Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bốn “mahawakya” từ kinh Upanishads được bàn luận. Chuyển tải và lý tưởng Bodhisattva. Vedanta và sự kết thúc của hiểu biết.

13/07/201100:56(Xem: 5874)
2. Bốn “mahawakya” từ kinh Upanishads được bàn luận. Chuyển tải và lý tưởng Bodhisattva. Vedanta và sự kết thúc của hiểu biết.

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ

IV

Hai nói chuyện:
J. Krishnamurti và Swami Venkatesananda

– 2 –

J. KRISHNAMURTI VÀ
SWAMI VENKATESANANDA

Bốn “mahavakya” từ kinh Upanishads được bàn luận.
Chuyển tải và lý tưởng Bodisattva.

Vedanta và sự kết thúc của hiểu biết.

Swami Venkatesananda: Krishnaji, chúng ta đang ngồi gần nhau và đang tìm hiểu, đang lắng nghe, đang học hỏi. Thậm chí bậc thánh hiền và người tìm kiếm cũng đã làm như thế, và đó là lời giới thiệu khi họ nói về kinh Upanishads. Kinh Upanishads này chứa đựng điều gì được biết đến như là Mahavakyas, Những Lời Giảng Dạy Vĩ Đại, mà lúc đó có lẽ có cùng ảnh hưởng vào người tìm kiếm như những lời của ông tác động vào tôi lúc này. Tôi thỉnh cầu ông diễn tả điều gì ông suy nghĩ về chúng, liệu chúng vẫn còn có giá trị, hay chúng cần sửa đổi và trình bày theo cách khác?

Kinh Upanishads nói lên hình ảnh về sự thật trong những Mahavakya dưới đây:
Prajnanam Brahma:“Ý thức là vô hạn, cái tuyệt đối, sự thật tối thượng.”
Aham Brahmasmi: “Tôi là vô hạn đó”, hay “Cái tôi là vô hạn đó” – bởi vì cái “tôi” ở đây không liên quan đến ý tưởng về chính anh ấy.
Tat Tvam-asi: “Bạn là cái đó”.
Ayam Atma Brahma: “Cái tôi là vô hạn”, hay “Cá thể là vô hạn.”
Đây là bốn Mahavakya được sử dụng bởi bậc thánh hiền cổ xưa để là thông điệp đưa người tìm kiếm về nhà, và họ cũng đang ngồi giống như chúng ta, mặt đối mặt, vị đạo sư và môn đồ, bậc thánh hiền và người tìm kiếm.

Krishnaji: Vâng, câu hỏi là gì, thưa bạn?

Swamiji: Ông nghĩ gì về chúng? Những Mahavakya này bây giờ còn có giá trị hay không? Chúng có cần một sửa đổi hay một trình bày lại?

Krishnaji: Những câu nói này, giống như “Tôi là cái đó”, “Tat Tvam-asi” và “Ayam Atma Brahma”?

Swamiji: Đó là, “Ý thức là Brahman”.

Krishnaji: Thưa bạn, liệu không có một nguy hiểm của lặp lại điều gì đó mà không biết ý nghĩa của nó hay sao? “Tôi là cái đó.” Nó thực sự có nghĩa gì?

Swamiji: “Bạn là cái đó.”

Krishnaji: “Bạn là cái đó.” Cái đó có nghĩa gì? Người ta có thể nói, “Tôi là con sông ”. Con sông đó mà đằng sau nó có khối nước khổng lồ, đang chuyển động, không ngưng nghỉ, đang trôi chảy liên tục và liên tục, qua nhiều quốc gia. Tôi có thể nói, “Tôi là con sông đó.” Câu đó có giá trị bằng câu, “Tôi là Brahman.”

Swamiji: Vâng. Vâng.

Krishnaji: Tại sao chúng ta nói, “Tôi là cái đó”? Và không phải “Tôi là con sông đó,” cũng không phải “Tôi là người đàn ông nghèo khổ đó”, người đàn ông mà không có khả năng, không thông minh, ngu dốt – ngu dốt này được tạo ra bởi di truyền, bởi nghèo khó, bởi bị khinh khi cực độ, tất cả việc đó! Tại sao chúng ta không nói, “Tôi cũng là người đó”? Tại sao chúng ta luôn luôn gắn kết chính mình với cái gì đó mà chúng ta giả sử là cao quý nhất?

Swamiji: “Cái đó”, có lẽ, chỉ có nghĩa rằng cái mà không bị quy định.
YO VAI BHUMA TATSUKHAM
Cái mà không bị quy định.

Krishnaji: Không bị quy định, vâng.

Swamiji: Vì vậy, bởi vì trong chúng ta có sự thôi thúc để phá vỡ tất cả quy định, chúng ta tìm kiếm cái không bị quy định.

Krishnaji: Liệu một cái trí bị quy định có thể, liệu một cái trí mà nhỏ nhen, tầm thường, đang sống dựa vào những giải trí hời hợt có thể, liệu cái trí đó có thể biết được hay tượng hình nên được, hay hiểu rõ, hay cảm thấy, hay quan sát được cái không bị quy định?

Swamiji: Không. Nhưng nó có thể tự cởi bỏ chính nó.

Krishnaji: Đó là tất cả mà nó có thể làm được.

Swamiji: Vâng.

Krishnaji: Không phải nói rằng, “Có cái không bị quy định, tôi sẽ suy nghĩ về nó”, hay “Tôi là cái đó”. Quan điểm của tôi là, tại sao chúng ta luôn luôn gắn kết chính mình với điều gì chúng ta nghĩ là cao quý nhất? Không phải điều gì chúng ta nghĩ là thấp hèn nhất?

Swamiji: Có lẽ trong Brahman không có sự phân chia giữa cao quý nhất và thấp hèn nhất, cái không bị quy định.

Krishnaji: Đó là mấu chốt. Khi bạn nói rằng, “Tôi là cái đó”, hay “Bạn là cái đó”, đó là một câu phát biểu về một sự thật được giả thiết . . .

Swamiji: Vâng.

Krishnaji: . . . mà có lẽ không là sự thật gì cả.

Swamiji: Có lẽ ở đây tôi nên giải thích lại rằng bậc thánh hiền mà nói ra Mahawakyas được tin tưởng đã có một trải nghiệm trực tiếp của nó.

Krishnaji: Bây giờ, nếu ông ấy đã có trải nghiệm của nó, ông ta có thể chuyển tải cho người khác được sao?

Swamiji: (Tiếng cười)

Krishnaji: Và câu hỏi cũng nảy sinh, liệu người ta có thể trải nghiệm thực sự cái gì đó mà không thể trải nghiệm được? Chúng ta sử dụng từ ngữ “trải nghiệm” quá dễ dàng – “nhận ra”, “trải nghiệm”, “đạt được”, “tự nhận biết”, tất cả những điều này – liệu người ta có thể thực sự trải nghiệm cảm thấy của trạng thái ngây ngất tột cùng? Chúng ta hãy nắm bắt điều đó trong chốc lát, từ ngữ đó. Liệu người ta có thể trải nghiệm được nó hay không?

