất nhỏ, những sợ hãi thân thể và những sợ hãi phức tạp nhiều hơn và nhiều hơn, những sợ hãi thuộc tâm lý; bắt đầu bằng sợ hãi thân thể và dần dần thâm nhập vào những sợ hãi phức tạp hơn. Liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả những sợ hãi, không chỉ ở mức độ tầng ý thức bên ngoài mà còn ở mức độ sâu thẳm hơn? Đúng chứ?

Tôi phải tìm ra điều này. Cái trí phải thật tàn nhẫn để tìm ra điều này, ngược lại tôi đi vào một thế giới của ảo tưởng, biến dạng. Những sợ hãi thuộc thân thể, đó là, những đau đớn thuộc thân thể, bệnh tật, sức khỏe kém, tất cả chúng ta đều biết những đau đớn thân thể, và những đau đớn thân thể để lại một kỷ niệm, phải không? Đúng chứ? Tuần trước tôi bị đau răng nhiều, hay bất kỳ việc gì, và đau đớn đó đã để lại một dấu vết trong bộ não và ký ức của nó – làm ơn hãy theo sát điều này – và ký ức đó, mà là tư tưởng, nói rằng “Tôi không được có đau đớn đó vào ngày mai hay tuần tới. Vì Chúa hãy cẩn thận. Hãy làm những việc đúng đắn, ăn uống đúng cách, hãy tỉnh táo”. Tư tưởng đang suy nghĩ về sự đau đớn của quá khứ chiếu rọi vào sự đau đớn của tương lai, và do đó sợ hãi tương lai. Đúng chứ? Bạn đang theo sát điều này? Nó rất đơn giản. Bây giờ khi sự đau đớn thân thể xảy ra, tình cờ xảy ra, sống cùng nó và kết thúc nó và không chuyển nó đi. Nếu bạn chuyển nó đi, vậy thì sợ hãi len lỏi vào. Đúng chứ? Đó là, tôi đã gặp phải sự đau đớn quá chừng cách đây vài ngày, hay cách đây một tháng, và tôi thấy sự quan trọng khi không có sợ hãi. Đó là sự đòi hỏi mãnh liệt, sinh động của tôi, rằng phải không có sợ hãi, luôn luôn nhớ điều đó – bạn biết, đang canh chừng nó. Khi sự đau đớn xảy ra, hãy kết thúc được nó, trải qua trọn vẹn cùng nó – không đồng hóa cùng nó và tiếp tục chuyển nó đi, nhưng hãy kết thúc nó. Và muốn kết thúc sự đau đớn đã qua rồi đó, bạn phải sống cùng nó, phải không, không nói rằng, “ Chúa ơi, làm thế nào tôi có thể ra khỏi nó thật mau lẹ?” Tự-thương xót – bạn biết mọi điều vô lý vây quanh sự đau đớn. Liệu bạn có thể làm tất cả điều này? Không à. Liệu bạn có thể, khi bạn có đau đớn, sống cùng nó, không phàn nàn, làm bất kỳ điều gì cần thiết để kết thúc sự đau đớn, và khi sự đau đớn qua rồi nó chấm dứt, không mang nó theo cùng. Tư tưởng chuyển nó đi tiếp, chứ không phải sự đau đớn. Sự đau đớn chấm dứt nhưng tư tưởng, mà là sự đáp trả của ký ức, ký ức đó đã được thiết lập khi bạn có đau đớn và nói bạn không được có nó, khi bạn có đau đớn liệu nó không thể dựng lên ký ức được không? Đúng chứ? Liệu bạn có thể thực hiện được việc đó? Bạn biết điều này có nghĩa gì không? Hoàn toàn tỉnh thức khi bạn có đau đớn. Chú ý trọn vẹn và không thả nó đi. Đúng chứ? Hãy thực hiện nó nếu bạn hứng thú.

