Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Bangalore, 11 tháng bảy 1948

12/07/201100:50(Xem: 4058)
04. Bangalore, 11 tháng bảy 1948

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Bangalore, 11 tháng bảy 1948

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết sự hỗn loạn chính trị hiện nay của chúng ta và sự khủng hoảng trong thế giới? Có bất kỳ điều gì mà một cá thể có thể làm để kết thúc chiến tranh?

Krishnamurti:Chiến tranh là sự chiếu rọi đổ máu và thu hút nhiều người thuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chiến tranh chỉ là một bộc lộ bên ngoài thuộc trạng thái bên trong của chúng ta, một chiếu rọi to lớn thuộc hành động hàng ngày của chúng ta. Nó thu hút nhiều người hơn, tàn bạo nhiều hơn, hủy diệt nhiều hơn, nhưng nó là kết quả được tập hợp của những hoạt động cá thể. Vì vậy bạn và tôi chịu trách nhiệm cho chiến tranh, và chúng ta có thể làm gì để chấm dứt nó? Chắc chắn, chiến tranh không thể được chấm dứt bởi bạn và tôi, bởi vì nó đang chuyển động rồi; nó đang xảy ra rồi, mặc dù chủ yếu ở trên mức độ thuộc tâm lý. Nó đã bắt đầu rồi ở trong thế giới của những ý tưởng, mặc dù có lẽ phải mất thêm chút ít thời gian nữa cho những thân thể của chúng ta bị hủy diệt. Vì nó đang chuyển động rồi, nó không thể chấm dứt được – những vấn đề quá nhiều, quá nghiêm trọng, và lún sâu rồi. Nhưng bạn và tôi, thấy rằng ngôi nhà đang cháy, có thể hiểu rõ những nguyên nhân của vụ cháy đó, có thể rời khỏi đó và dựng lên trong một nơi khác bằng những vật liệu khác mà không thể cháy được, mà sẽ không tạo ra những chiến tranh khác. Đó là mọi điều chúng ta có thể làm.

Bạn và tôi có thể thấy điều gì gây ra chiến tranh, và nếu chúng ta quan tâm đến sự chấm dứt chiến tranh, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu tự thay đổi chính chúng ta, mà là những nguyên nhân của chiến tranh. Vì vậy điều gì gây ra chiến tranh, liệu do bởi tôn giáo, chính trị, hay kinh tế? Chắc chắn, sự tin tưởng, hoặc chủ nghĩa quốc gia, một học thuyết, hoặc một tín điều đặc biệt. Nếu chúng ta không có niềm tin nhưng có ý muốn tốt lành, tình yêu, và sự quan tâm giữa chúng ta, vậy thì sẽ không có những chiến tranh. Nhưng chúng ta được củng cố bằng những niềm tin, những ý tưởng, và những tín điều, và vì vậy chúng ta nuôi dưỡng sự bất mãn. Khủng hoảng hiện nay thuộc về một bản chất ngoại lệ, và chúng ta như những con người phải hoặc là theo đuổi con đường của xung đột mãi mãi và những chiến tranh liên tục mà là kết quả của hoạt động hàng ngày của chúng ta hoặc trái lại thấy những nguyên nhân của chiến tranh và quay lưng lại chúng.