Swamiji: Cái vô hạn?

Krishnaji: Liệu người ta có thể trải nghiệm được cái vô hạn? Đây thực sự là một câu hỏi hoàn toàn cơ bản, không chỉ ở đây nhưng trong cuộc sống. Chúng ta có thể trải nghiệm cái gì đó mà chúng ta đã biết rồi. Tôi trải nghiệm việc đã gặp gỡ bạn. Đó là một trải nghiệm, đã gặp gỡ bạn, hay bạn đã gặp gỡ tôi, hay tôi đã gặp gỡ ông X. Và lần sau khi tôi gặp gỡ bạn tôi nhận ra bạn, phải không? Tôi nói, “Vâng, tôi đã gặp anh ấy tại Gstaad.” Vì vậy trong trải nghiệm có yếu tố của công nhận.

Swamiji: Vâng. Đó là trải nghiệm khách quan.

Krishnaji: Nếu tôi đã không gặp bạn, tôi phải đi qua bạn – bạn sẽ đi qua tôi. Có một yếu tố của công nhận, phải không?

Swamiji: Có lẽ.

Krishnaji: Nếu không nó không là một trải nghiệm. Tôi gặp gỡ bạn – đó là một trải nghiệm phải không?

Swamiji: Trải nghiệm khách quan.

Krishnaji: Nó có thể là một trải nghiệm, phải không? Tôi gặp gỡ bạn lần đầu tiên. Vậy thì điều gì xảy ra trong lần gặp gỡ đầu tiên đó giữa hai con người. Điều gì xảy ra?

Swamiji: Một ấn tượng, ấn tượng của ưa thích.

Krishnaji: Một ấn tượng của ưa thích và không ưa thích, như là, “Anh ấy là một người rất thông minh”, hay “Anh ấy là một người ngu dốt”, hay “Anh ấy nên như thế này hay như thế kia”. Tất cả đều dựa vào nền tảng quá khứ thuộc sự nhận xét của tôi, dựa vào những giá trị của tôi, dựa vào những thành kiến của tôi, ưa thích và không ưa thích, dựa vào khuynh hướng của tôi, dựa vào tình trạng bị quy định của tôi. Nền tảng quá khứ đó gặp gỡ bạn và đánh giá bạn. Sự đánh giá, sự nhận xét, là điều gì chúng ta gọi là trải nghiệm.

Swamiji: Nhưng liệu không có, KRISHNAJI, một . . . khác?

Krishnaji: Hãy chờ đã, thưa bạn, cho phép tôi trình bày xong vấn đề này. Rốt cuộc trải nghiệm là sự đáp trả đến một thách thức, phải không? Phản ứng đến một thách thức. Tôi gặp bạn và tôi phản ứng. Nếu tôi không phản ứng gì cả, với bất kỳ ý nghĩa nào của ưa thích, không ưa thích, thành kiến, chuyện gì sẽ xảy ra?

Swamiji: Vâng?

Krishnaji: Chuyện gì xảy ra trong một liên hệ mà trong đó một người – bạn, có lẽ như thế – không có thành kiến, không có phản ứng; bạn đang sống trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn và bạn gặp gỡ tôi. Rồi thì chuyện gì xảy ra?

Swamiji: An bình.

Krishnaji: Tôi phải nhận ra sự an bình đó trong bạn, chất lượng đó trong bạn, nếu không tôi chỉ đi qua bạn. Vì vậy khi chúng ta nói rằng, “Trải nghiệm cái tối thượng”, liệu cái trí, mà bị quy định, bị thành kiến, bị sợ hãi, có thể trải nghiệm được cái tối thượng hay không?

Swamiji: Rõ ràng là không.

Krishnaji: Rõ ràng là không. Và sợ hãi, thành kiến, sự hứng khởi, sự ngu dốt, là cái thực thể mà nói, “Tôi sẽ trải nghiệm cái tối thượng”. Khi ngu dốt, sợ hãi, lo âu, bị quy định đó kết thúc, liệu có trải nghiệm cái tối thượng hay không?

Swamiji: Trải nghiệm “cái đó”.

Krishnaji: Không, tôi vẫn chưa nói rõ ràng. Nếu cái thực thể – mà là sợ hãi, lo âu, tội lỗi và mọi chuyện như thế – nếu cái thực thể đó đã tự làm tan biến chính nó, đã cởi bỏ sợ hãi và vân vân, liệu còn có trải nghiệm hay không?
Swamiji: Bây giờ câu hỏi hay ho đó thực sự đã được diễn tả bằng quá nhiều từ ngữ. Ông ấy đã đưa ra một câu hỏi giống hệt:
VIJNATARAM ARE KENA VIJANIYAT
“Bạn là người biết, làm thế nào bạn có thể biết được người biết? “Bạn là những trải nghiệm!” Nhưng có một gợi ý mà Vedanta đưa ra và đó là: chúng ta đã nói quá nhiều về một trải nghiệm khách quan:
PAROKSANUBHUTI
Không có một trải nghiệm khác hay sao? Không phải vì sự gặp gỡ X Y Z của tôi, nhưng sự cảm thấy “Tôi là”, mà không bị tạo ra bởi vì tôi đã gặp phải ham muốn ở một nơi nào đó, hay bởi vì tôi bị đối diện với ham muốn nào đó. Tôi không đến hỏi một bác sĩ hay một ai đó để khẳng định “Tôi là” đó. Nhưng có cảm thấy này và có hiểu rõ này, “Tôi là”. Trải nghiệm này dường như hoàn toàn khác biệt với trải nghiệm khách quan.

Krishnaji: Thưa bạn, mục đích của trải nghiệm là gì?

Swamiji: Chính xác điều gì ông đã và đang nói: loại bỏ những sợ hãi, và loại bỏ tất cả những phiền toái, tất cả những bị quy định. Để thấy cái gì tôi là, trong sự thật, khi tôi không bị quy định.

Krishnaji: Không, thưa bạn. Tôi có ý nói rằng: tôi ngu dốt.

Swamiji: Tôi ngu dốt à?

Krishnaji: Tôi ngu dốt; và bởi vì tôi gặp bạn, hay X Y Z, mà rất sáng láng, rất thông minh . . . ?

Swamiji: Có sự so sánh.

Krishnaji: So sánh: qua so sánh tôi phát giác rằng tôi rất ngu dốt. Và tôi nói rằng, “Vâng, tôi ngu dốt, tôi phải làm gì đây?”, và chỉ ở nguyên trong trạng thái ngu dốt của tôi. Cuộc sống tiếp tục, một biến cố xảy ra, mà lay động tôi. Trong chốc lát tôi thức dậy và tranh đấu – tranh đấu để không ngu dốt, để thông minh hơn, và vân vân. Vì vậy thông thường trải nghiệm có ý nghĩa của đánh thức bạn dậy, đang cho bạn một thách thức mà bạn phải đáp lại. Hoặc bạn đáp lại nó trọn vẹn, hoặc không trọn vẹn. Nếu sự đáp lại không trọn vẹn, vậy thì nó trở thành một phương tiện của đau khổ, đấu tranh, xung đột. Nhưng nếu bạn đáp lại đầy đủ, mà là trọn vẹn, bạn là thách thức. Bạn là thách thức, không phải người bị thách thức, nhưng bạn là thách thức. Vì vậy bạn không cần thách thức nào cả, nếu bạn luôn luôn đang đáp lại trọn vẹn đến mọi thứ.