Vì vậy bạn biết làm thế nào để tiếp xúc cùng những sợ hãi thuộc thân thể. Không đặt thành vấn đề sự đau đớn đó đang hành hạ đến chừng nào. Tiếp theo có mọi loại sợ hãi thuộc tâm lý mà còn phức tạp hơn nhiều. Lại nữa sự phức tạp bị gây ra bởi tư tưởng. Tôi muốn là một người vĩ đại và tôi không là một người vĩ đại. Và có sự đau khổ của không là vĩ đại. Tôi cảm thấy thấp kém ghê lắm bởi vì tôi đã tự-so sánh chính tôi với một ai đó mà tôi nghĩ là giỏi giang hơn và tôi cảm thấy tôi thấp kém, và thế là tôi đau khổ từ việc đó, mà là tất cả sự đo lường của tư tưởng. Đúng chứ? Và tôi sợ hãi chết, kết thúc tất cả những sự việc tôi sở hữu. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó vào một lần khác, toàn vấn đề của nó. Bạn biết toàn bộ sự phức tạp thuộc tâm lý của tư tưởng – tư tưởng luôn luôn muốn được bảo đảm và luôn luôn sợ hãi cái không chắc chắn, luôn luôn muốn thành tựu, vì biết rằng nó có lẽ thất bại. Và thế là có một trận chiến giữa hành động của tư tưởng và chính tư tưởng – bạn đang theo kịp tất cả điều này.

Vì vậy liệu sợ hãi có thể kết thúc hoàn toàn? Đang ngồi ở đây lắng nghe người nói, tại khoảnh khắc hiện tại này bạn không bị sợ hãi, không có sợ hãi bởi vì bạn đang lắng nghe. Và bạn không thể gợi lên sự sợ hãi, mà sẽ là điều giả tạo. Nhưng bạn có thể hiểu rằng khi bạn bị quyến luyến hay bị lệ thuộc, sự lệ thuộc và quyến luyến này được đặt nền tảng trên sự sợ hãi. Thế là, chắc chắn bạn có thể nhận ra những quyến luyến của bạn, những lệ thuộc của bạn, thuộc tâm lý đang lệ thuộc vào người vợ của bạn, người chồng của bạn, quyển sách của bạn hay bất kỳ thứ gì. Và nếu bạn quan sát một cách chặt chẽ sự quyến luyến đó, nhìn ngắm nó, vậy là bạn sẽ tìm ra trong sự quyến luyến đó có gốc rễ của nó, mà là sợ hãi, không thể ở một mình, đang muốn sự bầu bạn – bạn biết tất cả những công việc của nó, cảm thấy nghèo khó, thiếu thốn, bạn biết rồi, đang lệ thuộc người nào đó. Đó kìa bạn thấy toàn cấu trúc của sợ hãi. Bây giờ liệu bạn có thể, bị lệ thuộc, bị quyến luyến, liệu bạn có thể thấy được những bao hàm của sợ hãi trong nó và không bị quyến luyến, không bị lệ thuộc một cách tâm lý. Liệu bạn có thể?

Bây giờ hãy thử nghiệm. Chúng ta có thể đùa giỡn với những từ ngữ, với những ý tưởng, nhưng khi nó trở thành sự kiện thực sự chúng ta lại thối lui. Vì vậy khi bạn thối lui và không đối diện sự kiện bạn không quan tâm đến sự hiểu rõ về ảo tưởng, thế là bạn thích sống trong ảo tưởng hơn là ra khỏi nó. Đúng chứ? Vì vậy đừng là người đạo đức giả. Tôi ưa thích điều này, tôi ưa thích sống trong một ảo tưởng, trong lừa dối. Hãy đối diện nó. Vậy thì bạn sẽ bắt gặp sợ hãi và vậy thì bạn có thể tẩu thoát khỏi nó, bạn có thể sử dụng mọi loại ma mãnh và mỗi lúc bị loạn thần kinh nhiều hơn, nhưng nếu bạn ưa thích điều đó – hãy ở trong nó, đừng chiến đấu với nó. Bạn hiểu chứ? Bạn càng chiến đấu với nó nhiều bao nhiêu bạn càng có nhiều sợ hãi bấy nhiêu. Nhưng nếu bạn hiểu rõ toàn bản chất của sợ hãi mà là sự lệ thuộc, và tất cả việc đó, và đối mặt với nó, nhìn ngắm nó, vậy thì khi bạn quan sát bạn không chỉ nhận biết được những sợ hãi hời hợt ở tầng ý thức bên ngoài, mà còn cả xuyên thấu một cách sâu thẳm vào những ngõ ngách của cái trí bạn. Bạn đang làm việc này chứ? Thế là sợ hãi kết thúc trọn vẹn, và thế là nhân tố của sự biến dạng kết thúc.

