Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Brockwood Park, 31 tháng tám 1974

12/07/201100:50(Xem: 4104)
15. Brockwood Park, 31 tháng tám 1974

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Brockwood Park, 31 tháng tám 1974

Chắc chắn chúng ta phải quan sát, không những sống của chúng ta nhưng còn cả điều gì đang xảy ra quanh chúng ta – xung đột, bạo lực, ý thức lạ lùng của tuyệt vọng, đau khổ, sự tồn tại vô nghĩa. Để tẩu thoát khỏi điều đó chúng ta nương dựa vào tất cả mọi loại niềm tin thuộc giáo phái, tưởng tượng. Khắp thế giới những đạo sư đang tăng lên gấp bội giống như những cây nấm vào mùa thu. Họ đang mang sự tưởng tượng đặc trưng riêng của họ, những truyền thống của họ, và đang áp đặt chúng vào những người khác. Đó không là tôn giáo; đó là sự vô lý hoàn toàn, sự chấp nhận truyền thống của điều gì đã là, của điều gì đã chết rồi. Vì vậy nó trở nên rất quan trọng không chỉ rằng chúng ta tạo ra một thay đổi trong thế giới bên ngoài chúng ta mà còn cả một cách mạng tổng thể bên trong. Đối với tôi điều đó dường như là một cần thiết và khẩn cấp nhất. Điều đó sẽ tạo ra, một cách tự nhiên và chắc chắn, một thay đổi trong cấu trúc xã hội, trong những liên hệ của chúng ta, toàn hoạt động của chúng ta.

Vì vậy dường như đối với tôi, việc đầu tiên là hành động của quan sát – quan sát, quan sát không có người quan sát. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này bởi vì nó rất khó khi thực hiện.

Quan sát, không như một người Anh, một người Mỹ, một người Ấn độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, cộng sản, xã hội, hay người nào bạn muốn, nhưng quan sát mà không có những thái độ bị quy định này, quan sát mà không có sự chấp nhận thuộc truyền thống, quan sát mà không có cái “tôi” đang cản trở sự quan sát. Cái “tôi” mà là kết quả của quá khứ, tất cả những truyền thống của chúng ta, sự giáo dục của chúng ta, kết quả của sự ảnh hưởng thuộc kinh tế, môi trường, xã hội của chúng ta – cái “tôi” này mà cản trở sự quan sát. Bây giờ liệu có thể loại bỏ hoàn toàn trong sự quan sát hoạt động của cái “tôi” này? Bởi vì chính là cái “tôi” mà gây tách rời và thế là tạo ra sự xung đột trong những liên hệ với nhau của chúng ta.

Liệu có thể quan sát toàn hiện tượng của sự tồn tại này mà không có cái “tôi” truyền thống, cùng những truyền thống, những quan điểm, những đánh giá của nó, những ham muốn, những vui thú, và những sợ hãi của nó? Nếu không được, chúng ta bị trói buộc trong cùng cái bẫy cũ kỹ của sự thay đổi nhe nhẹ trong cùng lãnh vực, cùng một chút xíu kinh nghiệm hơn, cùng một chút xíu hiểu biết rộng rãi hơn, và vân vân, nhưng luôn luôn đang còn trong cùng lãnh vực nếu không có một hiểu rõ cơ bản được toàn cấu trúc của cái “tôi”. Đối với tôi dường như điều này quá hiển nhiên, tuy nhiên hầu hết chúng ta đều có khuynh hướng quên bẵng nó; hầu hết chúng ta đều quá chất đầy những quan điểm, những nhận xét, và những thái độ cá thể riêng của chúng ta đến độ chúng ta không còn khả năng trực nhận tổng thể. Trong sự trực nhận tổng thể có sẵn sự cứu rỗi của chúng ta. Qua từ ngữ cứu rỗi, tôi có ý một cách sống, hành động, suy nghĩ khác hẳn để cho chúng ta có thể sống hòa bình trọn vẹn trong chính chúng ta mà không có xung đột, mà không có những vấn đề.

Đó là điều gì chúng ta sẽ cùng nhau nói chuyện: liệu cái trí con người, bị quy định nặng nề, qua thời gian, tiến hóa, tất cả những trải nghiệm, vô vàn hiểu biết, liệu một cái trí như thế, cái trí của bạn, cái trí của tôi, ý thức của chúng ta, có thể vượt khỏi chính nó. Không phải trong lý thuyết, không phải trong tưởng tượng, không phải trong những trải nghiệm lãng mạn nhưng thực tế, mà không có bất kỳ ý thức nào của ảo tưởng. Bởi vì ý thức của chúng ta là ý thức của thế giới. Tôi nghĩ đây là điều quan trọng phải hiểu rõ. Ý thức của chúng ta cùng nội dung của nó là ý thức của mỗi con người trong thế giới. Chúng ta có lẽ thay đổi một chút xíu ở đây và ở đó, màu sắc khác nhau, hình thể khác nhau, hình dáng khác nhau, nhưng nội dung của ý thức chúng ta từ cơ bản là ý thức của thế giới. Nếu nội dung đó có thể được thay đổi, vậy thì ý thức của thế giới có thể được thay đổi. Chúng ta đang gặp gỡ nhau về điểm này chứ; chúng ta đang sử dụng cùng ngôn ngữ chứ?