Swamiji: Điều đó thật tuyệt vời, nhưng (cười) làm thế nào người ta đến được đó ?

Krishnaji: A, hãy đợi đấy, thưa bạn. Chúng ta chỉ cần thấy nhu cầu cho trải nghiệm. Tôi nghĩ nó thực sự lạ thường, nếu bạn có thể thâm nhập nó. Tại sao con người lại cần đến không chỉ trải nghiệm khách quan, mà người ta có thể hiểu được – trong việc đi đến mặt trăng họ đã thâu lượm được nhiều thông tin, nhiều dữ kiện . . .

Swamiji: . . . những viên đá . . .

Krishnaji: Có lẽ loại trải nghiệm đó là cần thiết, bởi vì nó làm tăng thêm hiểu biết, hiểu biết của những sự việc khách quan, thực tế. Bây giờ ngoại trừ loại trải nghiệm đó, liệu có bất kỳ nhu cầu cho trải nghiệm nào nữa hay không?

Swamiji: Thuộc chủ quan.

Krishnaji: Vâng. Tôi không thích dùng từ ngữ “chủ quan” và “khách quan”. Liệu có nhu cầu cho trải nghiệm hay không? Chúng ta đã nói rằng: trải nghiệm là sự đáp lại đến một thách thức. Tôi thách thức bạn, tôi hỏi, “Tại sao?” Bạn có lẽ trả lời nó và nói rằng, “Vâng, hoàn toàn đúng, tôi đồng ý với bạn.” “Tại sao?” Nhưng khoảnh khắc có bất kỳ loại kháng cự nào cho câu hỏi đó, “Tại sao?”, bạn đang đáp lại không trọn vẹn rồi. Và vì vậy có xung đột giữa chúng ta, giữa sự thách thức và sự đáp lại. Bây giờ, đó là một việc. Và có một ham muốn để trải nghiệm, chúng ta hãy ví dụ như Thượng đế, cái gì đó Tối thượng, cái cao quý nhất; hay hạnh phúc
tột cùng, hân hoan, vui sướng vô hạn, một ý thức của an bình, bất kỳ từ ngữ nào bạn thích. Liệu cái trí có thể trải nghiệm nó hay không?

Swamiji: Không.

Krishnaji: Vậy thì cái gì trải nghiệm nó?

Swamiji: Ông muốn chúng tôi tìm hiểu cái trí là gì?

Krishnaji: Không.

Swamiji: Cái “Tôi” là gì?

Krishnaji: Tại sao cái “Tôi”, tôi hay bạn, cần có trải nghiệm? – đó là quan điểm của tôi – cần có trải nghiệm về cái cao quý nhất, mà hứa hẹn hạnh phúc hay hân hoan, ân lành hay an bình?

Swamiji: Rõ ràng bởi vì trong trạng thái hiện tại chúng ta cảm thấy không trọn vẹn.

Krishnaji: Đó là tất cả. Đó là tất cả.

Swamiji: Đúng.

Krishnaji: Bởi vì đang ở trong một trạng thái không có an bình, chúng ta muốn trải nghiệm một trạng thái mà là an bình thường hằng, vĩnh cửu, tuyệt đối.

Swamiji: Nó không nhiều đến độ tôi bị rối loạn, và có một trạng thái của an bình; tôi muốn biết cảm thấy “Tôi bị rối loạn” này là gì. Có phải cái “Tôi” bị rối loạn, hay cái “Tôi”ngu dốt? Tôi ngu dốt, hay trạng thái ngu dốt chỉ là một quy định mà tôi có thể cởi bỏ?

Krishnaji: Bây giờ cái thực thể mà cởi bỏ nó là ai vậy?

Swamiji: Thức dậy. Cái “Tôi” thức dậy.

Krishnaji: Không, thưa bạn. Đó là sự khó khăn. Trước tiên chúng ta hãy chấm dứt vấn đề này. Tôi bị bất hạnh, đau khổ, chất đầy phiền muộn. Và tôi muốn trải nghiệm cái gì đó không có phiền muộn. Đó là khao khát của tôi. Tôi có một lý tưởng, một mục đích, và bằng cách tranh đấu theo đuổi nó cuối cùng tôi đạt được lý tưởng đó. Đó là khao khát của tôi. Tôi muốn trải nghiệm lý tưởng đó và bám chặt vào trải nghiệm đó. Đó là điều gì con người muốn – tách rời khỏi tất cả những câu nói khôn ngoan, những cuộc nói chuyện khôn ngoan.

Swamiji: Vâng, vâng; và có lẽ đó là lý do tại sao một bậc thánh hiền vĩ đại khác ở Nam Ấn độ đã nói (trong Tamil):
ASAI ARUMIN ASAI ARUMIN
ISANODAYINUM ASAI ARUMIN
Câu đó rất hay.

Krishnaji: Câu đó có nghĩa gì vậy?

Swamiji: “Xóa sạch tất cả những khao khát này. Thậm chí ham muốn để là một với Thượng đế, xóa sạch nó đi”, ông ấy nói.

Krishnaji: Vâng, tôi hiểu. Bây giờ hãy theo dõi, thưa bạn. Nếu tôi – nếu cái trí – có thể làm tự do chính nó khỏi sự thống khổ này, lúc đó nhu cầu cho một trải nghiệm về cái Tối thượng là gì? Sẽ không có.

Swamiji: Không. Chắc chắn rồi.

Krishnaji: Nó không còn bị trói buộc trong tình trạng bị quy định riêng của nó. Vì vậy nó là cái gì đó khác; nó đang sống trong một kích thước khác hẳn. Vì vậy ham muốn để trải nghiệm cái tối thượmg theo căn bản là sai lầm.

Swamiji: Nếu nó là một ham muốn.

Krishnaji: Bất kỳ nó là gì! Làm thế nào tôi biết được cái tối thượng? Bởi vì những bậc thánh hiền đã nói về nó? Tôi không chấp nhận những thánh hiền. Họ có lẽ đang bị vướng trong ảo tưởng, họ có lẽ đang nói hợp lý hay vô lý. Tôi không biết; tôi không quan tâm. Tôi phát hiện rằng chừng nào cái trí còn đang ở trong một trạng thái sợ hãi, nó muốn tẩu thoát khỏi nó, và nó chiếu rọi một ý tưởng của cái Tối thượng, và muốn trải nghiệm cái đó. Nhưng nếu nó tự làm tự do chính nó khỏi sự đau khổ riêng của nó, vậy thì nó hoàn toàn ở trong một trạng thái khác hẳn. Thậm chí nó không cần đến trải nghiệm bởi vì nó ở một mức độ khác hẳn.