Và nếu bạn đang theo đuổi hay đang đòi hỏi vui thú mà cũng là một nhân tố của ảo tưởng. Tôi không thích vị đạo sư này, nhưng tôi thích vị đạo sư kia. Đạo sư của tôi tốt lành hơn đạo sư của bạn. Tôi sẽ đi đến những ngõ ngách xa xôi nào đó của thế giới – Ấn độ, Nhật bản hay bất kỳ nước nào – và tìm sự thật, sự thật ở ngay góc đường, ở đây, không phải ở đó.

Vì vậy khi có sự đòi hỏi cho vui thú – bạn hiểu rõ không? – tình dục, trong bất kỳ hình thức nào, đây phải là một nhân tố gây biến dạng. Bởi vì vui thú, vui thú, bạn biết rồi, sự thưởng thức, là đúng đắn, phải không? Nó rất đáng yêu, nó rất tốt lành khi thưởng thức bầu trời, mặt trăng, những đám mây, những quả đồi, những cái bóng – bạn biết không – có những sự vật đẹp đẽ, quả đất. Nhưng cái trí – tư tưởng nói, “Tôi phải có nó nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn. Tôi phải lặp lại vui thú này, sự thưởng thức này, ngày mai tôi phải có nó”. Và tất cả những thói quen của thuốc kích thích, nhậu nhẹt đều được đặt nền tảng trên điều này – bạn biết rồi – tất cả. Mà lại nữa là hoạt động của tư tưởng. Khi thấy hòn núi trong ánh hoàng hôn, những đỉnh núi tuyết và những cái bóng trong thung lũng tối đen, và đang thưởng thức nó đầy đam mê, vẻ đẹp, vẻ dễ thương của nó, ánh sáng mềm dịu, sau đó tư tưởng nói, “Tôi phải có điều đó lại vào ngày mai. Nó quá đẹp”. Thế là tư tưởng đang đòi hỏi vui thú, theo đuổi trải nghiệm của hoàng hôn đó trên những quả đồi kia, và duy trì kỷ niệm. Và lần tới bạn thấy hoàng hôn mà ký ức được củng cố thêm. Vì vậy sợ hãi và vui thú là những nhân tố gây biến dạng – những đòi hỏi của vui thú và sợ hãi là những nhân tố gây biến dạng. Đúng chứ? Liệu cái trí có thể nhìn ngắm hoàng hôn đó, sống trọn vẹn cùng nó tại ngay khoảnh khắc đó, chấm dứt nó và bắt đầu lại vào ngày mai? Bạn theo kịp chứ? Để cho cái trí luôn luôn được tự do khỏi cái đã được biết. Bạn đang theo kịp tất cả điều này? Mặc dù cái đã được biết phải được sử dụng nhưng nó luôn luôn được tự do. Đúng chứ?

