Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Trật tự

13/07/201100:56(Xem: 4376)
2. Trật tự

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

CHÂU ÂU

VII

BẢY NÓI CHUYỆN
Ở SAANEN, SWITZERLAND

2

TRẬT TỰ

Cái trí chỉ biết vô-trật tự. Trạng thái của “không-biết”. “Cái tôi” là thành phần của văn hóa, mà là vô-trật tự.

Những câu hỏi: Liệu cái trí có thể quan sát? Phân tích; vị đạo sư: sự liên hệ với Krishnamurti; liệu bạn có thể nhìn vào chính bạn?

Chúng ta sẽ tiếp tục nói chuyện về điều gì chúng ta đã nói ngày hôm qua? Chúng ta đã nói về trật tự, và trong một thế giới hoàn toàn bị hỗn loạn, bị phân chia, trong một thế giới quá bạo lực và tàn nhẫn, khi quan sát điều này người ta nên nghĩ rằng sự quan tâm chính của chúng ta trong sống sẽ là mang lại trật tự, không chỉ trong chính chúng ta mà con cả phía bên ngoài. Trật tự không là thói quen. Thói quen trở thành máy móc và mất đi tất cả sinh lực của nó, khi những con người trở nên chỉ có trật tự trong một ý nghĩa máy móc của từ ngữ đó. Và trật tự, như chúng ta đã nói ngày hôm qua, bao phủ không chỉ sống đặc biệt riêng của chúng ta mà còn tất cả sống quanh chúng ta, trong thế giới bên ngoài và sâu thẳm bên trong.

Làm thế nào người ta, bởi vì ý thức được vô-trật tự này, hỗn loạn này, làm thế nào người ta sẽ tạo ra trật tự trong chính mình, mà không có bất kỳ xung đột nào – làm ơn lắng nghe tất cả điều này – mà không có bất kỳ xung đột nào và không chỉ biến nó thành thói quen, lề thói, máy móc và loạn thần kinh? Đúng chứ? Bởi vì người ta đã quan sát những người kia mà rất trật tự, họ có một sự cứng ngắt nào đó, họ không có sự mềm dẻo, họ không nhanh nhẹn, họ trở nên khá khô khan, tự cho mình là trung tâm bởi vì họ theo một khuôn mẫu đặc biệt mà họ nghĩ là trật tự, và dần dần khiến điều đó trở thành loạn thần kinh; bởi vì ý thức được điều đó, trật tự đó trở thành máy móc, loạn thần kinh, và vẫn vậy người ta phải có trật tự trong sống của người ta. Làm thế nào điều này xảy ra được? Đó là điều gì sáng nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Tôi hy vọng bạn đã suy gẫm về một số câu hỏi mà chúng ta đang bàn luận ngày hôm kia, và bạn rất mải mê cùng nó.

Trước tiên người ta phải có trật tự thuộc phần thân thể, phải không? Một nhạy cảm cao độ, nếu tôi được phép sử dụng từ ngữ “kỷ luật” – chúng ta sẽ tìm hiểu từ ngữ đó – kỷ luật cực kỳ, nhạy cảm, sinh động, không phải một thân thể lờ đờ, bởi vì điều đó tác động vào cái trí. Và làm thế nào người ta sẽ có một cơ quan hết sức nhạy cảm mà không cứng ngắt, không cằn cỗi, không bị cưỡng bách vào một khuôn mẫu đặc biệt mà cái trí nghĩ là trật tự, và thế là cưỡng bách thân thể tuân phục vào một khuôn mẫu, hay vào một thiết kế đã được sắp xếp bởi cái trí. Đúng chứ? Chúng ta có đang theo sát điều này không? Đó là một trong những vấn đề, chúng ta sẽ quay lại nó.

Và cũng phải có trật tự trong toàn tổng thể của cái trí – cái trí là bộ não; và cái trí là năng lực để hiểu rõ, để quan sát hợp lý, sáng suốt, không bị trói buộc trong những ham muốn, những mục đích, những dự tính mâu thuẫn nhau. Và chất lượng tổng thể của cái trí này, làm thế nào nó sẽ có trật tự tổng thể, trật tự của cả cái trí và thân thể, mà không có tuân phục, mà không có sự cưỡng bách của loại kỷ luật nào đó được thiết lập bởi cái trí, và một cái trí có thể quan sát một cách rất rõ ràng, hợp lý, sáng suốt, và vận hành một cách tổng thể, nguyên vẹn trong mọi lãnh vực, không bị tách rời? Đầu tiên hãy thấy sự khó khăn của chúng ta, điều gì được bao hàm trong tất cả việc này. Người ta phải có trật tự, điều đó tuyệt đối cần thiết. Điều đó tất cả chúng ta đều đồng ý. Đúng chứ? Trật tự đó là gì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, bởi vì trong thế giới có trật tự của thế hệ già nua, mà thực sự là vô-trật tự hoàn toàn khi người ta quan sát những hoạt động của nó trong thế giới, trong thế giới kinh doanh, trong thế giới tôn giáo, trong thế giới kinh tế, trong thế giới quốc gia và vân vân, vô-trật tự hoàn toàn. Và trong phản ứng đến việc đó có xã hội buông thả, thế hệ buông thả hoàn toàn đối nghịch với thế hệ già nua, mà cũng là vô-trật tự – phải không? Làm ơn hãy quan sát điều này. Một phản ứng là một vô-trật tự. Đúng chứ? Và làm thế nào cái trí, cùng tất cả những tinh tế của tư tưởng, cùng tất cả những hình ảnh mà tư tưởng đã tự-xây dựng quanh chính nó, những hình ảnh mà nó đã xây dựng không chỉ về một thế giới chung quanh nhưng còn về nó nên là gì, và thế là sống trong một mâu thuẫn – “cái nên là” và “cái gì là” – làm thế nào một cái trí như thế sẽ có trật tự trọn vẹn, tổng thể để cho không còn phân chia, không còn phản ứng đến một khuôn mẫu mà nó nghĩ là đúng và vì vậy mâu thuẫn, đối nghịch, và từ đối nghịch đó sinh ra bạo lực?