Điều gì gây ra chiến tranh là sự ham muốn quyền hành, vị trí, thanh danh, tiền bạc, và cũng cả căn bệnh được gọi là chủ nghĩa quốc gia, sự tôn vinh một lá cờ, và căn bệnh của tôn giáo có tổ chức, sự tôn sùng một giáo điều. Tất cả những điều này là những nguyên nhân của chiến tranh; và như một cá thể nếu bạn lệ thuộc vào bất kỳ những tổ chức tôn giáo nào, nếu bạn thèm khát quyền hành, nếu bạn ganh ghét, bạn chắc chắn sẽ tạo ra một xã hội mà sẽ dẫn đến sự hủy diệt. Vì vậy lại nữa, nó tùy thuộc vào bạn và không phải những người lãnh đạo, không phải Stalin, Churchill, và những người như họ. Nó tùy thuộc vào bạn và tôi, nhưng dường như chúng ta không nhận ra điều đó. Nếu một lần chúng ta thực sự cảm thấy trách nhiệm của những hành động riêng của chúng ta, chúng ta có thể chấm dứt tất cả những chiến tranh này, sự đau khổ kinh hoàng này mau lẹ biết chừng nào! Nhưng, bạn thấy, chúng ta lại dửng dưng. Chúng ta có ba bữa ăn một ngày, chúng ta có những việc làm, chúng ta có những tài khoản ngân hàng, nhiều hay ít, và chúng ta nói, “Vì Chúa, đừng quấy rầy chúng tôi, hãy để cho chúng tôi được yên ổn”. Chúng ta càng ở trên cao bao nhiêu, chúng ta càng muốn an toàn, bền vững, yên bình bấy nhiêu, chúng ta càng muốn được yên ổn bấy nhiêu, để duy trì những sự việc sự vật cố định như chúng là; nhưng chúng không thể được duy trì như chúng là, bởi vì không duy trì được bất kỳ thứ gì cả. Mọi thứ đang phân rã. Chúng ta không muốn đối diện những sự việc này; chúng ta không muốn đối diện sự thật rằng bạn và tôi chịu trách nhiệm cho những chiến tranh. Bạn và tôi có lẽ nói về hòa bình, có những hội nghị, ngồi quanh một cái bàn, và thảo luận; nhưng bên trong, tâm lý, chúng ta muốn quyền hành, vị trí; chúng ta bị thúc đẩy bởi sự tham lam. Chúng ta có mưu đồ, chúng ta thuộc về một quốc gia, chúng ta bị trói buộc bởi những niền tin, bởi những giáo điều, với chúng chúng ta sẵn sàng chết và hủy diệt lẫn nhau. Bạn nghĩ rằng những con người như thế, bạn và tôi, có thể có hòa bình trong thế giới. Muốn có hòa bình, chúng ta phải yên tĩnh. Sống yên tĩnh có nghĩa không tạo ra sự đối kháng. Hòa bình không là một lý tưởng. Đối với tôi, một lý tưởng chỉ là một tẩu thoát, một trốn tránh, một đối nghịch của cái gì là. Một lý tưởng ngăn cản không hành động trực tiếp trên cái gì là. Nhưng muốn có hòa bình, chúng ta sẽ phải thương yêu, chúng ta sẽ phải bắt đầu, không sống theo một lý tưởng, nhưng thấy những sự việc sự vật như chúng là và hành động trên chúng, thay đổi chúng. Chừng nào mỗi người chúng ta còn đang tìm kiếm sự an toàn tâm lý, sự an toàn thân thể chúng ta cần thiết – thức ăn, quần áo, và chỗ ở – bị hủy diệt. Chúng ta đang tìm kiếm sự an toàn tâm lý, mà không tồn tại; và chúng ta tìm kiếm nó, nếu chúng ta có thể, qua quyền hành, qua vị trí, qua tước hiệu, danh tính – tất cả điều đó đang hủy diệt sự an toàn thân thể. Đây là một sự kiện rõ ràng, nếu bạn quan sát nó.

Vậy là muốn tạo ra hòa bình trong thế giới, muốn chấm dứt tất cả những chiến tranh, phải có một cách mạng trong những cá thể, trong bạn và tôi. Cách mạng kinh tế nếu không có cách mạng bên trong này đều vô nghĩa, bởi vì đói khát là kết quả của sự điều chỉnh sai lầm những điều kiện kinh tế được sinh ra bởi những trạng thái tâm lý của chúng ta – tham lam, ganh ghét, ý muốn xấu xa, và sở hữu. Muốn chấm dứt đau khổ, đói khát, chiến tranh, phải có một cách mạng tâm lý, và chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn lòng đối diện điều đó. Chúng ta sẽ thảo luận hòa bình, lập kế hoạch cho luật pháp, tạo ra những tổ chức mới, Liên Hiệp Quốc, và vân vân; nhưng chúng ta sẽ không giành được hòa bình, bởi vì chúng ta sẽ không từ bỏ vị trí, quyền lực, tiền bạc, tài sản của chúng ta, sống ngu xuẩn của chúng ta. Lệ thuộc vào những người khác là hoàn toàn vô lý; những người khác không thể mang lại hòa bình cho chúng ta. Không người lãnh đạo nào sẽ trao tặng hòa bình cho chúng ta, không chính phủ, không quân đội, không quốc gia. Điều gì mang lại hòa bình là sự thay đổi bên trong mà sẽ dẫn đến hành động bên ngoài. Thay đổi bên trong không là sự cô lập, không là sự rút lui khỏi hành động bên ngoài. Ngược lại, có thể có suy nghĩ đúng đắn, nhưng không suy nghĩ đúng đắn khi không có hiểu rõ về chính mình. Nếu không có hiểu rõ về chính mình, không có hòa bình.