Nếu tôi có thể thay đổi nội dung của ý thức tôi, chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng ý thức của những người khác. Và nội dung này tạo thành ý thức của tôi. Nội dung không tách rời khỏi ý thức. Như một con người tôi sống trong thế giới này cùng tất cả lao dịch, đau khổ, rối loạn, phiền muộn, bạo lực, những quốc tịch gây chia rẽ, cùng những xung đột, những chiến tranh, những tàn bạo, cùng tất cả những thảm họa đang xảy ra. Đó là bộ phận thuộc ý thức của tôi và ý thức của bạn – ý thức được dạy dỗ để chấp nhận những người cứu rỗi, những người thầy, những đạo sư, uy quyền. Bây giờ liệu tất cả ý thức đó có thể được thay đổi? Nếu nó có thể được thay đổi, cách thực hiện nó là gì? Chắc chắn không có một phương pháp. Phương pháp hàm ý một kế hoạch hay hệ thống được hình thành trước được sáng chế bởi người nào đó mà bạn kính trọng hay nghĩ rằng đã đạt được đáp án cuối cùng, và tùy theo phương pháp đó bạn tuân phục. Đó là điều gì chúng ta đã thực hiện và thế là nó vẫn còn trong cùng khuôn mẫu. Vì vậy nếu người ta khước từ sự tuân phục vào bất kỳ khuôn mẫu, phương pháp, mục đích nào, đang thực hiện điều đó không qua sự kháng cự nhưng qua hiểu rõ, đang trải qua một thấu triệt vào sự tối tăm của tuân phục, vậy thì cái trí bất ngờ gặp phải một vấn đề còn khó khăn hơn nhiều – sợ hãi. Làm ơn, đây không chỉ là nói chuyện, nhưng trái lại chúng ta đang chia sẻ, và tôi luôn luôn lặp lại nó, đang chia sẻ sự việc này. Chia sẻ hàm ý chú ý. Chia sẻ hàm ý sự cần thiết, sự khẩn cấp của hiểu rõ, không phải theo trí năng, không phải theo từ ngữ, nhưng hiểu rõ bằng những cái trí của chúng ta, những quả tim của chúng ta, toàn thân tâm của chúng ta.

Như chúng ta đã nói, ý thức của chúng ta cùng nội dung của nó là ý thức của thế giới, bởi vì bất kỳ nơi nào bạn đặt chân đến con người đều đang chịu đựng đau khổ. Có nghèo khó, đau khổ, tàn ác; đây là bộ phận thuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có sự bất công của xã hội, những người giàu có cực kỳ và những người khốn khổ vô cùng. Bất kỳ nơi nào người ta đến, đây là một sự kiện tuyệt đối. Mỗi người chúng ta đang chịu đựng đau khổ, bị trói buộc trong mọi loại vấn đề, tình dục, cá thể, tập thể, và vân vân. Sự xung đột này diễn ra trong mỗi con người khắp thế giới. Ý thức của chúng ta là ý thức của họ. Ở trong đó có sẵn từ bi, không phải từ bi thuộc trí năng nhưng đam mê thực sự cho toàn nhân loại này, mà bị trói buộc trong vô vàn đau khổ này.

Khi người ta nhìn ngắm ý thức mà không diễn giải nó như tốt lành hay xấu xa, cao quý hay thấp hèn, đẹp đẽ hay xấu xí, chỉ nhìn ngắm nó mà không có bất kỳ diễn giải nào, vậy thì bạn sẽ tự thấy cho chính bạn rằng có một ý thức kỳ lạ của sợ hãi, không an toàn, không chắc chắn, và bởi vì không an toàn đó chúng ta tẩu thoát vào mọi hình thức của an toàn loạn thần kinh. Làm ơn hãy quan sát nó trong chính các bạn, không chỉ chấp nhận điều gì người nói đang trình bày. Cũng vậy, khi bạn quan sát nó, ai là người quan sát? Ai là người quan sát mà đang quan sát toàn hiện tượng này? Người quan sát khác hẳn vật được quan sát hay sao? Người suy nghĩ khác biệt suy nghĩ à? Người trải nghiệm khác biệt vật anh ấy trải nghiệm? Dường như đối với tôi đó là điều cơ bản chúng ta phải hiểu rõ. Với chúng ta có một phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, và sự phân chia này tạo ra xung đột. Bất kỳ nơi nào có phân chia phải có xung đột.