Bây giờ, bởi vì thấy tất cả điều đó, làm thế nào cái trí, cái trí của bạn, sẽ có trật tự trọn vẹn, tổng thể trong hành động, trong suy nghĩ, trong mọi chuyển động thuộc cả phần thân thể lẫn tâm lý. Đúng chứ? Tôi hy vọng trước hết bạn thấy câu hỏi, bạn hiểu rõ câu hỏi, thấy được nó phức tạp như thế nào. Và những con người tôn giáo khắp thế giới đã nói rằng bạn có thể có trật tự chỉ nhờ vào một niềm tin trong một sống cao quý hơn, niềm tin nơi Thượng đế, niềm tin nơi cái gì đó phía bên ngoài, và tùy theo niềm tin đó dùng biện pháp kỷ luật để tuân phục, điều chỉnh, bắt chước, cưỡng bách toàn cấu trúc và bản chất của cái tinh thần cũng như trạng thái tâm lý của bạn. Đúng chứ? Và có nguyên một nhóm người theo chủ nghĩa cư xử mà nói rằng môi trường sống ép buộc bạn cư xử hợp lý, nếu bạn không cư xử đúng cách nó hủy diệt bạn. Và có nguyên một nhóm người tin tưởng và tuân phục vào niềm tin đó, dù rằng nó là niềm tin Công sản, niềm tin tôn giáo hay một niềm tin thuộc kinh tế, xã hội.

Vậy là khi thấy tất cả điều này, sự phân chia, sự mâu thuẫn trong chúng ta cũng như trong xã hội, trong thế giới, và văn hóa tương phản chống lại văn hóa, văn hóa đang tồn tại, tất cả đều nói rằng phải có trật tự trong thế giới. Quân đội nói điều này, phải có trật tự; những giáo sĩ nói phải có trật tự và vân vân – bạn thấy nó, phải có trật tự. Và trật tự có tính máy móc? Trật tự được tạo ra qua kỷ luật? Trật tự được tạo ra qua sự tuân phục, bắt chước, kiểm soát? Hay, trật tự mà chúng ta sắp sửa trình bày, không liên quan gì đến tất cả điều đó; có nghĩa là, nó không liên quan gì đến sự kiểm soát, đến kỷ luật trong ý nghĩa được chấp nhận thông thường của từ ngữ đó, nó không liên quan gì đến sự tuân phục, đến sự điều chỉnh và vân vân.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn toàn ý tưởng của sự kiểm soát này, liệu nó có mang lại trật tự – mà không có nghĩa chúng ta đang chống lại sự kiểm soát, chúng ta đang cố gắng hiểu rõ và bởi vì chúng ta hiểu rõ, chúng ta khám phá điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Bạn đang theo sát tất cả điều này chứ? Tôi đang trình bày quá nhanh à? Tôi hy vọng bạn quan tâm đến nó giống như tôi, và cũng đam mê nó nữa, không chỉ tình cờ lắng nghe một ý tưởng thuộc lý thuyết, chúng ta không đang bàn luận những học thuyết, hay giả thuyết, chúng ta đang quan sát thực sự điều gì đang xảy ra, thực sự. Và khi thấy điều gì là giả dối, và chính sự nhận biết của thấy điều gì giả dối là sự thật. Đúng chứ? Bạn nhận được nó chứ? Bạn hiểu rõ chứ? Tôi không được sử dụng từ ngữ “nhận được nó”. Đúng không? Chúng ta sẽ tiếp tục chứ?

Vì vậy trước hết điều gì được hàm ý trong sự kiểm soát? Bởi vì đó là điều gì tất cả văn hóa của chúng ta được đặt nền tảng, tất cả giáo dục của chúng ta, tất cả sự dạy dỗ con cái, và trong chính chúng ta sự thôi thúc muốn kiểm soát. Bây giờ điều gì được hàm ý trong sự kiểm soát đó? Chúng ta không bao giờ hỏi tại sao chúng ta nên kiểm soát? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu toàn nghi vấn đó. Sự kiểm soát hàm ý, phải không, một người kiểm soát và vật được kiểm soát. Đúng chứ? Làm ơn hãy chú ý điều này. Người kiểm soát và vật được kiểm soát. Tôi bị tức giận, tôi phải kiểm soát sự tức giận. Và nơi nào có sự kiểm soát có xung đột – tôi phải và tôi không được. Và rõ ràng rằng sự xung đột gây biến dạng cái trí. Đúng không? Một cái trí lành mạnh, trong sáng, minh mẫn khi không có xung đột gì cả, để cho nó vận hành mà không có bất kỳ sự kháng cự nào. Vậy thì một cái trí như thế là một cái trí lành mạnh, minh mẫn. Và sự kiểm soát phủ nhận điều đó. Đúng chứ? Bởi vì trong kiểm soát có sự xung đột, có sự mâu thuẫn, có sự ham muốn để bắt chước, để tuân phục vào một khuôn mẫu, mà bạn nghĩ bạn phải làm. Đúng chứ? Điều này rõ ràng không? Chúng ta sẽ tiếp tục từ đó?

Vì vậy sự kiểm soát không là trật tự. Làm ơn, bạn hiểu chứ? Hiểu rõ điều này rất quan trọng. Qua sự kiểm soát người ta không bao giờ có thể có được trật tự, bởi vì trật tự hàm ý vận hành một cách rõ ràng, đang thấy tổng thể, không có mọi biến dạng; nhưng nơi nào có xung đột phải có biến dạng, và sự kiểm soát hàm ý sự đè nén, sự tuân phục, sự điều chỉnh và sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát. Đúng chứ? Bây giờ làm ơn khi bạn lắng nghe điều gì đang được nói, cái trí phải đang được tự do chính nó khỏi văn hóa cũ kỹ của sự kiểm soát. Được chứ? Bạn đang thực hiện nó phải không?

