Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Brockwood Park, 8 tháng chín 1970

12/07/201100:50(Xem: 4110)
14. Brockwood Park, 8 tháng chín 1970

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Brockwood Park, 8 tháng chín 1970

Krishnamurti:Trước khi chúng ta cố gắng tìm ra làm thế nào giáo dục trẻ em để cho các em không tuân phục, hay có tuân phục, chúng ta không nên tìm ra liệu chính chúng ta, những người giáo dục, những bậc phụ huynh, những giáo viên, như những con người, có đang tuân phục hay không? Chúng ta đang bắt chước, đang tuân theo khuôn mẫu, đang chấp nhận những công thức, và đang điều chỉnh sống vào công thức đó? Chắc chắn, tất cả điều đó hàm ý sự tuân phục, đang chấp nhận uy quyền, đang có một công thức, nguyên tắc, hay niềm tin tùy theo đó người ta sống, hay đang khước từ những khuôn mẫu thuộc xã hội bên ngoài được áp đặt vào chúng ta qua văn hóa, giáo dục, tác động của những ảnh hưởng xã hội. Chúng ta có lẽ cũng có những khuôn mẫu riêng của chúng ta của sự tuân phục bên trong và chấp nhận và tuân phục vào chúng – tuân phục cả bên trong lẫn bên ngoài.

Tôi có ý thức được rằng tôi đang tuân phục? Không phải rằng người ta nên, hay không nên, nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu tìm ra liệu người ta đang tuân phục hay không. Nó có nghĩa gì? Tất cả cấu trúc của ngôn ngữ là một hình thức của chấp nhận một khuôn mẫu của câu nói, của tư tưởng, bị quy định bởi những từ ngữ và vân vân. Ở đó người ta có thể thấy người ta tuân phục. Cũng vậy, người ta có tuân phục vào những khuôn mẫu thuộc xã hội bên ngoài: tóc ngắn, tóc dài, râu quai nón, không râu quai nón, quần dài, váy ngắn, váy dài, mọi chyện như thế. Và phía bên trong người ta đang tuân phục, đang tuân theo một hình ảnh người ta đã tự dựng lên về chính người ta, một kết luận, một niềm tin, một khuôn mẫu của xung đột? Người ta có ý thức được tất cả những điều này? Không phải rằng người ta nên hay không nên bắt chước, nhưng liệu người ta có ý thức rằng luôn luôn có sự tuân phục bên trong và bên ngoài này hay không? Bởi vì nếu người ta đang tuân phục, chắc chắn không có tự do, và nếu không có tự do không có thông minh.

Vì vậy để tìm hiểu phía bên trong, tự quan sát về chính mình một cách khách quan mà không có bất kỳ cảm tính, mà không nói điều này đúng hay điều này sai, chỉ quan sát và tìm ra người ta đang tuân phục ở mức độ nào. Tại một mức độ rất hời hợt, hay người ta tuân phục xuyên suốt toàn thân tâm của người ta? Nó là một vấn đề rất phức tạp, điều này – bởi vì chúng ta đã được giáo dục để phân chia sống như cái “tôi” và cái “không tôi”, như người quan sát và vật được quan sát là cái gì đó tách rời. Từ cơ bản đó là một trong những khuôn mẫu của tuân phục; đó là cách chúng ta đã được giáo dục. Khi tôi nói, “Tôi là một người Ấn độ giáo”, nó đang tuân phục vào khuôn mẫu của văn hóa và xã hội đặc biệt mà trong đó cái trí đặc biệt này đã được vun đắp, nưôi dưỡng. Người ta đang làm điều đó? Điều này thực sự gây hứng thú lạ thường nếu người ta tìm hiểu nó kỹ càng.

Trước hết chúng ta hãy thấy bạn và tôi tuân phục như thế nào. Nếu chúng ta như những người giáo dục, những phụ huynh không hiểu rõ tuân phục có nghĩa gì, làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ một người khác được tự do khỏi sự tuân phục hay nói bạn phải tuân phục? Chúng ta phải rõ ràng trong chính chúng ta. Chúng ta không nên làm ngược lại, lấy kết quả là nguyên nhân!