Vì vậy dường như đối với tôi người ta phải rất rõ ràng về những câu hỏi này: ai là người quan sát, và người quan sát có khác biệt vật được quan sát hay không? Tôi quan sát ý thức của tôi – tôi không hiểu có khi nào bạn đã từng quan sát ý thức của bạn. Quan sát nó như thể bạn đang quan sát mình trong một cái gương. Quan sát tất cả những hoạt động thuộc tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong của ý thức của bạn, mà là bên trong lãnh vực của thời gian, bên trong khu vực của tư tưởng. Lúc này, liệu người ta có thể quan sát nó? Hay người ta quan sát nó như thể nó là cái gì đó bên ngoài của người ta? Nếu bạn có quan sát nó, người quan sát mà đang quan sát khác biệt vật được quan sát hay sao? Và điều gì làm anh ấy khác biệt? Chúng ta đang gặp gỡ nhau chứ? Chúng ta đang cùng nhau làm một chuyến hành trình. Làm ơn, đừng bỏ mặc tôi nói một mình; tất cả chúng ta đều đang cùng nhau trong câu hỏi này.

Người quan sát là gì? Cấu trúc và bản chất của người quan sát là gì? Người quan sát là quá khứ, cùng những trải nghiệm của anh ấy, hiểu biết của anh ấy, những tổn thương được tích lũy của anh ấy, những đau khổ của anh ấy, và vân vân? Người quan sát là quá khứ? Người quan sát là cái “tôi”? Người quan sát, là quá khứ, có khả năng quan sát điều gì đang xảy ra quanh anh ấy ngay lúc này? Đó là, nếu tôi đang sống trong quá khứ, cùng những hồi tưởng, những tổn thương, những đau khổ, tất cả hiểu biết mà cái trí đã tích lũy – và tất cả hiểu biết luôn luôn trong quá khứ – tôi quan sát bằng cái trí đó. Và khi tôi quan sát bằng cái trí đó, tôi luôn luôn đang quan sát bằng đôi mắt đã bị tổn thương, đã nhớ lại những sự việc của quá khứ. Tôi luôn luôn đang quan sát qua quá khứ, qua truyền thống đã được tích lũy, và vậy là tôi không bao giờ đang quan sát hiện tại. Có một phân chia giữa người quan sát mà là quá khứ và hiện tại đang sống, đang chuyển động, năng động. Vậy là có một xung đột giữa người quan sát và vật được quan sát.

Liệu cái trí có thể quan sát mà không có người quan sát? Đây không là một câu đố, một lừa dối, không là điều gì đó để phỏng đoán. Bạn có thể thấy nó cho chính bạn; bạn có thể có một thấu triệt vào sự thật: đó là người quan sát không bao giờ có thể quan sát. Anh ấy có thể quan sát điều gì anh ấy muốn quan sát; anh ấy quan sát tùy theo những ham muốn của anh ấy, những sợ hãi của anh ấy, những khuynh hướng, những đòi hỏi lãng mạn của anh ấy, và vân vân. Vật quan sát trở nên hoàn toàn khác hẳn khi chính người quan sát hoàn toàn khác hẳn. Nếu tôi đã được nuôi dưỡng như một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo, một người Ấn độ giáo, hay Thượng đế biết cái gì nữa, và tôi quan sát sống, chuyển động lạ thường của sống này bằng cái trí bị quy định của tôi, những niềm tin của tôi, những sợ hãi của tôi, những đấng cứu rỗi của tôi, tôi đang quan sát không phải “cái gì là”; tôi đang quan sát tình trạng bị quy định riêng của tôi và thế là không bao giờ quan sát “cái gì là”.

Khi tôi quan sát, người quan sát khác biệt tôi phải không? Hay người quan sát là vật được quan sát – bạn hiểu chứ? Mà loại bỏ hoàn toàn sự xung đột. Bởi vì bạn thấy những sống của chúng ta, giáo dục của chúng ta, cách sống của chúng ta đều được đặt nền tảng trên sự xung đột – tất cả những liên hệ của chúng ta, những hoạt động của chúng ta, cách chúng ta sống, cách chúng ta suy nghĩ đều bắt nguồn từ sự xung đột vô tận này giữa bạn và tôi, giữa lẫn nhau, phía bên ngoài và bên trong. Và từ trước đến nay sống tôn giáo đã làm tăng thêm sự xung đột, biến nó thành một sống của hành hạ – bạn phải đến với Thượng đế, hay bất kỳ điều gì, qua sự tuân phục, sự chấp nhận của một niềm tin – mà tất cả đều là những hình thức của xung đột. Và chắc chắn một cái trí trong xung đột không là một cái trí tôn giáo.