Chúng ta sẽ tìm ra hành động hay tạo ra trật tự mà không có sự kiểm soát là gì – không phải rằng chúng ta đang phủ nhận toàn cấu trúc của sự kiểm soát. Nhưng chúng ta đang thấy sự giả dối của nó và thế là từ đang thấy đó sự thật của trật tự hiện diện. Bạn có nắm được nó không? Chúng ta đang theo sát cùng nhau chứ? Có à? Theo sát không phải bằng từ ngữ nhưng thực sự, đang thực hiện nó khi chúng ta đang theo sát. Bởi vì điều gì chúng ta đang cố gắng làm là cùng nhau tạo ra một thế giới hoàn toàn khác hẳn, một văn hóa hoàn toàn khác hẳn, một con người sống mà không còn bất kỳ xung đột, và chỉ một cái trí như thế có thể sống không có bất kỳ biến dạng và biết được tình yêu là gì. Sự kiểm soát trong bất kỳ hình thức nào nuôi dưỡng sự biến dạng, sự xung đột và một cái trí không lành mạnh. Và văn hóa cũ kỹ đã nói rằng bạn phải có kỷ luật. Và kỷ luật này bắt đầu với trẻ em trong những trường học, trong những trường cao đẳng, trong những gia đình, xuyên suốt sống. Bây giờ từ ngữ discipline đó không có nghĩa là rèn luyện, không có nghĩa là tuân phục, không có nghĩa là đè nén, nhưng từ ngữ đó có nghĩa “học hành”. Bạn đang theo kịp chứ? Từ ngữ discipline có nghĩa là học hành. Một cái trí đang luôn luôn học hành, luôn luôn, thực sự ở trong một trạng thái của trật tự. Bạn đang theo kịp tất cả điều này chứ? Chính cái trí không đang học hành mới nói rằng, “Tôi đã học hành”, vậy là một cái trí như thế tạo tác vô-trật tự. Đúng chứ? Chúng ta có đang theo cùng nhau không? Bạn biết rằng tôi không bao giờ kỷ luật chính tôi, không bao giờ, về bất kỳ điều gì. Và cái trí khước từ bị tập luyện, bị máy móc, tuân phúc, đè nén – tất cả điều đó được hàm ý trong kỷ luật. Và tuy nhiên chúng ta đã nói phải có trật tự. Đúng chứ? Và làm thế nào trật tự này sẽ hiện diện mà không có kỷ luật trong ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ đó? Đúng chứ? Tôi hy vọng bạn cũng đang suy nghĩ – phải không? Tôi không chỉ là một người duy nhất làm việc ở đây sáng nay, phải không?

Chúng ta đang hỏi: làm thế nào cái trí có được trật tự, trật tự tổng thể, vừa cả thân thể lẫn tinh thần, cả phần sinh lý cũng như phần tâm lý, mà không có kiểm soát, mà không có ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ kỷ luật đó, và hoàn toàn được tự do mà không có bất kỳ ý thức của tuân phục và bắt chước? Chúng ta có theo cùng nhau hay không? Đúng chứ? Khi thấy được vấn đề, mà rất phức tạp, như chúng ta đã thấy, câu trả lời của bạn cho nó là gì? Nếu bạn đang vận dụng cái trí của bạn, nếu bạn đang thực sự quan tâm sâu sắc đến nghi vấn của trật tự này, không chỉ bên trong chính bạn nhưng cũng còn cả bên ngoài, câu trả lời của bạn cho nó là gì, làm thế nào bạn tìm được câu trả lời cho sự thôi thúc để có được trật tự này, mà không nằm trong sự kiểm soát, trong ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ kỷ luật, tuân phục và cũng cả sự phủ nhận toàn bộ của uy quyền, mà là tự do. Đúng chứ? Bởi vì khi bạn có uy quyền vậy thì trong sự chấp nhận của uy quyền đó có sự tuân phục, có một tuân theo và điều đó nuôi dưỡng xung đột, và vì vậy điều đó nuôi dưỡng vô-trật tự. Bạn đang theo kịp chứ?

Vì vậy không có sự kiểm soát trong ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ kỷ luật đó, và toàn cấu trúc lẫn bản chất của uy quyền, mà phủ nhận sự tự do. Và tuy nhiên phải có trật tự. Đúng chứ? Bạn biết uy quyền trong ý nghĩa của bị áp đặt; sự chấp nhận của trải nghiệm riêng của bạn mà sau đó trở thành uy quyền của hiểu biết đặc biệt của bạn hay hiểu biết của người khác. Hãy thấy được những phức tạp của nó. Có uy quyền của luật pháp, của người cảnh sát, luật pháp của văn minh và vân vân. Và sự tự do khỏi uy quyền của những người lớn tuổi, niềm tin, uy quyền của những đòi hỏi, những trải nghiệm, hiểu biết riêng của người ta, tất cả điều đó phủ nhận sự tự do. Vì vậy làm thế nào người ta sẽ, bởi vì thấy tất cả điều này, không phải chỉ bằng từ ngữ, nhưng thấy được trạng thái thực sự như nó là, và đó là điều gì thế giới là, đó là điều gì giáo dục của chúng ta là, đó là điều gì văn hóa của chúng ta là – sự liên hệ thuộc tôn giáo, kinh tế, xã hội, gia đình, tất cả đều được đặt nền tảng trên việc này, mà đã dẫn đến sự hỗn loạn hoàn toàn, đến sự đau khổ cực kỳ, những chiến tranh, sự phân chia của thế giới và những con người. Bây giờ khi thấy được tất cả điều này, làm thế nào người ta sẽ tạo ra trật tự? Đó là vấn đề của bạn. Bạn hiểu chứ? Bạn sẽ trả lời vấn đề đó như thế nào nếu bạn quan tâm một cách thực sự, đam mê, sâu thẳm trong việc cố gắng mang lại trật tự trong sống của bạn, cũng như là bên ngoài, câu trả lời của bạn là gì? Liệu bạn sẽ dựa dẫm vào những quyển sách, những vị giáo sĩ, những người triết lý, những vị đạo sư, người mới đây nhất mà nói rằng, “Tôi được khai sáng, hãy đến và tôi sẽ bảo cho bạn tất cả về nó”? Bạn sẽ dựa dẫm vào ai để tìm ra làm cách nào sống một sống hoàn toàn có trật tự, sau khi phủ nhận tất cả điều này, mọi tuân phục, uy quyền, kỷ luật, kiểm soát và vân vân? Làm ơn, bạn phải trả lời câu hỏi này. Được chứ?