Bạn thấy, điều này rất tinh tế và có chiều sâu vô cùng nếu bạn tìm hiểu nó. Ký ức, sự vun quén của ký ức, là điều gì giáo dục hiện nay áp dụng, những sự kiện là gì, và công nghệ này công nghệ kia. Con đường của hiểu biết, bạn tuân theo, là tuân phục. Tuân theo quá khứ, chấp nhận một truyền thống, gọi mình là một người Đức, một người Nga, một người Anh, là tuân phục, và phản kháng chống lại điều đó trở thành một hình thức khác của tuân phục. Vì vậy tất cả phản ứng là một hình thức của tuân phục. Tôi không biết liệu bạn có chấp nhận tất cả điều này. Tôi không thích hệ thống đặc biệt, hệ thống tư bản hay cộng sản. Tôi phản kháng chống lại nó bởi vì tôi muốn một loại hệ thống khác, và loại hệ thống khác đó là kết quả của hai hệ thống đặc biêt này, và tôi thích hệ thống khác hơn và vậy là tôi đang tuân phục nó.

Vì vậy trong tìm hiểu câu hỏi này – không phải làm thế nào để dạy dỗ trẻ em; chúng ta sẽ trình bày điều đó sau – người ta phải tìm ra trong chính mình những khuôn mẫu của tuân phục, bắt chước này.

Người hỏi: Thưa ông, nếu chúng ta không tuân theo những hệ thống này mà tồn tại trong xã hội của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể giáo dục con cái của chúng ta đậu những kỳ thi?

Krishnamurti: Chúng ta đừng nói về trẻ em trong chốc lát. Chúng ta hãy nói về chính chúng ta, mà chịu trách nhiệm cho những trẻ em bất hạnh này, liệu chúng ta có đang tuân phục. Nếu chúng ta có, vậy thì dù sự liên hệ với con cái của chúng ta là gì, chúng ta sẽ luôn luôn một cách tế nhị hay thô thiển tạo ra một hệ thống giáo dục mà sẽ làm đứa trẻ, thanh thiếu niên tuân phục. Điều này quá đơn giản. Nếu tôi mù lòa, tôi không thể dẫn dắt, tôi không thể nhìn, tôi không thể giúp đỡ một người khác. Trong chừng mực nào đó chúng ta đều mù lòa nếu chúng ta không biết chúng ta đang tuân phục tại những chiều sâu nào.

Người hỏi: Nhưng hiểu biết của những chiều sâu này không là một tiến trình liên tục hay sao? Nó không trở nên rõ ràng hơn hay sao?

Krishnamurti: Có, thưa bạn, nó có trở nên rõ ràng. Làm ơn nếu chúng ta có thể chú ý một chút đến nó. Bạn đang tuân phục? Chắc chắn, khi tôi mặc cái quần dài, tôi đang tuân phục. Khi tôi đến Ấn độ và tôi mặc những bộ quần áo khác, tôi đang tuân phục. Khi tôi cắt tóc ngắn, tôi đang tuân phục. Khi tôi để tóc dài, hay một bộ râu quai nón rậm rạp, tôi đang tuân phục.

Người hỏi: Nhưng nó không quan trọng nhiều bằng vấn đề nhìn chính mình và thế giới bên ngoài như hai sự viêc khác biệt?

Krishnamurti:Tôi đã nói điều đó. Sự phân chia như cái “tôi” và cái “không tôi”, cái bên ngoài và cái bên trong, sự phân chia này là một hình thức khác của tuân phục. Chúng ta hãy nắm nguyên tắc của nó, không phải những tuân phục thuộc ngoại vi, nhưng tại gốc rễ. Tại sao cái trí con người tuân phục? Cái trí con người đó có biết nó đang tuân phục hay không? Trong đặt câu hỏi đó, chúng ta sẽ tìm ra, hơn là tìm hiểu sự tuân phục thuộc ngoại vi, những biên giới của tuân phục. Đó là một lãng phí thời gian hoàn toàn. Ngay khi vấn đề trung tâm được hiểu rõ, vậy là chúng ta có thể giải quyết cái bên ngoài, sự tuân phục thuộc ngoại vi.