Vậy là người ta đến điểm mấu chốt: liệu cái trí, cái trí của bạn, có thể quan sát mà không có người quan sát? Điều đó trở thành gian nan cực kỳ bởi vì nó nổi cộm lên toàn vấn đề của sợ hãi. Không chỉ những sợ hãi biết được mà còn cả những sợ hãi bám rễ sâu. Bây giờ, liệu cái trí có thể được tự do khỏi sự sợ hãi? Không phải một vài sợ hãi hay những sợ hãi mà người ta biết được nhưng toàn cấu trúc của sự sợ hãi, biết được cũng như không biết được? Có lẽ bạn sẽ nói rằng điều đó không thể thực hiện được, không con người nào có thể sống trong thế giới này mà không có sợ hãi. Lúc này, chúng ta đang hỏi liệu một cái trí mà sống trong sợ hãi – sợ hãi của ngày mai, của điều gì đã là, của điều gì có lẽ là, của điều gì là, sợ hãi trong liên hệ, của cô độc, một tá hình thức của sợ hãi, những sợ hãi vô lý nhất, và những sợ hãi bi thảm nhất – liệu cái trí có thể được tự do khỏi tất cả điều đó?

Bây giờ làm thế nào bạn tìm hiểu sự sợ hãi? Tôi sợ hãi một tá sự việc. Làm thế nào tôi tìm hiểu và được tự do khỏi sự sợ hãi, luôn luôn nhớ rằng người quan sát là vật được quan sát – sợ hãi không khác biệt người quan sát. Chắc chắn, người quan sát là bộ phận của sợ hãi. Vì vậy làm thế nào cái trí được tự do khỏi sợ hãi? Bởi vì với gánh nặng của sợ hãi người ta sống trong tối tăm, và từ sợ hãi nảy sinh hung hăng, bạo lực, tất cả những hoạt động loạn thần kinh mà xảy ra không những trong lãnh vực tôn giáo nhưng còn cả trong sự liên hệ hàng ngày. Vì vậy với một cái trí thông minh, lành mạnh mà là tổng thể phải có sự tự do khỏi sợ hãi. Không phải sự tự do từng phần nhưng sự tự do tổng thể; không có sự việc như là sự tự do từng phần. Vậy là chính người quan sát là sợ hãi, và khi anh ấy quan sát sợ hãi như cái gì đó tách rời khỏi chính anh ấy, có xung đột. Vậy là anh ấy cố gắng vượt qua, đè nén, tẩu thoát khỏi nó, và vân vân. Nhưng khi người ta có sự thấu triệt, sự thật này rằng người quan sát là vật được quan sát, lúc đó điều gì xảy ra?

Hãy cho phép tôi trình bày nó cách khác: Tôi bị tức giận – sự tức giận có khác biệt tôi? Tôi, người quan sát, mà nói, “Tôi bị tức giận”? Hay sự tức giận đó là bộ phận của tôi? Nó có vẻ quá đơn giản. Và khi tôi nhận ra rằng người quan sát là vật được quan sát, rằng sự tức giận mà tôi nhận ra là bộ phận của tôi, không phải cái gì đó tách rời, vậy thì tôi phải làm gì với sự tức giận đó? Tôi không tách rời khỏi sự tức giận đó. Tôi là tức giận. Tôi không tách rời khỏi sự bạo lực. Tôi là bạo lực đó. Bạo lực đó đã xảy ra qua sự sợ hãi của tôi; sợ hãi đó đã tạo ra sự hung hăng. Vì vậy tôi là tất cả điều đó. Vậy thì điều gì xảy ra?

Chúng ta hãy tìm hiểu nó thêm một chút nữa: khi tôi bị tức giận, mỗi phản ứng, mà tôi gọi là sự tức giận, được công nhận, bởi vì tôi đã tức giận trước kia. Vậy là lần sau tôi bị tức giận tôi công nhận nó, và điều đó làm cho sự tức giận được củng cố thêm bởi vì tôi đang quan sát sự tức giận mới này cùng sự công nhận của một tức giận trước kia. Vậy là tôi chỉ đang công nhận sự tức giận. Tôi không đang vượt khỏi nó; tôi chỉ đang công nhận nó mỗi lần. Vì vậy liệu tôi có thể, liệu cái trí có thể, quan sát sự tức giận đó mà không công nhận, mà không sử dụng từ ngữ tức giận, mà là một hình thức của công nhận? Chúng ta là những con người bạo lực trong quá nhiều cách; chúng ta có lẽ có một khuôn mặt xinh đẹp và một giọng nói dịu dàng, nhưng sâu thẳm chúng ta là những con người bạo lực. Có những hoạt động bạo lực, câu nói bạo lực, và mọi chuyện như thế. Bây giờ bạo lực đó khác biệt tôi, người quan sát? Tôi thấy rằng người quan sát là bộ phận của bạo lực đó. Không phải rằng người quan sát là không-bạo lực, vì vậy anh ấy quan sát bạo lực, nhưng chính người quan sát là bộ phận của bạo lực đó.