Muốn chấm dứt chiến tranh bên ngoài, bạn phải bắt đầu chấm dứt chiến tranh trong chính bạn. Một số người các bạn sẽ lắc đầu và nói, “Tôi đồng ý”, rồi ra ngoài và làm chính xác cùng sự việc như các bạn đã làm trong suốt mười hay hai mươi năm qua. Sự đồng ý của các bạn chỉ bằng từ ngữ và chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi vì những đau khổ và những chiến tranh của thế giới sẽ không được chấm dứt bởi sự đồng ý vô trách nhiệm của các bạn. Chúng sẽ được chấm dứt chỉ khi nào bạn nhận ra hiểm họa, chỉ khi nào bạn nhận ra trách nhiệm của bạn, chỉ khi nào bạn không dành riêng nó cho người nào khác. Nếu bạn thấy sự đau khổ, nếu bạn thấy sự khẩn cấp của hành động tức khắc và không trì hoãn nó, vậy thì bạn sẽ tự thay đổi chính bạn; và hòa bình xảy ra chỉ khi nào chính bạn là hòa bình, hòa thuận với người gần bên của bạn.

Người hỏi: Gia đình là cái khung của tình yêu và tham lam của chúng ta, của tánh ích kỷ và phân chia của chúng ta. Vị trí của nó là gì trong lược đồ sắp xếp những sự vật của ông?

Krishnamurti:Tôi không có lược đồ sắp xếp những sự vật. Hãy thấy chúng ta suy nghĩ về sống vô lý làm sao! Sống là đang sống, năng động, hoạt động và bạn không thể đặt nó trong một cái khung. Chính những người trí năng mới đặt sống trong một cái khung, mới có một lược đồ để hệ thống hóa nó. Tôi không có lược đồ, nhưng chúng ta hãy quan sát những sự kiện. Trước hết, có sự kiện của liên hệ với một người khác của chúng ta, dù là liên hệ với một người vợ, một người chồng, hay một người con – sự liên hệ mà chúng ta gọi là gia đình. Chúng ta hãy tìm hiểu sự kiện của cái gì là, không phải điều gì chúng ta thích nó nên là. Bất kỳ ai đều có thể có những ý tưởng về cuộc sống gia đình; nhưng nếu chúng ta có thể quan sát, tìm hiểu, hiểu rõ cái gì là, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ có thể thay đổi nó. Nhưng chỉ bao phủ cái gì là bằng một bộ của những từ ngữ mĩ miều – gọi nó là trách nhiệm, bổn phận, tình yêu – tất cả điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu chúng ta gọi gia đình là gì. Muốn hiểu rõ điều gì đó, chúng ta phải tìm hiểu điều gì đó là gì và không bao phủ nó bằng nhũng cụm từ ngọt ngào.

Nó có nghĩa gì khi bạn gọi là gia đình? Chắc chắn, nó là một liên hệ của thân mật, của hiệp thông. Hiện nay, trong gia đình của bạn, trong sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với người chồng của bạn, liệu có hiệp thông hay không? Chắc chắn đó là điều gì chúng ta có ý nói qua từ ngữ liên hệ. Liên hệ có nghĩa sự hiệp thông mà không có sợ hãi, sự tự do để hiểu rõ lẫn nhau, để chuyển tải trực tiếp. Chắc chắn sự liên hệ có nghĩa như thế – hiệp thông cùng một người khác. Bạn có như thế không? Bạn hiệp thông cùng người vợ của bạn chứ? Có lẽ bạn hiệp thông phần vật chất, nhưng đó không là liên hệ. Bạn và người vợ của bạn sống trên những phía đối nghịch của một bức tường cô lập, phải không? Bạn có những theo đuổi riêng của bạn, những tham vọng của bạn, và cô ấy có những theo đuổi, những tham vọng của cô ấy. Bạn sống đằng sau bức tường và thỉnh thoảng nhìn qua nó, và điều đó bạn gọi là liên hệ. Bạn có lẽ phóng lớn nó, làm dịu nó, giới thiệu một bộ mới mẻ của những từ ngữ để diễn tả nó, nhưng đó không là sự kiện thực sự – đó là bạn và một người khác sống trong cô lập, và sống trong cô lập đó bạn gọi là liên hệ.