Bây giờ liệu chúng ta có thể cùng nhau, bởi vì người nói không là vị đạo sư của bạn, tuyệt đối không. Tôi sẽ không như thế. Làm ơn hãy nhận ra điều này. Bởi vì tôi ghê tởm những đệ tử, họ là những người phá hoại nhất. Và bạn không học hành được bất kỳ điều gì từ người nói, không gì cả, vì vậy ông ta không là uy quyền của bạn. Đúng chứ? Vì vậy hãy cùng nhau, bởi vì bạn không-biết, bạn chỉ quan sát “cái gì là”, và bạn không-biết làm thế nào để tạo ra trật tự từ “cái gì là”. Đúng chứ? Bạn đang theo sát điều này phải không? Chúng ta đã giải thích, đã quan sát cùng nhau sự thật của điều gì đang xảy ra, và bạn không-biết điều gì sẽ là kết quả của sự tìm hiểu này. Đúng chứ? Và người nói cũng đến với nó mới mẻ lại. Vì vậy chúng ta, cả hai chúng ta đều đang tiếp cận vấn đề một cách mới mẻ – mới mẻ trong ý nghĩa bạn không-biết làm thế nào tạo ra trật tự từ sự hỗn loạn này. Bởi vì nếu bạn nói, “trật tự nên như thế”, vậy thì bạn đang phản ứng đến “cái gì là”, trong đang đối nghịch với “cái gì là” bạn đang phát biểu điều gì đó mà là một phản ứng nên không có giá trị gì cả. Đúng chứ? Vì vậy cả hai chúng ta đều đang tiếp cận vấn đề một cách hoàn toàn mới mẻ. Chúng ta đã chỉ tìm hiểu sự kiện thực sự của điều gì đang xảy ra trong thế giới và trong chính chúng ta, sự kiện thực sự. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra trật tự là gì. Bạn không chấp nhận bất kỳ điều gì người nói trình bày, làm ơn hãy hoàn toàn bảo đảm điều đó. Bởi vì, nếu bạn chấp nhận nó, sự liên hệ của chúng ta hoàn toàn thay đổi. Nhưng liệu chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu, đang hoàn toàn quan tâm đến đề tài này, đó là, nhận ra trạng thái hỗn loạn, vô-trật tự trong thế giới, và trong chính chúng ta, trong sống của chúng ta, nó kinh khủng làm sao, vô-trật tự làm sao, đang thấy sự kiện thực sự của nó, và sau đó chúng ta cần sự mãnh liệt lẫn sự đam mê để tìm ra trật tự là gì.

Vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra – cùng nhau. Vì vậy chúng ta sẽ tìm ra học hành có nghĩa gì. Đúng chứ? Không phải từ tôi, nhưng bằng quan sát “cái gì là” và học hành từ đó. Đúng chứ? Học hành, mà có nghĩa nó là một hiện tại năng động của động từ “học hành” đó, mà là một chuyển động liên tục của học hành, không phải là đã học hành – đã học hành áp dụng vào, mà hoàn toàn khác biệt với liên tục đang học hành. Bạn thấy sự khác biệt không? Chúng ta đang cùng nhau học hành. Chúng ta không đang lưu trữ hiểu biết và sau đó hành động tùy theo hiểu biết đó, vậy thì việc đó trở thành mâu thuẫn. Vậy thì trong đó có kiểm soát và mọi chuyện của nó bắt đầu. Trái lại một cái trí luôn luôn đang học hành không có uy quyền, không có kiểm soát, không có kỷ luật, nhưng ngay học hành đó đòi hỏi trật tự. Đúng chứ? Bạn, làm ơn hãy tự quan sát về chính bạn, bạn đang ở trong một trạng thái học hành, hay đang chờ đợi được chỉ bảo cho biết? Làm ơn hãy tự-quan sát về chính mình. Đang học hành hay đang chờ đợi một ai khác như tôi đến và chỉ bảo cho bạn biết trật tự là gì? Nếu bạn đang chờ đợi để tìm ra từ người khác trật tự là gì, vậy thì bạn lệ thuộc vào người đó, hay vào quyển sách đó, hay vào vị giáo sĩ đó, hay vào cấu trúc đó và vân vân. Vậy là chúng ta đang cùng nhau học hành. Đó là trạng thái cái trí của bạn phải không, rằng bạn đã hiểu rõ sự kiểm soát và tất cả những hàm ý của từ ngữ đó, đã hiểu rõ và vì vậy được tự do? Đã hiểu rõ điều gì được hàm ý trong ý nghĩa chính thức của từ ngữ “discipline” học hành đó và cũng vậy hoàn toàn nhận biết được ý nghĩa của từ ngữ “authority” uy quyền đó. Nếu không, bạn không thể học hành, đúng chứ?

Học hành hàm ý một cái trí tò mò, không-biết, háo hức để tìm ra, rất quan tâm – cái trí của bạn có giống như thế, quan tâm, nói, “Tôi không biết trật tự là gì, tôi sẽ tìm ra”? Rất tò mò và đam mê, quan tâm sâu sắc – liệu cái trí của bạn giống như thế, và vì vậy sẵn lòng để học hành – không phải từ một người khác nhưng học hành, động thái của quan sát? Bởi vì sự kiểm soát trong ý nghĩa được chấp nhận của từ ngữ kỷ luật đó, chính là uy quyền mà ngăn cản sự quan sát. Bạn thấy điều đó? Chúng ta hiểu nó? Cái trí chỉ có thể học hành khi nó được tự do, khi nó không-biết. Nếu không bạn không thể học hành.

Vì vậy liệu cái trí của bạn có được tự do, để quan sát thế giới và quan sát về chính mình hay không? Và bạn không thể quan sát nếu bạn đang nói rằng, “Điều này đúng và điều kia sai”, “Tôi phải kiểm soát, tôi phải đè nén, tôi phải vâng lời, tôi phải không vâng lời” – bạn theo kịp không? Tất cả điều đó đang xảy ra và bạn không được tự do để học hành. Nếu bạn nói rằng, “Tôi phải sống một sống buông thả”, vậy thì bạn không được tự do để học hành. Nếu bạn đang tuân phục, bạn không được tự do để học hành. Đúng chứ? Bạn đang tuân phục khi bạn để tóc dài, râu dài? Tôi đang tuân phục vì tôi mặc một cái áo sơ mi và cái quần dài? Mái tóc ngắn? Làm ơn hãy tìm ra. Tuân phục không phải chỉ vào một khuôn mẫu đặc biệt, vào một cấu trúc đặc biệt của xã hội, hay một niềm tin; nhưng đang tuân phục trong những sự việc nhỏ xíu. Và một cái trí như thế không thể học hành bởi vì đằng sau sự tuân phục này có toàn bộ ý thức của sợ hãi này, và người trẻ lẫn người già đều có, và đó là lý do tại sao họ tuân phục.