Vậy thì anh ấy sẽ làm gì? Tôi là bộ phận của bạo lực đó, và trước kia tôi đã tách rời chính tôi khỏi bạo lực đó, nói, “Tôi phải kiềm chế nó; tôi phải khuất phục nó; tôi phải vượt khỏi nó”, và thế là có một xung đột giữa bạo lực đó và chính tôi. Lúc này tôi đã loại bỏ sự vô lý đó, tôi thấy sự kiện rằng tôi là bạo lực, rằng chính cấu trúc của tôi là bạo lực. Vậy thì điều gì xảy ra? Chắc chắn không còn ham muốn để khuất phục nó bởi vì tôi là bộ phận của bạo lực đó. Không còn vấn đề tôi cố gắng để khuất phục, kiềm chế nó; kiềm chế, khuất phục, tẩu thoát là một lãng phí của năng lượng – phải không? Lúc này khi người quan sát là vật được quan sát, tôi có tất cả năng lượng mà trước kia đã bị lãng phí bởi kiềm chế, bởi tẩu thoát. Lúc này tôi có năng lượng vô hạn đó mà xảy ra khi người quan sát là vật được quan sát, và năng lượng đó có thể vượt khỏi bạo lực.

Chúng ta cần năng lượng, phải không, để làm bất kỳ việc gì. Tôi cần năng lượng để vượt khỏi bạo lực, và tôi đã lãng phí năng lượng đó qua kiềm chế, tuân phục, lý luận, qua tất cả mọi loại tẩu thoát và đánh giá. Khi tôi thấy người quan sát là vật được quan sát và tất cả năng lượng đó được tập trung, khi toàn bộ năng lượng đó hiện diện ở đó, không có bạo lực. Chỉ có những mảnh vỡ mới tạo ra bạo lực.

Người hỏi: Có sự tác động lẫn nhau.

Krishnamurti: Không sự tác động lẫn nhau, thưa bạn. Chúng ta hãy bám vào một vấn đề. Đừng vội mang vào sự tác động lẫn nhau; chúng ta sẽ trình bày điều đó sau. Thưa bạn, hãy quan sát, khắp thế giới những con người đã cố gắng, trong cách truyền thống cũ, khuất phục bạo lực, tức giận, qua lý luận, biện minh, những tẩu thoát, mọi loại hoạt động loạn thần kinh, và chúng ta đã không vượt khỏi bạo lực, chúng ta đã không vượt khỏi tức giận, nhẫn tâm, và mọi chuyện như thế. Bây giờ liệu cái trí có thể vượt khỏi nó? Một lần và vĩnh viễn kết thúc bạo lực? Điều đó chỉ có thể được khi chúng ta nhận ra người quan sát là vật được quan sát, bởi vì ngay trong quan sát không có tẩu thoát, không diễn giải, không lý luận, chỉ sự việc hiện diện vì vậy bạn có năng lượng vượt khỏi nó. Hãy thực hiện điều này, và bạn sẽ thấy nó. Nhưng trước hết bạn phải hiểu rõ lý do, lý lẽ, sự thật rằng người quan sát là vật được quan sát.

Khi bạn quan sát một người khác – người vợ, người chồng, người bạn gái, người bạn trai, và vân vân – bạn khác biệt điều quan sát, người bạn quan sát? Hình dạng, một người đàn ông hay một người phụ nữ, có lẽ khác biệt, giới tính có lẽ khác biệt, nhưng theo tâm lý ý thức của bạn khác biệt ý thức của cô ấy hay anh ấy? Làm ơn hãy tìm hiểu điều này khi chúng ta đang theo cùng nhau. Khi bạn quan sát, bạn đang quan sát hình ảnh riêng của bạn, không phải quan sát một người khác. Hình ảnh mà bạn đã dựng lên qua vô vàn những tác động lẫn nhau, hình ảnh bạn đã dựng lên về cô ấy hay anh ấy. Điều này quá rõ ràng, phải không? Vì vậy khi người ta thực sự hiểu rõ, không phải bằng từ ngữ, không phải bằng trí năng, nhưng như một thực tế, như điều gì đó đúng thực, rằng người quan sát là vật được quan sát, tất cả xung đột kết thúc, và thế là sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta trải qua một thay đổi cơ bản.