Bây giờ, nếu có sự liên hệ thực sự giữa hai con người, mà có nghĩa có sự hiệp thông giữa họ, vậy thì những hàm ý to tát lắm. Vậy thì không có cô lập, vậy thì có tình yêu và không trách nhiệm hay bổn phận. Chỉ những con người cô lập đằng sau những bức tường của họ mới nói về bổn phận và trách nhiệm. Nhưng một con người thương yêu không nói về trách nhiệm – anh ta thương yêu. Vậy là anh ta chia sẻ cùng một người khác hân hoan của anh ta, đau khổ của anh ta, tiền bạc của anh ta. Những gia đình của chúng ta như thế à? Có sự hiệp thông trực tiếp cùng người vợ của bạn, cùng con cái của bạn à? Rõ ràng không. Vì vậy gia đình chỉ là một lý do để tiếp tục danh tính hay truyền thống của bạn, để cho bạn điều gì bạn mong muốn, thuộc tình dục hay tâm lý. Gia đình trở thành một phương tiện của tự-tồn tại mãi mãi. Đó là một loại của bất tử, một loại của vĩnh cửu. Cũng vậy, gia đình trở thành một phương tiện của thỏa mãn. Tôi trục lợi tàn nhẫn những người khác trong thế giới kinh doanh, trong thế giới xã hội hay chính trị ở bên ngoài, và ở nhà tôi cố gắng tử tế và rộng lượng. Thật vô lý làm sao! Hay thế giới đã quá mức chịu đựng của tôi rồi; tôi muốn an bình, và tôi về nhà. Tôi trải qua đau khổ trong thế giới, và tôi về nhà và cố gắng tìm được sự thanh thản. Vậy là tôi sử dụng sự liên hệ như một phương tiện của thỏa mãn, mà có nghĩa tôi không muốn bất kỳ sự xáo trộn nào của nó.

Trong những gia đình của chúng ta có cô lập và không hiệp thông, và thế là không tình yêu. Tình yêu và tình dục là hai sự việc khác biệt, mà chúng ta sẽ bàn luận vào một dịp khác. Chúng ta có lẽ phát triển trong sự cô lập của chúng ta một hình thức của không ích kỷ, một hiến dâng, một tử tế, nhưng nó luôn luôn ở đằng sau bức tường, bởi vì chúng ta quan tâm đến chính chúng ta nhiều hơn đến những người khác. Nếu bạn quan tâm đến những người khác, nếu bạn thực sự hiệp thông cùng người vợ của bạn hay người chồng của bạn, và vì vậy cởi mở với người hàng xóm, thế giới sẽ không ở trong đau khổ này. Đó là lý do tại sao những gia đình trong cô lập trở thành một hiểm họa cho xã hội.