Người hỏi: Thưa ông, tôi cảm thấy rất không an toàn nếu tôi không tuân theo một khuôn mẫu nào đó.

Krishnamurti: Anh ấy nói, nếu tôi không tuân theo một khuôn mẫu nào đó, được thiết lập bởi một văn hóa và xã hội đặc biệt, dù là cộng sản, người Phần lan, người Đức, người này hay người kia, Thiên chúa giáo, tôi sẽ bị quẳng đi. Đúng chứ? Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra ở nước Nga, dưới chế độ chuyên chế Soviet, mặc dù họ gọi nó là một dân chủ của nhân dân, tất cả nhảm nhí đó, tôi sẽ bị tiêu diệt, tôi sẽ bị đưa đến một bệnh viện tâm thần và được uống những viên thuốc để trở thành người bình thường. Vì vậy trước khi chúng ta nói, tôi sẽ làm gì trong một văn hóa đặc biệt nơi sự tuân phục là khuôn mẫu, thậm chí trước khi chúng ta đặt câu hỏi đó chúng ta nên tìm ra cho chính chúng ta liệu chúng ta có đang tuân phục và nó có nghĩa gì. Bạn thấy, bạn luôn luôn đang bàn luận điều gì phải làm trong một cấu trúc cho sẵn của xã hội. Đó không là câu hỏi. Câu hỏi là, người ta có ý thức được, người ta có biết rằng người ta đang tuân phục? Sự tuân phục đó là ngoại vi, hời hợt, hay nó rất sâu thẳm? Nếu bạn không trả lời câu hỏi này, bạn sẽ không thể trả lời câu hỏi liệu có phù hợp vào một xã hội mà đòi hỏi sự tuân phục.

Người hỏi: Tôi hành động trong một phương hướng nào đó. Làm thế nào tôi biết liệu tôi đang tuân phục hay không?

Krishnamurti:Chúng ta sẽ phải tìm ra, thưa bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. Chúng ta hãy từ tốn và kiên nhẫn trong khi đang tìm ra. Chúng ta đừng đặt ra những câu hỏi thuộc ngoại vi giống như phải làm gì.

Người hỏi: Có vẻ là giống như mọi chủng loại khác chúng ta có một ham muốn tự nhiên và bản năng để tuân phục.

Krishnamurti: Vâng. Tại sao? Chúng ta biết điều này. Toàn sự tiến hành của giáo dục này, tất cả sự nuôi nấng của chúng ta là để tuân phục. Tại sao? Làm ơn hãy quan sát. Con thú tuân phục.

Người hỏi: Để duy trì dòng giống.

Người hỏi 2: Để giữ chúng lại cùng nhau.

Người hỏi 3: Để bảo vệ nhóm.

Krishnamurti: Để bảo vệ nhóm, để có an toàn, để được an toàn. Đó là lý do tại sao chúng ta tuân phục. Sự tuân phục đó có dẫn đến an toàn không? Chúng ta nói có, nhưng thật sao? Tôi có ý, khi gọi mình là một người Mỹ, một người Ấn độ, một người Nhật, hay một người Indonesia dường như có cho một ý thức của an toàn. Đồng hóa mình với một cộng đồng đặc biệt dường như cho sự an toàn. Nhưng đúng vậy à? Khi bạn gọi bạn là một người Đức và tôi gọi tôi là một người Do thái hay một người Anh, ngay phân chia này là một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh, mà có nghĩa không an toàn. Nơi nào có sự phân chia mà xảy ra từ sự đồng hóa mình với một cộng đồng đặc biệt, hy vọng cộng đồng đó sẽ cho sự an toàn, nó chính là khởi đầu của sự hủy diệt xã hội. Điều này quá rõ ràng.

Người hỏi: Vậy là ông cảm thấy rằng ý tưởng của bất kỳ cộng đồng nào là một ý tưởng mà sẽ tách rời khỏi . . .