Vậy là có một tự do, mà không đo lường được. Bạn có thể không bao giờ nói, “Tôi được tự do” – bạn hiểu không, đó là một kinh tởm. Mọi điều bạn có thể tìm hiểu là chức năng của tư tưởng trong hiểu biết và liệu có bất kỳ hành động nào mà không đo lường được, không ở trong lãnh vực của cái đã được biết? Bạn đang học hành liên tục. Một cái trí đang học hành liên tục không có sợ hãi và thế là một cái trí như thế có thể thâm nhập vào cái không thể đo lường được.
Các bạn có muốn đưa ra bất kỳ câu hỏi nào?

Người hỏi: Liệu người ta có thể quan sát mà không có bất kỳ đánh giá, mà không có bất kỳ nhận xét, mà không có bất kỳ thành kiến? Liệu điều đó có thể được, hay nó chỉ là một loại ma mãnh khác của cái trí, một lừa dối? Ông thấy một hòn núi và ông công nhận nó là một hòn núi, không phải một con voi. Chắc chắn, để phân biệt theo cách này, phải có sự nhận xét và đánh giá.

Krishnamurti: Vâng thưa bạn. Vâng thưa bạn. Tôi đã hiểu câu hỏi. Tôi được phép tìm hiểu nó chứ? Câu hỏi là: liệu người ta có thể quan sát mà không có bất kỳ đánh giá, không có bất kỳ nhận xét, không có bất kỳ thành kiến, liệu điều đó có thể được, hay điều đó là một ma mãnh khác của cái trí, một lừa dối? Bạn thấy một hòn núi và bạn công nhận nó là một hòn núi, nó không phải một con voi.

Người hỏi: Ông thấy nó.

Krishnamurti: Bạn thấy nó. Chờ một chút thưa bạn. Bạn thấy nó nhưng bạn công nhận nó như một hòn núi. Nhưng bạn không nói rằng, “Đó là một con voi”. Nó là một hòn núi. Bây giờ hãy chờ một chút. Bạn thấy nó, bạn công nhận nó và sự công nhận chỉ có thể được khi đã có ký ức được thiết lập như hòn núi. Dĩ nhiên, ngược lại bạn thông thể thấy nó.

Người hỏi: Tôi nhớ hồi còn nhỏ khi tôi đến Thụy sĩ, lần đầu tiên tôi thấy một hòn núi mà không có bất kỳ hồi tưởng nào. Nó rất, rất đẹp.

Krishnamurti: Vâng thưa bạn. Khi bạn thấy nó lần đầu tiên bạn không nói nó là một hòn núi. Ai đó đã bảo cho bạn biết nó là một hòn núi. Và lần sau bạn thấy nó bạn công nhận nó như một hòn núi.

Người hỏi: Tôi thích nó hơn những sự vật xấu xí.

Krishnamurti: Hãy chờ. Dĩ nhiên, thưa bạn. Bạn thích hòn núi đó hơn tòa nhà xấu xí. Không đặt thành vấn đề nó là gì. Nhưng khi bạn quan sát có toàn qui trình của sự công nhận. Bạn không lầm lẫn nó với một ngôi nhà, với một con voi, với một con cá sấu, nó là một hòn núi. Bây giờ, lúc đó vấn đề khó khăn chen vào: quan sát mà không có từ ngữ. Nó là một hòn núi. Tôi thích nó. Tôi không thích nó. Tôi ao ước có một ngôi nhà trên quả đồi đó – bạn theo kịp không – mọi việc như thế. Chỉ quan sát nó. Ở đó, nó khá dễ dàng, phải không? Bởi vì những hòn núi không ảnh hưởng đến sống của bạn. Nhưng người chồng của bạn, người vợ của bạn, người chính trị của bạn, vị giáo sĩ của bạn, người hàng xóm của bạn, người bạn trai của bạn, người bạn gái của bạn, cái đó có ảnh hưởng đến bạn. Vì vậy bạn không thể nhìn người bạn của bạn, hay cô gái, hay cậu trai mà không có sự đánh giá, mà không có hình ảnh. Đó là nơi vấn đề phát sinh. Đúng chứ? Liệu bạn có thể nhìn hòn núi, và nhìn người vợ, người chồng, cô gái của bạn hay bất kỳ nhìn vào sự vật gì mà không có bất kỳ hình ảnh nào hay không? Hãy xem thử điều gì xảy ra! Nếu bạn có thể nhìn không có một hình ảnh vậy thì bạn đang nhìn lần đầu tiên. Đúng không? Vậy thì bạn đang nhìn quả đất, những vì sao, những hòn núi, những người chính trị xấu xa và mọi chuyện như thế, lần đầu tiên. Và điều đó có nghĩa đôi mắt của bạn trong sáng, không bị chất nặng bởi những kỷ niệm của quá khứ. Đó là tất cả. Liệu bạn có thể nhìn cái cây đó mà không có một hình ảnh của cái cây đó? Bạn hiểu rõ chứ? Hãy tìm hiểu nó đi. Hãy thực hiện nó đi. Bạn sẽ tìm ra vẻ đẹp tuyệt vời trong nó.