Swamiji: Đúng rồi, đúng rồi.

Krishnaji: Bây giờ, tại sao những bậc thánh hiền, theo điều gì bạn đã trình bày, nói rằng, “Bạn phải trải nghiệm cái đó, bạn phải là cái đó, bạn phải nhận ra cái đó”?

Swamiji: Họ đã không nói , “Bạn phải” . . .

Krishnaji: Diễn tả nó bằng bất kỳ cách nào bạn thích. Tại sao họ phải nói tất cả những việc này? Tại sao không tốt đẹp hơn khi nói rằng, “Hãy nhìn đây, những người bạn của tôi, hãy loại bỏ sợ hãi của bạn đi. Hãy loại bỏ những thù hận ghê tởm của bạn, hãy loại bỏ tánh trẻ con của bạn, và khi bạn đã làm điều đó . . .”

Swamiji: . . . không còn gì nữa tồn tại.

Krishnaji: Không còn gì nữa. Bạn sẽ thấy được vẻ đẹp của nó. Vậy thì, bạn không phải hỏi.

Swamiji: Tuyệt, tuyệt!

Krishnaji: Bạn thấy đó, thưa bạn, cách khác là một trạng thái đạo đức giả; nó dẫn đến đạo đức giả. “Tôi đang tìm kiếm Thượng đế”, nhưng tôi lại luôn luôn bêu xấu mọi người. (Tiếng cười).

Swamiji: Vâng, đó có thể là đạo đức giả.

Krishnaji: Nó là như vậy, nó là như vậy.

Swamiji: Điều đó tiếp tục dẫn tôi đến một câu hỏi cuối cùng và có lẽ rất bất kính.

Krishnaji: Không, thưa bạn, không có bất kính.

Swamiji: Tôi không đang nịnh nọt ông, cũng không đang chê trách ông, KRISHNAJI, khi tôi nói rằng nó là một trải nghiệm tuyệt vời khi ngồi gần ông và nói chuyện cùng ông như thế này. Thông điệp của ông thật vĩ đại, và ông đã nói trong hơn bốn mươi năm về những sự việc mà ông nghĩ là rất quan trọng cho con người. Bây giờ ba câu hỏi. Ông có nghĩ rằng một con người có thể chuyển tải nó cho một người khác? Vẫn vậy ông có nghĩ rằng những người khác có thể chuyển tải nó cho những người khác? Nếu như thế, làm thế nào đây?

Krishnaji: Chuyển tải cái gì, thưa bạn?

Swamiji: Thông điệp này mà ông đã hiến dâng suốt cuộc đời của ông cho nó. Ông gọi nó là gì? – Ông có lẽ gọi nó là thông điệp.

Krishnaji: Vâng, hãy gọi nó là cái gì bạn thích. Điều đó không đặt thành vấn đề. Tôi là – người mà đang nói, ông ta có đang chuyển tải một thông điệp, ông ta có đang nói cho bạn một thông điệp hay không?

Swamiji: Không. Ông có lẽ gọi nó là một thức dậy, một nghi vấn…

Krishnaji: Không, không. Tôi đang hỏi, thưa bạn. Chỉ thấy nó.

Swamiji: Tôi nghĩ rằng chúng tôi cảm thấy như thế, những người lắng nghe . . .

Krishnaji: Ông ta đang nói gì vậy? Ông ta nói rằng, “Hãy thấy, hãy thấy bạn.”
Swamiji: Chính xác.

KRISHNAJI: Không còn gì thêm nữa.

Swamiji: Không còn gì thêm nữa là cốt lõi.

KRISHNAJI: Không còn gì thêm nữa là cốt lõi. Tự thấy chính bạn. Quan sát chính bạn. Thâm nhập vào chính bạn bởi vì trong tình trạng như chúng ta là hiện nay, chúng ta sẽ tạo ra một thế giới kỳ quái. Bạn có lẽ đi đến mặt trăng, bạn có lẽ đi xa hơn nữa, đến sao Venus, sao Mars và tất cả những vì sao khác, nhưng bạn sẽ luôn luôn chuyển bạn đến đằng đó. Đầu tiên hãy thay đổi chính mình! Hãy thay đổi chính bạn – không phải đầu tiên – thay đổi chính bạn. Vì vậy muốn thay đổi, hãy thấy chính bạn, thâm nhập vào chính bạn – quan sát, lắng nghe, học hỏi. Đó không là một thông điệp. Bạn có thể tự thực hiện nó nếu bạn muốn.

Swamiji: Nhưng một ai đó phải nói . . .

KRISHNAJI: Tôi đang nói với bạn. Tôi nói rằng, “Hãy nhìn, hãy nhìn cái cây tuyệt vời này; hãy nhìn bông hoa African đẹp đẽ này.”

Swamiji: Trước khi ông nói điều đó, tôi đã không nhìn nó.

KRISHNAJI: A! Tại sao vậy?

Swamiji: (Tiếng cười)

KRISHNAJI: Tại sao? Nó ở đó, quanh bạn.

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Tại sao bạn đã không nhìn?

Swamiji: Có thể có cả ngàn câu trả lời.

KRISHNAJI: Không, không. Tôi đã yêu cầu bạn nhìn bông hoa đó. Bằng cách yêu cầu bạn nhìn bông hoa đó, bạn có nhìn bông hoa đó không?

Swamiji: Tôi có cơ hội, vâng.

KRISHNAJI: Không. Bạn có thực sự nhìn bông hoa đó bởi vì ai đó yêu cầu bạn nhìn hay không?

Swamiji: Không.

KRISHNAJI: Không, bạn không thể. Đó là như thế. Tôi nói với bạn, “Bạn đói.” Bạn có đói bởi vì tôi nói câu đó hay không?

Swamiji: Không.

KRISHNAJI: Bạn biết khi bạn đói, và tuy nhiên bạn lại muốn ai đó yêu cầu bạn nhìn một bông hoa.

Swamiji: Tôi có lẽ biết khi tôi đói, nhưng chính là người mẹ mà bảo cho tôi biết thức ăn ở đâu?

KRISHNAJI: Không, không. Chúng ta không đang nói về thức ăn đang ở đâu, nhưng chúng ta đang nói “đói ”. Bạn biết khi bạn đói. Nhưng tại sao ai đó phải yêu cầu bạn nhìn một bông hoa?

Swamiji: Bởi vì tôi không đói để khao khát nhìn bông hoa.

KRISHNAJI: Tại sao không?

Swamiji: Tôi thỏa mãn với một cái gì khác.