Krishnamurti: Không, thưa bạn, không, thưa bạn. Chúng ta đang nói sự ham muốn để tuân phục, sự thôi thúc, bản năng để tuân phục, xảy ra qua sự hy vọng của an toàn, muốn được an toàn, bảo đảm, chắc chắn phần thân thể. Đó là một sự kiện phải không? Lịch sử – không phải vì tôi là một người lịch sử học – đã chỉ rõ rằng khi bạn gọi bạn là một người Thiên chúa giáo và tôi gọi tôi là môt người Tin lành giáo, chúng ta đã tàn sát nhau trong danh nghĩa Thượng đế và mọi chuyện như thế. Vì vậy cái trí đang tìm kiếm an toàn qua sự tuân phục hủy diệt chính an toàn đó. Điều đó rõ ràng, phải không? Vậy là khi điều đó rõ ràng, chúng ta đã chấm dứt sự đồng hóa với một cộng đồng qua đó chúng ta hy vọng có an toàn. Suy nghĩ, nhìn nó trong cách đó, được chấm dứt. Ngay khi bạn thấy bản chất độc hại của sự phân chia này giữa những cộng đồng và của đồng hóa với một cộng đồng trong hy vọng an toàn của bạn, khi bạn thấy điều đó rất rõ ràng, sự thật của nó, bạn không còn muốn an toàn qua một cộng đồng, qua quốc tịch, qua đồng hóa với một nhóm đặc biệt.

Người hỏi: Không có một mấu chốt khác, cảm thấy của phụ thuộc hay sao?

Krishnamurti:Có chứ, thưa bạn. Tôi phụ thuộc một nhóm đặc biệt. Nó cho tôi sự thỏa mãn; nó làm tôi cảm thấy ấm áp bên trong; nó làm tôi cảm thấy an toàn. Đó là cùng sự việc.

Người hỏi: Nó còn nhiều hơn cảm giác an toàn. Nó là một cảm giác dễ chịu.

Krishnamurti: Vâng, thưa bạn, mà có nghĩa gì? Một cảm giác dễ chịu – tôi phụ thuộc cộng đồng này ở Brockwood. Nó cho tôi một cảm giác dễ chịu. Điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa tôi muốn phụ thuộc cái gì đó. Tại sao? Thưa bạn, chúng ta hãy tách rời nó ra và tìm hiểu. Tại sao tôi muốn cảm thấy dễ chịu cùng một cộng đồng nhỏ xíu như thế? Xin lỗi!

Người hỏi: Tôi cảm thấy thiếu thốn trong tôi.

Krishnamurti: Điều đó có nghĩa gì? Trong tôi tôi cảm thấy thiếu thốn; tôi bị cô độc; tôi là một thực thể đau khổ, bất an, bất hạnh, tội nghiệp; và tôi nói, Thượng đế của tôi ơi, nếu tôi có thể đồng hóa mình với một cộng đồng to lớn, tôi sẽ tự làm mất mình trong đó. Điều này quá đơn giản.

Người hỏi: Chúng tôi muốn hiệp thông.

Krishnamurti: Cùng ai?

Người hỏi: Cùng những người khác.

Krishnamurti: Làm thế nào bạn hiệp thông cùng người khác khi bạn đang tìm kiếm an toàn qua những người khác?

Người hỏi: Nó không là vấn đề của an toàn.

Krishnamurti: Thưa bạn, hãy nhìn. Tôi cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc, với một nhóm người nhỏ, một cộng đồng đặc biệt. Tại sao? Bạn phải trả lời câu hỏi này. Tại sao tôi cảm thấy dễ chịu với một nhóm người đặc biệt?

Người hỏi: Bởi vì tôi bị sợ hãi bởi những người khác.

Krishnamurti: Tôi không chỉ bị sợ hãi bởi những người khác.

Người hỏi: Không.

Krishnamurti: Không, vậy thì cái gì? Tôi không thích những người khác. Tôi không thích hình dáng của họ, mùi của họ, quần áo của họ, những bộ râu quai nón của họ, tóc của họ. Tôi thích nhóm người này. Nhóm người kia cho tôi một ý thức vô cùng của sự nồng nhiệt.

Người hỏi: Chúng ta muốn bành trướng.