Người hỏi: Nếu ông nhìn theo lối đó, giống như ông nhìn hòn núi, mà không nhận biết một nhà máy gây tác động xấu ra sao cho môi trường của nó, ông không thể hành động.

Krishanmurti: Ồ, vâng, bạn có chứ. Khi bạn nhìn một nhà máy theo lối đó bạn không thể làm gì cả à? Trái lại, nó đang gây ô nhiễm không khí, tất cả sự phun khói đó, bạn biết không, bạn muốn làm việc gì đó. Không thưa bạn, đừng lẫn lộn nó. Hãy giữ nó thật đơn giản. Hãy thực hiện nó và bạn sẽ thấy hành động gì phát sinh từ nó.

Người hỏi: Liệu sự nhận biết là đang thấy cái gì đó một cách tổng thể, và liệu nó là từ từ hay tức khắc?

Krishnamurti: Liệu sự nhận biết – tôi đang diễn giải câu này thưa bạn – liệu rằng sự nhận biết, đang thấy cái gì đó một cách tổng thể, nó là từ từ hay tức khắc? Đó là câu hỏi phải không? Đó là câu hỏi của bạn phải không, thưa bạn? Bạn hiểu rõ câu hỏi? Liệu tôi tự-quan sát trọn vẹn, toàn bộ thân tâm của tôi, mọi phản ứng, mọi sợ hãi, những tận hưởng, theo đuổi vui thú – bạn biết không, tất cả việc đó – tại một thoáng nhìn, hay tôi phải làm nó từ từ? Đúng không? Bạn nghĩ gì đây? Nếu tôi làm nó từ từ, một ngày nhìn vào một phần của chính tôi, ngày hôm sau vào một phần khác của chính tôi – bạn theo kịp không – từ từ, điều đó được hay không? Điều gì xảy ra? Ngày hôm nay tôi nhìn vào một mảnh của chính tôi và khi tôi nhặt lên một mảnh khác của chính tôi vào ngày mai, sự liên hệ của mảnh đầu tiên với mảnh thứ hai là gì? Và trong khoảng ngừng giữa sự nhận biết của mảnh đầu tiên đó với mảnh thứ hai, những nhân tố khác đã hiện diện. Và thế là sự tìm hiểu và tiếp cận, và quan sát bị phân chia này, dẫn đến nhiều phức tạp, nó không có giá trị. Vì vậy lúc đó câu hỏi của tôi sẽ là: liệu tôi có thể, cái trí này có thể quan sát trọn vẹn ngay tức khắc? Đúng chứ?

Người hỏi: Khi ông quan sát trọn vẹn ngay tức khắc, không có gì cả. Tiếp theo đó là cái tôi phải không?