KRISHNAJI: Không. Tại sao bạn không đang nhìn bông hoa đó? Trước hết tôi nghĩ rằng thiên nhiên không có giá trị gì cho hầu hết chúng ta. Chúng ta nói rằng, “Ồ, tôi có thể nhìn cái cây đó bất kỳ lúc nào tôi muốn.” Đó là một việc. Cũng vậy, chúng ta quá tập trung vào những phiền muộn riêng của chúng ta, những hy vọng riêng của chúng ta, những ham muốn và những trải nghiệm riêng của chúng ta, đến độ chúng ta tự khóa chặt chính mình trong một cái cũi của suy nghĩ riêng của chúng ta; và chúng ta không nhìn vượt khỏi nó. Ông ta nói rằng, “Đừng làm việc đó. Hãy nhìn mọi thứ và nhờ vào nhìn mọi thứ bạn sẽ khám phá cái cũi của bạn.” Đó là tất cả.

Swamiji: Đó không là một thông điệp hay sao?

KRISHNAJI: Nó không là một thông điệp trong ý nghĩa . . .

Swamiji: Không.

KRISHNAJI: Không thành vấn đề bạn gọi nó là gì – hãy gọi nó là một thông điệp đi. Đựợc rồi. Tôi bảo cho bạn điều đó. Bạn đùa giỡn với nó, hay bạn thâu nhận nó rất nghiêm túc. Và nếu nó rất nghiêm túc với bạn, theo tự nhiên bạn bạn sẽ nói về nó cho một ai đó. Bạn không phải nói rằng, “Tôi sẽ truyền bá về nó . . .”

Swamiji: Không, không.

KRISHNAJI: Bạn sẽ nói rằng, “Hãy nhìn vẻ đẹp của những bông hoa kia.”

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Bạn nói điều đó. Và con người không lắng nghe bạn. Và đó kìa – chấm dứt! Vậy là sự truyền bá có cần thiết phải không?

Swamiji: Truyền bá, thưa Ông.

KRISHNAJI: Vâng, truyền bá, chính là từ ngữ đó – truyền bá.

Swamiji: Vâng. Chúng ta đang nói về bốn mươi năm nói chuyện này . . .

KRISHNAJI: . . . nhiều hơn bốn mươi năm . . .

Swamiji: Vâng, hàng triệu người đã và đang nói trong nhiều thế kỷ, đang lãng phí . . . của họ.

KRISHNAJI: Chúng ta đã nói, vâng. Chúng ta đã và đang truyền bá . . .

Swamiji: . . . một cái gì đó rất quan trọng, mà tôi chắc ông coi là rất quan trọng.

KRISHNAJI: Nếu không tôi sẽ không tiếp tục.

Swamiji: Tôi đã đọc một số quyển sách mà ông đã xuất bản, nhưng cái trải nghiệm khi đang ngồi và đang nói chuyện với ông này . . .

KRISHNAJI: . . . khác hẳn đọc một quyển sách.

Swamiji: Hoàn toàn, hoàn toàn, khác hẳn!

KRISHNAJI: Tôi đồng ý.

Swamiji: Đêm qua tôi đã đọc một quyển và đã có được một chút ý nghĩa. Làm thế nào người ta tạo ra việc đó được?

KRISHNAJI: Bạn là một người nghiêm túc, và một người nghiêm túc khác có một sự tiếp xúc, có một sự liên hệ, có một đến gần nhau trong trạng thái nghiêm túc. Nhưng nếu bạn không nghiêm túc, bạn sẽ chỉ nói rằng, “Ồ, thật vui khi nói về tất cả những điều này, nhưng nó dẫn đến đâu?” – và bỏ đi.

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Chắc chắn, thưa bạn, với bất kỳ loại liên hệ nào mà muốn có ý nghĩa phải có một gặp gỡ ở cùng mức độ, cùng thời điểm, cùng mãnh liệt, nếu không không có sự chuyển tải, không có liên hệ. Và có lẽ đó là điều gì xảy ra khi chúng ta đang ngồi đây. Bởi vì một người cảm thấy sự khẩn cấp của cái gì đó cùng sự mãnh liệt của nó, có một sự liên hệ được thiết lập mà hoàn toàn khác hẳn khi đọc một quyển sách.

Swamiji: Một quyển sách không có sự sống.

KRISHNAJI: Những từ ngữ được in không có sự sống, nhưng bạn có thể cho sự sống vào những từ ngữ được in nếu bạn nghiêm túc.

Swamiji: Vì vậy làm thế nào nó tiếp tục từ đó?

KRISHNAJI: Từ đó bạn nói, liệu có thể chuyển tải sang người khác cái chất lượng khẩn cấp này, cái chất lượng mãnh liệt này, và hành động mà xảy ra ngay lúc này?

Swamiji: . . . thực sự ngay lúc này.

KRISHNAJI: Vâng, không phải ngày mai hay ngày hôm qua.

Swamiji: Hành động, mà có nghĩa quan sát tại cùng mức độ.

KRISHNAJI: Và luôn luôn đang vận hành – đang thấy và đang hành động, đang thấy, đang hành động, đang thấy, đang hành động.

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Làm thế nào việc này xảy ra được? Trước hết, thưa bạn, như chúng ta đã nói ngày hôm qua, hầu hết mọi người đều không quan tâm đến tất cả việc này. Họ đùa giỡn với nó. Có rất, rất ít người thực sự nghiêm túc. Chín mươi lăm phần trăm đều nói rằng, “Ồ, nếu ông đang giải trí điều đó được thôi, nhưng nếu ông không giải trí, ông không được nghinh đón” – giải trí, theo ý tưởng giải trí của họ. Vậy thì bạn sẽ làm gì? Biết rằng chỉ có rất, rất ít người trong thế giới này thực sự nghiêm túc, bạn sẽ làm gì? Bạn nói với họ, và bạn nói với những người muốn được giải trí. Nhưng bạn không quan tâm liệu họ có lắng nghe hay không lắng nghe bạn.

Swamiji: Cám ơn ông, cám ơn ông.

KRISHNAJI: Tôi không nói, “Đối với những người cần những cái nạng, hãy đưa cho họ những cái nạng!”

Swamiji: Không.

KRISHNAJI: Cũng không đối với những người muốn thanh thản, một hướng đi của tẩu thoát, “Hãy đi một nơi nào đó khác . . .”

Swamiji: . . . đến khách sạn Palace! . . .

KRISHNAJI: Thưa bạn, tôi nghĩ, có lẽ đó là điều gì xảy ra trong tất cả những tôn giáo này, tất cả những người tạm gọi là đạo sư. Họ đã nói rằng, “Tôi phải giúp đỡ người này, người kia, người khác.”

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Những người dốt nát, những người hơi dốt nát, và những người rất thông minh. Mỗi người phải có một món ăn riêng đặc biệt của họ. Họ có lẽ đã nói điều đó; tôi không quan tâm. Tôi chỉ đưa ra bông hoa, hãy để cho họ ngửi nó, hãy để cho họ dập nát nó, hãy để cho họ nấu nướng nó, hãy để cho họ xé nó ra nhiều mảnh. Tôi không phải làm gì với nó cả.

Swamiji: Ồ, họ tôn vinh thái độ khác đó, lý tưởng Bodhisattva.