Krishnamurti:Bành trướng cái gì? Tôi đang bành trướng cái gì? Sự cô độc của tôi, sợ hãi của tôi, đau khổ của tôi, không chắc chắn của tôi? Khi tôi rõ ràng, vững vàng, sinh lực, bạn biết, tôi không muốn đồng hóa mình với bất kỳ cái gì. Tôi không biết tại sao chúng ta lãng phí thời gian vào điều này. Chúng ta nên thâm nhập sâu hơn vào điều này. Mà là, bất kỳ hình thức nào của đồng hóa mình với một nhóm người, dù dễ chịu, dù thỏa mãn, hàm ý không những hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc tâm lý trong sự phân chia, và thế là hủy diệt, nhưng còn cả tạo ra sự tuân phục của nhóm này như đối kháng lại nhóm khác. Vì vậy câu hỏi của chúng ta là: tại sao chúng ta tuân phục, và tôi có biết tôi đang tuân phục hay không? Làm ơn hãy bám chặt hai câu hỏi này. Bạn có biết bạn đang tuân phục hay không? Khi bạn gọi mình là một người Anh hay một người Pháp, bạn không đang tuân phục à? Khi bạn gọi mình là một người Thiên chúa giáo, Tin lành, cộng sản, Panther, và mọi chuyện như thế, bạn không đang tuân phục à? Và khi bạn ý thức rằng bạn đang tuân phục, thuộc ngoại vi hay hời hợt, câu hỏi kế tiếp là, tại sao? Nếu bạn nói nó để cho an toàn, chắc chắn, vậy thì bạn thấy những nguy hiểm của an toàn đó. Không có an toàn khi bạn đồng hóa mình với một nhóm người, dù nó gây thỏa mãn đến chừng nào. Vì vậy điều đó không rõ ràng hay sao? Chúng ta có thể gạt bỏ nó, chấm dứt nó. Bất kỳ hình thức nào của đồng hóa với một nhóm người, dù gây thỏa mãn, dù gây an ủi, không mang lại hòa bình. Vậy là tôi sẽ không bao giờ tìm kiếm an toàn trong một nhóm người. Chúng ta không thể chấm dứt điều đó hay sao?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Chờ đã. Vâng, nhưng hãy thực hiện nó!

Người hỏi: Luôn luôn không có vẻ rằng chúng ta đang đồng hóa khi chúng ta đang làm nó, nhưng có vẻ rằng chúng ta đang cùng nhau làm việc và sau đó không biết tại sao nó lại lách ra.

Krishnamurti: Vâng. Câu hỏi là, chúng ta có lẽ nghĩ chúng ta đang cùng nhau làm việc, không nhất thiết phải đang cùng nhau đồng hóa. Sự hợp tác là sự bắt chước, sự tuân phục phải không? Làm ơn hãy tìm hiểu điều đó một chút. Tôi đang hợp tác với bạn về điều gì đó? Về một nguyên tắc, về điều không tưởng, về một loạt những ý tưởng, hay đang hợp tác với bạn bởi vì bạn mang lại sự khai sáng, hay tôi có tinh thần của hợp tác trong đó không có sự tuân phục? Nếu tôi đang hợp tác về điều gì đó bởi vì tôi hy vọng qua sự hợp tác đó tôi sẽ kiếm được một lợi lộc cá thể, vậy thì nó không là sự hợp tác. Nhưng nếu tôi có tinh thần của hợp tác, cảm thấy . . .

Người hỏi: Tôi vượt khỏi cái tôi.

Krishnamurti: Thưa bà, đó là như thế. Tôi có tinh thần của hợp tác, cảm thấy? Vậy là, chúng ta hãy quay lại. Tôi phải quay lại điều này, đó là, người ta có biết rằng người ta đang tuân phục, tại sao người ta đang tuân phục, và sự cần thiết phải tuân phục là gì?

Người hỏi: Nó trao tặng một hình ảnh của đồng nhất.

Krishnamurti: Không, hãy quan sát nó, thưa bạn. Bạn đang tuân phục? Tôi xin lỗi khi phải thúc đẩy. Bạn đang tuân phục? Khi bạn dùng những viên thuốc – không phải bạn, tôi đang nói chung, tôi không quan tâm liệu bạn dùng thuốc hay không, thưa bạn – đó không là sự tuân phục? Khi bạn nhậu nhẹt, hút thuốc, đó không là sự tuân phục?