Vì vậy muốn tìm ra trật tự là gì, và phải có trật tự, một việc đang sống không phải một việc máy móc, một việc đẹp đẽ, bạn hiểu rõ chứ, sự trật tự của vũ trụ, sự trật tự mà tồn tại trong toán học, sự trật tự mà tồn tại trong thiên nhiên, trong tương quan giữa những thú vật khác nhau trong thiên nhiên, sự trật tự, mà chúng ta những con người đã khước từ hoàn toàn bởi vì trong chính chúng ta hoàn toàn vô-trật tự, mà có nghĩa mâu thuẫn, phân chia, bị kinh hãi và mọi chuyện tương tự như thế. Bây giờ tôi đang hỏi chính tôi, và bạn, liệu cái trí của tôi có thể học hành bởi vì nó không biết trật tự là gì. Nó biết sự phản ứng đến vô-trật tự, nhưng không-phản ứng hãy tìm ra cho chúng ta liệu nó có thể học hành, và vì vậy được tự do để quan sát. Đó là, liệu cái trí của bạn có nhận biết được tất cả những vấn đề này – nhận biết được sự kiểm soát, kỷ luật, uy quyền và sự đáp trả liên tục của phản ứng, cấu trúc – bạn có nhận biết được tất cả điều này? Bạn có ý thức được điều này trong chính bạn khi bạn sống từ ngày sang ngày? Hay bạn chỉ ý thức được khi nó được chỉ ra cho bạn? Làm ơn thấy rõ sự khác biệt. Bạn chỉ ý thức được khi nó được vạch ra cho bạn, hay bạn ý thức được mà không cần nó được vạch ra, bạn hiểu rõ nó chứ? Bây giờ nó là cái gì? Làm ơn hãy tìm hiểu nó. Nó là cái gì? Bởi vì nó đã được vạch ra cho bạn, thế là bạn trở nên ý thức, mà những vấn đề khác riêng của nó đã bao gồm? Hay bạn có nhận biết được toàn cấu trúc của sự hoang mang, kỷ luật, kiểm soát, đè nén – bạn biết không – sự tuân phục, tất cả điều đó bởi vì bạn đang quan sát, đang sống, đang nhìn ngắm. Vậy thì nó là của riêng bạn, trái lại người khác là thứ phụ. Bây giờ nó là gì?

Với hầu hết chúng ta nó là thứ phụ bởi vì chúng ta là những con người phó bản, đúng chứ? Tất cả hiểu biết của chúng ta là nhai lại, những truyền thống của chúng ta là nhai lại. Có lẽ chỉ một hoặc hai hoạt động là hoàn toàn thuộc riêng của chúng ta, hay không của người khác. Vì vậy liệu người ta có nhận biết được, bạn và tôi có ý thức được, liệu chúng ta có ý thức được rằng nó là sự nhận biết trực tiếp của riêng chúng ta, và không phải học hành từ một người khác? Bây giờ nếu nó được học hành từ một người khác, người ta phải gạt bỏ sự việc đó hoàn toàn, phải không? Đúng chứ? Lúc này bạn phải gạt bỏ mọi sự việc mà người nào đó đã chỉ bảo cho bạn, giống như nó đã xảy ra vừa lúc nãy bởi người nói về những hàm ý của sự kiểm soát, kỷ luật, uy quyền và vân vân, vậy thì bạn trở nên ý thức được rằng điều gì đã được vạch ra cho bạn phải hoàn toàn bị phủ nhận với mục đích để học hành. Bạn đang theo kịp chứ? Vì vậy nếu bạn đã phủ nhận điều gì những người khác đã nói, bạn thực sự đang học hành, phải không?

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm ra trật tự có nghiã gì – đúng chứ? Làm thế nào bạn tìm ra trật tự là gì khi bạn không biết bất kỳ điều gì về nó – bạn hiểu chứ? Bạn đang theo kịp chứ? Ồ Chúa ơi, đừng nhìn ngơ ngác như thế, làm ơn! Khi bạn không biết bất kỳ điều gì về nó, trật tự là gì, làm thế nào bạn tìm được? Bạn chỉ có thể tìm được bằng cách tìm hiểu trạng thái của cái trí mà đang tìm hiểu trật tự là gì. Bạn nắm được điều gì tôi đang trình bày hay không? Bạn đang hiểu rõ điều gì tôi đang giải thích chứ? Hãy nhìn – tôi không biết trật tự là gì, tôi biết vô-trật tự là gì. Tôi hoàn toàn quen thuộc với vô-trật tự là gì, toàn văn hóa vô-trật tự của xã hội hiện nay này, tôi biết nó rất rõ; nhưng tôi không biết trật tự là gì. Tôi có thể tưởng tượng trật tự là gì, tôi có thể lý luận trật tự là gì, nhưng những lý thuyết, những tưởng tượng, những phỏng đoán không là trật tự, vì vậy tôi gạt bỏ điều đó. Đúng chứ? Tôi thực sự không biết trật tự là gì. Đúng chứ? Cái trí của tôi – làm ơn lắng nghe điều này rất cẩn thận – cái trí của tôi biết vô-trật tự là gì, làm thế nào nó xảy ra, văn hóa gì, tình trạng bị quy định của văn hóa đó, và những con người, tôi nhận biết được tất cả điều đó, tôi ý thức được tất cả điều đó, và điều đó là vô-trật tự hoàn toàn. Bây giờ tôi thực sự không-biết trật tự là gì. Bây giờ trạng thái của cái trí là gì khi nói, “Tôi không-biết”? Bạn đang theo kịp điều này chứ? Trạng thái của cái trí mà nói, “Tôi thực sự không-biết” là gì? Trạng thái của cái trí đó đang chờ đợi một câu trả lời, đang chờ đợi được chỉ bảo cho biết, đang mong đợi tìm ra trật tự? Nếu nó đang mong đợi tìm ra trật tự, nếu nó chờ đợi để được chỉ bảo cho biết, vậy thì nó ở trong một trạng thái đang-biết, đúng chứ? Bạn đang theo sát điều này phải không? Tôi thực sự không-biết. Nó không đang chờ đợi để được chỉ bảo, nó không đang chờ đợi một câu trả lời. Nó năng động cực kỳ, nhưng nó không-biết. Nhưng nó biết cái gì là vô-trật tự hoàn toàn, và thế là phủ nhận tất cả điều đó. Vì vậy cái trí, một cái trí như thế mà nói rằng, “Tôi không-biết” hoàn toàn được tự do. Thế là bởi vì nó đã phủ nhận vô-trật tự, bởi vì nó được tự do nó đã tìm được trật tự. Bạn hiểu điều này không? Tôi e rằng bạn không hiểu! Nó thực sự rất tuyệt vời nếu bạn thâm nhập điều này. Làm ơn .