KRISHNAJI: Lại nữa, lý tưởng Bodhisattva – nó không là một sáng chế, của riêng chúng ta, niềm hy vọng vô vọng, ham muốn cho một loại thanh thản đó hay sao? Matraiya Bodhisattva, ý tưởng rằng Ngài đã từ bỏ cái Tối thượng trong cuộc sống, sự khai sáng và đang chờ đợi tất cả con người . . .

Swamiji: Cám ơn ông.



KRISHNAJI: Vedanta là gì?
Swamiji: Từ ngữ đó có nghĩa là, “Sự kết thúc của Vedas” . . . Không phải trong cái cách của “chấm câu”.

KRISHNAJI: Sự kết thúc của tất cả hiểu biết.

Swamiji: Hoàn toàn đúng, hoàn hoàn đúng. Vâng, sự kết thúc của hiểu biết; nơi mà hiểu biết không còn được đặt thành vấn đề nữa.

KRISHNAJI: Vì vậy, hãy rời bỏ nó.

Swamiji: Vâng.

KRISHNAJI: Tại sao không tiến tới từ đó để diễn tả điều gì nó không là?

Swamiji: Khi tôi đang ngồi và đang lắng nghe ông, tôi đã nghĩ về một bậc thánh hiền khác được nói rằng đã đi đến một con người vĩ đại hơn. Ông ấy hỏi, “Nhìn kìa cái trí của tôi luôn luôn khuấy động; làm ơn hãy bảo cho tôi biết tôi phải làm gì đây?” Và con người vĩ đại trả lời, “Hãy cho tôi danh sách điều gì ông đã biết rồi, để cho tôi có thể tiến tới từ đó.”Ông ấy nói, “Ồ, sẽ phải mất thời gian nhiều lắm, bởi vì tôi có tất cả những công thức, tất cả những câu nói, tất cả việc đó.” Con người vĩ đại trả lời, “Nhưng đó chỉ là một bộ của những từ ngữ. Tất cả những từ ngữ kia được chứa đựng trong những quyển từ điển, nó không có ý nghĩa gì cả. Lúc này ông biết cái gì?” Bậc thánh hiền trả lời, “Đó là điều gì tôi biết. Tôi không biết bất kỳ điều gì khác nữa.”

KRISHNAJI: Vedanta, như nó nói, có nghĩa là sự kết thúc của hiểu biết.

Swamiji: Vâng, nó tuyệt vời. Tôi không bao giờ nghe được như thế trước kia. “Sự kết thúc của hiểu biết.”

KRISHNAJI: Tự do khỏi hiểu biết.
Swamiji: Vâng đúng như thế.

KRISHNAJI: Vậy thì tại sao họ không theo như vậy?

Swamiji: Quan điểm của họ là bạn phải trải qua nó với mục đích vượt khỏi nó.

KRISHNAJI: Trải qua cái gì?

Swamiji: Trải qua tất cả hiểu biết này, tất cả hỗn tạp này, rồi sau đó loại bỏ nó.
PARIVEDYA LOKAN LOKAJITAN
BRAHMANO NIRVEDAMAYAT
Đó là, “Sau khi tìm hiểu tất cả những điều này và phát hiện rằng chúng không có ích gì cho bạn, vậy thì bạn phải loại bỏ nó.”

KRISHNAJI: Vậy thì tại sao tôi phải đạt được nó? Nếu Vedanta có nghĩa rằng sự kết thúc của hiểu biết, mà chính từ ngữ đó có nghĩa, sự kết thúc của Vedas, mà là hiểu biết – vậy thì tại sao tôi phải trải qua tất cả qui trình nhọc nhằn để thâu lượm hiểu biết, và sau đó loại bỏ nó đi?

Swamiji: Nếu không như vậy ông sẽ không ở trong Vedanta. Sự kết thúc của hiểu biết là, khi đã đạt được hiểu biết này, đi đến kết thúc của nó.

KRISHNAJI: Tại sao tôi phải đạt được nó?

Swamiji: Ồ, để cho nó có thể được kết thúc.
KRISHNAJI: Không, không. Tại sao tôi phải đạt được nó? Tại sao, từ ngay khởi đầu, tôi không thấy hiểu biết là gì và loại bỏ nó?
Swamiji: Thấy hiểu biết là gì?

KRISHNAJI: Và loại bỏ, loại bỏ tất cả việc đó: không bao giờ tích lũy. Vedanta có nghĩa là sự kết thúc của tích lũy hiểu biết.

Swamiji: Đó là nó. Điều đó đúng.

KRISHNAJI: Vậy thì tại sao tôi phải tích lũy?

Swamiji: Có lẽ, để trải qua.

KRISHNAJI: Trải qua à? Tại sao tôi phải? Tôi biết ngọn lửa cháy. Tôi biết khi nào tôi đói, khi nào tôi phải ăn. Tôi biết tôi không được đánh bạn; tôi không đánh bạn. Tôi không trải qua qui trình đánh bạn, đang thâu lượm hiểu biết rằng tôi sẽ bị đánh lại. Vì vậy tôi xóa sạch mỗi ngày. Tôi tự làm tự do chính tôi khỏi cái gì tôi đã học hỏi, mỗi giây phút. Vì vậy mỗi giây phút là sự kết thúc của hiểu biết.

Swamiji: Vâng, đúng.

KRISHNAJI: Bây giờ bạn và tôi chấp nhận điều đó, đó là một sự thật, đó là cách duy nhất để sống – nếu không bạn không thể sống. Vậy thì tại sao họ đã nói rằng, “Bạn phải trải qua mọi hiểu biết, trải qua tất cả việc này?” Tại sao họ không bảo với tôi, “Hãy nhìn người bạn của tôi ơi, bởi vì bạn sống ngày này sang ngày khác đang thâu lượm hiểu biết, hãy kết thúc nó mỗi ngày đi”? Không phải “Vedanta nói như thế và như thế”.

Swamiji: Không, không.

KRISHNAJI: Hãy sống cùng nó!
Swamiji: Hoàn toàn đúng. Lại nữa sự phân chia, sự phân loại này.

KRISHNAJI: Đó chỉ là như thế. Chúng ta quay trở lại.

Swamiji: Quay trở lại.

KRISHNAJI: Chúng ta quay trở lại một mảnh vỡ, một phân chia của sự sống.

Swamiji: Vâng, nhưng tôi quá dốt nát, tôi không thể đến được đó; vì vậy tôi thích đạt được tất cả . . . này hơn.

KRISHNAJI: Vâng, rồi sau đó loại bỏ nó.

Swamiji: Trong những câu chuyện về tinh thần hay tôn giáo của Ấn độ, đã có những bậc thánh hiền sinh ra đã là những bậc thánh hiền: Ramana Maharishi, Shuka Maharishi, vân vân và vân vân. Ồ, họ được phép xóa sạch hiểu biết, ngay cả trước khi đạt được nó. Và dĩ nhiên trong những trường hợp của họ, sự biện hộ thường thường là họ đã làm tất cả việc đó trước kia rồi . . .