Vậy là liệu cái trí có thể quan sát sự sợ hãi? Chúng ta hãy quay lại điều đó: sợ hãi của bạn về chết, về sống, về cô độc, về tối tăm, về không là ai cả, về không trở thành một người thành công vĩ đại, về không là một người lãnh đạo, một người viết văn, người này người kia, mười sự việc khác nhau. Trước hết, người ta có ý thức được điều này? Hay người ta theo đuổi một cuộc sống hời hợt, luôn luôn nói về điều gì khác, đến độ người ta không bao giờ ý thức được chính mình, được những sợ hãi riêng của người ta. Tiếp theo, nếu người ta trở nên ý thức được những sợ hãi đó, bạn trở nên ý thức được ở mức độ nào? Nó là một ý thức-trí năng được những sợ hãi của bạn, hay bạn thực sự ý thức được những sợ hãi của bạn – ý thức trong ý nghĩa rằng bạn ý thức được màu sắc của chiếc áo len kế cận bạn? Bạn ý thức được sợ hãi của bạn tại những mức độ sâu thẳm hơn, những ngõ ngách giấu giếm, của cái trí của bạn, và nếu chúng bị giấu giếm, làm thế nào chúng có thể được phơi bày? Bạn phải nhờ đến một người phân tích? Và người phân tích là chính bạn. Anh ấy cũng cần được phân tích; ngược lại, anh ấy sẽ không là một người phân tích!

Vậy thì làm thế nào bạn lật tung toàn cấu trúc này, những phức tạp của sợ hãi? Bạn biết đây là một vấn đề phức tạp, không chỉ được lắng nghe hai hay ba phút rồi sau đó quên bẵng – tìm ra cho chính bạn liệu có thể phơi bày tất cả những sợ hãi hay chỉ có một sợ hãi trung tâm, mà có nhiều nhánh. Và khi người ta thấy sự sợ hãi trung tâm, những nhánh bắt đầu rơi rụng. Bây giờ, bạn tiếp cận điều này thế nào? Từ ngoại vi hay từ trung tâm? Nếu cái trí có thể hiểu rõ gốc rễ của sự sợ hãi, sau đó những nhánh, vô vàn khía cạnh của sợ hãi, không còn ý nghĩa; chúng tàn tạ đi. Vậy thì gốc rễ của sự sợ hãi là gì? Bạn có thể quan sát sự sợ hãi của bạn? Hãy quan sát nó ngay lúc này, mời mọc nó – dĩ nhiên bạn không sợ hãi ở đây, nhưng bạn biết những sợ hãi của bạn là gì: cô độc, không được thương yêu, không đẹp đẽ, mất chức vụ của bạn, công việc của bạn, cái này của bạn hay cái kia của bạn, mười sự việc khác biệt. Bây giờ bằng cách quan sát một sợ hãi, quan sát sợ hãi đặc trưng của bạn, vậy thì bạn có thể thấy gốc rễ của sợ hãi đó, và không chỉ gốc rễ của sợ hãi đó mà còn cả gốc rễ của tất cả những sợ hãi. Bằng cách quan sát một sợ hãi, trong ý nghĩa rằng người quan sát là vật được quan sát, bạn sẽ tự thấy cho chính bạn rằng qua một sợ hãi bạn khám phá gốc rễ của tất cả những sợ hãi. Giả sử người ta sợ hãi – về điều gì?

Người hỏi: Cô độc.

Krishnamurti: Cô độc. Người ta sợ hãi sự cô độc. Bây giờ, trước hết, bạn đã quan sát sự cô độc, hay đó là một ý tưởng mà bạn sợ hãi về nó? Không phải sự kiện của cô độc nhưng ý tưởng của cô độc – bạn thấy sự khác biệt? Nó là cái nào? Ý tưởng gây sợ hãi bạn, hay thực tế gây sợ hãi bạn?
Người hỏi: Không tách rời, phải không?

Krishnamurti: Không, thưa bạn, hãy quan sát. Tôi có một ý tưởng của cô độc. Ý tưởng là sự lý luận của tư tưởng mà nói, “Tôi không biết nó là gì, nhưng tôi sợ hãi nó”. Hay tôi biết trạng thái cô độc là gì không phải như một ý tưởng nhưng như một thực tế. Tôi biết nó khi tôi đang ở trong một đám đông và bỗng nhiên cảm thấy rằng tôi không có liên quan đến bất kỳ thứ gì, rằng tôi tuyệt đối bị cắt đứt, hụt hẫng, không thể dựa vào bất kỳ ai. Tất cả những sợi dây trói buộc đã bị chặt đứt, và tôi cảm thấy cô độc cực kỳ, kinh hãi. Đó là một thực tế. Nhưng ý tưởng về nó không là một thực tế, và tôi e rằng, hầu hết chúng ta có một ý tưởng về nó.