Trước hết chúng ta đã bắt đầu bằng cách nói rằng phải có trật tự trong thế giới này. Và chúng ta đã nói trật tự được thiết lập bởi thế hệ già nua cùng văn hóa của họ, qua sự kiểm soát, qua kỷ luật, qua tuân phục, qua đè nén, qua uy quyền, áp đặt, sợ hãi, thống trị, thiên đàng và địa ngục. Và trong quan sát cẩn thận điều đó bởi vì tất cả điều đó là chính người ta, người ta thấy sự vô-trật tự hoàn toàn cả bên ngoài lẫn bên trong, ngoại trừ thỉnh thoảng vài tia sáng rõ ràng, đó không là trật tự, chúng chỉ là những lóe sáng mà thôi. Và sự quan tâm, sự đam mê, sự mãnh liệt để khao khát có trật tự phủ nhận mọi văn hóa mà đã tạo ra vô-trật tự. Bạn theo kịp tất cả điều này chứ? Nó đã phủ nhận điều đó. Điều đó không là trật tự. Đó cũng không là trật tự, xã hội buông thả, đó cũng không là trật tự, cùng bạo lực của chúng, cùng đặc trưng của chúng – và mọi chuyện còn lại. Tôi không-biết trật tự là gì và tôi không-đang chờ đợi người nào đó chỉ bảo cho tôi trật tự là gì. Và cái trí của tôi, bởi vì nó đã phủ nhận mọi thứ vô-trật tự, tổng thể mà không chận đứng điều gì, nó đã hoàn toàn làm trống không cái tủ, vì vậy nó được tự do, vì vậy nó có thể học hành. Và bởi vì nó được hoàn toàn tự do, mà có nghĩa không bị phân chia, nó ở trong một trạng thái trật tự. Bạn đã hiểu rõ điều này chứ?

Bây giờ cái trí của bạn ở trong trật tự? Tổng thể chứ? Nếu không đừng tiến xa thêm nữa. Không người nào, không người thầy, không vị đạo sư, không đấng cứu rỗi, không những người triết lý cổ xưa và hiện đại, không ai có thể dạy bảo bạn trật tự là gì, thế là bạn phủ nhận mọi uy quyền, thế là bạn được tự do khỏi sợ hãi để tìm ra trật tự là gì. Lúc này bạn có ý thức được cái trí của bạn, bạn có ý thức được chính bạn, sống của bạn, không phải cuộc sống nghỉ ngơi, không phải cuộc sống ngồi đây một tiếng đồng hồ lắng nghe một buổi nói chuyện, nhưng sống hàng ngày của bạn, sống gia đình của bạn, sống quan hệ lẫn nhau của bạn. Bạn có ý thức được trong sống đó, sống hàng ngày, đơn điệu, nhàm chán, lề thói, văn phòng, những cãi cọ, càu nhàu, những hung hăng, bạo lực – bạn có ý thức được rằng tất cả điều đó là kết quả của một văn hóa mà hoàn toàn vô-trật tự – sống của bạn? Và nhận biết được rằng từ vô trật tự đó bạn không thể lượm lặt và chọn ra điều gì bạn nghĩ là trật tự. Đúng chứ? Vì vậy liệu bạn có ý thức được rằng sống của người ta là vô-trật tự? Và sự quan tâm, sự đam mê, sự mãnh liệt để khao khát tìm ra trật tự, ngọn lửa của nó, nếu bạn không có ngọn lửa đó vậy thì bạn sẽ nhặt lên và chọn lựa điều gì bạn nghĩ là trật tự từ vô-trật tự. Vì vậy bạn có thể, một cách chân thật, quan sát về chính bạn – bằng sự chân thật lạ thường, bạn biết, mà không có bất kỳ ý thức đạo đức giả nào, kiểu nói nước đôi nào – biết cho chính bạn rằng sống của bạn là vô-trật tự, và liệu bạn có thể gạt bỏ tất cả để tìm ra trật tự là gì?

Bạn biết rằng gạt bỏ vô-trật tự không khó khăn lắm. Tôi biết chúng ta đã tạo ra nhiều bi kịch và nhiều hứng khởi và mọi chuyện như vậy. Bạn biết khi bạn thấy cái gì đó rất nguy hiểm, một vách núi đứng, một con thú hoang, hay một con người nguy hiểm, bạn tránh nó ngay lập tức, phải không, phải không? Không cãi cọ, không chần chừ, không trì hoãn, có hành động ngay tức khắc. Trong cùng cách như vậy khi bạn thấy sự nguy hiểm, sự nguy hiểm hoàn toàn của vô-trật tự, có hành động ngay tức khắc mà là phủ nhận, phủ nhận toàn bộ, về toàn văn hóa mà đã tạo ra vô-trật tự này, mà là chính bạn. Đúng chứ? Tôi nên ngừng ở đây. Bây giờ có lẽ các bạn muốn đưa ra những câu hỏi về tất cả điều này.

Người hỏi: Liệu nó là một vấn đề của quan sát như thế nào bởi vì chúng ta không được tự do?