Người hỏi: Có vẻ rằng ông không thể nói về một hành động, nói nó là một hành động tuân phục. Ông phải nói về cái trí.

Krishnamurti: Thưa bạn, lúc nãy chúng ta đã nói. Tại sao cái trí tuân phục?

Người hỏi: Ông có thể nói cái trí tuân phục, nhưng liệu ông có thể nói rằng nếu hành động như thế đó đang tuân phục, rằng nó được thực hiện bởi một cái trí tuân phục hay sao?

Krishnamurti:Bạn có biết rằng bạn đang tuân phục qua hành động của tuân phục? Tôi đang làm cái gì đó, và đang làm nó phơi bày rằng tôi đang tuân phục, Hay không có hành động tôi biết người ta đang tuân phục. Bạn thấy sự khác biệt? Tôi biết rằng tôi bị đói bởi vì bạn bảo cho tôi biết? Hay tôi tự biết rằng tôi bị đói? Tôi biết rằng tôi đang tuân phục bởi vì tôi thấy hành động của tuân phục đang xảy ra? Tôi không hiểu liệu tôi đang giải thích rõ ràng chưa? Làm ơn hãy theo cùng tôi.

Qua hành động tôi biết tôi đang tuân phục, hay tôi biết tôi đang tuân phục nhưng không qua hành động? Có hai loại khác biệt của hiểu biết. Sự khám phá rằng tôi đang tuân phục qua hành động dẫn đến sự sửa chữa của hành động. Đúng chứ? Tôi khám phá rằng tôi đang tuân phục qua một hành động đặc biệt, và sau đó tôi nói với mình, thay đổi, tạo ra một thay đổi trong sự tuân phục, tôi phải hành động khác hẳn. Vậy là tôi nhấn mạnh vào hành động, không phải vào chuyển động mà tạo ra hành động. Điều này rõ ràng. Vì vậy tôi muốn được rõ ràng, trước khi tôi trình bày về hành động, về bản chất của sự tuân phục.

Người hỏi: Thưa ông, tôi không hiểu làm thế nào ông có thể quan sát bản chất của sự tuân phục nếu không có hành động để phơi bày nó.

Krishnamurti: Đó là như thế. Tôi không thể tìm ra bản chất của sự tuân phục nếu không ý thức được hành động mà là kết quả của sự tuân phục. Đúng chứ?

Người hỏi: Xung đột được liên kết vói một khách quan.

Krishnamurti: Thưa bạn, làm thế nào bạn biết rằng bạn đang tuân phục?

Người hỏi: Qua sự quan sát.

Krishnamurti: Qua sự quan sát. Làm ơn hãy rõ ràng. Chờ một tí. Bạn nói, qua sự quan sát. Người quan sát đang nhìn hành động nói, “Tôi đang tuân phục”. Đúng chứ? Chính người quan sát không là kết quả của hàng thế kỷ tuân phục hay sao?

Người hỏi: Có.

Krishnamurti: Vì vậy anh ấy đang quan sát, không hành động, nhưng đang quan sát chính anh ấy đang tuân phục.

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Anh ấy là cái nguồn của tất cả tuân phục, không phải điều gì anh ấy đang làm. Điều gì anh ấy đang làm là kết quả thuộc dòng chảy của sự tuân phục, như người quan sát, người kiểm duyệt, người Anh, người truyền thống, và vân vân. Vì vậy khi chúng ta đang đặt ra những câu hỏi ai đang tuân phục, sự tuân phục là gì, và tại sao người ta tuân phục, tôi nghĩ đáp án cho tất cả nằm trong người quan sát. Người quan sát là người kiểm duyệt. Lúc này người quan sát trở nên tỉnh thức được chính anh ấy đang chỉ trích hay đang đánh giá. Sự chỉ trích hay đánh giá đó là kết quả của sự tuân phục của anh ấy vào khuôn mẫu của một văn hóa đặc biệt mà anh ấy được nuôi dưỡng. Có toàn sự việc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 14108)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 10349)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
19/11/2012(Xem: 6922)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 10315)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 5211)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 4077)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 8098)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4897)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 9372)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 9647)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]