KRISHNAJI: Trong những cuộc đời quá khứ của họ.

Swamiji: Những cuộc đời quá khứ.

KRISHNAJI: Không, thưa bạn, ngoại trừ sự đạt được của hiểu biết và sự kết thúc của hiểu biết, Vedanta nói điều gì nữa?

Swamiji: Vedanta diễn tả sự liên hệ giữa cá thể và vũ trụ.

KRISHNAJI: Vĩnh cửu.

Swamiji: Vũ trụ hay Vô hạn, hay nó là gì chăng nữa. Nó bắt đầu rất hay:
ISAVASYAM IDAM SARVAM
YAT KIMCHA JAGATYAM JAGAT
“Cho đến khi toàn vũ trụ này được lan tỏa bởi . . . duy nhất đó.”

KRISHNAJI: Việc duy nhất đó . . .

Swamiji: . . . và vân vân. Và rồi nó hầu như thế này, một đối thoại giữa người thầy và đệ tử của ông ấy.

KRISHNAJI: Thưa bạn, không kỳ lạ sao khi ở Ấn độ luôn luôn có người thầy và đệ tử này, người thầy và đệ tử?

Swamiji: Vâng – vị Đạo sư.

KRISHNAJI: Nhưng họ không bao giờ nói, “Bạn là người thầy cũng như người đệ tử.”

Swamiji: Thỉnh thoảng họ đã nói.

KRISHNAJI: Nhưng luôn luôn kèm theo sự do dự, kèm theo sự sợ hãi. Nhưng tại sao? – nếu sự thật là, bạn là người thầy và bạn là người học trò. Trái lại bạn bị mất hút, nếu bạn lệ thuộc vào bất kỳ người nào khác. Đó là một sự thật. Và cũng vậy tôi muốn hỏi tại sao, trong những bài hát, trong văn chương Ấn độ giáo, họ đã ngợi khen vẻ đẹp của nhiên nhiên, cây cối, bông hoa, sông ngòi, chim chóc. Tại sao hầu hết con người ở Ấn độ không có cảm thấy cho tất cả việc đó?
Swamiji: Bởi vì họ chết rồi phải không?

KRISHNAJI: Tại sao vậy? Và tuy nhiên họ lại nói về vẻ đẹp, văn chương, họ trích dẫn Sanskrit, và chính Sanskrit lại là ngôn ngữ tuyệt vời nhất.

Swamiji: Họ không có cảm thấy cho . . .

KRISHNAJI: Và không có cảm thấy cho người nghèo khó.

Swamiji: Vâng, đó là bi kịch tồi tệ nhất trong tất cả.

KRISHNAJI: Cũng không có cảm thấy cho sự tồi tàn, cho sự bẩn thỉu.

Swamiji: Và thiên đàng biết rõ họ nhận được ý tưởng này từ đâu bởi vì nó không tìm thấy được trong bất kỳ quyển kinh thánh nào. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta đang lặp lại những quyển kinh mà không nhận ra ý nghĩa của chúng.

KRISHNAJI: Đó là như vậy.

Swamiji: Krishna:
ISVARAH SARVABHUTANAM
HRIDDESSERJUNA TISTHATI
“Tôi đã được ngự trong những tâm hồn của tất cả những sinh vật.” Không một ai băn khoăn về những tâm hồn của tất cả những sinh vật. Ông nghĩ điều gì là nguyên nhân? Họ lặp lại nó hàng ngày, mỗi buổi sáng họ được yêu cầu lặp lại một chương của kinh Bhagavad Gita.

KRISHNAJI: Mỗi buổi sáng họ thực hiện những nghi lễ và lặp lại những sự việc.

Swamiji: Bây giờ tại sao những câu kinh đã mất đi ý nghĩa của chúng rồi? Rõ ràng ý nghĩa vĩ đại được đưa vào những từ ngữ bởi những tác giả. Thậm chí chúng ta được yêu cầu lặp lại hằng ngày với mục đích chúng ta có lẽ giữ được chúng . . .

KRISHNAJI: Sinh động.

Swamiji: Giữ chúng sinh động. Khi nào và làm thế nào tôi đã giết chết cái tinh thần? Làm thế nào nó có thể xảy ra được? Làm thế nào ngăn cản được nó?

KRISHNAJI: Bạn nghĩ lý do là gì, thưa bạn? Không, bạn biết tiếng Ấn độ giỏi hơn.

Swamiji: Tôi bị choáng váng bởi nó.

KRISHNAJI: Tại sao bạn nghĩ nó xảy ra? Nó là do dư thừa dân số hay sao?

Swamiji: Không, dư thừa dân số là một kết quả, không phải nguyên nhân.

KRISHNAJI: Vâng, có phải rằng họ đã chấp nhận truyền thống này, uy quyền này . . .

Swamiji: Nhưng truyền thống nói điều gì đó tốt lành.

KRISHNAJI: Nhưng họ đã chấp nhận nó. Họ không bao giờ nghi vấn nó. Thưa bạn, tôi đã thấy những bậc Cao học và Cử nhân ở Ấn độ, họ đã đậu những mảnh bằng, rất thông minh, sáng láng – nhưng họ không biết làm thế nào để đặt một bông hoa trên một cái bàn. Họ không biết gì ngoại trừ ký ức, ký ức, sự vun quén ký ức. Đó không là một trong những nguyên nhân hay sao?
Swamiji: Có lẽ. Chỉ toàn ghi nhớ.

KRISHNAJI: Ghi nhớ mọi thứ.

Swamiji: Mà không suy nghĩ. Tại sao con người lại từ chối suy nghĩ?

KRISHNAJI: Ồ, đó là sự khác biệt – lười biếng, sợ hãi, luôn luôn muốn muốn dẵm lên lối mòn truyền thống để cho anh ấy không đi sai lầm.

Swamiji: Nhưng chúng ta đã loại bỏ truyền thống mà họ nói đã không còn phù hợp cho chúng ta.

KRISHNAJI: Dĩ nhiên. Nhưng chúng ta tìm ra một truyền thống mới mà phù hợp với chúng ta – chúng ta được an toàn.

Swamiji: Chúng ta đã không bao giờ cảm thấy truyền thống lành mạnh là một truyền thống tốt lành phải được giữ gìn.

KRISHNAJI: Hãy quẳng đi mọi truyền thống! Chúng ta hãy tìm ra, thưa bạn, liệu những người thầy, những vị đạo sư và những bậc thánh hiền này, đã thực sự giúp đỡ con người hay không? Marx có thực sự giúp đỡ con người hay không?

Swamiji: Không.

KRISHNAJI: Họ đã áp đặt những ý tưởng của họ vào con người.

Swamiji: Và những người khác đã sử dụng cùng những ý tưởng. . .

KRISHNAJI: Vì vậy tôi nghi vấn toàn bộ sự việc này, bởi vì họ không thực sự quan tâm đến hạnh phúc của con người.

Swamiji: Mặc dù họ nói như thế.