Krishnamurti: Người hỏi nói rằng liệu nó là một vấn đề của quan sát như thế nào. Điều đó không đúng sao, thưa bạn? Đó là như thế phải không? Liệu bạn, liệu người ta có được tự do khi quan sát? Đó là điều gì chúng ta đang nói. Chúng ta không được tự do khi quan sát. Bạn không muốn quan sát, đúng chứ? Liệu bạn thực sự muốn quan sát tất cả những sự vật mà bạn nắm bắt, mà bạn ấp ủ, mà bạn nghĩ là quan trọng, mà được vây quanh bởi nhiều sự hỗn loạn, liệu bạn có thể quan sát tất cả việc đó? Cố gắng lên, thưa các bạn. Nó không là vấn đề của tôi. Liệu bạn có thể quan sát về chính bạn mà không có bất kỳ biến dạng nào? Liệu bạn có khi nào nhìn vào chính bạn, không phải một hình ảnh nhìn vào một hình ảnh khác? Bạn đang theo kịp chứ?

Người hỏi: Chúng tôi không ở đây để tuân phục vào một khuôn mẫu nào đó? Ông nói suốt một tiếng đồng hồ và sau đó chúng tôi đặt ra vài câu hỏi. Liệu đó cũng là một khuôn mẫu?

Krishnamurti: Đó là một khuôn mẫu à? Tôi nói chuyện một tiếng đồng hồ, người ta đặt ra những câu hỏi, đó cũng là một khuôn mẫu à? Bạn có thể biến bất kỳ cái gì thành một khuôn mẫu. Ngồi trên một cái ghế là một khuôn mẫu, ngồi dưới đất trở thành một khuôn mẫu. Nhưng đây là một khuôn mẫu hay sao? Nếu nó là một khuôn mẫu chúng ta hãy phá vỡ đi. Tôi sẽ ngồi dưới đất, liệu điều đó sẽ gây ra bất kỳ khác biệt nào, và bạn nói chuyện suốt cả tiếng đồng hồ và tôi sẽ lắng nghe? (Tiếng cười) Không tôi không đang đùa giỡn, làm ơn.

Bạn thấy rằng tôi đang đặt ra một câu hỏi, đó là: bạn đã có khi nào nhìn vào chính bạn hay chưa? Không phải trong cái gương, khuôn mặt của bạn, việc trang điểm của bạn và mọi chuyện như thế, bạn có khi nào nhìn vào chính bạn hay chưa? Bạn biết nhìn vào chính bạn có nghĩa gì? Nhìn vào chính bạn thực sự như bạn là? Điều đó có gây kinh hãi cho bạn không? Bạn bị kinh hãi bởi vì bạn có một hình ảnh về chính bạn, phải không? Bạn nghĩ rằng tôi giỏi hơn điều đó, tôi cao quí hơn việc đó, hay tôi xấu xí làm sao, già cỗi, ma mãnh, bệnh tật, ngu xuẩn làm sao. Tất cả điều này ngăn cản bạn đang nhìn, phải không? Không à? Tôi chỉ muốn nhìn thấy tôi như tôi là. Tôi không muốn nhặt ra và chọn lựa từ điều gì tôi thấy. Tôi chỉ muốn nhìn ngắm. Liệu việc đó cần nhiều can đảm? Không, xin lỗi. Sự quan tâm muốn quan sát tôi là gì khiến cho tôi nhìn, không phải sự sợ hãi của tìm được tôi là gì. Tôi không hiểu liệu bạn đang gặp gỡ điều này. Tôi thực sự, đầy sinh lực, vô cùng quan tâm trong thấy tôi là gì, dù nó là gì chăng nữa – bạn có vậy không? Những liên hệ của tôi, liệu tôi nói dối hay nói thật, liệu tôi sợ hãi, liệu tôi tham lam, tham vọng, bạn biết tất cả những chuyển động tinh tế mà len lỏi vào và ra khỏi sống của tôi. Bây giờ làm thế nào tôi nhìn vào chính tôi được? Liệu cái trí của tôi có quan sát về chính nó? Điều đó có nghĩa, một suy nghĩ, đang tự-tách rời, quan sát về những suy nghĩ khác phải không? Vậy là một suy nghĩ đó đã tự-tách rời khỏi những suy nghĩ khác, vậy là suy nghĩ đó nói, “điều này đúng”, “điều này sai”, “điều này tốt”, “điều này xấu”, “tôi sẽ giữ điều này,” “tôi sẽ không giữ điều này”, “tôi kinh hãi làm sao”, “xấu xí làm sao” – bạn theo kịp chứ? Đó là đang quan sát à? Khi một suy nghĩ tự-tách rời khỏi phần còn lại của những suy nghĩ khác, liệu một suy nghĩ như thế có thể đang quan sát? Hay bạn chỉ có thể quan sát về chính bạn khi không có sự tách rời của suy nghĩ? Tất cả điều này đang trở nên quá khó khăn phải không? Đúng chứ? Tôi không hiểu tại sao.

Người hỏi: Tôi xin phép đưa ra một câu hỏi?

Krishnamurti: Vâng.

Người hỏi: Vận hành vào sự kiện là một trong những phương cách để lẩn tránh một khủng hoảng?

Krishnamurti: Vận hành vào một sự kiện, muốn làm điều gì đó về sự kiện, đó là một trong những phương cách để lẩn tránh sự khủng hoảng. Hãy chờ một tí thưa bạn, chúng ta sẽ trả lời điều đó nhưng trước hết chỉ lắng nghe điều này.
Bạn có khi nào nhìn vào chính bạn hay chưa? Khuôn mặt của bạn, cách cư xử của bạn như thế nào, tại sao bạn cư xử trong một cách nào đó, những phản ứng thần kinh của bạn, những cựa quậy ngón tay của bạn, mà bạn không ý thức được gì cả, không nhận biết được thân thể của bạn đang làm gì, liệu bạn có ý thức được tất cả việc đó hay không? Bạn đi đứng như thế nào, bạn nói năng như thế nào, bạn lắng nghe như thế nào? Và bạn có ý thức được chính bạn, những tư tưởng của bạn, những cảm thấy của bạn, những động cơ, hoàn toàn ý thức được hay không? Chỉ quan sát, không sửa đổi, chỉ quan sát.