Krishnamurti: Hãy chờ một chút thưa bà, chúng ta hãy ngừng một tí. Vì vậy liệu tôi có thể nhìn vào chính tôi một cách không-phân chia – bạn hiểu chứ thưa bạn? Tôi đã được giáo dục, bị quy định để nhìn vào chính tôi một cách phân chia, nhìn vào thế giới một cách phân chia – người Thiên chúa giáo, người Cộng sản, người Xã hội, người Tin lành giáo, người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Phật giáo, Zen – bạn theo kịp không – tôi đã được nuôi dưỡng, được giáo dục trong văn hóa này, đó là nhìn vào thế giới một cách phân chia, như một người Do thái, như một người Anh, như một người Thiên chúa giáo – bạn biết rồi – hàng đống chuyện phá hoại như thế! Vậy là bởi vì bị quy định trong văn hóa này, tôi không thể có một tầm nhìn tổng thể. Đúng chứ? Vì vậy tiếp theo sự quan tâm chính của tôi là, được tự do khỏi nền giáo dục bị phân chia này – đúng chứ? Không phải liệu tôi có thể thấy một cách trọn vẹn hay không-trọn vẹn, nhưng làm cho cái trí được tự do khỏi sự phân chia. Đúng chứ? Không là người Thiên chúa giáo, không là người Tin lành – bạn biết tất cả mọi chuyện như thế. Xóa sạch tất cả những việc đó đi. Tôi chỉ có thể xóa sạch tất cả những việc đó ngay tức khắc khi tôi thấy sự thật của nó. Đúng chứ? Tôi không thể thấy sự thật của nó nếu tôi nói, “Tôi thích là một người Ấn độ giáo”, bởi vì là một người Ấn độ giáo cho tôi một vị trí nào đó, tôi khoác vào một cái áo và gây ấn tượng nhiều người xuẩn ngốc! Và tôi thỏa mãn trong quá khứ bởi vì truyền thống nói rằng chúng ta là một trong những chủng tộc cổ xưa nhất, và điều đó cho tôi sự thỏa mãn vô cùng. Nhưng nếu tôi thấy sự giả dối của tất cả điều đó, thấy sự thật của nó, tôi có thể thấy sự thật chỉ khi nào tôi thấy sự giả dối – sự thật ở trong sự giả dối.

Người hỏi: Ông đã dùng những từ ngữ để diễn tả một trạng thái không-từ ngữ của cái trí. Đây không là một mâu thuẫn hay sao?

Krishnamurti: Ông đã và đang sử dụng những từ ngữ để diễn tả cái không thể diễn tả được; và không có một mâu thuẫn trong đó hay sao? Đúng chứ thưa bạn? Ông đã và đang sử dụng những từ ngữ để diễn tả cái không thể diễn tả được và đó không là một mâu thuẫn hay sao? Bây giờ hãy chờ một chút. Sự diễn tả không là điều được diễn tả. Đúng chứ? Đúng chứ thưa bạn? Tôi có thể diễn tả hòn núi nhưng sự diễn tả không là hòn núi. Nhưng nếu tôi bị trói buộc trong sự diễn tả, như hầu hết mọi người đều như thế, vậy thì bạn không bao giờ thấy được hòn núi. Không có mâu thuẫn trong điều đó. Và làm ơn hãy rất cẩn thận. Tôi đã không diễn tả cái không thể thể đo lường được – đúng chứ? Tôi đã nói rằng bạn không thể thâm nhập cái không thể đo lường được đó, dù nó là gì chăng nữa, nếu nó hiện diện, nếu cái trí không hiểu rõ toàn công việc của tư tưởng. Đúng chứ? Tôi đã không diễn tả nó. Tôi chỉ đã diễn tả toàn sự vận hành của tư tưởng trong hành động liên quan đến hiểu biết và thời gian. Chúng ta đã tìm hiểu điều đó, cái không thể đo lường được không thể nào tìm hiểu được. Tôi nghĩ từng đó đã đủ cho ngày hôm nay, phải không?

SAANEN
Ngày 27 tháng 7 năm 1971


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10660)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 10937)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 15742)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3464)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 12605)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 7465)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 6599)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 79142)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 10943)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5205)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567