Vậy thì nếu nó không là một ý tưởng nhưng một thực tế, trạng thái cô độc là gì? Chúng ta không đang luôn luôn nuôi dưỡng nó – bằng hoạt động tự cho mình là trung tâm, bằng sự quan tâm lạ lùng đến chính chúng ta này, những hình dáng, những thái độ, những quan điểm, những nhận xét, vị trí, giai cấp của chúng ta, sự quan trọng của chúng ta, tất cả điều đó? Tất cả điều đó là một hình thức của cô lập. Chúng ta đã làm điều này, suốt ngày, hàng năm, và bỗng nhiên chúng ta phát giác mình hoàn toàn bị cô lập; những niềm tin và Thượng đế và mọi thứ của chúng ta đều biến mất. Có ý thức của cô lập lạ lùng này, mà không thể bị xuyên thấu; và điều đó tự nhiên mang lại sự sợ hãi cực kỳ. Bây giờ trong cuộc sống của tôi, trong sống hàng ngày của tôi, tôi quan sát rằng những hoạt động của tôi, những suy nghĩ của tôi, những ham muốn của tôi, những vui thú của tôi, những trải nghiệm của tôi đang mỗi lúc mỗi gây cô lập. Và ý thức tột đỉnh là chết – đó là một vấn đề khác hẳn. Vì vậy tôi quan sát nó. Tôi quan sát nó trong những chuyển động hàng ngày, trong những hoạt động hàng ngày của tôi. Và trong sự quan sát của trạng thái cô độc này, người quan sát là bộ phận của nó, từ bản chất người quan sát là trạng thái cô độc đó. Vậy là người quan sát là vật được quan sát. Và thế là anh ấy không thể tẩu thoát khỏi nó. Anh ấy không thể che đậy nó, cố gắng lấp kín nó bằng những công việc tốt lành hay bất kỳ việc gì, đi tới nhà thờ và tham thiền và mọi chuyện như thế. Vậy là người quan sát là vật được quan sát. Điều gì xảy ra lúc đó? Bạn đã loại bỏ xung đột hoàn toàn, phải không? Không đang cố gắng tẩu thoát khỏi nó, không đang cố gắng che đậy nó, không đang cố gắng lý luận nó, bạn bị đối diện nó, bạn là nó. Khi bạn hoàn toàn bị đối diện nó và không có tẩu thoát và bạn là nó, vậy là không có vấn đề, phải không? Không có vấn đề bởi vì lúc đó không có ý thức của cô độc gì cả.

Vậy là liệu bạn có thể quan sát sự sợ hãi của bạn? Qua một sợ hãi lần theo ngay gốc rễ của tất cả sợ hãi? Đó là, qua ý thức của cô độc này, bạn đã lần theo gốc rễ của sợ hãi chưa? Tôi bị cô độc. Tôi biết điều đó có nghĩa gì không như một ý tưởng nhưng như một thực tế. Tôi biết đói khát là gì như một thực tế, không phải bởi vì người nào đó đã bảo cho tôi đói khát là gì. Có ý thức lạ lùng này của cô độc, cô lập. Cô lập là một hình thức của kháng cự, một hình thức của loại trừ. Tôi hoàn toàn ý thức được điều đó, và tôi cũng hoàn toàn ý thức rằng người quan sát là vật được quan sát. Và có sợ hãi ở đó, sợ hãi bám rễ sâu; và qua một nhân tố của sợ hãi, của cô độc, tôi đã có thể tìm ra, quan sát, sự kiện trung tâm của sợ hãi, mà là sự tồn tại của người quan sát. Nếu người quan sát không hiện diện, người quan sát là quá khứ, những quan điểm, những nhận xét, những đánh giá, những lý luận, những diễn giải, tất cả truyền thống của anh ấy, nếu tất cả điều đó không hiện diện, sợ hãi ở đâu?

Nếu cái “tôi” không còn, sợ hãi ở đâu? Nhưng chúng ta được giáo dục theo tôn giáo, và trong những trường học, những trường cao đẳng, những trường đại học, để khẳng định, để vun quén cái “tôi” như người quan sát. Tôi là một người Thiên chúa giáo, một người Tin lành, người Anh, tôi là thế này, tôi là thế kia, tất cả mọi chuyện như thế. Và bằng cách quan sát một sợ hãi, cái trí đã có thể quan sát và lần theo dấu vết của sự kiện trung tâm của sợ hãi, mà là sự tồn tại của người quan sát, cái “tôi”. Và liệu tôi có thể sống trong thế giới này mà không có cái “tôi” đó? Khi mọi thứ quanh tôi là một khẳng định của cái “tôi”, văn hóa, những tác phẩm nghệ thuật, kinh doanh, chính trị, tôn giáo, mọi thứ quanh tôi nói vun quén cái tôi. Trong một văn hóa như thế, một văn minh như thế, liệu người ta có thể sống mà không có cái “tôi”? Người tu hành nói bạn không thể – tẩu thoát khỏi thế giới, đi đến một tu viện, thay đổi danh tính của bạn, hiến dâng cuộc đời của bạn cho điều này điều kia, nhưng cái “tôi” vẫn còn y nguyên ở đó bởi vì cái “tôi” đó đã đồng hóa nó với hình ảnh mà nó đã chiếu rọi về chính nó như điều này, điều kia, hay điều khác. Cái “tôi” vẫn còn y nguyên ở đó trong một hình thức khác.