Người hỏi: Thật khó khăn để không phân tích.

Krishnamurti: Khi bạn đang phân tích bạn không đang quan sát.

Người hỏi: Tôi biết.

Krishnamurti: Bạn không-biết bởi vì nếu biết bạn sẽ không phân tích. Hãy quan sát, tôi muốn xem thử có gì trong cái tủ của cái trí tôi, cái gì được lưu trữ ở đó, tôi muốn đọc tất cả những sự việc nó chứa đựng bởi vì nội dung của cái trí là cái trí. Đúng chứ? Bạn có đang theo kịp điều này không? Liệu điều này đang trở nên quá khó khăn? Tôi muốn nhìn thấy tôi là gì, không chỉ trong suốt những tiếng đồng hồ đang thức – đang đi bộ, đang nói chuyện, những cử chỉ, dáng điệu, văn phòng, ái ân, tức giận, vui thú, sự thỏa mãn khi thấy những quả đồi, những dòng suối, cây cối, chim chóc, những đám mây, trong những tiếng đồng hồ đang thức – nhưng tôi cũng còn muốn nhìn thấy chính tôi khi tôi đang ngủ, điều gì đang xảy ra. Phải không? Phải không? Ồ, bạn không làm! Bạn nghĩ rằng bạn làm. Bạn biết nó có nghĩa gì khi bạn muốn học hành về chính mình? Nó có nghĩa rằng làm việc chăm chỉ, quan sát hàng ngày, đang quan sát, đang quan sát, đang quan sát. Mà không có nghĩa đang quan sát tự cho mình là trung tâm, chỉ đang quan sát, giống như đang quan sát một con chim, chuyển động của một đám mây, bạn không thể thay đổi chuyển động của một đám mây. Vì vậy hãy quan sát trong cùng cách như vậy.

Và câu hỏi tiếp theo là: liệu cái trí có thể quan sát được điều gì nó đang làm khi nó đang ngủ? Tôi sẽ không trình bày điều đó, nó cũng vậy thôi – chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó sau nếu bạn muốn.

Người hỏi: Tôi muốn nhìn vào sự liên hệ của chúng ta – ông với chúng tôi. Ông nói rằng ông không là vị đạo sư nhưng ông nói và chúng tôi lắng nghe. Chúng tôi đưa ra những câu hỏi và ông trả lời chúng. Vì vậy liệu chúng ta có thể nhìn vào sự liên hệ của chúng ta?

Krishnamurti: Liệu chúng ta có thể nhìn vào sự liên hệ của chúng ta. Bạn nói chuyện, chúng tôi lắng nghe, chúng tôi dường như thâm nhập vào điều gì bạn đang nói và vì vậy liệu chúng ta có thể bàn luận về sự liên hệ của chúng ta? Đúng chứ thưa bạn. Liệu chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình, cùng nhau? Hay bạn chỉ đang theo sau? Đó là trách nhiệm của bạn phải bảo cho tôi biết, không phải trách nhiệm của tôi phải bảo cho bạn. Bạn đang làm gì? Cùng nhau hay đang bị dẫn dắt? Nó là gì? Nếu bạn đang bị dẫn dắt, nếu bạn đang theo sau, không có sự liên hệ, bởi vì ông ta nói, “Đừng theo sau”. Ông ta không là uy quyền của bạn, vị đạo sư của bạn. Nhưng nếu bạn quả quyết theo sau, nếu bạn quả quyết lắng nghe với mục đích để học hành điều gì ông ta đang nói, vậy thì chúng ta không có liên hệ, phải không? Nhưng nếu bạn nói, “Nhìn kìa, tôi muốn học hành, chúng ta cùng nhau, cùng nhau đang thực hiện một chuyến hành trình vào thế giới lạ thường này mà trong đó chúng ta sống, trong thế giới mà là tôi, và tôi muốn thẩm thấu vào cái tôi đó, tôi muốn học hành, vậy thì chúng ta cùng nhau, chúng ta có một liên hệ. Đúng chứ?

Người hỏi: Liệu có thể thực sự cùng nhau nếu hoàn cảnh vật lý là như thế. Ông ngồi trên đó và chúng tôi đang ngồi dưới đây.

Krishnamurti: Nó không tạo ra bất kỳ khác biệt nào khi ông ngồi trên bục và chúng tôi ngồi ở dưới. Tôi tình cờ ngồi trên bục này vì nó thuận tiện hơn, bởi vì bạn có thể thấy lão già tội nghiệp đó và ông ta có thể thấy bạn. Nếu tôi ngồi dưới đó không ai trong số họ có thể thấy tôi. Chắc chắc chiều cao không tạo ra bất kỳ khác biệt nào, phải không, khi chúng ta đang nói về cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình dù bạn cao, lùn, hay dù rằng bạn vai to hay rộng hay đang ngồi – chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình vào thế giới mà trong đó không có chiều cao lẫn chiều sâu, không chiều rộng. Nó là thế giới mà chúng ta đang cố gắng hiểu rõ.

Vì vậy tôi sẽ trở lại câu hỏi này, đó là: bạn có khi nào đã nhìn vào chính bạn hay chưa? Bạn có khi nào đã nhìn vào chính bạn trong một khoảng thời gian, giống như bạn nhìn vào chính bạn trong cái gương khi bạn cạo râu, khi bạn chải tóc, khi bạn trang điểm và mọi chuyện như thế? Bạn có khi nào đã dành ra mười phút, như khi bạn đã làm tại một cái gương, đang nhìn vào chính bạn, không có bất kỳ chọn lựa, không có bất kỳ ý thức của đánh giá hay phê bình, chỉ đang quan sát về chính bạn? Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả điều đó vào ngày kia.

SAANEN
Ngày 20 tháng 7 năm 1971

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 23200)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
13/12/2010(Xem: 24293)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
11/12/2010(Xem: 13258)
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
07/12/2010(Xem: 5148)
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
30/11/2010(Xem: 3185)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
28/11/2010(Xem: 8310)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
27/11/2010(Xem: 11501)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
17/11/2010(Xem: 4145)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
16/11/2010(Xem: 16074)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
13/11/2010(Xem: 8731)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khí mà đạo Phật đã thổi vào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]