KRISHNAJI: Nếu những người theo chủ nghĩa Marx và tất cả những người lãnh đạo Soviet thực sự quan tâm đến con người vậy thì sẽ không có những trại tập trung. Sẽ có tự do. Sẽ không có những biện pháp đàn áp.

Swamiji: Nhưng tôi đoán họ suy nghĩ rằng, chúng ta phải bỏ tù những người điên khùng . . .

KRISHNAJI: Đó là như thế. Người điên khùng là một người mà nghi ngờ uy quyền của tôi.

Swamiji: Người cai trị của ngày hôm qua có lẽ là người điên khùng của ngày hôm nay.

KRISHNAJI: Điều đó luôn luôn xảy ra, điều đó không thể tránh khỏi, đó là lý do tại sao tôi đang hỏi, liệu không quan trọng phải thúc đẩy con người, một con người, nhận ra rằng anh ấy là người duy nhất chịu trách nhiệm hay sao.

Swamiji: Mỗi một người.

KRISHNAJI: Tuyệt đối! Cho điều gì anh ấy làm, điều gì anh ấy suy nghĩ, điều gì anh ấy hành động. Nếu không chúng ta kết thúc trong ghi nhớ này, và sự tối tăm hoàn toàn này.

Swamiji: Đó là thông điệp của ông. Và làm thế nào bám chặt được nó?

KRISHNAJI: Bằng cách thúc đẩy nó mỗi ngày (Tiếng cười). Và thúc đẩy nó vào chính anh ấy. Bởi vì con người quá hăm hở để đẩy trách nhiệm của anh ấy qua những người khác. Quân đội là nơi tẩu thoát an toàn nhất – bạn được bảo phải làm gì. Bạn không có bất kỳ trách nhiệm nào. Tất cả đều đã được lên kế hoạch sẵn, bạn sẽ làm gì, bạn nên suy nghĩ như thế nào, hành động mang khẩu súng của bạn, bạn bắn như thế nào – và hết! Họ cung cấp cho bạn một bữa ăn, chỗ ngủ, và muốn ái ân bạn có thể đi đến ngôi làng. Đó là sự chấm dứt của nó. Và lạ lùng thay họ lại nói về Nghiệp.

Swamiji: Đó là Nghiệp. PRARABDHA KARMA

KRISHNAJI: Họ đổ lỗi cho Nghiệp.

Swamiji: Đó là Nghiệp – tôi là một người Brahmin, và tôi biết việc gì đã xảy ra. Chúng ta đùa giỡn với Nghiệp đó và tiếp theo nó trở lại tác động vào chúng ta.

KRISHNAJI: Tạo nên những thảm khốc hiện nay ở Ấn độ.

Swamiji: Chúng ta đùa giỡn với ý tưởng về nghiệp và chúng ta đã nói rằng: nó là Nghiệp của bạn, bạn phải chịu đựng. Nghiệp của tôi là tốt lành và vì vậy tôi thoát khỏi tất cả việc đó; tôi là một ông chủ đất. Và bây giờ họ đã lật ngược những cái bàn lại.

KRISHNAJI: Hoàn toàn đúng.

Swamiji: Một người ăn chay – bà ấy là một người ăn chay cuồng tín – đã hỏi tôi, “Liệu sự ăn chay thuần túy có cần thiết cho luyện tập yoga hay không?” Tôi đã trả lời rằng, “Không quan trọng lắm đâu. Chúng ta hãy nói về điều nào đó khác đi.” Và bà ta kinh hãi. Bà ấy đã quay lại gặp tôi và hỏi, “Làm thế nào ông có thể nói điều đó được? Ông không thể nói rằng sự ăn chay có giá trị phụ. Ông phải nói rằng nó có giá trị chính.” Tôi đã trả lời, “Hãy tha thứ cho tôi – tôi đã nói điều gì đó, nhưng nó không đặt thành vấn đề đâu.” Sau đó tôi hỏi bà ấy, “Bà có tin tưởng chiến tranh, những lực lượng phòng vệ, đang bảo vệ quốc gia của bạn và vân vân hay không?” Bà ấy đã trả lời, “Có chứ, “nếu không làm thế nào chúng ta có thể sống được – chúng ta phải tin tưởng.” Tôi hỏi lại, “Nếu tôi gọi bà là kẻ ăn thịt người, bà phản ứng thế nào với câu nói đó? Người đàn ông này giết con thú nhỏ để duy trì cuộc sống của anh ấy, nhưng bà đang giết con người để duy trì cuộc sống của chính bà. Giống như một con thú ăn thịt.” Bà ấy không thích điều đó – nhưng tôi nghĩ sau này bà ấy sẽ hiểu rõ ý nghĩa.

KRISHNAJI: Tốt.

Swamiji: Thật tuyệt vời. Người ta không muốn suy nghĩ. Và tôi giả sử với ông, KRISHNAJI, nếu ông nói sự thật, ông trở nên rất không được ưa chuộng. Một vị giáo sĩ đã nói rằng:

APRIYASYA TU PATHYASYA VAKTA SROTA NA VIDYATE
Rất hay! “Người ta thích nghe những sự việc dễ chịu; dễ chịu để nói và dễ chịu để nghe.”

SAANEN
Ngày 26 tháng bảy năm 1969

[1] Alain Naudé, nhạc sĩ, trong sáu năm liên hệ gần gũi với K như thư ký và phụ tá của ông, và (như ông nói) trên tất cả như người học trò của ông. Lúc này đang sống ở Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2011(Xem: 3678)
Chữ Nghèo(Bần) và Nghèo Hèn(Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “LesMisérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”… rồi “Gánh Hàng Hoa” của Nhất Linh đã làm cho chúng ta rơi lệ.
24/12/2011(Xem: 6694)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21418)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
25/10/2011(Xem: 6052)
Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng.
24/10/2011(Xem: 3667)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ, trong số đó có Khái Hưng là đại diện - một thế hệ bị khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng niềm tin trước thời cuộc, hoang mang trước cái nguy cơ tự đánh mất mình, tự huỷ hoại và đã tìm thấy niềm tin, sự tế độ trong đạo Phật.
07/10/2011(Xem: 9303)
Chúng ta đã và đang thấy trong kỷ nguyên hiện đại những sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực phát triển vật chất. Như một kết quả, có một sự cải thiện đáng kể trong đời sống của con người. Tuy thế, cùng lúc ấy, chúng ta cũng cảnh giác rằng sự phát triển vật chất đơn thuần không thể trả lời cho tất cả những ước mơ của nhân loại... Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
03/10/2011(Xem: 8843)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
21/09/2011(Xem: 16808)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 4317)
Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Việc nghiên cứu này minh chứng rằng, Phật giáo Úc rõ ràng là tôn giáo nhập thế, không chỉ ở trong thực tiễn, mà còn xuất phát từ quan điểm các thành viên của những tổ chức Phật giáo, họ cho rằng sự thực hành như vậy luôn là điều quan yếu đối với những tổ chức Phật giáo của họ và không phải là một hiện tượng mới.
13/09/2011(Xem: 6878)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]