Vậy là liệu người ta có thể sống – đây là môt câu hỏi rất nghiêm túc và cực kỳ quan trọng – liệu người ta có thể sống mà không có cái “tôi” trong thế giới kinh hoàng này? Điều đó có nghĩa liệu người ta có thể sống thông minh trong một thế giới của dốt nát? Nó là dốt nát, với tất cả sự giả vờ của những tôn giáo. Liệu bạn có thể sống trong môt thế giới dốt nát và chính bạn lại hoàn toàn thông minh?

Bây giờ ai có thể trả lời câu hỏi này ngoại trừ chính bạn? Điều đó có nghĩa bạn phải thấy rằng ý thức của bạn, cùng tất cả nội dung của nó, là ý thức của thế giới. Đó không là một câu phát biểu; đó là một sự thật, cái gì đó đúng thực lạ thường. Nội dung của ý thức của bạn tạo thành ý thức của bạn. Nếu không có nội dung không có ý thức. Lúc này nội dung của bạn là sợ hãi, vui thú, mọi sự việc đang xảy ra trong thế giới, văn hóa quá được đề cao, được tán dương – một văn hóa kỳ diệu như thế cùng những chiến tranh của nó, những tàn bạo, bất công, nghèo khổ, đói khát – chúng ta thuộc ý thức đó. Và nếu ý thức của bạn trải qua sự thay đổi cơ bản, sự thay đổi đó ảnh hưởng ý thức của thế giới, nó thực sự có ảnh hưởng. Hãy nhìn bất kỳ người nào mà đã tạo ra cái tạm gọi là cách mạng vật chất, Lenin, nhân dân cách mạng Pháp. Bạn có lẽ không chấp nhận điều gì họ đã làm, nhưng họ đã gây ảnh hưởng ý thức của thế giới, như Hitler, Mussolini, Stalin, và mọi người như thế.

Người hỏi: Giống Christ.

Krishnamurti:Ồ! Đúng rồi, Christ. Bạn thấy cách bạn tẩu thoát? Bạn tẩu thoát vào những truyền thống cũ kỹ của bạn. Bạn không nói, “Nhìn, tôi phải thay đổi. Ý thức của tôi phải trải qua một thay đổi cơ bản”. Đây là vấn đề trọng điểm: liệu ý thức của bạn có thể trải qua một thay đổi cơ bản? Nó có thể trải qua việc đó chỉ khi nào sự thật trọng điểm được thấy rằng người quan sát là vật được quan sát. Khi bạn thấy điều đó, tất cả xung đột bên trong kết thúc. Nhưng nơi nào có sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, tức giận và không tức giận, lúc đó có xung đột. Khi người Ả rập và người Do thái thấy rằng họ cùng là những con người, không cần thiết cho sự xung đột. Vậy là liệu bạn có thể quan sát xung đột của bạn và thấy rằng nó không tách rời khỏi bạn, rằng bạn là xung đột đó?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5702)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 7433)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 3960)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
17/02/2012(Xem: 4410)
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến
17/02/2012(Xem: 4674)
Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khả năng lợi ích cho hầu hết mọi người
17/02/2012(Xem: 5168)
Trong bài này, tôi tham khảo các loại dược phẩm- ý nghĩa của tất cả các loại thuốc, bất cứ điều gì chúng ta có thể trở nên quen thuộc và rồi chúng ta thích thú tùy theo mức độ phụ thuộc. Điều này có vẻ như những loại dược phẩm bị hiểu lầm. Chúng nó có một lịch sử rất dài. Tất cả mọi người, và trong mọi lúc, cần một cái gì đó để làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hầu như luôn luôn có nhu cầu đối với các loại dược phẩm, thức ăn, tình dục, cũng như tôn giáo.
16/02/2012(Xem: 7712)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
15/02/2012(Xem: 7991)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
15/02/2012(Xem: 4696)
Một sự phân tích về Phật giáo xác minh rằng nhân quyền có thể bắt đầu ở Ấn Độ, nơi sinh của Phật giáo. Vào năm 1956, BR Ambedkar, người đạo Hindu đã quy y Phật giáo và đưa gần 4.000.000 người giai cấp “hạ tiện” khác cùng quy y.[1] Sangharakshita, một Phật tử đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào cải đạo hàng loạt mà Ambedkar vận động, các ký giả viết về Ambedkar
15/02/2012(Xem: 3655)
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]