Vậy thì làm thế nào sự cô lập này có thể phá vỡ được? Muốn làm điều đó, chúng ta phải tỉnh thức được nó; chúng ta không được tách khỏi nó hay nói rằng nó không tồn tại. Nó có tồn tại; đó là một sự kiện rõ ràng. Hãy tỉnh thức được phương cách bạn cư xử với người vợ của bạn, người chồng của bạn, con cái của bạn; hãy tỉnh thức được sự nhẫn tâm, sự hung ác, những quyết đoán của truyền thống, sự giáo dục giả dối. Bạn có ý nói rằng nếu bạn thương yêu người vợ của bạn hay người chồng của bạn, chúng ta sẽ có xung đột và đau khổ này trong thế giới à? Chính bởi vì bạn không biết cách thương yêu người vợ của bạn, người chồng của bạn, nên bạn không biết cách thương yêu Thượng đế. Bạn cần Thượng đế như một phương tiện của cô lập thêm nữa, một phương tiện của an toàn thêm nữa. Rốt cuộc, Thượng đế là một an toàn tột đỉnh; nhưng một tìm kiếm như thế không dành cho Thượng đế, nó chỉ là một lánh nạn, một tẩu thoát. Muốn tìm được Thượng đế bạn phải biết cách thương yêu, không phải Thượng đế, nhưng những con người quanh bạn, cây cối, những bông hoa, chim chóc. Vậy là, khi bạn biết cách thương yêu chúng, bạn sẽ thực sự biết thương yêu Thượng đế có nghĩa gì. Nếu không thương yêu một người khác, nếu không biết hiệp thông trọn vẹn cùng người khác có nghĩa gì, bạn không thể hiệp thông cùng sự thật. Nhưng bạn thấy, chúng ta không đang suy nghĩ về tình yêu; chúng ta không quan tâm đến thân tâm hiệp thông cùng một người khác, chúng ta muốn an toàn, hoặc trong gia đình, trong tài sản, hoặc trong những ý tưởng; và nơi nào cái trí đang tìm kiếm an toàn, nó không bao giờ có thể biết tình yêu. Bởi vì tình yêu là sự việc nguy hiểm nhất, bởi vì khi chúng ta thương yêu người nào đó, chúng ta mong manh, chúng ta khoáng đãng; và chúng ta không muốn khoáng đãng lẫn mong manh. Chúng ta muốn được khép kín, được thanh thản nhiều hơn trong chính chúng ta.

Tạo ra sự thay đổi trong liên hệ của chúng ta không là một vấn đề của luật pháp, của ép buộc theo sách kinh. Muốn tạo ra sự thay đổi cơ bản trong liên hệ, chúng ta phải bắt đầu với chính chúng ta. Quan sát bạn, cách bạn cư xử với người vợ và con cái của bạn. Người vợ của bạn là một phụ nữ, và đó là chấm dứt của nó – cô ấy được dùng để sử dụng như một miếng thảm chùi chân ở cửa! Tôi không nghĩ bạn nhận ra hiện nay thế giới đang ở trong một tình trạng thảm họa như thế nào; nếu không bạn sẽ không quá vô tình về tất cả điều này. Chúng ta đang ở sát cạnh một thảm họa – đạo đức, xã hội, và tinh thần. Bạn không thấy rằng ngôi nhà đang cháy và bạn đang sống trong nó. Nếu bạn biết rằng ngôi nhà đang cháy, rằng bạn đang ở sát cạnh một thảm họa, bạn sẽ hành động. Nhưng bất hạnh thay bạn tự mãn, lo lắng, không lo lắng; bạn đần độn hay mê muội, đang đòi hỏi sự thỏa mãn tức khắc. Bạn bỏ mặc cho sự việc trôi đi, và vì vậy thảm họa của thế giới đang đến gần. Nó không chỉ là một đe dọa; nó là một sự kiện thực sự. Ở Châu âu chiến tranh đang chuyển động rồi – chiến tranh, chiến tranh, chiến tranh, phân rã, mất an toàn. Rốt cuộc, điều gì gây ảnh hưởng cho một người khác gây ảnh hưởng cho bạn. Bạn chịu trách nhiệm cho một người khác, và bạn không thể nhắm mắt lại rồi nói, “Tôi được an toàn ở Bangalore”. Chắc chắn đó là một suy nghĩ rất ngu xuẩn và thiển cận.

Gia đình trở thành một hiểm họa nơi nào có sự cô lập giữa người chồng và người vợ, giữa cha mẹ và con cái, bởi vì lúc đó gia đình khuyến khích sự cô lập không giới hạn; nhưng khi những bức tường của cô lập được phá sập trong gia đình, lúc đó bạn hiệp thông không những cùng người vợ và con cái của bạn nhưng còn cả cùng người hàng xóm của bạn. Vậy là gia đình không bị khép kín, không bị giới hạn; nó không là một lánh nạn, một tẩu thoát. Vậy là vấn đề không là vấn đề của người nào đó nhưng là vấn đề của bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 5772)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 8014)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3535)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3937)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5291)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5723)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3584)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5249)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 15053)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9470)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]